hoanang_tinhyeu106
New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 32
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2009
Chủ đề: Hà, Minh Đức
Nghiên cứu văn học
Văn học Việt Nam
Phê bình văn học
Miêu tả: 85 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Giới thiệu về Hà Minh Đức: từ nhà giáo đến nhà văn, nhà nghiên cứu và phê bình văn học xuất sắc. Tìm hiểu sự nghiệp nghiên cứu văn học của Hà Minh Đức qua: nghiên cứu tác gia văn học, thể loại văn học, nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời nghiên cứu sự nghiệp phê bình văn học của ông như phê bình thơ, văn xuôi và dáng văn học. Trong quá trình phát triển luận văn, tác giả đã có sự so sánh, liên hệ với những tác phẩm của những tác giả khác cùng lĩnh vực, tham khảo nhiều bài nghiên cứu, những đánh giá, nhận định về Hà Minh Đức như là một kho tư liệu, làm phong phú thêm cho luận văn cả về mặt tư liệu lẫn nội dung
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 7 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 10 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 15 5. Cấu trúc luận văn ................................................................................ 15 Chƣơng 1: HÀ MINH ĐỨC VÀ DUYÊN NỢ VĂN CHƢƠNG .............. 16 1.1 Hà Minh Đức: Từ nhà giáo đến nhà văn ........................................... 16 1.1.1 Nhà giáo ...................................................................................................... 16 1.1.2 Nhà văn ....................................................................................................... 20 1.2 Nhà nghiên cứu và phê bình văn học xuất sắc .................................. 27 1.3 Đánh giá tổng quát ........................................................................... 29 Chƣơng 2: SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU VĂN HỌC ............................... 30 2.1. Nghiên cứu tác gia văn học .............................................................. 31 2.2. Nghiên cứu thể loại văn học ............................................................. 38 2.3. Nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện đại ................................ 44 2.4. Tiểu kết ............................................................................................ 51 Chƣơng 3: SỰ NGHIỆP PHÊ BÌNH VĂN HỌC ..................................... 54 3.1. Phê bình thơ ..................................................................................... 57 3.2. Phê bình văn xuôi............................................................................. 66 3.3. dáng văn học ........................................................................... 70 3.4. Tiểu kết ............................................................................................ 73 KẾT LUẬN ................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………...……..81
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hà Minh Đức là một trong những người mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc với độc giả và uy tín đã được khẳng định vững chắc trên văn đàn văn học Việt Nam từ những năm đầu 1960. Giới nghiên cứu biết đến ông không chỉ với vai trò một người thầy, một nhà quản lí mà hơn hết là một nhà lý luận tầm cỡ, nhà phê bình văn học sắc sảo và cũng là một cây bút sáng tác văn chương có bản sắc riêng. Dù ở lĩnh vực nào ông vẫn giữ được sự hài hòa của trạng thái sóng đôi giữa chất trí tuệ của lý luận và nghiên cứu khoa học với cây đời xanh tươi trong sáng tác văn chương. Hà Minh Đức sinh năm 1935 tại Vĩnh An, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm năm 1957, ông là một trong những giảng viên đầu tiên của bộ môn Lí luận – Văn học hiện đại, khoa Văn học, cũng như của trường Đại học Tổng hợp. Vừa làm công tác giảng dạy và nghiên cứu, trong những năm đầu tiên ở môi trường sư phạm ông đã bộc lộ khả năng sáng tạo của mình qua những cuốn sách nghiên cứu – lí luận phê bình. Năm 1961, cuốn Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc nhất ra đời từ một dự định đã được nung nấu từ những năm còn học đại học. Cuốn sách đã được nhà văn Tô Hoài đánh giá cao về mặt chất lượng cũng như sự công phu nghiên cứu và sáng tạo của tác giả. Năm 1962, hai cuốn giáo trình Tác phẩm văn học và Loại thể văn học lần lượt ra đời trở thành tài liệu không thể thiếu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của nhiều thế hệ sinh viên và giảng viên và cho những độc giả quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu văn học. Tiếp sau đó, những công trình lớn của Hà Minh Đức tiếp tục được công bố như Nguyễn Huy Tưởng (viết chung với Phan Cự
