Download miễn phí Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu máy móc tại công ty máy xây dựng và thương mại Việt Nhật: Thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 3

1.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 3

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty THNN máy xây dựng và thương mại Việt Nhật 3

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý 5

1.2 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 11

1.3 QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 13

1.3.1 Nghiên cứu thị trường 13

1.3.2 Hoạt động lập kế hoạch nhập khẩu 15

1.3.3 Hoạt động giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu máy móc xây dựng 16

1.3.4 Hoạt động triển khai thực hiện kế hoạch 18

1.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIÊT NHẬT 23

1.4.1 Giá trị nhập khẩu của công ty TNHH máy xây dựng và thương mại Việt Nhật giai đoạn 2007 - 2009 23

1.4.2 Thị trường nhập khẩu của công ty Việt Nhật CMT 25

1.4.3 Thị trường tiêu thụ máy móc, thiết bị của công ty Viet Nhat CMT 28

1.4.4 Sản phẩm nhập khẩu của công ty TNHH máy xây dựng và thương mại Việt Nhật 29

1.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG 32

1.5.1 Ưu điểm 32

1.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 34

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 38

2.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 38

2.1.1 Phương hướng kinh doanh của công ty đến năm 2015 38

2.1.2 Mục tiêu kinh doanh của công ty 38

2.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 39

2.2.1 Tăng cường nghiên cứu thị trường máy móc thiết bị xây dựng 39

2.2.2 Hoàn thiện hoạt động giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu 41

2.2.3 Tăng chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng để đẩy mạnh đầu ra 43

2.2.4 Nâng cao chất lượng nhân lực 46

2.2.5 Huy động và sử dụng vốn hiệu quả 48

2.2.6 Xây dựng thương hiệu cho công ty 49

2.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN 51

2.3.1 Kiến nghị với nhà nước 51

2.3.2 Kiến nghị với các đơn vị 52

2.3.3 Kiến nghị với cơ quan hải quan 54

KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động nhập khẩu đã và đang giúp cho người tiêu dùng trong nước có điều kiện được tiếp cận với các chủng loại sản phẩm đa dạng, hiện đại với giá cả thấp. Và đối với toàn bộ nền kinh tế, nhập khẩu làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất, tập trung sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế, tăng năng suất thông qua hoạt động nhập khẩu trang thiết bị kĩ thuât và khoa học sản xuất hiện đại. Trong đó hoạt động nhập khẩu máy móc xây dựng là quan trọng và cần thiết với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện tại, cung cấp tư liệu cho sản xuất xây dựng, khai thác và góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Hoạt động này không đơn giản cho các đối tượng thi công công trình, khai thác, xây dựng nếu muốn tiến hành hiệu quả là vì liên quan đến nghiệp vụ thương mại quốc tế.
Công ty Việt Nhật CMT là một công ty TNHH, tiến hành hoạt động kinh doanh với thị trường quốc tế: như Nhật Bản, Singapore, Hàn quốc… công việc trọng yếu là nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng từ nước ngoài, một loại sản phẩm mà thị trường trong nước chưa thể đáp ứng được về nước và bán lại cho các công ty xây dựng, khai thác, công trình thi công. Để nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng, Việt Nhật CMT cần một nguồn ngoại tệ lớn. Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị để không làm lãng phí ngoại tệ của công ty là cần thiết. Xuất phát từ lí do trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài : “ Hoạt động nhập khẩu máy móc tại công ty máy xây dựng và thương mại Việt Nhật: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nghiên cứu với mục đích phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng tại công ty máy xây dựng và thương mại Việt Nhật CMT, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu tổng quan về nội dung hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng, tại doanh nghiệp thương mại xuất khẩu nhập khẩu, đi sâu nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động nhập khẩu, các điểm yếu và mạnh của hoạt động lấy công ty Việt Nhật CMT làm điểm nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp- quy nạp diễn dịch và khảo sát thực tiễn làm phương pháp cơ bản được sử dụng trong quá trình triển khai nghiên cứu.
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 2 chương sau
Chương 1: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH máy xây dựng và thương mại Việt Nhật CMT
Chương 2: Giải pháp cho hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH máy xây dựng và thương mại Việt Nhật CMT
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT
1.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty THNN máy xây dựng và thương mại Việt Nhật

