Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LờI Mở ĐầU
Ngày nay , chúng ta đang được chứng kiến sự phát triển đầy năng động ,sáng tạo của các nền kinh tế trên thế giới cùng với xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẻ, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đẻ có thể đứng vững và giành thắng lợi trong cạnh tranh các quốc gia đều phải tìm ra cho mình một phương hướng đẻ có thể vươn lên. Ta có thể lấy những ví dụ rất điển hình như Nhật , Mỹ , EU , và khối ASEAN (trong đó có VN ) . Nắm bắt được xu thế của thời đại, Đảng ta đã có những bước chuyển kịp thời .Tại đại hội Đảng 6 Đảng ta đã đề ra dường lối đổi mới trong đó quan trọng nhất là sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường . nền KTTT (kinh tế thị trường ) đã từng là động lực thúc đẩy CNTB phát triển một cách mạnh mẽ trong những giai đoạn trước đây và cả hiện nay . Thực tế đã chứng minh cơ chế thị trường phát triển vô cùng nhanh chóng từ khi nó ra đời.Cơ chế thị trường làm cho nền kinh tế trở nên năng động và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nền kinh tế thị trường luôn là sự cạnh tranh giữa các hãng sản suất với nhau do đó họ phải luôn tìm tòi,sáng tạo các cách sản suất mới để mang lại lợi nhuận cao trong kinh doanh. Chính vì thế nó làm cho nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển và phồn thịnh. (tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 90 –95 luôn đạt 8,5%, GDP trên đầu người đạt 380 $ / năm tính đến thời điểm năm 2001)
Tuy nhiên cơ chế thị trường không phải là một hoạt động kinh tế hoàn hảo mà nó mang trên mình mặt trái của nó như:sự cạnh tranh không hoàn hảo; vấn đề ngoại ứng; sự phân hoá giàu nghèo...và các vấn đề xã hội khác. Chính vì vậy, nhà nước đã tham gia vào quá trình hoạt động của nền kinh tế để giảm nhẹ hay khắc phục những hậu quả của nó. Nhưng trên thực tế không thể tồn tại một nền kinh tế chỉ được điều hành bằng mệnh lệnh và cũng không có nền kinh tế nào hoạt động trên cơ sở tự nguyện mà không có sự điều tiết của nhà nước. Chính phủ ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong hoạt đọng của nền kinh tế, đặc biệt đối với một nước đang trong thời kì quá độ lên CNXH như nước ta .Chính vì vậy sau khi được học tập và nghiên cứu môn KTCT em xin được trình bày những hiểu biết của mình về vai trò của chính phủ trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế đồng thời liên hệ với vai trò kinh tế của CP VN trong giai đoạn“ CNH – HĐH” đất nước.
Phần I

Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường

I-/ Ưu thế và khuyết tật của thị trường
Để hiểu rõ vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường, trước hết ta phải hiểu khái niệm về thị trường và cơ chế thị trường.
1 Khái niệm thị trường và cơ chế thị trường
a) Thị trường
Có nhiềukháiniệm khác nhau vè thị trường ,đó là do tuỳ từng gó độ xem xét . Thị trường gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá , nó ra đời và phát triển cung với sự ra đơì và phất triển của sản xuất lưu thông hàng hoá .
Vậy thị trường là gì ? Theo nghĩa ban đầu – nghĩa nguyên thuỷ , Thị trường gắn liền với một địa điểm nhất định .Nó là nơi diễn ra quá trình trao đổi ,mua bán hàng hoá .Thị trường có tính không gian và thời gian .Theo nghã này ,thị trường có thể là nơi hội chợ các địa dư hay các khu vực tiêu thụ phân theo các mặt hàng ngành hàng.
Sản xuất hàng hoá ngày cangf phát ttrển ,lưọng sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường ngày càng dồi dào phong phú ,thị trường dược mở rộng . Thị trường được hiểu theo nghĩa đầy đủ hơn . Nó là lĩnh vực trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ làm môi giới . Tại đây ,người muavà người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lưọng hàng hoá lưu thông trên thị trường .Và cũng có thể hiểu theo một nghĩa tưong đối khái quát ,đó là: “Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng hàng “(Paul A.Samuelson).
Vai trò của thị trường : kinh tế hàng hoá gắn liền cới thị trường .Sản xuất cho thị trường .Tiêu dùng phải thông qua thị trường .Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình tái sản xuất .Thị trường là yếu tố cơ bản của môi trường kinh doanh, là nơi hình thành các quan hệ kinh tế. Các quan hệ kinh tế này là cơ sở quan trọng để hình thành cơ cấu kinh tế. Thông qua thị trường các quan hệ kinh tế giữa các ngành, các khu vực kinh tế mới được biểu hiên. Thị trường có khả năng dự báo và hướng dẫn ngưới sản suất và tiêu dùng trong hành vi kinh tế. Nói một cách khác,trong nền kinh tế hàng hoá tất nhiên tồn tại một cơ chế thị trường
b) Cơ chế thị trường
Đề cập đến khái niệm “cơ chế thị trường ”thì hiện nay còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng hiểu theo một nghĩa khái quát thì cơ chế thị trwongf chính là bộ máy kinh tế điều tiết toàn bộ sự vận động của kinh tế thị trường ,điều tiết quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua sự tác động của các quy luật kinh tế ,đặc biệt là quy luật giá trị –quy luật kinh tế căn bản của sản xất và lưu thông hàng hoá . Tuy nhiên ,cơ chế thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt .Đó là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm dành phần sản xuất và tiêu thụ hànghoá cólợi cho mình để thu lợi nhuận cao .
Sự tồn tại cơ chế thị trường là một tất yếu khách quan đối với những xã hội còn tồn tại nền kinh tế hàng hoá . Coi nhẹ hay bỏ qua vai trò của kinh tế thị trường là một trong những nguyên nhân thất bại trên lĩnh vực kinh tế . Cơ chế thị trường được coi là “ bàn tay vô hình ’’ điều tiết sự vận động của nềnkinh tế hàng hoá.
Cơ chế thị trường có những ưu thế và khuyết tật của nó mà ta phải nắm được để có biện pháp phát huy những ưu điểm của nó đồng thời khắc phục những khuyết tật đó.