Nam – Hình thức và thể loại (viết chung với Bùi Văn Nguyên, 1968), Nhà văn và tác phẩm (1971)… đặc biệt là sự xuất hiện của công trình công phu và bề thế: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (1974) đã thể hiện sức lao động và một trí tuệ tuyệt vời. Khi viết lời tựa cho công trình này nhà thơ Chế Lan Viên đã nhận định: “Đọc xong tập sách, chúng ta càng tin ở khả năng của Thơ hơn, giữa lúc ở nhiều nơi muốn báo tử nó. Chúng ta cũng càng tin thêm ở những gì chúng ta làm được về thơ trong ba chục năm nay! Ba mươi năm thơ” [1, tr. 250]. Trong số những công trình nói trên, nhiều cuốn sách do ông viết có giá trị và tầm ảnh hướng lớn đối với công chúng và giới chuyên môn và được tái bản rất nhiều lần như: Thơ ca Việt Nam (1968); Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (1979); Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà thơ lớn của dân tộc (1979). Ra đời với số lượng lớn và liên tục nhưng chất lượng của các công trình nghiên cứu, phê bình của Hà Minh Đức không hề giảm sút. Mỗi cuốn sách của ông đều có những đóng góp nhất định cho nền lí luận, nghiên cứu và phê bình của văn học nước nhà. Trong những bước chuyển của văn học đương đại mỗi vấn đề ông đặt ra bên cạnh tính thời sự còn được xem như kim chỉ nam, cơ sở lí luận cho những người làm công tác nghiên cứu và phê bình lúc bấy giờ và cả giai đoạn tiếp sau nó. Cuốn Các Mác - Ph.Ăngghen – V.I. Lênin và một số vấn đề lí luận văn nghệ (1982) đã chứng minh tầm vóc của một nhà nghiên cứu lớn, có sự nhận thức đúng đắn với đường lối văn nghệ của chủ nghĩa Mác-xít góp phần định hướng phát triển văn học theo đường lối của Đảng và lí giải nó một cách phù hợp với tình hình phát triển của văn học nước nhà. Bên cạnh đó, cuốn Nhà văn Việt Nam tập I (1979); tập II (1983) (viết chung với Phan Cư Đệ) cũng là những tác phẩm lớn của Hà Minh Đức tạo được tiếng vang lớn và gây được sự chú ý trong giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Những năm sau đó, bên cạnh vai trò của một người làm công tác quản lí ông vẫn say mê với công tác nghiên cứu phê bình văn học và đều đặn cho ra đời những tác phẩm có giá trị như: Thời gian và trang sách (1987); Nguyễn Bính – Thi sĩ đồng quê (1994); Một thời đại trong thi ca (1996)… Độ chín của một cây bút từng trải và có một bề dày văn hóa đã in hằn rõ nét trong các tác phẩm của ông ở giai đoạn này. Người ta bắt gặp một ngòi bút dày dặn kinh nghiệm, với một phương pháp phê bình chân xác mà không giảm đi công phu lao động và sự tâm huyết với văn chương trong từng trang viết. Có lẽ, chính sự cộng hưởng của thời gian và kinh nghiệm sống cùng với tư duy sáng tạo, ý thức sâu sắc về nghề nghiệp đã đưa ngòi bút của nhà nghiên cứu phê bình Hà Minh Đức đến được với “Những chân lý nghệ thuật” cao nhất. Nơi mà tinh thần, trí tuệ và cảm xúc của ông thực sự thăng hoa trong từng trang viết. Nói đến Hà Minh Đức, người ta thường nghĩ đến một nhà lí luận văn học nhưng thực tế các công trình nghiên cứu lịch sử văn học của ông lại lớn hơn nhiều. Với tri thức lý luận phong phú, với sự sắc sảo và nhạy cảm của nhà phê bình Hà Minh Đức tiếp tục có những công trình văn học sử có giá trị tiêu biểu đi vào nhiều vấn đề của văn học: Khảo luận văn chương (1997); Văn học Việt Nam hiện đại (1997); Đi tìm chân lý nghệ thuật (1998); Văn chương tài năng và phong cách (2001). Đặc biệt, những công trình nghiên cứu của ông về Hồ Chí Minh đã tạo được tiếng vang lớn khi tiếp cận con người vĩ đại này ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh và chịu không ít sự ảnh hưởng của những công trình lớn đã nghiên cứu về Bác ở giai đoạn trước đó. Cụm công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh như: Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà thơ lớn của dân tộc; Tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh (1985); Báo chí Hồ Chí Minh (2000); Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh (2000)… đã thể hiện một sức lao động không mệt mỏi để đem lại những “quả ngọt” hữu ích và có giá trị bền vững đối với văn học nước nhà.
Cùng với công tác nghiên cứu, phê bình ông còn là chủ biên của không ít các công trình lớn được xuất bản như: Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn (1997), Nhà văn nói về tác phẩm (1997). Đặc biệt, ông còn tham gia vào việc tuyển chọn và giới thiệu công trình của các tác giả lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Không chỉ là một nhà nghiên cứu, phê bình, Hà Minh Đức còn được biết đến với vai trò của một nhà văn. Ông đi vào sáng tác như một niềm đam mê, sự thăng hoa của cảm xúc và cả sự tích lũy của vốn sống. Dường như óc quan sát để phê bình, sự thẩm định và tìm tòi trong nghiên cứu được hội tụ trong từng tác phẩm ông sáng tác sau này. Người đọc bắt gặp một tâm hồn cảm nhận tinh tế về cuộc sống, những cung bậc muôn màu của cảm xúc, sự từng trải thấu đáo trong từng vần thơ của ông. Thơ Hà Minh Đức ngập tràn những trải nghiệm nhưng không già nua mà mặn nồng sự tươi trẻ trong những giao cảm, thức nhận về cuộc đời. Hai tập thơ Đi hết một mùa thu (1999) và Ở giữa ngày đông (2001) như một phép thử nhưng lại tạo nên phong cách của Hà Minh Đức trong lĩnh vực sáng tác văn chương. Trong thơ ông, không có những toan tính của vần điệu, nguyên lí của phối vần, phối nhịp mà chất chứa tình yêu cuộc sống, sự tha thiết gắn bó với cuộc đời và ý thức thường trực về sự trân trọng cuộc sống trong từng khoảnh khắc. Nét tinh tế và sắc sảo trong ngòi bút của Hà Minh Đức còn được bộc lộ trong các tác phẩm bút ký Vị giáo sư và ẩn sĩ đường (1996), Ba lần đến nước Mỹ (2000), Tản mạn đầu ô (2002), Đi một ngày đàng (2004), Người của một thời (2009). Sáng tác văn chương đến với ông ở độ tuổi “không còn trẻ nữa” nhưng ông đã đem đến một hơi thở mới và tạo được tình cảm tốt đẹp từ bạn đọc yêu văn chương. Nhìn lại sự nghiệp của Hà Minh Đức, cho đến này ông đã có được hơn ba mươi công trình nghiên cứu được viết trong bốn mươi năm, biểu
