Link tải miễn phí Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Kiện Khê
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2015
Miêu tả: Luận văn ThS.Quản lý kinh tế -Trường Đại học Kinh tế - . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ iv PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ............... 4 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ............................................................................................................. 4 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................................... 7 1.2.1. Cạnh tranh của doanh nghiệp .................................................................... 7 1.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................... 12 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................. 32 2.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN ............................. 32 2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 32 Chƣơng 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG KIỆN KHÊ ........................................................ 34 3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG KIỆN KHÊ ............... 34 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê .... 34 3.1.2. Ngành, nghề kinh doanh chính của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê ....... 35 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê ......................... 35 3.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG KIỆN KHÊ .......................................................................................... 39 3.2.1. Thực trạng môi trường cạnh tranh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê ...................................................................................................................... 39 3.2.2. Kết quả cạnh tranh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê .................. 48 3.2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê ..... 53
3.2.4. Sử dụng mô hình phân tích năng lực cạnh tranh trong sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê............................................. 78 3.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG KIỆN KHÊ ............................................................................................... 81 3.3.1. Điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê ............................................................................................................. 81 3.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê ................................................................... 82 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG KIỆN KHÊ ................................................... 85 4.1. ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG KIỆN KHÊ ĐẾN NĂM 2020 ........................................... 85 4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG KIỆN KHÊ ........................................................................ 86 4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính .......................................... 86 4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................ 90 4.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ .... 93 4.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp ..................... 94 4.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ..................................... 96 4.2.6. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách giá .............................................. 98 4.2.7. Nhóm giải pháp hoàn thiện kênh phân phối và dịch vụ kèm theo..........100 4.2.8. Nhóm giải pháp cải thiện thương hiệu ...................................................104 4.2.9. Nhóm giải pháp khác ..............................................................................106 4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................................................................107 4.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước ........................................107 4.3.2. Kiến nghị đối với Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam ...........109 KẾT LUẬN .............................................................................................................110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................112 PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là môi trƣờng và động lực của sự phát triển mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và cung cấp sản phẩm mà thị trƣờng cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của ngƣời tiêu dùng. Trong quá trình cạnh tranh doanh nghiệp cần khẳng định vị trí và uy tín của mình trên thƣơng trƣờng. Hiện nay, với chính sách ngày càng thông thoáng, môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam ngày càng đƣợc cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đƣợc tự do phát triển. Không chỉ có các doanh nghiệp trong nƣớc mà ngày càng có nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó đặt tất cả các doanh nghiệp trong một môi trƣờng cạnh tranh đầy phức tạp và rủi ro. Hình thái và tính chất của cạnh tranh đang có sự thay đổi rõ rệt. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với nhau, giữa doanh nghiệp trong nƣớc với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với nhau, giữa các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp các nƣớc trong khu vực. Trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, về bản chất, là cuộc đua tranh giành giật thị phần. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải áp dụng hàng loạt các giải pháp nhƣ đổi mới công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất, mở rộng thị phần vv.. để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong những năm vừa qua, với sự mở cửa của nền kinh tế, đầu tƣ nƣớc ngoài ồ ạt vào Việt Nam ở mọi lĩnh vực, trong đó có sản xuất và tiêu thụ xi măng, một vật liệu xây dựng đang có nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Lĩnh vực này đang diễn ra cuộc cạnh tranh với quy mô và cƣờng độ ngày càng tăng. Ngành sản xuất xi măng Việt Nam đã và đang chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt giữa một bên là các Công ty xi măng của Việt Nam, một bên là các liên
và rộng hơn nữa là ngành xi măng của các nƣớc trong khu vực. Trong những năm qua, do chính sách mở cửa của Đảng và nhà nƣớc, đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, lƣợng xi măng nhập khẩu từ bên ngoài vào nƣớc ta bằng mọi con đƣờng đã làm cho cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực này trở nên nóng bỏng và gay gắt. Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê cũng nằm trong trào lƣu đó. Để tồn tại và phát triển, Xi măng Kiện Khê phải tìm mọi cách để vƣơn lên, đứng vững trong cuộc cạnh tranh. Thực tế hoạt động trong thời gian qua của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê cho thấy sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng nhƣ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thiện sản phẩm nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trƣờng. Tuy nhiên, với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ phía các đối thủ cạnh tranh, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã và đang cho thấy những hạn chế, yếu kém. Điều này thể hiện ở doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty trong giai đoạn 2012-2014 có sự giảm sút lớn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết nhằm cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê trong thời gian tới. Chính vì những lý do đó, cùng với mong muốn đóng góp một phần sức lực vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới, học viên mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê ” làm đối tƣợng nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu Quá trình nghiên cứu luận văn tập trung vào việc trả lời câu hỏi: Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao căng lực cạnh tranh của mình trong thời gian tới? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê. Để đạt đƣợc mục đích đó, luận văn xác định một số nhiệm vụ cụ thể sau đây trong quá trình
nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê trong giai đoạn 2011-2014. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Nghiên cứu những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê. + Về không gian: Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê. + Về thời gian: Số liệu đƣợc thu thập, xử lý và phân tích trong giai đoạn 2011-2014; các giải pháp đƣợc đề xuất đến năm 2020. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê. Chương 4: Định hƣớng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê.