2. Những ưu thế và khuyết tật của cơ chế thị trường
Cơ chế thị trưòng có những ưu thế sau đây :
Một là : cơ chế thị trường kích thích việc áp dụng những tiến bộ KHKT , nhờ đó mà năng suất lao động tăng , nâng cao trình độ xẫ hội hoá sản xuất .
Hai là : cơ chế thị trường có chức năng động , khả năng thích nghi nhanh chóng
Ba là : cơ chế thị trường tạo điều kiện cho mọi chủ thể sản xuất kinh doanh cho nên hàng hoá rất đa dạng ,phong phú . Vì vậy việc thoã mãn nhu cầu vật chất ,văn hoá của mọi thành viên trong xã hội ngày càng tốt hơn .
Bốn là:Lợi nhuận là động lực cao nhất để thúc đẩy quá trình sản xuất. Từ đó nó trả lời các câu hỏi sản suất ra cái gì,sản suất như thế nào và sản xuất cho ai. Nó biết kết hợp các nguồn lực một cách hợp lýnhất để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất với chi phí thấp nhất,từ đó tối đa hoá được lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường vận dụng được năng lực tối đa của nền kinh tế về vốn, kinh nghiệm lao động.
Năm là:Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau thì yếu tố chung duy nhất tác động đến doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận. Các doanh nghiệp chỉ khác nhau ở hình thái quy mô tổ chức. Nhưng chúng có điểm giống nhau là hoạt động trực tiếp với thị trường. Do đó họ là những người dám chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình, từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trình độ,năng lực tổ chức kinh doanh
Tuy nhiên bên cạnh những ưu thế mà không một nền kinh tế nào có thể sánh được thì cơ chế thị trường cũng có những khuyết điểm tự bản thân nó không thể giải quyết được . Người ta gọi đó là những thất bại thị trường .
Đó là :
Thứ nhất : khủng hoảng kinh tế .Khủng hoảng sản xuất thừa luôn là căn bệnh cố hữu của các nền kinh tế thị trường phát triển . Lúc này , sản lượng hàng hoá trên thị trường vượt quá mức mức cầu có khả năng thanh toán dẫn đến tình trạng “dư thừa hàng hoá ” và cùng với đó là sự phá sản của hàng loạt các doanh nghiệp do hàng hoáẩan xuất ra không tiêu thụ được , khoong có khả năng thu hồi vốn để tái sản xuất .
Thứ hai : gắn liền với khủng hoảng kinh tế là nạn thất nghiệp của người lao động , đây luôn là vấn đề nan giải đối với kinh tế thị trường .
Thứ ba : sự phân hoá giai cấp sâu sắc càng làm cho mâu thuẫn giai cấp vốn đã không thể điều hoà được trở nên gay gắt hơn . Các tác động của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến tình trạng một số ngưòi trở nên giàu có còn một số khác làm ăn thua lỗ phá sản trơ thành những ngưòi làm thuê . Sự đối kháng về lợi ích kinh tế là cơ sở của đấu tranh giai cấp .
Thứ tư : cơ chế thị trường gây ô nhiễm môi trường sinh thái , tàn phá nghiêm trọng các tài nguyên thiên nhiên .
Thứ năm: Thị trường phát triển dẫn đến độc quyền do đó làm giảm động lực phát triển.
Thứ sáu: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nó gây ra những tệ nạn xã hội như: hàng giả, buôn lậu, tham nhũng, hối lộ ...
Thứ bẩy: Thị trường trong nhiều trường hợp là kìm hãm chứ không phải là thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Tóm lại, cơ chế thị trường có tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá , chi phối sự vận đọng của nền kinh tế thị trường , song tuy
Kết luận

