ngochai_tp1995

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

Phần Một

LÝ THUYẾT MỸ HỌC TIẾP NHẬN

► Vài nét về lý thuyết mỹ học tiếp nhận / 1
► Lý luận tiếp nhận văn học ở Việt Nam / 5
Phần Hai

TIẾP NHẬN THƠ ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM

► Quá trình tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam / 7
► Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam / 11
► Tiếp nhận Phong Kiều Dạ Bạc tại Việt Nam / 26
► Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam / 33
► Tiếp nhận Tỳ Bà Hành tại Việt Nam / 44

Tài liệu tham khảo / 63
LÝ THUYẾT MỸ HỌC TIẾP NHẬN


► VÀI NÉT VỀ LÝ THUYẾT MỸ HỌC TIẾP NHẬN

Mỹ học tiếp nhận là khuynh hướng trong phê bình nghiên cứu văn học, xuất phát từ ý tưởng cho rằng, TPVH chỉ ra đời trong quá trình gặp gỡ tiếp xúc giữa văn bản tác phẩm với độc giả.
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mỹ học tiếp nhận là sự tiếp nhận, tức là sự cảm nhận tác phẩm văn học của độc giả.

Xét về nguồn gốc, mỹ học tiếp nhận là sự phản ứng đối với mỹ học nội quan, đối với tư tưởng về tính tự trị của nghệ thuật. “Mỹ học tiếp nhận đoạn tuyệt với những ý niệm về tính độc lập của nghệ thuật khỏi văn cảnh xã hội lịch sử, nó gia nhập lĩnh vực nghiên cứu độc giả và xã hội”. Do vậy, mỹ học tiếp nhận đặc biệt chú ý đến các hiện tượng của văn hóa đại chúng (văn chương giải trí, các loại ấn phẩm báo chí), nó có mối liên hệ với các nghiên cứu xã hội học, khoa học sư phạm, các bộ môn nghiên cứu văn học ứng dụng.
Ngọn nguồn của mỹ học tiếp nhận có giải thích học và hiện tượng học của Husserl, chủ nghĩa cấu trúc trường phái Prague, trường phái hình thức Nga những năm 20 thế kỷ XX, xã hội học văn học v.v.
Người tiên phong của mỹ học tiếp nhận là R. Ingarden. Ông đã tu chỉnh khái niệm cụ thể hóa và tái lập trong công trình Về việc nhận thức tác phẩm văn học nghệ thuật. Ingarden chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hiện tượng học của Husserl, trước hết là ý tưởng về tính chủ định. Chính ý tưởng này đã trở thành luận chứng triết học cho bản chất giao tiếp của nghệ thuật, giải thích tính chất tích cực, sáng tạo của sự tiếp nhận ở độc giả.
Đầu những năm 40 thế kỷ XX, một thay mặt của chủ nghĩa cấu trúc trường phái Prague là Felix Vodicka cho rằng, không phải tất cả những sự cụ thể hóa có thể có xét từ góc độ những ý đồ của cá nhân độc giả, đều có thể trở thành mục tiêu nghiên cứu, mà chỉ những sự cụ thể hóa nào cho thấy có diễn ra sự gặp gỡ cấu trúc tác phẩm và cấu trúc các chuẩn mực văn học do thời đại lịch sử cụ thể quy định, những chuẩn mực mà người tiếp nhận là đại diện.
Biểu hiện hoàn chỉnh nhất của các nguyên tắc mỹ học tiếp nhận, tính đến nay, là ở công trình của các nhà nghiên cứu thuộc trường phái Konstanz ra đời ở CHLB Đức những năm 60. Đại diện là H. R. Jauss, W. Iser, R. Warning, G. Grimm v.v. Mỹ học tiếp nhận của trường phái này đặt mục tiêu cách tân và mở rộng sự phân tích của nghiên cứu văn học bằng cách đưa vào lược đồ quá trình văn học sử một bậc độc lập mới, đó là độc giả. Luận đề trung tâm là: giá trị thẩm mỹ, tác động thẩm mỹ và tác động văn học sử của tác phẩm đều dựa trên cơ sở sự khác biệt giữa tầm chờ đợi (tầm đón đợi) của tác phẩm và độc giả, được thực hiện dưới dạng kinh nghiệm thẩm mỹ và kinh nghiệm sống thực tế mà người đọc có được.