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Trong thời gian gần đây đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh (NLCT) của doanh nghiệp. Trong đó, có thể chỉ ra một số nghiên cứu sau: - Sách tham khảo: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”, do TS Nguyễn Hữu Thắng chủ biên, Viện quản lý kinh tế - Học viện chính trị Quốc gia Hà Nội, 2008. Cuốn sách này đã làm rõ các vấn đề: + Một số vấn đề lý luận chung về NLCT của doanh nghiệp trong kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế hiện nay. + Thực trạng doanh nghiệp và NLCT của doanh nghiệp Việt Nam. + Một số quan điểm, phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao NLCT của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Sách “Chính sách kinh tế và NLCT của doanh nghiệp”, do TS. Đinh Thị Nga chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2011 Sách gồm 3 chƣơng: + Chƣơng 1: Tác động của hệ thống chính sách kinh tế đến NLCT của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập - Những vấn đề về lý luận và kinh nghiệm quốc tế. + Chƣơng 2: Thực trạng tác động của hệ thống chính sách của Nhà nƣớc đến NLCT của doanh nghiệp Việt Nam + Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế của Nhà nƣớc nhằm nâng cao NLCT của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
Sách: “Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO”, PGS.TS Vũ Văn Phúc chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2011 Cuốn sách phản ánh thực trạng NLCT của doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO qua nhiều cách tiếp cận theo ngành, theo lĩnh vực, theo loại hình doanh nghiệp. Đây là một thời gian không quá dài nhƣng cũng đủ để đánh giá sức mạnh nội lực của các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đồng thời cũng đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị và bài học kinh nghiệm để giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao NLCT một cách lành mạnh và bền vững. Phần I: Những vấn đề chung Phần II: Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO - Thực trạng, giải pháp, kiến nghị Phần III: Kinh nghiệm từ thực tiễn - Bài viết: “Nâng cao NLCT của doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 2(12) -tháng 1-2/2012. Bài viết này đã chỉ rõ bản chất của cạnh tranh là tối đa hoá lợi nhuận. Cạnh tranh kinh tế ở cả 3 cấp độ: nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm “kiến tạo”nên NLCT của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã đƣợc đề cập nhiều song hiện vẫn còn chƣa có sự thống nhất cao, bởi: nói đến NLCT là cần xem xét điều kiện, bối cảnh phát triển đất nƣớc trong từng thời kỳ cụ thể, đồng thời NLCT phải thể hiện khả năng “đua tranh”, “tranh giành”giữa các doanh nghiệp và phải thể hiện bằng phƣơng thức hay cách thức cạnh tranh phù hợp. Tác giả cũng chỉ rõ cần nghiên cứu cạnh tranh diễn ra cả ở trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực trao đổi và trên thị trƣờng. - Bài viết: “Khủng hoảng kinh tế - Cơ hội nâng cao NLCT của doanh nghiệp”TS. Lê Chí Hiếu. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ rõ: doanh nghiệp Việt Nam là một lực lƣợng còn rất non trẻ, chỉ mới thực sự xuất hiện trong hơn 30 năm gần đây nhờ vào