Từ những phân tích ở trên ,ta có thể thấy rằng trong thời đại ngày nay vai trò điều tiết của Chính phủ đối với nền kinh tế thị trường là rất quan trọng .Trên thế giới không một nền kinh tế nào có thể phát triển ổn định bền vững mà lại không cần đến sự can thiệp của Nhà nước . Những thất bại thị trường không phải là sẽ không diễn ra , nhưng “ bàn tay hữu hình ” của Nhà nước với những công cụ điều tiết vĩ mô của mình có thể làm giảm nhẹ hậu quả của những thất bại thị trường .Chính vì vậy nâng cao vai trò quản lý nền kinh tế của Nhà nước là một xu thế khách quan .Mọi quốc gia , các mô hình kinh tế phát triển thành công hay suy thoái , ổn định hay rối loạn , giàu hay cùng kiệt đều có thể tìm thấy nguyên nhân chủ yếu ở vai trò kinh tế của Nhà nước . Do vậy việc chuyển nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của nền kinh tế , phù hợp với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế , là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt , nước ta mới chuyển sang nềnkinh tế thị trường khoảng gần 20 năm trở lại đây , chính vì vậy đòi hỏi vai trò và chức năng quản lý của Nhà nước phải được tăng cường chứ không được coi nhẹ .Bởi vì chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị ,do đó chức năng quản lý của Nhầ nước lại phải càng chặt chẽ và sát sao hơn nữa . Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là cách quản lý như thế nào để có thể vận dụng sáng tạo được những quy luật kinh tế khách quan nhưng vẫn đảm bảo nền kinh tế đi theo định hướng XHCN chứ không phát triển lệch hướng theo CNTB .Nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá , nền kinh tế thị trường đang đặt ra nhiều thách thức đối với Đảng và Nhà nước ta và mục tiêu trước mắt mà chúng ta phải đạt được là làm sao xây dựng một nền kinh tế dân tộc- tự chủ , đủ sức thực hiện phân công và hợp tác quốc tế .
Trên đây là những hiểu biết của em về vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước . Với vốn kiến thức còn hạn hẹp , em mong được thầy cô và các bạn giúp đỡ thêm. Em cũng xin được gửi lời Thank đến thầy Nguyễn Văn Ký , người đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.
Danh mục tài liệu tham khảo

1- Bài giảng môn Kinh tế chính trị của thầy Nguyễn Văn Ký, Học viện Ngân hàng.
2- Đề cương bài giảng Kinh tế chính trị Mác – Lê nin _Bộ giáo dục và đào tạo –2000
3- Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Học viện Hành chính quốc gia.
4-Kinhtế học. Paul A.Samuelson.
5-Văn kiện Đại hội Đảng VI,VII,VIII, IX
6- Công nghiệp hoá ở Việt Nam và các nước trong khu vực _ Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 1995
7- Suy nghĩ về CNH,HĐH ở nước ta _ Nhà xuất bản Chính trị quốc gia –Hà nội 1996
8- Báo Nhân dân các số tháng 7, 8, 9 năm 2001.
9- Kinh tế vĩ mô. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

hghg

New Member
bạn down giúp mk tài liệu này với
thanks bạn nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
T Trình bày phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam: Lý luận, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
M Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng và giải pháp của nền kinh tế tri thức ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng trong nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn Luận văn Kinh tế 0
R Thực trạng liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng đàm phán TPP và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam khi tham gia TPP Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng thâm hụt ngân sách việt nam, tác động của nó đến nền kinh tế, nguyên nhân và giải pháp Luận văn Kinh tế 2
E Thực trạng và các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hoá trong kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Lý luận, thực trạng, giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top