Công ty TNHH máy xây dựng và thương mại Việt Nhật là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, số đăng ký: 0102008268. Đăng ký lần đầu vào ngày 04 tháng 04 năm 2003, thay đổi lần đăng ký lần thứ 7 vào ngày 05 tháng 12 năm 2007.
Tên công ty : CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT
Tên giao dịch: VIET NHAT CONSTRUCTION MACHINES AND TRADING COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: VIET NHAT CMT.,LTD
Địa chỉ trụ sở chính: số 89, ngõ 270/1 đường Hoàng Hoa Thám, Phường Thuỵ Khê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Phòng 402, toà nhà Thăng Long Ford, 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 8470811 Fax: 8470811
Kho máy và kho hàng: Km1+500 Quốc lộ 5, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội.
Email: [email protected]
Website:
Kể từ ngày thành lập Việt Nhật CMT đã không ngừng phát triển, khẳng định vị thế và thương hiệu của mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt của tiến trình Hội nhập kinh tế Quốc tế và khu vực. Năm 2004 là nhà phân phối của Sumitomo, đến 2005 hàng loạt các hãng ITM, CF, VERCO... cấp chứng chỉ công nhận công ty là nhà phân phối độc quyền của họ. Năm 2006, công ty được nhận bằng khen của UBND thành phố Hà Nội về thành tích xuất khẩu và nhập khẩu và giấy chứng nhận là hội viên chính thức của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Năm 2007, công ty đã được cấp chứng nhận là nhà phân phối độc quyền của Sumitomo. Đây là một lợi thế quan trọng cho công ty tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ. Vì Sumitomo là một trong bốn công ty phát triển nhất ở Nhật Bản do vậy là đại lý độc quyền của công ty này Việt Nhật CMT sẽ được trợ giúp rất nhiều về tài chính và kỹ thuật. Mặt khác thương hiệu Sumitomo còn khá mới mẻ với thị trường Việt Nam, khoảng 6-7 năm gần đây mới có mặt trên thị trường nước ta nên đây là yếu tố quan trọng mở ra một tương lai tốt cho công ty.
Năm 2008 là năm mà công ty Sumitomo đã rót vốn đầu tư khá nhiều vào thị trường Việt Nam. Là đại lý độc quyền của Sumitomo nên Việt Nhật CMT cũng tham gia vào các hoạt động, đem lại rất nhiều kinh nghiệm và tiếng tăm của công ty. Điển hình là các hoạt động đầu tư vào xây dựng mà đặc biệt là đầu tư vào các công trình thủy điện trong đó đặc biệt có công trình thủy điện Sông Ông và một số khu công nghiệp liên doanh với các công ty trong nước. Công ty còn tham gia vào các buổi triển lãm sản phẩm của Sumitomo tại trung tâm triển lãm Giảng Võ vào năm 2009 nhằm giới thiệu các sản phẩm của Sumitomo có mặt tại thị trường Việt Nam.
Thương hiệu Việt Nhật CMT đã trở nên quen thuộc và chiếm được cảm tình của nhiều khách hàng trong các lĩnh vực Máy xây dựng, máy công trình, thiết bị phụ tùng công nghiệp và thuỷ điện….
Tôn chỉ của công ty : “ Thành công của các bạn là uy tín của chúng tôi” Việt Nhật CMT luôn cam kết mang lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý
1.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Ngành, nghề kinh doanh
- Buôn bán máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ các ngành giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, kiểm định đo lường.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi
- Cho thuê thiết bị thi công, xây dựng, thiết bị nâng hạ nền móng, hầm lò
- Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp
- Buôn bán hàng thủ công mỹ nghệ
- In và các dịch vụ liên quan đến in (theo quy định của pháp luật hiện hành)
- Vận tải hàng hoá
- Đại lý mua bán, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
- Sản xuất, buôn bán, khai thác và chế biến than
- Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng
- Mua bán xe ô tô, phụ tùng, phụ kiện, các bộ phận phụ trợ khác c
Bảo vệ thương hiệu: Đăng ký bảo hộ ở trong nước và nước ngoài
2.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN
2.3.1 Kiến nghị với nhà nước
Bản chất kinh doanh quốc tế là phức tạp vì doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường thế giới, mới đang bước đầu hội nhập. Nên cần hơn bao giờ hết sự giúp đỡ của nhà nước đó là:
+ Hệ thống văn bản pháp luật
Cần thống nhất các hệ thống và văn bản pháp luật thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế để doanh nghiệp ta không bị thua thiệt trong thương thảo và ký kết hợp với nước ngoài, không bị bỡ ngỡ khi hợp đồng yêu cầu chiếu theo luật quốc tế, nước thứ ba hay chính nước xuất khẩu. Đây là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung cụ thể, chi tiết, rõ ràng, với các văn bản hướng dẫn thực hiện kèm theo cụ thể tránh mâu thuẫn trong ký kết hợp đồng. Trên cở sở có lợi cho hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp đảm bảo an ninh và chính trị cho đất nước.
+ Thủ tục hành chính
Khi nói đến thủ tục hành chính, người dân vẫn không khỏi e ngại thủ tục “Hành” hạ doanh nghiệp là “ Chính” đây mà. Dù đã có nhiều khẩu hiệu “ Hãy nói không với tiêu cực” thì hiện này vẫn tồn tại các thủ tục làm cản trỏ công việc nhập khẩu, hiện tượng các cán bộ hạch sách, nhũng nhiễu gây khó dễ để thu lợi bất chính cho doanh nghiệp nói chung.
Cần cải cách về thủ tục hành chính ở các khâu xin giấy phép nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, thuế nhập khẩu … Giáo dục cán bộ công nhân viên về đạo đức, chuyên môn nghề nghiệp.
Vẫn tồn tại các thủ tục không cần thiết, phức tạp qua nhiều của, ít có tính hỗ trợ doanh nghiệp .. Bởi đây là doanh nghiệp tư nhân, (trách nhiêm hữu hạn một thành viên) nên khi xin giấy phép nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, tồn tại sự phân biệt đối xử so với dn nhà nước, và ít hợp tác.
Đất nước đang chuyển sang cơ chế thị trường, nhưng gần đây lại đang có xu hướng quay lại áp dụng cơ chế xin- cho, hiện tượng bao cấp còn lớn, gây lãng phí thất thoát nguồn lực đất nước. Sự ưu ái vẫn nghiêng về các doanh nghiệp Nhà nước.
Vậy kiến nghị sau
+ Nhà nước cần nâng cao vai trò quản lý vĩ mô theo hướng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận các nguồn vốn tài chính đất đai, lao động công nghệ và thông tin thị trường theo hướng chính sách phải minh bạch, đồng bộ và xóa bỏ phân biệt đối xử.
+ Phát triển đầy đủ và đồng bộ các thị trường yếu tố sản xuất như tài chính, bất động sản,lao động, khoa học và công nghệ
+ Có các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ về đầu tư, tín dụng, thuế, xúc tiến thương mại và thông tin thị trường. Ngoài ra cần phát triển mạnh các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để tăng cường công tác xúc tiến thương mại. giao lưu học hỏi trao đổi thông tin…
2.3.2 Kiến nghị với các đơn vị
+ Hỗ trợ doanh nghiệp qua hệ thống thông tin của phòng Thương mại và Tham tán thương mại: các thông tin về tình hình máy móc và thiết bị xây dựng thế giới, giá cả, đặc điểm mới, xu hướng mới một cách nhanh chóng và kịp thời cho thị trường trong nước và cho các doanh nghiệp có quan tâm
+ Đầu tư xây dựng cảng biển, xây dựng cơ sở vật chất kho bãi, cầu cảng cho vận tải đường biển:
Để cho bên đối tác tin tưởng vào chúng ta đồng ý cho chúng ta nhận trách nhiệm thuê tàu vận chuyển, thì hệ thống hàng hải của chúng ta cần có những con tàu đạt chất lượng quốc tế để đảm đương được việc vận chuyển loại hàng hóa cồng kềnh và nặng nề khó vận chuyển như máy móc xây dựng. Cùng với một hệ thống cầu cảng kho bãi, kho tàng được quốc tế hóa xây mới lại tương xứng .Đó là loại tàu chuyên dụng ROLLON-ROLLOFF, cho máy tự chạy vào hầm tàu, khoang đặc biệt dành cho chúng, sau khi đến cảng chỉ việc chạy ra, không cần phiền đến cẩu móc.
Không chỉ giúp cho nhập khẩu máy móc trong hiện tại, mà còn là cơ sở cho hoạt động xuất khẩu máy móc và các hàng hóa giống như trên trong tương lai. Tạo sự tự tin trên bàn đàm phán để được thuê tàu, giảm chi phí vận chuyển đi rất nhiều cho doanh nghiệp.
+ Bảo hiểm Việt Nam
Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công ty XNK ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hay C&F như: giảm thuế XNK cho chủ hàng nào tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, hay giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng, giảm thủ tục hải quan, hay chủ hàng được giao hạn ngạch XNK cao hơn so với những chủ hàng không tham gia bảo hiểm tại Việt Nam… Như trên đã phân tích, điều kiện giao hàng có tác dụng chủ yếu đến phân định trách nhiệm giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại, còn ý nghĩa kinh tế không rõ ràng. Với các chính sách ưu đãi trên, các công ty XNK sẽ chủ động hơn trong đàm phán ký kết, thực hiện cách xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB hay C&F tạo cơ sở nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước, đồng thời thúc đẩy ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển.
2.3.3 Kiến nghị với cơ quan hải quan
Một điều đáng vui là gần đây cơ quan hải quan đang có những chuyển biến đáng khen trong công tác hoạt động của mình, với mục tiêu cố gắng để làm tốt nhất công việc của mình.
Song đây mới chỉ là về tư tưởng chính sách từ cấp trên, còn đi sâu vào hoạt động vẫn gặp những chướng ngại như trên giống thủ tục hành chính: không rõ ràng cách thực hiện, còn gây phiền nhiễu cho người đi kê khai mất thời gian và tiền bạc…
Điều đặc biệt muốn kiến nghị ở đây là vấn đề về hải quan điện tử: trên thực tế có tồn tại hải quan điện tử ở các nước phát triển và ở nước ta đang ở giai đoạn mới. Và mong muốn các cơ quan hải quan sẽ triển khai một hệ thống hải quan hoàn chỉnh, nhằm tiết kiệm công sức cho đôi bên, hiện đại hóa công việc
Hiện nay hải quan điện tử hầu như không có tác dụng rõ rệt gì lớn. sau khi kê khai trên hải quan điện tử thì doanh nghiệp vẫn phải đến cục hải quan thực hiện hầu như toàn bộ lại các bước của hải quan bình thường, vậy có cũng như không