Kết hợp phân tích đồng đại và lịch đại về sự tiếp nhận, H. R. Jauss đã miêu tả lịch sử tiếp nhận như là quá trình khai triển dần dần tiềm năng nghĩa ở tác phẩm vốn được hiện thời hóa trong các giai đoạn lịch sử của sự tiếp nhận. Theo ông, chỉ có nhờ vào trung giới của độc giả, tác phẩm mới hòa hợp với tầm kinh nghiệm biến đổi của một truyền thống nào đó mà trong khuôn khổ của nó liên tục diễn ra sự phát triển của tiếp nhận từ thụ động, đơn giản, đến hiểu một cách có phê phán, tích cực; từ chỗ dựa vào các chuẩn mực thẩm mỹ được thừa nhận đến chỗ thừa nhận các chuẩn mực mới.
Tác phẩm văn học không thể được coi như cái hoàn toàn mới, dựa vào những tín hiệu lộ liễu, hay ẩn dấu chứa đựng bên trong, nó tạo cho công chúng độc giả một cách tiếp nhận hoàn toàn xác định, nó kích thích độc giả nhớ lại những gì đã đọc, đưa độc giả vào một trạng thái xúc cảm nhất định.
Theo H. R. Jauss, tương quan giữa tác phẩm và công chúng không phải chỉ một chiều mang tính chất quyết định luận. Có những tác phẩm vào lúc xuất hiện không hướng vào một công chúng nào thật xác định, nhưng những tác phẩm ấy phá hủy không thương tiếc tầm chờ đợi văn học quen thuộc, đối với điều đó cần có thời gian để sản sinh một công chúng, một môi trường độc giả có khả năng coi tác phẩm ấy là “của mình”. Tầm chờ đợi văn học khác với tầm chờ đợi thực tiễn sống ở chỗ, nó không chỉ bảo lưu kinh nghiệm trước kia, mà còn dự báo khả năng chưa có, mở rộng không gian hạn hẹp của hành vi xã hội, làm nảy sinh những mong muốn, nhu cầu mới.
W. Iser trong công trình Cấu trúc vẫy gọi của văn bản đã đưa vào phạm trù tính bất định của tác phẩm văn học do R. Ingarden nêu ra, cho rằng kinh nghiệm thẩm mỹ được hình thành chính là nhờ có những vùng bất định hay những điểm trống trong văn bản. Ông đã dày công soạn thảo cả một danh mục những điều kiện và thủ pháp sản sinh những điểm trống ở văn bản.
Tuy nhiều luận điểm và định nghĩa đã được luận chứng khá kỹ, song mỹ học tiếp nhận với tư cách là hệ thống lý thuyết vẫn còn chưa hoàn chỉnh. Như G. Grimm nhận xét, những khó khăn gắn với việc xây dựng một lý thuyết tiếp nhận thống nhất, có gốc rễ ở tính phức tạp và đa thành phần của chính đối tượng nghiên cứu, đòi hỏi sự tiếp cận phân tích liên ngành và đa ngành. Hiện tại các chuyên gia mới chỉ ghi nhận một số lĩnh vực và khuynh hướng nghiên cứu của mỹ học tiếp nhận:
+ Mỹ học tiếp nhận nhận thức lý thuyết (giải thích học và hiện tượng học);
+ Mỹ học tiếp nhận mô tả tái tạo (chủ nghĩa cấu trúc, những người kế tục chủ nghĩa hình thức Nga);
+ Mỹ học tiếp nhận xã hội học thực nghiệm (xã hội học về thị hiếu đọc);
+ Mỹ học tiếp nhận tâm lý (nghiên cứu tâm lý các thế hệ độc giả);
+ Mỹ học tiếp nhận lý thuyết giao tiếp (nghiên cứu ký hiệu học);
+ Mỹ học tiếp nhận thông tin xã hội (nghiên cứu vai trò xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng).
MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ:
Kinh nghiệm thẩm mỹ: một trong những phạm trù trung tâm của mỹ học tiếp nhận do R. Ingarden nêu ra trong cuốn Cụ thể hóa và tái lập. Khái niệm này được H. R. Jauss tu chỉnh trong cuốn Văn học sử như là sự khiêu khích nghiên cứu văn học hay cuốn Kinh nghiệm thẩm mỹ và giải thích văn học. Kinh nghiệm thẩm mỹ cho phép người đọc đột phá về phía tương lai, mở cho con người những khả năng mới, làm sống lại cái quá khứ đã bị lãng quên; cho phép người đọc nhập vai đối với cái được mô tả và biểu hiện, tạo cho người đọc khả năng tham gia trò chơi độc đáo, đồng nhất mình với những gì được hình dung là lý tưởng; nó cũng cho phép người đọc thưởng thức những cái mà trong cuộc đời thực không thể thực hiện được. H. R. Jauss cho rằng, bản chất sâu xa của kinh nghiệm thẩm mỹ không phải ở sự tiếp nhận nhạy bén cái mới, không phải ở cái ấn tượng sửng sốt chứa đựng trong sự làm quen với thế giới khác; bản chất ấy là ở việc quay lại thời gian đã mất, tìm kiếm cái quá vãng đã bị lãng quên từ lâu mà con đường đi đến phải qua “cánh cửa của sự nhận biết lặp lại”.