Chƣơng 3: SỰ NGHIỆP PHÊ BÌNH VĂN HỌC Đối với một nền văn học phát triển phê bình văn học có thể xem như là một nhân tố tiên quyết không thể thiếu đối với nền văn học đó. Nguyễn Khoa Điềm đã từng đưa ra nhận định: “Phê bình văn nghệ là một thành tố hữu cơ của quá trình vận động và phát triển của văn nghệ, đó chính là quá trình văn nghệ tự ý thức về mình, nghĩa là, không có phê bình văn nghệ không thể tạo nên một đời sống văn nghệ hoàn chỉnh, phát triển toàn diện của một thời kỳ lịch sử” [36]. Một điểm nữa cần lưu ý là “Những phê bình, ngoài giá trị của nó lại phụ thuộc vào khả năng tồn tại với thời gian của tác phẩm được nhận xét”. Điều này được nhà nghiên cứu, phê bình ý thức rất rõ. Chính vì vậy công tác nghiên cứu, phê bình không phải là việc làm của hôm nay, theo yêu cầu của thời sự văn chương, thời sự cuộc đời, nhưng nó “trực tiếp gắn bó chịu sự chi phối bới không khí chính trị của thời cuộc”. Đứng trước những thành tựu văn học trong công cuộc đổi mới, nhiệm vụ của nhà phê bình, nghiên cứu là điều chỉnh, đổi mới cách đánh giá, nhận xét của mình để nhanh chóng tạo được hiệu quả. Nhà nghiên cứu, phê bình Hà Minh Đức tỏ ra rất nhạy cảm với những vấn đề thời sự của văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Bằng chứng là ở từng chặng đường phát triển của thơ ca, ngòi bút nghiên cứu, phê bình của ông luôn luôn có những đóng góp giá trị. Nhìn vào số lượng các tác phẩm phê bình của Hà Minh Đức có thể thấy rằng: mỗi tác phẩm thường gắn với một mốc thơ ca nhất định. Xác định vị trí của mình bằng quan niệm “mỗi nhà văn đều sống và sáng tác trong những điều kiện thuận lợi và giới hạn của một thời đại” và “mỗi thời đại đều có tầm vóc, bước đi và âm vang của nó”, ông cho thấy sự sắc sảo, linh hoạt và khả năng phân tích tổng hợp rõ nét khi đánh giá các tác giả, tác phẩm hay trào lưu
thơ ca. Không bó mình trong những suy nghĩ chủ quan, những quan niệm cứng nhắc cũ mòn, nhà nghiên cứu, phê bình luôn tìm cho mình hướng tiếp cận mới với những vấn đề “nổi cộm” của thơ ca. Tuy vậy, làm phê bình không tránh khỏi những gièm pha, vậy thế nào là phê bình chân chính, có rất nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này: Vương Trí Nhàn: “Với tôi, viết phê bình là nhìn đời sống văn học như một phần cuộc đời đang diễn ra chung quanh; nhìn mỗi tác giả như một con người cụ thể, và tui phải viết làm sao để, qua tác giả đó, không chỉ các nhà văn mà những người làm nghề khác cũng thấy những vấn đề của họ”[40]. Trương Đăng Dung: “Phê bình phải gắn với những thành tựu về lý luận văn học. Việc mở rộng tầm nhìn và tiếp thu những thành tựu lý luận và phê bình văn học của thế giới hết sức quan trọng. Chúng ta chưa có một chiến lược giới thiệu các thành tựu phê bình văn học thế giới một cách có hệ thống” [40]. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Phê bình văn học là sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời kèm theo việc phán đoán, bình luận, giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. Phê bình văn học được coi như một hoạt động tác động trong đời sống văn học và quá trình văn học như một loại sáng tác văn học, đồng thời còn được coi như một bộ môn thuộc nghiên cứu văn học. Bên cạnh văn học sử lấy đối tượng là văn học quá khứ, phê bình văn học ưu tiên đến những quá trình, những chuyển động đang xảy ra trong văn học hiện thời, khảo sát các tác phẩm xuất bản và báo chí, phản ứng với các hiện tượng văn học, với sự cảm thụ văn học của công chúng. Tùy thể tài và mục đích, phê bình văn học có thể bộc lộ khả năng cũng như đặc tính của mình bắt đầu từ một thông tin đơn giản của một độc giả về một tác phẩm mới ra mắt, và kết thúc là việc đặt ra các vấn đề về văn học và xã hội” [41]. Hà Minh Đức lại quan niệm