chính sách đổi mới của Nhà nƣớc. Bởi vậy, doanh nghiệp Việt Nam có những đặc điểm nhƣ những thiếu niên mới chập chững bƣớc ra thế giới cạnh tranh kinh tế thì phải đƣơng đầu ngay với sóng gió, giông bão của biển khơi trong quá trình hội nhập, chƣa kể những tàn phá khủng khiếp của các đợt khủng hoảng kinh tế tài chính đang xảy ra. Tuy nhiên vấn đề nào cũng có tính 2 mặt, khủng hoảng vừa là thách thức nhƣng cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp thay đổi, tồn tại và phát triển. Cần biết phát huy điểm mạnh và chủ động cải cách, tái cơ cấu lại bộ máy, sửa đổi khắc phục các yếu kém; thay đổi để thích nghi với môi trƣờng mới giúp doanh nghiệp tồn tại, vƣợt qua khủng hoảng và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Trong đó, các doanh nghiệp trong nƣớc cần chú trọng 4 vấn đề lớn sau: nguồn vốn, công nghệ, nguồn nhân lực và các giá trị vô hình. - Bài viết: “Phân tích một số yếu tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp”- ThS. Ngô Thanh Hoa bộ môn Quản trị kinh doanh khoa Vận tải - Kinh tế trƣờng Đại học Giao thông vận tải. - Bên cạnh đó, có rất nhiều tác giả chọn đề tài NLCT làm đối tƣợng nghiên cứu luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. Trong đó, có thể kể ra những công trình sau: + Luận án tiến sĩ của Ngô Thị Tuyết Mai năm 2007: Nâng cao sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. + Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Quang Trung: Nâng cao NLCT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Bắc Giang từ năm 2006 - 2010. + Luận văn thạc sĩ của tác giả Mai Thị Thanh Hòa: Nâng cao NLCT của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Các công trình trên đã tiếp cận NLCT với những góc độ và cấp độ khác nhau đồng thời làm rõ phần nào lý luận và thực tiễn NLCT và nâng cao NLCT của doanh nghiệp nói chung và năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay, chƣa có đề tài nào nghiên cứu về nâng cao NLCT của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh có nhiều cách hiểu khác nhau. Xét một cách khái quát và dễ hiểu, cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành sự tồn tại, sống còn, giành đƣợc lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thƣởng hay các thứ khác. Xét trên cấp độ doanh nghiệp, cạnh tranh là sự cố gắng chiếm lấy nhiều thị phần về doanh nghiệp mình từ các đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là yếu tố tất yếu khách quan trong kinh doanh nhằm đào thải những thành viên yếu kém trên thị trƣờng, giữ lại những thành viên có năng lực. Nhờ có cạnh tranh mà các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lƣợng, đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa dịch vụ nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Cạnh tranh chính là môi trƣờng, là động lực của sự phát triển xã hội. Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Theo quan điểm của Diễn đàn OECD (2000) thì: Cạnh tranh được hiểu là khả năng của doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Với những quan niệm trên, phạm trù cạnh tranh đƣợc hiểu là quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế của mình. Mặc dù còn có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh, song qua các định nghĩa trên có thể rút
Thứ tư, công tác nghiên cứu, quản lý thị trƣờng chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ và hiệu quả của hoạt động marketing còn kém. Điều này thể hiện ở mức độ nhận diện thƣơng hiệu xi măng Kiện Khê của khách hàng khá thấp. Thứ năm, hoạt động quảng cáo chƣa đƣợc công ty chú trọng. Mặc dù công ty có uy tín trên thị trƣờng nhƣng công ty chỉ đƣợc biết đến thông qua mối quan hệ xã hội. Hiện nay Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê chƣa đầu tƣ nhiều vào công tác marketing, điều đó khiến cho việc nắm bắt nhu cầu thị trƣờng đặc biệt nhu cầu thị trƣờng trong dài hạn còn yếu kém . Thứ sáu, hệ thống thu nhập thông tin của công ty còn quá sơ sài và mang tính bị động, chƣa thực sự tạo đƣợc mạng lƣới thông tin sâu rộng nhằm tìm kiếm đƣợc cơ hội của thị trƣờng. Công ty mới chỉ tìm kiếm thông tin về tình hình đầu tƣ, các quy định, tiêu chuẩn, định mức của nhà nƣớc mà chƣa phát triển thành kênh thông tin về thị trƣờng các yếu tố đầu vào, thông tin về đối thủ cạnh tranh. Thứ bảy, tính đa dạng của sản phẩm chƣa cao, ví dụ nhƣ công ty chƣa sản xuất sản phẩm xi măng PC40, trong khi đó, các doanh nghiệp cạnh tranh phần lớn đều sản xuất cả sản phẩm này với giá cả rất cạnh tranh, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. 