Khoảng cách thẩm mỹ: khái niệm xác định mức độ bất ngờ của tác phẩm đối với độc giả, và theo quan niệm của mỹ học tiếp nhận, nó xác định giá trị thi học của tác phẩm. Sự ngạc nhiên hay thất vọng xâm chiếm người tiếp nhận khi gặp gỡ tác phẩm đã cám dỗ sự chờ đợi của anh ta, theo H. R. Jauss, đó là tiêu chuẩn xác định giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Khoảng cách giữa tầm chờ đợi của độc giả và tầm chờ đợi của tác phẩm, tức giữa cái quen biết thuộc kinh nghiệm thẩm mỹ và sự tất yếu “biến đổi tầm” mà sự tiếp nhận tác phẩm mới đòi hỏi, theo quan niệm của mỹ học tiếp nhận, khoảng cách ấy xác định tính nghệ thuật của tác phẩm văn học. Trong trường hợp khoảng cách thẩm mỹ được rút ngắn lại, ý thức cảm thụ của người tiếp nhận không đòi hỏi xúc tiếp với tầm kinh nghiệm thẩm mỹ mới, thì tác phẩm tiếp cận phạm trù “tiêu dùng”. Nghệ thuật đó không đòi hỏi thay đổi tầm chờ đợi của người tiếp nhận, ngược lại nó hoàn toàn đáp ứng sự chờ đợi ấy, thỏa mãn nhu cầu của người tiếp nhận là gặp lại các mẫu mực quen thuộc về thẩm mỹ.
Cụ thể hóa: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ quá trình độc giả tái tạo tác phẩm nghệ thuật, đem ý niệm và xúc cảm của mình, dựa trên cơ sở tầm chờ đợi của bản thân mình, lấp đầy nghĩa vào những điểm trống, những vùng bất định trong khung cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm. Theo R. Ingarden, tác phẩm văn học mang tính nghệ thuật chỉ là một thứ khung sườn, độc giả sẽ phủ da đắp thịt lên khung sườn ấy. Có vô số sự cụ thể hóa của cùng một tác phẩm, mỗi lần đọc lại tạo ra một sự cụ thể hóa mới, khác với sự cụ thể hóa cũ. R. Ingarden chia ra 4 kiểu khác nhau: 1. từ chỗ đứng người tiêu dùng hồn nhiên; 2. từ lập trường thẩm mỹ chuyên biệt; 3. từ lập trường của những quyền lợi chính trị và tôn giáo nhất định với mục tiêu cổ động; 4. từ lập trường nghiên cứu khoa học. R. Ingarden cho rằng, chỉ có sự cụ thể hóa diễn ra theo cách thứ 2 mới đáp ứng được trọng trách của tác phẩm nghệ thuật. Tất cả những kiểu cụ thể hóa khác đều là sự chối bỏ ít hay nhiều lý tưởng nội quan của tác phẩm. Cùng với khái niệm cụ thể hóa, R. Ingarden còn đề xuất khái niệm tái cấu trúc và giải thích nó như là sự khách quan hóa nội dung đề tài tác phẩm mà độc giả thực hiện sau khi cụ thể hóa.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm vào Link, đợi vài giây sau đó bấm Get Website để tải:

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà thơ mới Văn học 0
L Từ lý thuyết tiếp nhận đến việc giảng dạy tác phẩm văn chương ở trường phổ thông ứng dụng dạy tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại ở SGK các lớp THPT Tài liệu chưa phân loại 0
H Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
L Vấn đề tiếp nhận các yếu tố nghệ thuật của thơ tượng trưng phương tây trong thơ mới Việt Nam 1932 – 1945 Tài liệu chưa phân loại 0
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D tiếp nhận tiểu thuyết số đỏ của vũ trọng phụng ở việt nam Văn học 0
D Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Giáo trình Tiếp nhận nguyên liệu - Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh Khoa học Tự nhiên 0
B Quy trình nhận đặt buồng trực tiếp của khách lẻ nội địa tại khách sạn Phương Đông Luận văn Kinh tế 0
N Quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhận phòng cho khách đoàn nội địa tại khách sạn Phương Đông Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top