những thành quả của nền văn học trong công cuộc đổi mới là sự kết hợp giữa chân lí đời sống và cảm hứng sáng tác của nhà văn. Hoạt động lí luận phê bình cũng tham gia có hiệu quả vào quá trình ấy thông qua việc xác định những chuẩn mực và cơ sở lý luận để làm sáng tỏ chân lý nghệ thuật. Rõ ràng, bước vào địa hạt phê bình không dễ tìm được sự đồng thuận của tất cả những người làm công việc này. Có nhà phê bình chỉ làm việc chuyên chê và bới móc, có nhà phê bình chỉ chỉ khen và khen, có nhà phê bình lại vừa khen vừa chê… Suốt một chặng đường dài phát triển, lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam đã có những giai đoạn “thai nghén”, hình thành và phát triển. Sát cánh và đi sâu vào lĩnh vực này đã có rất nhiều cây bút sắc sảo và nhạy bén đối với vấn đề tiếp cận văn học đương đại, kịp thời phản ảnh một diện mạo mới của văn học, góp phần phát hiện và cổ vũ những cây bút mới tiếp tục tìm đường và có những đóng góp lớn lao cho văn học nước nhà. Hà Minh Đức cũng là một trong số cây bút trẻ lúc bấy giờ sớm có định hướng rõ ràng và ý thức được trách nhiệm của người làm công tác phê bình. Ngay những công trình khởi đầu của ông đã có một xuất phát điểm đúng đắn dựa trên việc nghiên cứu, tổng hợp nhằm đưa ra sở cứ xác đáng. Hà Minh Đức rất có ý thức về tính khách quan khoa học trong phê bình văn học. Ðó cũng chính là một tố chất tạo nên bản lĩnh của nhà phê bình đúng như ông nói: Ðiều này khiến ông đạt đến thành công tiếp theo là sự đúng mực, sự thuyết phục ở giọng điệu phê bình, thái độ phê bình. Ông luôn đi sâu vào những cụ thể và nhanh chóng đề cập cái chung, với thái độ rõ ràng, không quanh co lắt léo, dẫn dụ tư biện, thậm chí phi khoa học. Các công trình của ông, biểu hiện sự dụng công, sự chịu khó đi vào "bếp núc phê bình", kịp thời phản ánh những vấn đề có tính chất thời sự. Ông theo sát từng bước sáng tác của các cây bút trẻ qua các giai đoạn khác nhau như Tố Hữu, Huy Cận, Tế Hanh.... Trong khi phê bình ông không bao giờ vội đưa ra kết luận
đó ông dựa trên việc đưa ra những tư liệu liên quan, những bằng chứng có khả năng thuyết phục bạn đọc. Khi đã nắm chắc, ông không ngại đề cập lý luận, nêu chính kiến và kiến giải. Những trang viết của ông bao giờ cũng có những trích dẫn sự so sánh và liên hệ rõ ràng thể hiện sự công phu nghiêm túc của người cầm bút. Phải chăng đấy là điều đáng ghi nhận trước tiên ở cây bút phê bình văn học Hà Minh Đức. Ông đã góp được tiếng nói cần thiết góp phần chắp cánh những tài năng văn chương, tiếp thêm cho họ tình yêu đối với thi ca và hơn hết đem đến cho độc giả những cách nhìn mới mẻ đầy tính sáng tạo trong từng câu chữ, tứ thơ... Sự chính xác, thận trọng, khách quan đã góp phần làm nên bản lĩnh phê bình văn học của Hà Minh Đức. 3.1. Phê bình thơ Phê bình văn học có nhiệm vụ nhận thức, phát hiện và lý giải các giá trị nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm văn học. Trong tam giác của đời sống văn học: nhà văn - tác phẩm - người đọc, phê bình nằm ở cạnh thứ 3 (người đọc); tất nhiên phải là người đọc chất lượng cao, người đọc có khả năng giải mã được những thông tin thẩm mỹ trong thế giới nghệ thuật. Quan hệ giữa sáng tác với phê bình là quan hệ theo quy luật cung - cầu, song song tồn tại như một tất yếu. Đã có sáng tác văn học thì phải có phê bình văn học. Điều đó tồn tại hiển nhiên như một chân lý. "Phê bình là sự tự ý thức của văn học", "Phê bình là thước đo mức độ trưởng thành của một nền văn học, một nền văn học chưa thể gọi là đã cứng cáp nếu không có phê bình văn học"… Có rất nhiều ý kiến đưa ra nhằm khẳng định vị trí của phê bình văn học trong đời sống. Qua đó cũng có thể thấy được hoạt động phê bình văn học thực sự đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn học dân tộc.
Tuy vậy, “không phải bất cứ ai quan tâm đến phê bình văn học cũng có chung một quan điểm về đối tượng của phê bình. Và chính sự khác biệt quan điểm này đã dẫn tới sự khác biệt trong cách ứng xử đối với các khu vực của hoạt động phê bình văn học, đôi khi võ đoán và không hợp lý” [31]. Chính vì vậy tồn tại nhiều tranh luận về ý nghĩa thực sự của công tác phê bình văn học. Có ý kiến lại cho rằng: Nhà phê bình có ý thức cá nhân phát triển cao là một người biết được cái giới hạn quyền của mình và của người khác. Dám nói về người khác là dám chịu trách nhiệm về lời nói của chính mình. Bởi, phát ngôn về người khác là một kiểu phát ngôn về chính mình. Như vậy phê bình văn học, vì thế, không còn là chuyện cá nhân, không có vấn đề “ai thắng ai” muôn thuở, mà là một cuộc đối thoại thẩm mỹ theo đúng thuần phong mỹ tục để thúc đẩy văn chương dấn thân vào những cuộc phiêu lưu tìm những giá trị thẩm mỹ mới. Với Hà Minh Đức phê bình đơn giản là phải có sự thấu hiểu và cảm thông : “Nhìn nhận một con người, tui kính trọng nhất là tài năng và nhân cách. tui thiên về nói cái hay, cái đẹp và phần nhà văn đóng góp cho đời. tui chấp nhận nhiều màu vẻ của cá tính và sở thích riêng” [45]. Quan niệm này đã thể hiện rõ nét và chi phối các tiểu luận phê bình của Hà Minh Đức. Hà Minh Đức là nhà nghiên cứu viết nhiều, viết khỏe và đã có thành tựu. Những tác phẩm phê bình và tiểu luận của Hà Minh Đức được tuyển chọn in trong Tập 3 – Hà Minh Đức tuyển tập. Tập này chủ yếu được tuyển từ 5 tập sách xuất hiện khá đều đặn trong suốt ba chục năm qua: Nhà văn và tác phẩm (1971), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca (1977), Thời gian và trang sách (1998), Đi tìm chân lý nghệ thuật (1998), Văn chương tài năng và phong cách (2001). Hà Minh Đức viết phê bình về hầu hết các thể loại nhưng sở trường của ông là phê bình thơ. Với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm ông phát hiện được nhiều ý thơ, tứ thơ hay, kịp thời động viên khẳng định những
