hny_84

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

* Đưa nội dung kiến thức về hội nhập vo chương trình đào tạo của cc trường đại học, đặc biệt cc trường khối kinh tế, x hội, nhn văn.
Hiện nay, trong chương trình đào tạo của các trường đại học thuộc khối kinh tế và x hội nhn văn đ cĩ những mơn học đề cập đến kiến thức hội nhập. Song để phổ cập hơn nữa cần đưa thêm vào chương trình những kiến thức mới nhất về hội nhập không chỉ cho các trường kinh tế, x hội, nhn văn mà cả với các trường khối kỹ thuật và chuyên ngành khác.
Bên cạnh những kiến thức về hội nhập, ngành giáo dục đào tạo cũng cần cải tiến chương trình, nội dung v phương pháp giảng dạy để nhằm cung cấp cho x hội một nguồn nhn lực cĩ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của hội nhập, tránh tình trạng tụt hậu.
Mặt khác, cần có kế hoạch triển khai cụ thể Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003-2010.
* Củng cố bộ my tổ chức điều hnh cơng tc hội nhập trong tồn quốc v tăng cường cơng tc thơng tin tuyền truyền về hội nhập
Để thống nhất chỉ đạo công tác hội nhập kinh tế quốc tế, Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế với thành viên là các bộ/ngành do một phó Thủ tướng làm chủ tịch đ được thành lập từ tháng 2/1998. Tiếp đó, các đơn vị đầu mối ở tất cả các bộ/ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành trực thuộc Trung ương cũng đ được thành lập. Nhìn chung, trong thời gian qua, Uỷ ban v cc đơn vị đầu mối đ hoạt động khá tích cực và có kết quả tốt. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các bộ ngành cịn chưa chặt, thiếu đồng bộ; cịn tồn tại cc quan điểm cục bộ trong xử lý cơng việc hay kiến nghị chủ trương; sự tham gia của các doanh nghiệp cịn cĩ nhiều hạn chế.
Để khắc phục tình trạng ny, ta cần:
Nghiên cứu khả năng phối hợp giữa Bộ Thương mại với Bộ Công nghiệp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm đưa lại kết quả tốt hơn trong phối hợp các hoạt động kinh tế trong nước và ngoài nước trong quá trình hội nhập;
Lập cơ chế thông tin thống nhất giữa các cơ quan trên tất cả các khâu, từ xử lý thông tin đầu vào đến lấy ý kiến của cc cơ quan hữu quan, từ việc đưa khuyến nghị lên Uỷ ban Quốc gia đến việc triển khai các quyết định của Uỷ ban và Chính phủ;
Tăng cường đội ngũ chuyên trách đàm phán các vấn đề kinh tế quốc tế trên cơ sở củng cố các Tổ công tác liên bộ, các đơn vị đầu mối và đào tạo cán bộ đàm phán;
Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp thông qua việc thiết lập các cơ chế tham vấn thường xuyên giữa Uỷ ban, các tổ công tác với Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp.
Cơng tc thơng tin tuyn truyền về hội nhập cần được tổ chức sâu rộng trong toàn Đảng, các cơ quan Nhà nước và trong x hội, lm cho mọi người hiểu r về những vấn đề cơ bản như xu thế phát triển khách quan của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới để thấy việc Việt Nam hội nhập là ph hợp với xu thế chung; qu trình hội nhập vừa qua của ta tuy cịn những khiếm khuyết nhưng đ đạt được những thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới; nội dung của các định hướng hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn phát triển mới của đất nước cũng như các nguyên tắc, phương châm và các biện pháp bổ trợ bảo đảm cho sự thành công của hội nhập.
* Tập trung đào tạo một lực lượng có kiến thức sâu và chuyên môn giỏi để thực hiện các công việc chính của hội nhập ở các cấp từ Trung ương đến địa phương
Một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo việc tham gia có hiệu quả vào quá trình hội nhập l cần cĩ một lực lượng lao động được đào tạo tốt về nghề nghiệp và khoẻ mạnh về thể chất. Do đó, phát triển nguồn nhân lực phải là ưu tiên hàng đầu. Chúng ta cần tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời phải chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực bao gồm việc đào tạo những nhà hoạch định chính sách như chính sách xuất khẩu, chính sách nhập khẩu, đào tạo các chuyên gia về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, về pháp luật thương mại quốc tế, về thị trường của từng ngành hàng như gạo, cà phê, cao su, dầu khí,...về thị trường như thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu á - Thái Bình Dương, Trung Đông và Chu Phi...về marketing xuất khẩu - nhập khẩu... Đồng thời, để đáp ứng những địi hỏi của cc tiu chuẩn thương mại quốc tế, Nhà nước cần chú trọng tới chính sách đào tạo và tái đào tạo lực lượng lao động cho phù hợp với những thay đổi và yêu cầu của thị trường khu vực và thế giới, cần có thị trường lao động linh hoạt hơn. Song song với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chúng ta cần kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ kém phẩm chất, không đủ năng lực.
Trên đây là các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập của thương mại Việt Nam vào kinh tế khu vực và quốc tế. Việc hội nhập có hiệu quả hay không, điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện một cách thiết thực, linh hoạt các giải pháp trên đây của Chính phủ, các bộ, ngành và các doanh nghiệp.

