lemintree_vn

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

1. Giới thiệu đối tượng nghiên cứu
1.1 Địa điểm
Đình Bảng nằm trên vùng châu thổ sông Hồng. Trải dọc theo trục đường quốc lộ 1 A, cách Thủ đô Hà Nội 16 km về phía Bắc. Làng Đình Bảng là một xã, có mười lăm xóm họp lại thành một làng, cả làng thành một xã.
Theo chiều dài lịch sử, Đình Bảng là một làng trù phú, kinh tế văn hoá phát triển, thuận lợi giao thông thủy và bộ. Nằm ở vị trí tiếp giáp, nối liền miền đồi núi Đông Bắc với đồng bằng phía Nam cho nên Đình Bảng là nơi hội tụ và đón nhận, ảnh hưởng cả phương Bắc, phương Nam, phía Đông và phía Tây. Đúng như nhận định của giáo sư Trần Quốc Vượng: "Đình Bảng không bao giờ là một trung tâm hành chính chính trị đế chịu sự đánh phá chà xát và xáo động, cùng di động dân như Cổ Loa cũng như nhận sự áp chế trực tiếp và đồng hoá nặng nề như vùng Luy Lâu. Nhưng Đình Bảng lại gần Cổ Loa cũng như gần Luy Lâu (hay phủ Từ Sơn ngay sau đó) để không bao giờ là một vùng quê hẻo lánh, xa xôi - Đình Bảng không bao giờ có thành nhưng bao giờ cũng có thị. Đó là một làng chợ, hương thị, xã thị (chứ không là thị xã). Đình Bảng và vùng chung quanh bao giờ cũng là vùng đất hướng ngoại, vùng mở, vùng giao lưu kinh tế văn hoá sống động và nãng động ,một vùng tiến bộ văn hoá -xã hội, vùng đan xen kinh tế điển hình" (Hội nghị chuyên đề về Vương Triều Lý 1-7- 1985).
Đình Đình Bảng (xưa kia còn có tên nôm là đình Báng, do có cây Báng mọc thành rừng) nằm giữa một thiên nhiên đẹp, xung quanh có nhiều hồ ao là dấu tích của sông Tiêu Tương. Hiện nay đình thuộc làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. quyết định số 313/QĐ ngày 28/04/1962. Vùng địa linh này là quê hương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long (năm 1010).
Từ lâu, trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi nói về làng xã không ai quên nhắc tới ngôi đình làng, bởi đó là sự kết tinh trí tuệ, công sức, sự thịnh vượng của làng xã, niềm kiêu hãnh của làng xã, nơi chứng kiến và diễn ra các hoạt động lớn nhỏ của cả làng... là nơi các chàng trai, cô gái gửi gắm, bầy tỏ tâm tình.
1.2. Niên đại, lịch sử hình thành và phát triển
Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành, do công đầu của quan Nguyễn Thạc Lượng, người Đình Bảng và bà vợ đảm đang Nguyễn Thị Nguyên quê ở Thanh Hóa đã mua gỗ lim về dâng làng xây dựng, ngôi đình có thế trường tồn .Nay ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Thạc Lượng cho dựng thử trước khi cho dựng Đình Bảng vẫn còn và được gìn giữ bảo tồn.
Đình Đình Bảng gắn bó với nhiều sự kiện lịch sử qua hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đình cũng đã nhiều lần vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Đình Đình Bảng được Nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 313/QĐ ngày 28/04/1962.
1.3 Mục đích xây dựng, chức năng sử dụng
Từ lâu, trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi nói về làng xã không ai quên nhắc tới ngôi đình làng, bởi đó là sự kết tinh trí tuệ, công sức, sự thịnh vượng của làng xã, niềm kiêu hãnh của làng xã, nơi chứng kiến và diễn ra các hoạt động lớn nhỏ của cả làng... là nơi các chàng trai, cô gái gửi gắm, bầy tỏ tâm tình.
"Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"
Đình Bảng có cả cụm di tích văn hóa, nhất là những di tích về thời Lý, tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia, đủ cả: Đình, Đền, Chùa, Lăng, Tẩm .... đặc trưng của văn hóa làng Việt Nam. Đây là nơi hội tụ văn hoá tín ngưỡng, nguyên trước Đình thờ 3 vị nhiên thần: Cao Sơn đại vương (Thần Đất), Thuỷ Bá đại vương (Thần Nước) và Bạch Lệ đại vương (Thần Trồng Trọt), là các vị thần được cư dân nông nghiệp tôn thờ, cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng tươi tốt. Hàng năm vào tháng 12 âm lịch nhân dân lại mở hội cầu khẩn cho một năm mùa màng bội thu. Cũng tại đình làng nhân dân còn thờ Lục Tổ (6 vị có công lập lại làng vào thế kỷ XV). Sau này khi đền Lý Bát Đế bị thực dân Pháp phá năm 1948, nhân dân đã tiếp nhận bài vị của tám vị vua triều Lý về thờ tại Đình Bảng.
thành phần của kiến trúc đình làng đều được các nghệ nhân xưa dùng bàn tay điêu luyện của mình chạm khắc thành những hình mẫu có giá trị nghệ thuật cao, thu hút sự chú ý của mọi người lúc ghé thăm đình. Ngay những ngôi đình từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XVIII, điêu khắc trang trí đình làng mang đậm tính chất nghệ thuật dân gian. Những nhà điêu khắc vô danh xuất thân từ nông dân đã đưa vào đình làng những hình ảnh gần gũi với cuộc sống thực, hay là cả với giấc mơ của họ, với một phong cách hết sức độc đáo và một tâm hồn hết sức sôi nổi.
Khác với những kiến trúc tôn giáo khác, ngay ở những vị trí tôn nghiêm của đình làng, ta cũng có thể gặp hình tượng những đôi trai gái đùa ghẹo nhau hay đang tình tự... Từ thế kỷ XIX, điêu khắc đình làng hầu như không còn những cảnh sinh hoạt dân gian. Từ đây chỉ còn những hình trang trí hoa lá và phổ biến là hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Trong các đình thế kỷ XIX, thường có những bức cửa võng trước điện thờ được chạm trổ khá công phu.
. Có giá trị về mặt văn hóa: lưu giữ những truyền thuyết, kinh nghiệm ứng xử với môi trường tự nhiên xã hội…
Đình làng Đình Bảng không chỉ có vẻ đẹp kiến trúc mà còn mang đậm mầu sắc tâm linh mà, lưu truyền và bảo tồn được nét đẹp cùng những giá trị đặc sắc của văn hoá truyền thống, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm; đây cũng là nơi để những người đang sống tưởng nhớ đến tổ tiên ông cha đã có công khái khẩn ra mảnh đất này. Gắn với lịch sử thăng trầm của vùng đất này, được thừa hưởng sự linh thiêng của đời xưa, vì lẽ đó Đình làng đình Bảng có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng.
Đình làng trang trọng và thiêng liêng, nó gần như là đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng xã. Nhưng đình làng lại là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt cộng đồng. Đình làng trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi ở, là cuộc sống của những người nông dân Việt Nam. Đình làng xưa - nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng quê Việt Nam. Đình là biểu hiện sinh hoạt của người Việt Nam, nơi "cân bằng" phép tắc của cuộc sống cộng đồng, nơi khai diễn những nét tài năng, tư duy của dân làng, nhất là về tín ngưỡng, nơi để thờ thần Thành Hoàng làng, người có công với dân, cứu nước, giữ nước hay giúp dân nghề nghiệp sinh sống Nhìn quanh đình làng, ta sẽ thấy lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, ''uống nước nhớ nguồn'' của người Việt Nam. Tuy đình là của dân làng nhưng thần không hẳn là người của làng. Hơn nữa người Việt Nam thừa hưởng nhiều tín ngưỡng cổ sơ, nguyên thủy nên thờ và tôn kính rất nhiều vị thần như: thần núi, thần biển, thần nước... ở Tất cả những tín ngưỡng ấy, các thế hệ dân Việt Nam tiếp nối nhau tạo thành một nền vǎn hoá đình, một nền vǎn hóa hỗn hợp, đa dạng, có mặt nhiều thành phần tôn giáo khiến cho đình trở thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo một niềm tin, một niềm hy vọng, một sức mạnh vô hình của làng cộng đồng xã Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top