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2009
Chủ đề: Hà, Minh Đức
Nghiên cứu văn học
Văn học Việt Nam
Phê bình văn học
Miêu tả: 85 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Giới thiệu về Hà Minh Đức: từ nhà giáo đến nhà văn, nhà nghiên cứu và phê bình văn học xuất sắc. Tìm hiểu sự nghiệp nghiên cứu văn học của Hà Minh Đức qua: nghiên cứu tác gia văn học, thể loại văn học, nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời nghiên cứu sự nghiệp phê bình văn học của ông như phê bình thơ, văn xuôi và dáng văn học. Trong quá trình phát triển luận văn, tác giả đã có sự so sánh, liên hệ với những tác phẩm của những tác giả khác cùng lĩnh vực, tham khảo nhiều bài nghiên cứu, những đánh giá, nhận định về Hà Minh Đức như là một kho tư liệu, làm phong phú thêm cho luận văn cả về mặt tư liệu lẫn nội dung
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 7 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 10 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 15 5. Cấu trúc luận văn ................................................................................ 15 Chƣơng 1: HÀ MINH ĐỨC VÀ DUYÊN NỢ VĂN CHƢƠNG .............. 16 1.1 Hà Minh Đức: Từ nhà giáo đến nhà văn ........................................... 16 1.1.1 Nhà giáo ...................................................................................................... 16 1.1.2 Nhà văn ....................................................................................................... 20 1.2 Nhà nghiên cứu và phê bình văn học xuất sắc .................................. 27 1.3 Đánh giá tổng quát ........................................................................... 29 Chƣơng 2: SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU VĂN HỌC ............................... 30 2.1. Nghiên cứu tác gia văn học .............................................................. 31 2.2. Nghiên cứu thể loại văn học ............................................................. 38 2.3. Nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện đại ................................ 44 2.4. Tiểu kết ............................................................................................ 51 Chƣơng 3: SỰ NGHIỆP PHÊ BÌNH VĂN HỌC ..................................... 54 3.1. Phê bình thơ ..................................................................................... 57 3.2. Phê bình văn xuôi............................................................................. 66 3.3. dáng văn học ........................................................................... 70 3.4. Tiểu kết ............................................................................................ 73 KẾT LUẬN ................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………...……..81
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hà Minh Đức là một trong những người mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc với độc giả và uy tín đã được khẳng định vững chắc trên văn đàn văn học Việt Nam từ những năm đầu 1960. Giới nghiên cứu biết đến ông không chỉ với vai trò một người thầy, một nhà quản lí mà hơn hết là một nhà lý luận tầm cỡ, nhà phê bình văn học sắc sảo và cũng là một cây bút sáng tác văn chương có bản sắc riêng. Dù ở lĩnh vực nào ông vẫn giữ được sự hài hòa của trạng thái sóng đôi giữa chất trí tuệ của lý luận và nghiên cứu khoa học với cây đời xanh tươi trong sáng tác văn chương. Hà Minh Đức sinh năm 1935 tại Vĩnh An, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm năm 1957, ông là một trong những giảng viên đầu tiên của bộ môn Lí luận – Văn học hiện đại, khoa Văn học, cũng như của trường Đại học Tổng hợp. Vừa làm công tác giảng dạy và nghiên cứu, trong những năm đầu tiên ở môi trường sư phạm ông đã bộc lộ khả năng sáng tạo của mình qua những cuốn sách nghiên cứu – lí luận phê bình. Năm 1961, cuốn Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc nhất ra đời từ một dự định đã được nung nấu từ những năm còn học đại học. Cuốn sách đã được nhà văn Tô Hoài đánh giá cao về mặt chất lượng cũng như sự công phu nghiên cứu và sáng tạo của tác giả. Năm 1962, hai cuốn giáo trình Tác phẩm văn học và Loại thể văn học lần lượt ra đời trở thành tài liệu không thể thiếu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của nhiều thế hệ sinh viên và giảng viên và cho những độc giả quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu văn học. Tiếp sau đó, những công trình lớn của Hà Minh Đức tiếp tục được công bố như Nguyễn Huy Tưởng (viết chung với Phan Cự