3.3.2.2. Nguyên nhân của điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xi măng Kiện Khê - Nhóm nguyên nhân khách quan: + Do nƣớc ta thị trƣờng vốn mới phát triển không lâu trong khi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp này càng lớn. Các doanh nghiệp chủ yếu vay từ ngân hàng, thủ tục cho vay của ngân hàng đã cải cách giảm thiểu nhiều khâu theo quy chế “một cửa” nhƣng vẫn còn nhiều điểm bất cập, rƣờm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và đổi mới công nghệ. + Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO thì cũng đồng nghĩa chúng ta phải điều chỉnh, sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp theo thông lệ quốc tế, nhất là Luật Cạnh tranh. Các công ty, doanh nghiệp tƣ nhân thì đa số là vừa và nhỏ, trong khi các doanh nghiệp Nhà nƣớc thƣờng nắm ƣu thế đƣợc
bảo hộ, các doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài thì lại có tiềm lực rất mạnh hơn hẳn chúng ta về mặt tài chính, kỹ thuật công nghệ, trình độ nhân lực, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Đây chính là điểm mấu chốt làm tăng sức ép cạnh tranh cho Kiện Khê. - Nhóm nguyên nhân chủ quan: Tất cả các nguyên nhân trên chỉ là yếu tố gián tiếp có tác động lên toàn ngành, và công ty Kiện Khê cũng không nằm ngoài số đó.Nhƣng nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến công ty lại chính là những yếu điểm bên trong công ty. Cụ thể: + Công nghệ sản xuất còn lạc hậu: Dây chuyền sản xuất đã cũ và hay bị hƣ hỏng nặng. Do đó chi phí sửa chữa cao, tốn nhiều nhân công, tiêu hao nhiều năng lƣợng làm năng suất sản xuất giảm xuống. + Công ty chƣa sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực đầu vào, gây lãng phí và tăng chi phí không cần thiết nhƣ: hao hụt nguyên vật liệu lớn, gánh nặng lãi vay, bộ máy quản lý cồng kềnh...làm tăng giá thành, giảm năng lực cạnh tranh của công ty. + Công tác đào tạo trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đã đƣợc quan tâm, nhƣng chế độ đãi ngộ và đề bạt trong công ty còn chƣa thỏa đáng chính vì vậy đã làm giảm động lực phấn đấu vƣơn lên của cá nhân, do vậy trình độ của cán bộ tuy đã có nhƣng lại không đƣợc phát huy thì kết quả là năng lực cạnh tranh của công ty cũng giảm theo. + Công ty chƣa có chiến lƣợc cạnh tranh bài bản, còn mang tính chủ quan, chƣa có tầm nhìn chiến lƣợc trong chủ trƣơng, chính sách cạnh tranh, do đó đã ảnh hƣởng rất nhiều tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và định hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm PVI Luận văn Kinh tế 0
D Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ Cán Bộ Công Chức Cục Hải Quan Quảng Ninh Văn hóa, Xã hội 0
D Nâng cao năng lực tự học và kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông qua dạy học giải phương trình Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần chăn nuôi CP Nông Lâm Thủy sản 0
R Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi CJVINA AGRI Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ vận chuyển nội địa của Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn VNPT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Giao hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top