KẾT LUẬN
Hiện nay với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của buôn bán thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng nhiều mang lại nguồn thu cho các doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên hoạt động này không đơn giản mà phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Doanh nghiệp thực hiện tốt công việc này không nhiều nhất là doanh nghiệp có những tầm tư duy chiến lược bắt kịp thời đại hội nhập như Việt Nhật CMT. Qua thời gian thực tập tại Công ty Việt Nhật CMT, dựa trên cơ sở lý luận về quản trị kinh doanh thương mại quốc tế, chuyên đề đã tập trung đi sâu nghiên cứu thực tiễn hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị và kinh doanh nhập khẩu của công ty Việt Nhật CMT. Từ đó đưa ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán tại công ty như: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường máy móc thiết bị trong nước và quốc tế; Hoàn thiện hoạt động giao dịch và đàm phán ký kết hợp đồng; Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty nhất là bộ phận xuất nhập khẩu. Việc nghiên tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị ở Việt Nhật CMT giúp em hiểu rõ hơn rất nhiều về những gì đã được học trong bốn năm qua. Đồng thời chuyên đề có thể giúp công ty phần nào trong việc khắc phục mặt yếu và tăng cường mặt mạnh của mình. Ngoài ra còn giúp cho những người muốn tìm hiểu để khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế quốc tế có thể học hỏi.
Em xin chân thành Thank quý Công ty Viet Nhat CMT đặc biệt là các các nhân viên lãnh đạo của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Em cũng xin gửi lời Thank chân thành nhất tới Th.S Hoàng Hương Giang, cô đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo rất nhiều để em có thể hoàn thành được chuyên đề này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác ở công ty TOCONTAP Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư C&T Luận văn Luật 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa Công nghệ thông tin 0
D Hoạt động nhập khẩu mặt hàng thiết bị tin học của công ty FPT Công nghệ thông tin 0
D Hoạt động nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ giao nhận xuất khẩu P.P.T Luận văn Kinh tế 0
D Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng hải Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá của Công ty dịch vụ thương mại số 1 (Trasco) Luận văn Kinh tế 0
D thiết kế tháp chưng cất hệ Etanol - Nước hoạt động liên tục với nâng suất nhập liệu : 1500 kg/h có nồng độ 15% mol etanol ,thu được sản phẩm đỉnh có nồng độ 85% Luận văn Sư phạm 0
D Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top