Nam – Hình thức và thể loại (viết chung với Bùi Văn Nguyên, 1968), Nhà văn và tác phẩm (1971)… đặc biệt là sự xuất hiện của công trình công phu và bề thế: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (1974) đã thể hiện sức lao động và một trí tuệ tuyệt vời. Khi viết lời tựa cho công trình này nhà thơ Chế Lan Viên đã nhận định: “Đọc xong tập sách, chúng ta càng tin ở khả năng của Thơ hơn, giữa lúc ở nhiều nơi muốn báo tử nó. Chúng ta cũng càng tin thêm ở những gì chúng ta làm được về thơ trong ba chục năm nay! Ba mươi năm thơ” [1, tr. 250]. Trong số những công trình nói trên, nhiều cuốn sách do ông viết có giá trị và tầm ảnh hướng lớn đối với công chúng và giới chuyên môn và được tái bản rất nhiều lần như: Thơ ca Việt Nam (1968); Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (1979); Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà thơ lớn của dân tộc (1979). Ra đời với số lượng lớn và liên tục nhưng chất lượng của các công trình nghiên cứu, phê bình của Hà Minh Đức không hề giảm sút. Mỗi cuốn sách của ông đều có những đóng góp nhất định cho nền lí luận, nghiên cứu và phê bình của văn học nước nhà. Trong những bước chuyển của văn học đương đại mỗi vấn đề ông đặt ra bên cạnh tính thời sự còn được xem như kim chỉ nam, cơ sở lí luận cho những người làm công tác nghiên cứu và phê bình lúc bấy giờ và cả giai đoạn tiếp sau nó. Cuốn Các Mác - Ph.Ăngghen – V.I. Lênin và một số vấn đề lí luận văn nghệ (1982) đã chứng minh tầm vóc của một nhà nghiên cứu lớn, có sự nhận thức đúng đắn với đường lối văn nghệ của chủ nghĩa Mác-xít góp phần định hướng phát triển văn học theo đường lối của Đảng và lí giải nó một cách phù hợp với tình hình phát triển của văn học nước nhà. Bên cạnh đó, cuốn Nhà văn Việt Nam tập I (1979); tập II (1983) (viết chung với Phan Cư Đệ) cũng là những tác phẩm lớn của Hà Minh Đức tạo được tiếng vang lớn và gây được sự chú ý trong giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Những năm sau đó, bên cạnh vai trò của một người làm công tác quản lí ông vẫn say mê với công tác nghiên cứu phê bình văn học và đều đặn cho ra đời những tác phẩm có giá trị như: Thời gian và trang sách (1987); Nguyễn Bính – Thi sĩ đồng quê (1994); Một thời đại trong thi ca (1996)… Độ chín của một cây bút từng trải và có một bề dày văn hóa đã in hằn rõ nét trong các tác phẩm của ông ở giai đoạn này. Người ta bắt gặp một ngòi bút dày dặn kinh nghiệm, với một phương pháp phê bình chân xác mà không giảm đi công phu lao động và sự tâm huyết với văn chương trong từng trang viết. Có lẽ, chính sự cộng hưởng của thời gian và kinh nghiệm sống cùng với tư duy sáng tạo, ý thức sâu sắc về nghề nghiệp đã đưa ngòi bút của nhà nghiên cứu phê bình Hà Minh Đức đến được với “Những chân lý nghệ thuật” cao nhất. Nơi mà tinh thần, trí tuệ và cảm xúc của ông thực sự thăng hoa trong từng trang viết. Nói đến Hà Minh Đức, người ta thường nghĩ đến một nhà lí luận văn học nhưng thực tế các công trình nghiên cứu lịch sử văn học của ông lại lớn hơn nhiều. Với tri thức lý luận phong phú, với sự sắc sảo và nhạy cảm của nhà phê bình Hà Minh Đức tiếp tục có những công trình văn học sử có giá trị tiêu biểu đi vào nhiều vấn đề của văn học: Khảo luận văn chương (1997); Văn học Việt Nam hiện đại (1997); Đi tìm chân lý nghệ thuật (1998); Văn chương tài năng và phong cách (2001). Đặc biệt, những công trình nghiên cứu của ông về Hồ Chí Minh đã tạo được tiếng vang lớn khi tiếp cận con người vĩ đại này ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh và chịu không ít sự ảnh hưởng của những công trình lớn đã nghiên cứu về Bác ở giai đoạn trước đó. Cụm công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh như: Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà thơ lớn của dân tộc; Tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh (1985); Báo chí Hồ Chí Minh (2000); Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh (2000)… đã thể hiện một sức lao động không mệt mỏi để đem lại những “quả ngọt” hữu ích và có giá trị bền vững đối với văn học nước nhà.
Cùng với công tác nghiên cứu, phê bình ông còn là chủ biên của không ít các công trình lớn được xuất bản như: Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn (1997), Nhà văn nói về tác phẩm (1997). Đặc biệt, ông còn tham gia vào việc tuyển chọn và giới thiệu công trình của các tác giả lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Không chỉ là một nhà nghiên cứu, phê bình, Hà Minh Đức còn được biết đến với vai trò của một nhà văn. Ông đi vào sáng tác như một niềm đam mê, sự thăng hoa của cảm xúc và cả sự tích lũy của vốn sống. Dường như óc quan sát để phê bình, sự thẩm định và tìm tòi trong nghiên cứu được hội tụ trong từng tác phẩm ông sáng tác sau này. Người đọc bắt gặp một tâm hồn cảm nhận tinh tế về cuộc sống, những cung bậc muôn màu của cảm xúc, sự từng trải thấu đáo trong từng vần thơ của ông. Thơ Hà Minh Đức ngập tràn những trải nghiệm nhưng không già nua mà mặn nồng sự tươi trẻ trong những giao cảm, thức nhận về cuộc đời. Hai tập thơ Đi hết một mùa thu (1999) và Ở giữa ngày đông (2001) như một phép thử nhưng lại tạo nên phong cách của Hà Minh Đức trong lĩnh vực sáng tác văn chương. Trong thơ ông, không có những toan tính của vần điệu, nguyên lí của phối vần, phối nhịp mà chất chứa tình yêu cuộc sống, sự tha thiết gắn bó với cuộc đời và ý thức thường trực về sự trân trọng cuộc sống trong từng khoảnh khắc. Nét tinh tế và sắc sảo trong ngòi bút của Hà Minh Đức còn được bộc lộ trong các tác phẩm bút ký Vị giáo sư và ẩn sĩ đường (1996), Ba lần đến nước Mỹ (2000), Tản mạn đầu ô (2002), Đi một ngày đàng (2004), Người của một thời (2009). Sáng tác văn chương đến với ông ở độ tuổi “không còn trẻ nữa” nhưng ông đã đem đến một hơi thở mới và tạo được tình cảm tốt đẹp từ bạn đọc yêu văn chương. Nhìn lại sự nghiệp của Hà Minh Đức, cho đến này ông đã có được hơn ba mươi công trình nghiên cứu được viết trong bốn mươi năm, biểu