Từ tuổi mới cắp sách tới trường, người Việt Nam đã được dạy với niềm tự hào có lẽ mang theo suốt đời rằng chúng ta là ‘Con Rồng cháu Tiên’ và có hành trang ‘Bốn ngàn năm Văn hiến’ do cha ông để lại. Cho dù chỉ là huyền thoại về gốc gác nhưng với nhân dân ta đã ít nhiều trở thành thứ trang bị tinh thần mà mỗi khi cần khơi dậy niềm tự hào quốc gia hay mối tình tự dân tộc người ta thường viện cầu đến.
Bên cạnh hành trang tinh thần ấy, chúng ta có nguồn nhân lực mà năng lực và đức tính, khách quan có thể khẳng định là có khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển, tiếc rằng dường như chúng ta đã bỏ lỡ đi cơ hội hiện thực hóa cái ước mơ tổ tiên được gửi gấm qua huyền thoại mở nước.
Nhận ra như thế không phải là thái độ thụ động, mà để thẳng thắn nhận ra trách nhiệm trước mắt cho phần đời còn lại của mình và những thế hệ sắp tới. Chúng ta không quên mình là Con Rồng cháu Tiên dù nước mình còn cùng kiệt và tụt hậu so với các nước láng giềng Châu Á, mà phải lấy đó là một chỉ tiêu so sánh cho những tiến bộ phải đạt được trong tương lai. Chúng ta, dù ở bất cứ phương trời nào, đều có thể góp tay vào công cuộc chung đó bằng sự khiêm tốn nhẫn nại làm việc, bằng tài sức và vật lực. Mỗi người trong lĩnh vực hoạt động và chỗ đứng riêng biệt của mình có thể có các đóng góp riêng theo hoàn cảnh cho guồng máy vận hành rộng lớn của một quốc gia. Khi xã hội tiến bộ, nền kinh tế trở nên phồn vinh, quốc gia thành hùng mạnh, chúng ta sẽ cùng chia sẻ niềm tự hào. Đây có lẽ là niềm thao thức chung của mọi người dân Việt.
Vì đã quan niệm việc phát triển sẽ đòi hỏi sự đóng góp của cải vài thế hệ hiện tại và tương lai, cho nên chúng ta, những thế hệ trẻ hãy tiếp nối cầm bó đuốc đang trong tay các đàn anh đàn chị để đem vinh quang thịnh vượng dài lâu cho một Con Rồng Việt Nam thực sự trong tương lai.

Trang
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế. 6
1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan 7
1.3 Tình hình thương mại toàn cầu 9
1.4 Quan điểm và đường lối của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế ...10
CHƯƠNG 2 NHỮNG THỬ THÁCH VÀ THÀNH TỰU MÀ VIỆT NAM
ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ
2.1 Những thử thách đặt ra cho Việt Nam trên con đường hội nhập 14
2.1.1 Những vấn đề thử thách trong nước 14
2.1.2 Thử thách ngoài nước 16
2.2 Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 18
2.2.1 Hoạt động thương mại trong nước 18
2.2.2 Hoạt động xuất nhập khẩu 21
2.2.3 Hội nhập kinh tế thương mại quốc tế 24

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIÚP VIỆT NAM GIA NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
3.1 Điều chỉnh chích sách và các biện pháp thực hiện chính sách thương mại 26
3.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập 27
3.3 Hạn chế tác động xấu của quá trình hội nhập 29
3.4 Đào tạo nâng cao kiến thức về hội nhập 32
KẾT LUẬN 35
Tài liệu tham khảo. 36




















Việt Nam tiến hành những cải cách kinh tế sâu rộng từ cuối thập kỷ 1980. Một bộ phận quan trọng của những chương trình cải cách đó là chính sách mở cửa, tự do hóa thương mại - đầu tư, và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ chỗ chỉ có quan hệ mậu dịch với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trước đây, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với các nước khác, đặc biệt là các nền kinh tế có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới như Mỹ, liên minh Châu Au (EU), Nhật, Trung Quốc và các con rồng Châu Á ( Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc). Việt Nam đã có những cải cách quan trọng và những thay đổi căn bản trong chính sách thương mại, đồng thời mở cửa cho đầu tư nước ngoài kể từ năm 1988. Về hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có những bước đi quan trọng trong việc gia nhập các tổ chức kinh tế – thương mại khu vực quốc tế. Đó là việc gia nhập Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1995; gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998; nộp đơn xin gia nhập và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1995 và đang tiến hành đàm phán để trở thành thành viên chính thức. Ngoài ra, Việt Nam đã kí Hiệp định khung về hợp tác với EU năm 1995 và Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ năm 2000.
Trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có những điều chỉnh chính sách quan trọng. Ngược lại, những thay đổi đó có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đối với Việt Nam? Vì thế một vấn đề lớn được đặt ra là liệu Việt Nam có nên tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế hay không?
Quá trình hội nhập thương mại thế giới của Việt Nam đang trên đà hội nhập, trong khi đó nền kinh tế Việt Nam chỉ là nền kinh tế kém phát triển và chưa theo đuổi được nền kinh tế của các nước phát triển khác; để có thể thực sự tiến gần đến cánh cửa WTO thì vẫn còn rất nhiều việc mà Việt Nam phải làm và phải chứng minh bằng hành động cụ thể. Hiện nay, một trong những vấn đề được quan tâm nhất là liệu Việt Nam có kịp gia nhập vào WTO vào năm 2005 hay không, vì điều này sẽ tác động rất lớn đến đời sống kinh tế của Việt Nam.

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.1 Khái niệm.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và quốc tế hoá đang diễn ra hết sức nhanh chóng dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu trong vài thập kỷ gần đây. Nhưng cho đến ngày nay vẫn tồn tại các cách hiểu khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế.
Có ý kiến cho rằng: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự phản ánh quá trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương, đa phương và toàn cầu ngày càng đa dạng hơn, cao hơn và đồng bộ hơn trong các lĩnh vực đời sống kinh tế quốc gia và quốc tế. Lại có ý kiến cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình loại bỏ dần các hàng rào thương mại quốc tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top