Chƣơng 3: SỰ NGHIỆP PHÊ BÌNH VĂN HỌC Đối với một nền văn học phát triển phê bình văn học có thể xem như là một nhân tố tiên quyết không thể thiếu đối với nền văn học đó. Nguyễn Khoa Điềm đã từng đưa ra nhận định: “Phê bình văn nghệ là một thành tố hữu cơ của quá trình vận động và phát triển của văn nghệ, đó chính là quá trình văn nghệ tự ý thức về mình, nghĩa là, không có phê bình văn nghệ không thể tạo nên một đời sống văn nghệ hoàn chỉnh, phát triển toàn diện của một thời kỳ lịch sử” [36]. Một điểm nữa cần lưu ý là “Những phê bình, ngoài giá trị của nó lại phụ thuộc vào khả năng tồn tại với thời gian của tác phẩm được nhận xét”. Điều này được nhà nghiên cứu, phê bình ý thức rất rõ. Chính vì vậy công tác nghiên cứu, phê bình không phải là việc làm của hôm nay, theo yêu cầu của thời sự văn chương, thời sự cuộc đời, nhưng nó “trực tiếp gắn bó chịu sự chi phối bới không khí chính trị của thời cuộc”. Đứng trước những thành tựu văn học trong công cuộc đổi mới, nhiệm vụ của nhà phê bình, nghiên cứu là điều chỉnh, đổi mới cách đánh giá, nhận xét của mình để nhanh chóng tạo được hiệu quả. Nhà nghiên cứu, phê bình Hà Minh Đức tỏ ra rất nhạy cảm với những vấn đề thời sự của văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Bằng chứng là ở từng chặng đường phát triển của thơ ca, ngòi bút nghiên cứu, phê bình của ông luôn luôn có những đóng góp giá trị. Nhìn vào số lượng các tác phẩm phê bình của Hà Minh Đức có thể thấy rằng: mỗi tác phẩm thường gắn với một mốc thơ ca nhất định. Xác định vị trí của mình bằng quan niệm “mỗi nhà văn đều sống và sáng tác trong những điều kiện thuận lợi và giới hạn của một thời đại” và “mỗi thời đại đều có tầm vóc, bước đi và âm vang của nó”, ông cho thấy sự sắc sảo, linh hoạt và khả năng phân tích tổng hợp rõ nét khi đánh giá các tác giả, tác phẩm hay trào lưu
thơ ca. Không bó mình trong những suy nghĩ chủ quan, những quan niệm cứng nhắc cũ mòn, nhà nghiên cứu, phê bình luôn tìm cho mình hướng tiếp cận mới với những vấn đề “nổi cộm” của thơ ca. Tuy vậy, làm phê bình không tránh khỏi những gièm pha, vậy thế nào là phê bình chân chính, có rất nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này: Vương Trí Nhàn: “Với tôi, viết phê bình là nhìn đời sống văn học như một phần cuộc đời đang diễn ra chung quanh; nhìn mỗi tác giả như một con người cụ thể, và tui phải viết làm sao để, qua tác giả đó, không chỉ các nhà văn mà những người làm nghề khác cũng thấy những vấn đề của họ”[40]. Trương Đăng Dung: “Phê bình phải gắn với những thành tựu về lý luận văn học. Việc mở rộng tầm nhìn và tiếp thu những thành tựu lý luận và phê bình văn học của thế giới hết sức quan trọng. Chúng ta chưa có một chiến lược giới thiệu các thành tựu phê bình văn học thế giới một cách có hệ thống” [40]. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Phê bình văn học là sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời kèm theo việc phán đoán, bình luận, giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. Phê bình văn học được coi như một hoạt động tác động trong đời sống văn học và quá trình văn học như một loại sáng tác văn học, đồng thời còn được coi như một bộ môn thuộc nghiên cứu văn học. Bên cạnh văn học sử lấy đối tượng là văn học quá khứ, phê bình văn học ưu tiên đến những quá trình, những chuyển động đang xảy ra trong văn học hiện thời, khảo sát các tác phẩm xuất bản và báo chí, phản ứng với các hiện tượng văn học, với sự cảm thụ văn học của công chúng. Tùy thể tài và mục đích, phê bình văn học có thể bộc lộ khả năng cũng như đặc tính của mình bắt đầu từ một thông tin đơn giản của một độc giả về một tác phẩm mới ra mắt, và kết thúc là việc đặt ra các vấn đề về văn học và xã hội” [41]. Hà Minh Đức lại quan niệm
những thành quả của nền văn học trong công cuộc đổi mới là sự kết hợp giữa chân lí đời sống và cảm hứng sáng tác của nhà văn. Hoạt động lí luận phê bình cũng tham gia có hiệu quả vào quá trình ấy thông qua việc xác định những chuẩn mực và cơ sở lý luận để làm sáng tỏ chân lý nghệ thuật. Rõ ràng, bước vào địa hạt phê bình không dễ tìm được sự đồng thuận của tất cả những người làm công việc này. Có nhà phê bình chỉ làm việc chuyên chê và bới móc, có nhà phê bình chỉ chỉ khen và khen, có nhà phê bình lại vừa khen vừa chê… Suốt một chặng đường dài phát triển, lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam đã có những giai đoạn “thai nghén”, hình thành và phát triển. Sát cánh và đi sâu vào lĩnh vực này đã có rất nhiều cây bút sắc sảo và nhạy bén đối với vấn đề tiếp cận văn học đương đại, kịp thời phản ảnh một diện mạo mới của văn học, góp phần phát hiện và cổ vũ những cây bút mới tiếp tục tìm đường và có những đóng góp lớn lao cho văn học nước nhà. Hà Minh Đức cũng là một trong số cây bút trẻ lúc bấy giờ sớm có định hướng rõ ràng và ý thức được trách nhiệm của người làm công tác phê bình. Ngay những công trình khởi đầu của ông đã có một xuất phát điểm đúng đắn dựa trên việc nghiên cứu, tổng hợp nhằm đưa ra sở cứ xác đáng. Hà Minh Đức rất có ý thức về tính khách quan khoa học trong phê bình văn học. Ðó cũng chính là một tố chất tạo nên bản lĩnh của nhà phê bình đúng như ông nói: Ðiều này khiến ông đạt đến thành công tiếp theo là sự đúng mực, sự thuyết phục ở giọng điệu phê bình, thái độ phê bình. Ông luôn đi sâu vào những cụ thể và nhanh chóng đề cập cái chung, với thái độ rõ ràng, không quanh co lắt léo, dẫn dụ tư biện, thậm chí phi khoa học. Các công trình của ông, biểu hiện sự dụng công, sự chịu khó đi vào "bếp núc phê bình", kịp thời phản ánh những vấn đề có tính chất thời sự. Ông theo sát từng bước sáng tác của các cây bút trẻ qua các giai đoạn khác nhau như Tố Hữu, Huy Cận, Tế Hanh.... Trong khi phê bình ông không bao giờ vội đưa ra kết luận
đó ông dựa trên việc đưa ra những tư liệu liên quan, những bằng chứng có khả năng thuyết phục bạn đọc. Khi đã nắm chắc, ông không ngại đề cập lý luận, nêu chính kiến và kiến giải. Những trang viết của ông bao giờ cũng có những trích dẫn sự so sánh và liên hệ rõ ràng thể hiện sự công phu nghiêm túc của người cầm bút. Phải chăng đấy là điều đáng ghi nhận trước tiên ở cây bút phê bình văn học Hà Minh Đức. Ông đã góp được tiếng nói cần thiết góp phần chắp cánh những tài năng văn chương, tiếp thêm cho họ tình yêu đối với thi ca và hơn hết đem đến cho độc giả những cách nhìn mới mẻ đầy tính sáng tạo trong từng câu chữ, tứ thơ... Sự chính xác, thận trọng, khách quan đã góp phần làm nên bản lĩnh phê bình văn học của Hà Minh Đức. 3.1. Phê bình thơ Phê bình văn học có nhiệm vụ nhận thức, phát hiện và lý giải các giá trị nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm văn học. Trong tam giác của đời sống văn học: nhà văn - tác phẩm - người đọc, phê bình nằm ở cạnh thứ 3 (người đọc); tất nhiên phải là người đọc chất lượng cao, người đọc có khả năng giải mã được những thông tin thẩm mỹ trong thế giới nghệ thuật. Quan hệ giữa sáng tác với phê bình là quan hệ theo quy luật cung - cầu, song song tồn tại như một tất yếu. Đã có sáng tác văn học thì phải có phê bình văn học. Điều đó tồn tại hiển nhiên như một chân lý. "Phê bình là sự tự ý thức của văn học", "Phê bình là thước đo mức độ trưởng thành của một nền văn học, một nền văn học chưa thể gọi là đã cứng cáp nếu không có phê bình văn học"… Có rất nhiều ý kiến đưa ra nhằm khẳng định vị trí của phê bình văn học trong đời sống. Qua đó cũng có thể thấy được hoạt động phê bình văn học thực sự đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn học dân tộc.
Tuy vậy, “không phải bất cứ ai quan tâm đến phê bình văn học cũng có chung một quan điểm về đối tượng của phê bình. Và chính sự khác biệt quan điểm này đã dẫn tới sự khác biệt trong cách ứng xử đối với các khu vực của hoạt động phê bình văn học, đôi khi võ đoán và không hợp lý” [31]. Chính vì vậy tồn tại nhiều tranh luận về ý nghĩa thực sự của công tác phê bình văn học. Có ý kiến lại cho rằng: Nhà phê bình có ý thức cá nhân phát triển cao là một người biết được cái giới hạn quyền của mình và của người khác. Dám nói về người khác là dám chịu trách nhiệm về lời nói của chính mình. Bởi, phát ngôn về người khác là một kiểu phát ngôn về chính mình. Như vậy phê bình văn học, vì thế, không còn là chuyện cá nhân, không có vấn đề “ai thắng ai” muôn thuở, mà là một cuộc đối thoại thẩm mỹ theo đúng thuần phong mỹ tục để thúc đẩy văn chương dấn thân vào những cuộc phiêu lưu tìm những giá trị thẩm mỹ mới. Với Hà Minh Đức phê bình đơn giản là phải có sự thấu hiểu và cảm thông : “Nhìn nhận một con người, tui kính trọng nhất là tài năng và nhân cách. tui thiên về nói cái hay, cái đẹp và phần nhà văn đóng góp cho đời. tui chấp nhận nhiều màu vẻ của cá tính và sở thích riêng” [45]. Quan niệm này đã thể hiện rõ nét và chi phối các tiểu luận phê bình của Hà Minh Đức. Hà Minh Đức là nhà nghiên cứu viết nhiều, viết khỏe và đã có thành tựu. Những tác phẩm phê bình và tiểu luận của Hà Minh Đức được tuyển chọn in trong Tập 3 – Hà Minh Đức tuyển tập. Tập này chủ yếu được tuyển từ 5 tập sách xuất hiện khá đều đặn trong suốt ba chục năm qua: Nhà văn và tác phẩm (1971), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca (1977), Thời gian và trang sách (1998), Đi tìm chân lý nghệ thuật (1998), Văn chương tài năng và phong cách (2001). Hà Minh Đức viết phê bình về hầu hết các thể loại nhưng sở trường của ông là phê bình thơ. Với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm ông phát hiện được nhiều ý thơ, tứ thơ hay, kịp thời động viên khẳng định những
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: