giang_nguyendong
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG MỘT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TỪ 1988 ĐẾN NAY5
I. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA KHU VỰC
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ................................................5
1.1. Tổng quan diễn biến thu hút và thực hiện FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-2003.....5
1.1.1 Các giai đoạn phát triển......................................................................................................5
1.1.2. Một số đặc điểm của FDI tại Việt Nam...........................................................................7
1.2. Vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam.........................................................9
1.2.1. FDI đối với vốn dầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế.....................................................10
1.2.2. FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu ..............................11
1.2.3. FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực ..........................................................12
1.2.4. FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô........................................12
II. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM ...........................................13
2.1. Khung khổ chính sách thu hút FDI ................................................................................13
2.2. Chuyển biến về nhận thức và quan điểm của Việt Nam về vai trò của FDI ...............15
2.3. So sánh chính sách thu hút FDI hiện hành của Việt Nam với một số nước................16
2.4. Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài .......................................20
CHƯƠNG HAI: KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH .........................................................................22
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG .........................22
1.1. Các kênh tác động.............................................................................................................22
1.2. Cơ sở lý thuyết về tác động của FDI tới tăng trưởng thông qua kênh đầu tư ............23
1.3. Cơ sở lý thuyết đánh giá tác động tràn của FDI...........................................................27
1.3.1. Cơ chế sinh ra tác động tràn ............................................................................................27
1.3.2. Mô hình ước lượng ..........................................................................................................31
II. ĐIỂM QUA MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .....................................................................................................35
CHƯƠNG BA: TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG QUA KÊNH ĐẦU TƯ .....38
I. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ....................................................................................38
II. SỐ LIỆU ...............................................................................................................................38
III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ .......................................................................................................39
CHƯƠNG BỐN: TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ............45
I. MỘT SỐ PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH .....................................................................................45
1.1. Thông tin chung về mẫu điều tra ....................................................................................45
1.2. Lao động, vốn đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.................46
1.3. Nhận dạng các biểu hiện của tác động tràn ...................................................................49
II. ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG TRÀN ...............................................................56
2.1. Số liệu.................................................................................................................................56
2. 2. FDI và năng suất lao động của doanh nghiệp nói chung .............................................58
2.2.1. Mô hình...........................................................................................................................58
2.2.2. Kết quả và đánh giá .........................................................................................................60
2.3. Tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước ...........66
2.3.1. Mô hình............................................................................................................................66
2.3.2. Kết quả và đánh giá .........................................................................................................69
2.3. Khả năng hấp thụ tác động tràn của doanh nghiệp trong nước ..................................76
CHƯƠNG NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH............................................81
5.1. Một số kết luận..................................................................................................................81
5.2. Kiến nghị chính sách ........................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................91
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2003........................................................5
Đồ thị 2: Luồng vốn FDI đổ vào Việt Nam và Trung Quốc so với luồng FDI
vào khu vực Đông, Nam và Đông Nam Á .................................................................................7
Đồ thị 3: Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành................................................................................9
Đồ thị 4: FDI thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và so với GDP )..................................10
Đồ thị 5: Tài khoản vốn và dòng FDI vào Việt Nam giai đoạn 1993-2002 ..............................13
Đồ thị 6: Doanh thu /lao động của doanh nghiệp....................................................................48
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 1: Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam................................................................................................14
Biểu 2: So sánh những chính sách thu hút FDI chủ yếu giữa Việt Nam và một số
nước trong khu vực và chuyển đổi ............................................................................................17
Biểu 3: Kết quả ước lượng tác động của FDI tới tăng trưởng giai đoạn 1988-2003.................41
Biểu 4: FDI với tổng đầu tư và năng suất của FDI....................................................................44
Biểu 5: Số lượng doanh nghiệp điều tra ...................................................................................46
Biểu 6: Quy mô lao động của doanh nghiệp .............................................................................46
Biểu 7: Tỷ lệ vốn cố định/lao động của các doanh nghiệp.......................................................47
Biểu 8: Tỷ lệ lao động chuyển đi so với tổng số lao động trung bình trong 3 năm .................50
Biểu 9: Nguồn tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong nước....................................50
Biểu 10: Tỷ lệ lao động có kỹ năng của các doanh nghiệp ......................................................52
Biểu 11: Tỷ lệ chi cho R&D so với doanh thu ..........................................................................53
Biểu 12: Nguồn cung cấp nguyên liệu của doanh nghiệp FDI..................................................54
Biểu 13: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp FDI ......................................................54
Biểu 14: Đánh giá về sức ép cạnh tranh ....................................................................................55
Biểu 15: Thông tin cơ bản về FDI trong ngành công nghiệp chế biến......................................56
Biểu 16: Kết quả mô hình đánh giá tác động của FDI tới năng suất lao động của tất cả doanh
nghiệp ........................................................................................................................................62
Biểu 17: Kết quả đánh giá tác động của FDI tới NSLĐ của DN trong nước với biến tytrong 73
Biểu 18: Kết quả mô hình đánh giá tác động của FDI tới NSLĐ của doanh nghiệp trong nước
với tytrong1 và tytrong2 ............................................................................................................74
Biểu 19: Kết quả mô hình tác động tràn qua khả năng hấp thụ................................................79
TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
GIỚI THIỆU
Trong gần 20 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình
7,3% giai đoạn 1990-2004, GDP thực bình quân đầu người tăng trung bình 5,7% hàng năm
và tỷ lệ cùng kiệt giảm từ gần 80% năm 1986 xuống còn 24% vào năm 2004. Trong hơn một
thập kỷ qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời
có thành tích giảm cùng kiệt nhanh trên thế giới.
Thành tựu trên đây là dấu hiệu tốt của quá trình chuyển đổi kinh tế và là kết quả
của các chính sách mà Việt Nam đã và đang thực hiện trước những thay đổi nhanh chóng
của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là xu thế toàn cấu hóa. Ngay từ cuối thập kỷ 80, Việt
Nam đã thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế, bắt đầu bằng việc thông qua Luật Đầu tư
Nước ngoài vào năm 1987, tiến hành ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa
phương, gần đây nhất là Hiệp định thương mại Việt-Mỹ. Việt Nam đã trở thành thành viên
của ASEAN từ năm 1995, của APEC từ năm 1998, tham gia Diễn đàn kinh tế Á-Âu
(ASEM) vào năm 2001 và đang chuẩn bị để gia nhập WTO.
Bên cạnh mở cửa cho thương mại, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác,
Việt Nam đã và đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, trước hết là khung khổ pháp
luật nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam đã ký hiệp định song
phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 45 nước và vùng lãnh thổ, trong đó phạm vi
điều chỉnh của các hiệp định đều mở rộng hơn so với những qui định hiện hành của Luật
Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam. Các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã đem lại những
kết quả đáng khích lệ về thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Tính đến 20/12/2004, Việt Nam
đã thu hút được 6.072 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 49,2 tỷ USD. Đến nay, khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài được công nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế
với đóng góp vào GDP ngày càng tăng, ước đạt 14% vào năm 2004. Ngoài ra, khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài còn tạo thêm việc làm, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và
chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước và đóng góp cho Ngân sách Nhà nước.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn
chưa tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa được lợi ích mà đầu tư trực tiếp
nước ngoài có thể mang lại. Cơ sở dẫn đến các nhận xét trên là diễn biến bất thường về
dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp, tập
trung FDI chỉ trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn khiêm tốn v.v.
Phần lớn các dự án FDI có quy mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Châu
Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn
các công ty đa quốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ
và tri thức. Thực trạng này cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút
FDI của Trung Quốc và các nước trong khu vực đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam.
FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã
hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn nhất
của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này dường
như được thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách với
ba lý do chính: Một là, FDI góp phần vào tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải
thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. Hai là, các nước đang phát
triển thường có tỷ lệ tích lũy vốn thấp và vì vậy, FDI được coi là một nguồn vốn quan
trọng để bổ sung vốn đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ba là, FDI tạo
cơ hội cho các nước cùng kiệt tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công
nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao
động v.v. Tác động này được xem là các tác động tràn về năng suất của FDI, góp phần làm
tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế nói chung. Trên thực tế không phải nước nào cũng đạt được cùng một lúc hai mcụ
tiêu này. Một số nước thu hút được dòng vốn FDI khá lớn nhưng tác động tràn hầu như
không xảy ra. Ở một tình thế khác, vốn FDI đổ vào một nước có thể làm tăng vốn đầu tư
cho nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn này vào tăng trưởng là thấp. Cả hai trường
hợp trên đều được coi là không thành công với chính sách thu hút FDI hay chưa tận dụng
triệt để và lãng phí nguồn lực này dưới góc độ tăng trưởng kinh tế. Thực trạng này khiến
cho các nhà kinh tế ngày càng quan tâm nhiều hơn tới việc đánh giá tác động của FDI tới
tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là của các nước đang phát triển, thông qua hai kênh tác động
đề cập ở trên.
Với các lập luận và tiếp cận trên đây, cuốn sách này không đề cập tất cả tác động
của FDI tới nền kinh tế, mà sẽ tập trung vào phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng
kinh tế thông qua hai kênh quan trọng nhất là vốn đầu tư và các tác động tràn. Trong
khuôn khổ có hạn của cuốn sách, các tác giả tập trung vào đánh giá tác động tràn trong
ngành công nghiệp chế biến, tập trung sâu hơn vào vào ba nhóm ngành là dệt-may, chế
biến thực phẩm và cơ khí-điện tử. Ba nhóm ngành này vừa có vai chủ đạo trong ngành
công nghiệp chế biến của Việt Nam, vừa là các ngành thu hút mạnh FDI trong thời gian
qua.
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng
kinh tế và thường sử dụng phương pháp phân tích định lượng để kiểm định và lượng hóa
các tác động này. Ở Việt Nam các nghiên cứu về FDI nói chung là khá nhiều, tuy nhiên chỉ
có một số nghiên cứu đi sâu xem xét tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế. Nguyễn
Mại (2003), Freeman (2002) và Nguyễn Thị Phương Hoa (2001) đã nghiên cứu tổng quát
hoạt động FDI ở Việt Nam cho tới năm 2002 và đều đi đến kết luận chung rằng FDI có tác
động tích cực tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực.
Tác động tràn của FDI cũng xuất hiện ở ngành công nghiệp chế biến nhờ di chuyển lao
động và áp lực cạnh tranh. Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003) rút ra một số
bài học cho Việt Nam bằng cách so sánh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt
Nam trong thời kỳ 1979-2002. Đoàn Ngọc Phúc (2003) phân tích thực trạng của FDI trong
thời kỳ 1988-2003 và kết luận tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào khu
vực có vốn FDI.
Xét về phương pháp luận, hầu hết các nghiên cứu về FDI ở Việt Nam sử dụng
phương pháp phân tích định tính, tổng kết tình hình FDI vào Việt Nam dựa vào số liệu
thống kê. Các kết luận về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tỷ
trọng của FDI so với tổng đầu tư xã hội và đóng góp của khu vực có vốn FDI vào GDP
hay vào tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa
(2004) là một trong số rất ít nghiên cứu dùng cả hai phương pháp định tính và định lượng.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ lượng hóa được tác động của FDI tới tăng trưởng của các
tỉnh Việt Nam nhằm mục đích cuối cùng là tìm mối quan hệ giữa FDI và xóa đói giảm
nghèo. Các nghiên cứu định lượng khác để kiểm định tác động tràn của FDI hầu như rất ít.
Sự thiếu vắng các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô
hình hóa có thể là do thiếu các dữ liệu cần thiết hoặc/và thiếu tin tưởng vào số liệu sẵn có.
Kết quả nghiên cứu trình bày trong Cuốn sách này sẽ khắc phục phần nào yếu điểm
trên bằng cách sử dụng cách tiếp cận rộng hơn, kết hợp cả hai phương pháp là phân tích
định tính sử dụng số liệu thống kê thứ cấp và sơ cấp và phân tích định lượng. Việc lựa
chọn sử dụng kết hợp các phương pháp trên thể hiện sự khó khăn trong sử dụng đơn lẻ các
công cụ định lượng trong trường hợp của Việt Nam do số liệu dùng cho phân tích thường
chưa đầy đủ và độ tin cậy không cao.
Ngoài phần giới thiệu, Báo cáo nghiên cứu được thiết kế gồm 5 chương. Chương
Một trình bày bức tranh tổng quát về FDI ở Việt Nam kể từ 1988 đến nay và đánh giá sơ
bộ vai trò của FDI tới phát triển kinh tế xã hội. Chương này cũng nêu ra những thay đổi
quan trọng trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau và so
sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Chương Hai trình bày phương pháp
luận được sử dụng để đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh
đầu tư và kênh tác động tràn. Trong chương này, các tác giả sẽ đề cập kỹ cơ sở lý thuyết
của mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng mô hình tăng trưởng.
Trên cơ sở đó xây dựng mô hình đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông
qua kênh đầu tư. Chương Hai cũng đề cập tới cơ chế sinh ra tác động tràn, các kênh truyền
động và đưa ra khung khổ phân tích các tác động tràn trên cơ sở tiếp thu một số mô hình
đã được sử dụng trên thế giới. Dựa vào khung khổ phân tích ở Chương Hai, toàn bộ phần
phân tích định lượng tác động của FDI tới tăng trưởng được trình bày ở Chương Ba.
Chương Bốn tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của
doanh nghiệp; tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước
nói chung và trong 3 nhóm ngành lựa chọn nói riêng. Trước khi tiến hành phân tích định
lượng sử dụng số liệu chính thức từ cuộc Điều tra Doanh nghiệp năm 2001 của Tổng cục
Thống kê (TCTK) chương Bốn còn phân tích kết quả điều tra 60 doanh nghiệp có vốn FDI
đang hoạt động trong ngành chế biến và 33 doanh nghiệp trong nước cùng ngành do nhóm
tác giả thực hiện. Kết quả điều tra này nhằm bổ sung cho kết quả phân tích định lượng,
song cũng là một phương pháp để xác định các biểu hiện của tác động tràn và nhận dạng
các kênh truyền tác động tràn trong mẫu điều tra. Chương Năm trình bày các phát hiện
chính của Nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra một số kết luận và kiến nghị chính sách nhằm
tối đa hóa lợi ích mà FDI có thể mang lại và đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI vào Việt
Nam.
CHƯƠNG MỘT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
TỪ 1988 ĐẾN NAY
I. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA KHU
VỰC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1.1. Tổng quan diễn biến thu hút và thực hiện FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-20041
1.1.1 Các giai đoạn phát triển
Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 có hiệu lực, Việt Nam đã đạt được kết quả
khả quan trong thu hút luồng vốn FDI. Tính đến 31/12/2004, Việt Nam đã thu hút được 6.164
dự án với tổng vốn đăng ký và tăng thêm2 đạt khoảng 59,8 tỷ USD. Đáng chú ý, tổng số vốn
thực hiện tính đến hết năm 2004 chiếm gần 50.1% tổng vốn FDI đã đăng ký và tăng thêm.
Tuy nhiên, luồng vốn đầu tư FDI hàng năm vào Việt Nam diễn biến thất thường, không ổn
định, đặc biệt là từ năm 1997 trở lại đây sau khi Việt Nam đã đạt tới đỉnh cao thu hút FDI vào
năm 1996 (Đồ thị 1).
Đồ thị 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2004
0.0
2000.0
4000.0
6000.0
8000.0
10000.0
12000.0
1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Triệu USD
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
Dự án
Vốn đăng ký Vốn thực hiện Số dự án
Nguồn: Tổng Cục thống kê (2004).
Có thể phân chia quá trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong 15 năm qua thành
ba giai đoạn chủ yếu sau:
1
Nếu không có trích nguồn khác, tất cả số liệu trong mục này được lấy từ nguồn chính thức của Tổng cục thống
kê, niên giám thống kê từ các năm 2000-2004 và trên trang Website
2
Kể cả vốn của doanh nghiệp Việt Nam. Theo TCTK, đóng góp của phía Việt Nam có xu hướng giảm dần trong
tổng vốn đăng ký: bằng 22,6% trung bình giai đoạn 1988-1990, 28,1% giai đoạn 1991-1995, 27,7% giai đoạn
1996-2000 và chỉ còn xấp xỉ 8% giai đoạn 2001-2004.
cũng có lợi thế và có tác động tràn qua kênh liên kết sản xuất, nhưng tác động âm của cạnh
tranh lớn hơn nên đã làm triệt tiêu tác động tích cực mà kênh đó mang lại.
Sự thiếu vắng tác động tràn qua kênh di chuyển lao động và chuyển giao công nghệ
(giữa công ty mẹ và công ty FDI con ở nước nhận đầu tư và bản thân quá trình chuyển
giao trực tiếp công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước) rút ra từ
nghiên cứu này nhìn chung thống nhất với kết luận rút ra ở Chương Ba. Đó là trình độ của
lao động thấp đang cản trở sự tương tác tích cực giữa vốn FDI với vốn con người và đóng
góp của mối tương tác này tới tăng trưởng. Kết luận này được ủng hộ thêm qua đánh giá
định tính ở Chương Một về sự tập trung của FDI trong một số ngành, một số vùng và khả
năng hấp thụ FDI thể hiện ở Biểu 22, ước lượng từ XIII-XVI. Ở cấp doanh nghiệp, trình
độ lao động thấp sẽ hạn chế (nếu không nói là cản trở) khả năng tiếp thu và chuyển giao
công nghệ. Tức là, thiếu lao động có trình độ đáp ứng ở một mức nào đó, việc phổ biến
công nghệ sẽ khó hay không xảy ra. Ngoài trình độ lao động, chênh lệch lớn về công
nghệ và NSLĐ cũng gây khó khăn cho việc di chuyển lao động có chuyên môn giữa các
doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Trên thực tế, có lẽ hiện tượng đi khỏi
doanh nghiệp, nhất là DNNN nhiều hơn là đi khỏi doanh nghiệp FDI đến doanh nghiệp
trong nước. Chênh lệch về công nghệ, ít nhất thể hiện qua tiêu thức cường độ vốn hay mức
độ tập trung vốn trên đầu lao động, cũng gây trở ngại cho chuyển giao công nghệ cho
những ngành đòi hỏi vốn lớn như nhóm cơ khí-điện tử. Đây có thể là một lý do cho thấy
tác động tràn dường như không xuất hiện ở ngành này hay nếu có thì ở mức độ rất yếu.
Kết quả nghiên cứu về khả năng hấp thụ tác động tràn tích cực cũng cho thấy khả
năng này có quan hệ tới tính qui mô hơn là hình thức pháp lý của doanh nghiệp trong
nước. Đáng lưu ý là tác động tràn tích cực được ghi nhận ở các doanh nghiệp có qui mô
vừa và nhỏ xét cả tiêu thức vốn và lao động. Hoạt động của DN FDI tạo ra tác động tràn
tích cực mạnh hơn đối với các doanh nghiệp trong nước, nhất là DNTN, ở các vùng kém
phát triển hơn và có ít đầu tư nước ngoài hơn. Kết quả này phần nào khẳng định lại kết
luận cho rằng tác động tràn dường như chỉ xuất hiện qua kênh liên kết sản xuất và kênh
cạnh tranh. Tuy nhiên cần thận trọng hơn vói những kết luanạ như vậy do những hạn chế
về mặt số liệu sử dụng trong mô hình như đã phân tích. Các kết luận trên đây dù sao vẫn
ủng hộ cho chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ tính linh
hoạt cao và dễ thích nghi với môi trường kinh doanh còn nhiều thay đổi trong điều kiện
chuyển đổi ở Việt Nam.
5.2. Kiến nghị chính sách
Dựa vào các kết quả phân tích, Nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị, được
trình bày theo nhóm dưới đây.
1. Tiếp tục đổi mới tư duy và đổi mới cách tiếp cận trong xây dựng chính sách
đầu tư nước ngoài cho giai đoạn tới.
Bên cạnh công nhận khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành
của nền kinh tế, thì việc thực hiện các cam kết về hội nhập và điều chỉnh luật lệ cho phù
hợp với qui định và nguyên tắc cuả WTO sẽ ảnh hưởng tích cực tới thu hút vốn FDI vào
Việt Nam. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì vậy cần tính đến bối cảnh
toàn cầu hóa và cần được xây dựng trên cơ sở xác định rõ các mục tiêu trung và dài hạn để
có những giải pháp mang tính kết hợp và có tính chuyển tiếp, hỗ trợ cho nhau. Ví dụ, trong
giai đoạn tới, thu hút FDI về chiều rộng cần được tiếp tục (do nhiều lý do khác nhau).
Nhưng về lâu dài, để thu hút các nhà đầu tư lớn Việt Nam cần chuẩn bị nâng cao năng lực
theo nghĩa rộng như cải thiện môi trường đầu tư, tăng trình độ của lực lượng lao động,
tăng năng lực về R&D v.v. Để đạt mục tiêu này thì cần có thực hiện ngay từ bây giờ.
Chính sách đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tới vẫn chú trọng thu hút về số lượng
vốn đầu tư, nhưng đồng thời cần nhấn mạnh hơn nữa tác động tràn tích cực (hay tác động
lan tỏa) của vốn FDI, đặc biệt là thông qua bốn kênh đã phân tích trong Nghiên cứu.
Tiếp tục mở rộng hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài và ở trong nước, tạo môi
trường cho trao đổi thông tin giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giữa các nhà đầu tư
và các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan.
2. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư
nước ngoài để có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực về thu hút FDI.
Trong bối cảnh toàn cấu hóa, áp lực cạnh tranh sẽ không giảm mà còn tăng. So với
các nước trong khu vực, môi trường đầu tư của Việt Nam đang kém cạnh tranh hơn84. Vì
vậy, cải thiện môi trường đầu tư là hết sức quan trọng và cần thiết. Việc đầu tư ra nước
ngoài của nhà đầu tư nhằm mục đích chính là lợi nhuận. Vì vậy, ở đâu có điều kiện thuận
lợi hơn, hấp dẫn hơn, chi phí đầu tư và kinh doanh thấp hơn cho đầu tư hiệu quả (lợi
nhuận) sẽ thu hút FDI nhiều hơn. Về phía nước sở tại, khía cạnh tạo việc làm, tạo môi
trường cho chuyển giao công nghệ và tạo sự ổn định cho kinh doanh lâu dài của các nhà
đầu tư nước ngoài cũng là mục tiêu của cải thiện môi trường đầu tư. Nghiên cứu cho rằng
các chính sách cần tập trung vào ba vấn đề:
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế. Trước hết cần nhanh chóng xóa bỏ sự phân biệt đối xử và tạo sân chơi bình
đẳng cho tất cả các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro (xuất hiện do thay đổi chính sách,
do bất ổn vĩ mô, do không đảm bảo quyền sở hữu, do tính thực thi hợp đồng kém v.v.).
Đồng thời giảm thiểu các rào cản đối với cạnh tranh bằng cách đơn giản hóa các thủ tục
gia nhập thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp rút khỏi thị trường với chi
phí giao dịch và chi phí cơ hội thấp nhất. Nhanh chóng triển khai thực hiện Luật cạnh
tranh có hiệu lực từ 1/7/2005 và thực hiện chính sách cạnh tranh thay cho chính sách bảo
hộ tràn lan trước đây.
- Nhanh chóng hoàn thiện thị trường các nhân tố sản xuất, trước hết là thị trường
vốn, thị trường lao động và thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư nước ngoài thường
đến từ các nước có nền kinh tế thị trường và các thị trường nhân tố vận hành khá hiệu quả.
Tức là, khả năng tiếp cận các nhân tố sản xuất là dễ dàng và có thể sử dụng linh hoạt xét
về phạm vi giá cả, không gian và thời gian. Sự kém phát triển của các thị trường này ở
Việt Nam đang là một yếu điểm lớn và là một nguyên nhân đẩy chi phí sản xuất lên cao và
giảm cơ hội tận đụng thời cơ kinh doanh.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là ở cấp địa phương gắn với quá trình phân
cấp quản lý Nhà nước nói chung và quản lý đầu tư nói riêng. Phân cấp cần đi đối với trách
nhiệm rõ ràng của từng cá nhân trên cơ sở lấy lợi ích chung của xã hội làm căn cứ để đánh
giá. Điều đó có nghĩa là, phân cấp không chỉ là việc trao quyền chủ động ra quyết định
theo đúng với thẩm quyền nhà nước quy định, mà cần đánh giá tác động đích thực của việc
ra quyết định đầu tư sau khi dự án đi vào hoạt động (ví dụ đối với tạo việc làm, đóng góp
vào tăng giá trị sản lượng và giá trị gia tăng cho địa phương v.v.) . Ở cấp địa phương cần
có chính sách nhanh chóng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ.
3. Tạo cơ hội cho xuất hiện tác động tràn và tăng khả năng hấp thụ các tác động
tràn tích cực của FDI cho các doanh nghiệp trong nước.
- Thay vì khuyến khích thu hút FDI vào một số ngành như hiện nay, có lẽ nên quy
định một số lĩnh vực cấm đầu tư và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các
lĩnh vực còn lại. Nhanh chóng thực hiện chương trình cổ phần hóa DNNN, tạo cơ hội và
mở cửa hơn nữa cho sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước trong một số ngành mà hiện nay vẫn do
DNNN chủ yếu nắm giữ. Đồng thời thực hiện tốt cam kết về giảm thuế quan và hàng rào
phi thuế quan theo lộ trình hội nhập và tiến trình tự do hóa thương mại, qua đó tạo áp lực
về cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp và giảm thiểu mức độ bảo hộ đối với một số
ngành đang được ưu đãi. Các biện pháp trên đây sẽ làm giảm mức độ tập trung của FDI
vào một số ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, thu hút nguồn vốn này vào tất cả các
ngành, qua đó tạo cơ hội để có được tác động lan tỏa cho các doanh nghiệp trong nước và
nền kinh tế.
- Tiếp tục phân cấp việc ra quyết định cấp phép đầu tư và tăng qui mô dự án mà các
cấp tương ứng được quyết định. Thay đổi này có thể tác động ngay tới qui mô dự án và
tăng tốc độ giải ngân, đồng thời tạo kích thích đẩy nhanh cải cách hành chính nói chung và
ở các tỉnh/thành phố nói riêng. Như đã nêu ở trên, phân cấp cần gắn với trách nhiệm cá
nhân và đánh giá thông qua hiệu quả kinh tế-xã hội đích thực của các dự án.
- Khuyến khích thu hút FDI vào các vùng ngoài các trung tâm công nghiệp và đô
thị lớn, trước hết nhằm giãn bớt mức độ tập trung cao ở các vùng này. Một mặt tiếp tục
đẩy mạnh phân cấp như đã nêu ở trên, mặt khác cần có chính sách hỗ trợ các tỉnh trong
xúc tiến đầu tư, nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng cầu về lao động quản lý
và công nhân có tay nghề. Trong giai đoạn tới, ưu thế sẽ thuộc về các tỉnh lân cận, tiếp
giáp các trung tâm tập trung FDI. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng vì vậy có thể ưu tiên
hơn cho các tỉnh này, tạo một vành đai xung quang các thành phố lớn để mở rộng dần
phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp FDI về mặt địa lý.
- Kết quả phân tích định lượng về tác động tràn cho thấy bằng chứng về tác động
tràn tích cực của FDI đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả DNNN. Do vậy, cần tiếp
tục đẩy mạnh chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời có biện pháp
hỗ trợ các doanh nghiệp này tạo mối liên kết sản xuất với các doanh nghiệp FDI trong từng
nhóm ngành. Nhà nước cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng năng lực để có
thể tự học hỏi, tiếp thu công nghệ mới và chuyển giao công nghệ từ đối tác liên kết sản
xuất. Các biện pháp hay được thực hiện trên thế giới là cung cấp thông tin miễn phí hoặc
phí rất thấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức các cuộc gặp gỡ để các doanh
nghiệp có thể trao đổi trực tiếp với nhau, tổ chức các lớp bồi dường, đào tạo cán bộ làm
việc trong các doanh nghiệp này.
- Tăng năng lực về R&D của doanh nghiệp trong nước để tăng khả năng hấp thụ
công nghệ mới và thúc đẩy chuyển giao công nghệ thông qua nhiếu biện pháp, ví dụ Nhà
nước hỗ trợ đào tạo cán bộ R&D của doanh nghiệp bằng cách tài trợ các chương trình trao
đổi chuyên gia giữa các viện nghiên cứu, trường đại học v.v. và doanh nghiệp; thực hiện
các chương trình nghiên cứu (ngành, sản phẩm mới) có sự tham gia và đồng tài trợ của các
bên cùng hưởng lợi.
- Nâng nhanh tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của cả nền kinh tế nói chung và của lao
động trong các doanh nghiệp trong nước nói riêng để tăng khả năng đón nhận tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới.
4. Thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút các công ty đa quốc gia lớn
có tiềm năng về công nghệ và tận dụng tối đa thế mạnh về R&D của các công ty nước
ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
- Nhanh chóng cải cách các tổ chức R&D của nhà nước nhằm tăng năng lực của
các tổ chức này, kể cả nhân lực sao cho đủ khả năng tiếp thu kiến thức và tiến bộ công
nghệ mới.
- Một mặt luôn cập nhập, phân tích và xử lý thông tin về các công ty lớn, nhất là
công ty có khả năng về R&D hàng đầu trên thế giới, cũng như nghiên cứu chiến lược/kế
hoạch về chuyển giao công nghệ, về phạm vi hoạt động và về đổi mới công nghệ của các
công ty này. Việc này cần khuyến khích các tổ chức/doanh nghiệp quan tâm, nhưng cũng
cần giao cho một cơ quan nhất định để theo dõi và phân tích có hệ thống. Đồng thời cần
học tập kinh nghiệm của các nước về thu hút các công ty nước ngoài có tiềm năng về công
nghệ.
- Triển khai thực hiện nhanh Luật sở hữu trí tuệ và thực hiện nghiêm túc quyền sở
hữu trí tuệ và bảo hộ bản quyền theo thông lệ quốc tế.
- Để thu hút các công ty lớn có tiềm lực về công nghệ và khuyến khích chuyển giao
công nghệ, ngoài môi trường đầu tư chung đủ tạo lòng tin cho các nhà đầu tư cũng nên có
chính sách ưu đãi đầu tư. Cách tiếp cận ở đây là không áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư
tràn lan, mà ngược lại chỉ nên tập trung vào một vài lĩnh vực thỏa mãn các điều kiện được
hưởng các ưu đãi này. Nhà nước cần đảm bảo việc thực hiện các chính sách ưu đãi, nhằm
giảm thiểu chi phí giao dịch liên quan. Có nhiều biện pháp có thể áp dụng như ưu đãi về
thuế, về cơ sở hạ tầng (đất đai và các dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng), chính sách ưu đãi
liên quan đến lao động (thuế thu nhập cá nhân).
- Rà sóat và đánh giá việc thực hiện các chính sách liên quan đến chuyển giao công
nghệ trong giai đoạn vừa qua để rút ra các bài học về thành công và thất bại. Hiện nay Việt
Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp
FDI, tuy nhiên kết quả thực tiễn hoạt động thu được còn rất thấp. Điều đó chứng tỏ các
chính sách này chưa phù hợp với thực tế. Do vậy, cần tiến hành điều tra khảo sát để có
những đánh giá sâu và cụ thể về việc thực hiện các chính sách này.
Tóm lại, để FDI đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế cũng như tối đa hóa
lợi ích mà FDI có thể mang lại đòi hỏi có cách tiếp cận bao quát, hài hòa hơn trong xây
dựng chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh chú trọng tới thu hút FDI, chính
sách FDI trong giai đoạn tới nên đồng thời chú trọng tới tác động tràn tích cực mà FDI có
thể mang lại. Những nội dung của Nghiên cứu này góp phần làm rõ hơn cách tiếp cận đó
và cung cấp một số căn cứ nhằm đạt mục tiêu trên.
Các kiến nghị trên đây tuy nhiên chỉ chú trọng tới tác động tích cực của FDI tới
tăng trưởng và nên mang tính tham khảo cho xây dựng chính sách. Ngoài ra, phần đánh
giá lượng về tác động tràn chỉ dựa vào số liệu chéo tại một thời điểm nhất định nên phần
nào đã hạn chế kết quả của Nghiên cứu. Các đánh giá mang tính bổ sung như thông qua
điều tra bằng phiếu hỏi mới chỉ dừng ở qui mô rất nhỏ, chưa mang tính đại diện. Những
khiếm khuyết của Nghiên cứu dù sao đã gợi mở ra nhiều vấn đề đòi hỏi cần được tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn và ở quy mô rộng hơn trong thời gian tới.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
CHƯƠNG MỘT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TỪ 1988 ĐẾN NAY5
I. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA KHU VỰC
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ................................................5
1.1. Tổng quan diễn biến thu hút và thực hiện FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-2003.....5
1.1.1 Các giai đoạn phát triển......................................................................................................5
1.1.2. Một số đặc điểm của FDI tại Việt Nam...........................................................................7
1.2. Vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam.........................................................9
1.2.1. FDI đối với vốn dầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế.....................................................10
1.2.2. FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu ..............................11
1.2.3. FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực ..........................................................12
1.2.4. FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô........................................12
II. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM ...........................................13
2.1. Khung khổ chính sách thu hút FDI ................................................................................13
2.2. Chuyển biến về nhận thức và quan điểm của Việt Nam về vai trò của FDI ...............15
2.3. So sánh chính sách thu hút FDI hiện hành của Việt Nam với một số nước................16
2.4. Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài .......................................20
CHƯƠNG HAI: KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH .........................................................................22
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG .........................22
1.1. Các kênh tác động.............................................................................................................22
1.2. Cơ sở lý thuyết về tác động của FDI tới tăng trưởng thông qua kênh đầu tư ............23
1.3. Cơ sở lý thuyết đánh giá tác động tràn của FDI...........................................................27
1.3.1. Cơ chế sinh ra tác động tràn ............................................................................................27
1.3.2. Mô hình ước lượng ..........................................................................................................31
II. ĐIỂM QUA MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .....................................................................................................35
CHƯƠNG BA: TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG QUA KÊNH ĐẦU TƯ .....38
I. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ....................................................................................38
II. SỐ LIỆU ...............................................................................................................................38
III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ .......................................................................................................39
CHƯƠNG BỐN: TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ............45
I. MỘT SỐ PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH .....................................................................................45
1.1. Thông tin chung về mẫu điều tra ....................................................................................45
1.2. Lao động, vốn đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.................46
1.3. Nhận dạng các biểu hiện của tác động tràn ...................................................................49
II. ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG TRÀN ...............................................................56
2.1. Số liệu.................................................................................................................................56
2. 2. FDI và năng suất lao động của doanh nghiệp nói chung .............................................58
2.2.1. Mô hình...........................................................................................................................58
2.2.2. Kết quả và đánh giá .........................................................................................................60
2.3. Tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước ...........66
2.3.1. Mô hình............................................................................................................................66
2.3.2. Kết quả và đánh giá .........................................................................................................69
2.3. Khả năng hấp thụ tác động tràn của doanh nghiệp trong nước ..................................76
CHƯƠNG NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH............................................81
5.1. Một số kết luận..................................................................................................................81
5.2. Kiến nghị chính sách ........................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................91
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2003........................................................5
Đồ thị 2: Luồng vốn FDI đổ vào Việt Nam và Trung Quốc so với luồng FDI
vào khu vực Đông, Nam và Đông Nam Á .................................................................................7
Đồ thị 3: Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành................................................................................9
Đồ thị 4: FDI thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và so với GDP )..................................10
Đồ thị 5: Tài khoản vốn và dòng FDI vào Việt Nam giai đoạn 1993-2002 ..............................13
Đồ thị 6: Doanh thu /lao động của doanh nghiệp....................................................................48
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 1: Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam................................................................................................14
Biểu 2: So sánh những chính sách thu hút FDI chủ yếu giữa Việt Nam và một số
nước trong khu vực và chuyển đổi ............................................................................................17
Biểu 3: Kết quả ước lượng tác động của FDI tới tăng trưởng giai đoạn 1988-2003.................41
Biểu 4: FDI với tổng đầu tư và năng suất của FDI....................................................................44
Biểu 5: Số lượng doanh nghiệp điều tra ...................................................................................46
Biểu 6: Quy mô lao động của doanh nghiệp .............................................................................46
Biểu 7: Tỷ lệ vốn cố định/lao động của các doanh nghiệp.......................................................47
Biểu 8: Tỷ lệ lao động chuyển đi so với tổng số lao động trung bình trong 3 năm .................50
Biểu 9: Nguồn tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong nước....................................50
Biểu 10: Tỷ lệ lao động có kỹ năng của các doanh nghiệp ......................................................52
Biểu 11: Tỷ lệ chi cho R&D so với doanh thu ..........................................................................53
Biểu 12: Nguồn cung cấp nguyên liệu của doanh nghiệp FDI..................................................54
Biểu 13: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp FDI ......................................................54
Biểu 14: Đánh giá về sức ép cạnh tranh ....................................................................................55
Biểu 15: Thông tin cơ bản về FDI trong ngành công nghiệp chế biến......................................56
Biểu 16: Kết quả mô hình đánh giá tác động của FDI tới năng suất lao động của tất cả doanh
nghiệp ........................................................................................................................................62
Biểu 17: Kết quả đánh giá tác động của FDI tới NSLĐ của DN trong nước với biến tytrong 73
Biểu 18: Kết quả mô hình đánh giá tác động của FDI tới NSLĐ của doanh nghiệp trong nước
với tytrong1 và tytrong2 ............................................................................................................74
Biểu 19: Kết quả mô hình tác động tràn qua khả năng hấp thụ................................................79
TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
GIỚI THIỆU
Trong gần 20 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình
7,3% giai đoạn 1990-2004, GDP thực bình quân đầu người tăng trung bình 5,7% hàng năm
và tỷ lệ cùng kiệt giảm từ gần 80% năm 1986 xuống còn 24% vào năm 2004. Trong hơn một
thập kỷ qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời
có thành tích giảm cùng kiệt nhanh trên thế giới.
Thành tựu trên đây là dấu hiệu tốt của quá trình chuyển đổi kinh tế và là kết quả
của các chính sách mà Việt Nam đã và đang thực hiện trước những thay đổi nhanh chóng
của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là xu thế toàn cấu hóa. Ngay từ cuối thập kỷ 80, Việt
Nam đã thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế, bắt đầu bằng việc thông qua Luật Đầu tư
Nước ngoài vào năm 1987, tiến hành ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa
phương, gần đây nhất là Hiệp định thương mại Việt-Mỹ. Việt Nam đã trở thành thành viên
của ASEAN từ năm 1995, của APEC từ năm 1998, tham gia Diễn đàn kinh tế Á-Âu
(ASEM) vào năm 2001 và đang chuẩn bị để gia nhập WTO.
Bên cạnh mở cửa cho thương mại, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác,
Việt Nam đã và đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, trước hết là khung khổ pháp
luật nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam đã ký hiệp định song
phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 45 nước và vùng lãnh thổ, trong đó phạm vi
điều chỉnh của các hiệp định đều mở rộng hơn so với những qui định hiện hành của Luật
Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam. Các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã đem lại những
kết quả đáng khích lệ về thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Tính đến 20/12/2004, Việt Nam
đã thu hút được 6.072 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 49,2 tỷ USD. Đến nay, khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài được công nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế
với đóng góp vào GDP ngày càng tăng, ước đạt 14% vào năm 2004. Ngoài ra, khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài còn tạo thêm việc làm, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và
chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước và đóng góp cho Ngân sách Nhà nước.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn
chưa tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa được lợi ích mà đầu tư trực tiếp
nước ngoài có thể mang lại. Cơ sở dẫn đến các nhận xét trên là diễn biến bất thường về
dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp, tập
trung FDI chỉ trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn khiêm tốn v.v.
Phần lớn các dự án FDI có quy mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Châu
Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn
các công ty đa quốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ
và tri thức. Thực trạng này cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút
FDI của Trung Quốc và các nước trong khu vực đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam.
FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã
hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn nhất
của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này dường
như được thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách với
ba lý do chính: Một là, FDI góp phần vào tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải
thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. Hai là, các nước đang phát
triển thường có tỷ lệ tích lũy vốn thấp và vì vậy, FDI được coi là một nguồn vốn quan
trọng để bổ sung vốn đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ba là, FDI tạo
cơ hội cho các nước cùng kiệt tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công
nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao
động v.v. Tác động này được xem là các tác động tràn về năng suất của FDI, góp phần làm
tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế nói chung. Trên thực tế không phải nước nào cũng đạt được cùng một lúc hai mcụ
tiêu này. Một số nước thu hút được dòng vốn FDI khá lớn nhưng tác động tràn hầu như
không xảy ra. Ở một tình thế khác, vốn FDI đổ vào một nước có thể làm tăng vốn đầu tư
cho nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn này vào tăng trưởng là thấp. Cả hai trường
hợp trên đều được coi là không thành công với chính sách thu hút FDI hay chưa tận dụng
triệt để và lãng phí nguồn lực này dưới góc độ tăng trưởng kinh tế. Thực trạng này khiến
cho các nhà kinh tế ngày càng quan tâm nhiều hơn tới việc đánh giá tác động của FDI tới
tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là của các nước đang phát triển, thông qua hai kênh tác động
đề cập ở trên.
Với các lập luận và tiếp cận trên đây, cuốn sách này không đề cập tất cả tác động
của FDI tới nền kinh tế, mà sẽ tập trung vào phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng
kinh tế thông qua hai kênh quan trọng nhất là vốn đầu tư và các tác động tràn. Trong
khuôn khổ có hạn của cuốn sách, các tác giả tập trung vào đánh giá tác động tràn trong
ngành công nghiệp chế biến, tập trung sâu hơn vào vào ba nhóm ngành là dệt-may, chế
biến thực phẩm và cơ khí-điện tử. Ba nhóm ngành này vừa có vai chủ đạo trong ngành
công nghiệp chế biến của Việt Nam, vừa là các ngành thu hút mạnh FDI trong thời gian
qua.
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng
kinh tế và thường sử dụng phương pháp phân tích định lượng để kiểm định và lượng hóa
các tác động này. Ở Việt Nam các nghiên cứu về FDI nói chung là khá nhiều, tuy nhiên chỉ
có một số nghiên cứu đi sâu xem xét tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế. Nguyễn
Mại (2003), Freeman (2002) và Nguyễn Thị Phương Hoa (2001) đã nghiên cứu tổng quát
hoạt động FDI ở Việt Nam cho tới năm 2002 và đều đi đến kết luận chung rằng FDI có tác
động tích cực tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực.
Tác động tràn của FDI cũng xuất hiện ở ngành công nghiệp chế biến nhờ di chuyển lao
động và áp lực cạnh tranh. Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003) rút ra một số
bài học cho Việt Nam bằng cách so sánh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt
Nam trong thời kỳ 1979-2002. Đoàn Ngọc Phúc (2003) phân tích thực trạng của FDI trong
thời kỳ 1988-2003 và kết luận tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào khu
vực có vốn FDI.
Xét về phương pháp luận, hầu hết các nghiên cứu về FDI ở Việt Nam sử dụng
phương pháp phân tích định tính, tổng kết tình hình FDI vào Việt Nam dựa vào số liệu
thống kê. Các kết luận về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tỷ
trọng của FDI so với tổng đầu tư xã hội và đóng góp của khu vực có vốn FDI vào GDP
hay vào tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa
(2004) là một trong số rất ít nghiên cứu dùng cả hai phương pháp định tính và định lượng.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ lượng hóa được tác động của FDI tới tăng trưởng của các
tỉnh Việt Nam nhằm mục đích cuối cùng là tìm mối quan hệ giữa FDI và xóa đói giảm
nghèo. Các nghiên cứu định lượng khác để kiểm định tác động tràn của FDI hầu như rất ít.
Sự thiếu vắng các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô
hình hóa có thể là do thiếu các dữ liệu cần thiết hoặc/và thiếu tin tưởng vào số liệu sẵn có.
Kết quả nghiên cứu trình bày trong Cuốn sách này sẽ khắc phục phần nào yếu điểm
trên bằng cách sử dụng cách tiếp cận rộng hơn, kết hợp cả hai phương pháp là phân tích
định tính sử dụng số liệu thống kê thứ cấp và sơ cấp và phân tích định lượng. Việc lựa
chọn sử dụng kết hợp các phương pháp trên thể hiện sự khó khăn trong sử dụng đơn lẻ các
công cụ định lượng trong trường hợp của Việt Nam do số liệu dùng cho phân tích thường
chưa đầy đủ và độ tin cậy không cao.
Ngoài phần giới thiệu, Báo cáo nghiên cứu được thiết kế gồm 5 chương. Chương
Một trình bày bức tranh tổng quát về FDI ở Việt Nam kể từ 1988 đến nay và đánh giá sơ
bộ vai trò của FDI tới phát triển kinh tế xã hội. Chương này cũng nêu ra những thay đổi
quan trọng trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau và so
sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Chương Hai trình bày phương pháp
luận được sử dụng để đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh
đầu tư và kênh tác động tràn. Trong chương này, các tác giả sẽ đề cập kỹ cơ sở lý thuyết
của mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng mô hình tăng trưởng.
Trên cơ sở đó xây dựng mô hình đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông
qua kênh đầu tư. Chương Hai cũng đề cập tới cơ chế sinh ra tác động tràn, các kênh truyền
động và đưa ra khung khổ phân tích các tác động tràn trên cơ sở tiếp thu một số mô hình
đã được sử dụng trên thế giới. Dựa vào khung khổ phân tích ở Chương Hai, toàn bộ phần
phân tích định lượng tác động của FDI tới tăng trưởng được trình bày ở Chương Ba.
Chương Bốn tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của
doanh nghiệp; tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước
nói chung và trong 3 nhóm ngành lựa chọn nói riêng. Trước khi tiến hành phân tích định
lượng sử dụng số liệu chính thức từ cuộc Điều tra Doanh nghiệp năm 2001 của Tổng cục
Thống kê (TCTK) chương Bốn còn phân tích kết quả điều tra 60 doanh nghiệp có vốn FDI
đang hoạt động trong ngành chế biến và 33 doanh nghiệp trong nước cùng ngành do nhóm
tác giả thực hiện. Kết quả điều tra này nhằm bổ sung cho kết quả phân tích định lượng,
song cũng là một phương pháp để xác định các biểu hiện của tác động tràn và nhận dạng
các kênh truyền tác động tràn trong mẫu điều tra. Chương Năm trình bày các phát hiện
chính của Nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra một số kết luận và kiến nghị chính sách nhằm
tối đa hóa lợi ích mà FDI có thể mang lại và đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI vào Việt
Nam.
CHƯƠNG MỘT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
TỪ 1988 ĐẾN NAY
I. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA KHU
VỰC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1.1. Tổng quan diễn biến thu hút và thực hiện FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-20041
1.1.1 Các giai đoạn phát triển
Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 có hiệu lực, Việt Nam đã đạt được kết quả
khả quan trong thu hút luồng vốn FDI. Tính đến 31/12/2004, Việt Nam đã thu hút được 6.164
dự án với tổng vốn đăng ký và tăng thêm2 đạt khoảng 59,8 tỷ USD. Đáng chú ý, tổng số vốn
thực hiện tính đến hết năm 2004 chiếm gần 50.1% tổng vốn FDI đã đăng ký và tăng thêm.
Tuy nhiên, luồng vốn đầu tư FDI hàng năm vào Việt Nam diễn biến thất thường, không ổn
định, đặc biệt là từ năm 1997 trở lại đây sau khi Việt Nam đã đạt tới đỉnh cao thu hút FDI vào
năm 1996 (Đồ thị 1).
Đồ thị 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2004
0.0
2000.0
4000.0
6000.0
8000.0
10000.0
12000.0
1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Triệu USD
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
Dự án
Vốn đăng ký Vốn thực hiện Số dự án
Nguồn: Tổng Cục thống kê (2004).
Có thể phân chia quá trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong 15 năm qua thành
ba giai đoạn chủ yếu sau:
1
Nếu không có trích nguồn khác, tất cả số liệu trong mục này được lấy từ nguồn chính thức của Tổng cục thống
kê, niên giám thống kê từ các năm 2000-2004 và trên trang Website
You must be registered for see links
.2
Kể cả vốn của doanh nghiệp Việt Nam. Theo TCTK, đóng góp của phía Việt Nam có xu hướng giảm dần trong
tổng vốn đăng ký: bằng 22,6% trung bình giai đoạn 1988-1990, 28,1% giai đoạn 1991-1995, 27,7% giai đoạn
1996-2000 và chỉ còn xấp xỉ 8% giai đoạn 2001-2004.
cũng có lợi thế và có tác động tràn qua kênh liên kết sản xuất, nhưng tác động âm của cạnh
tranh lớn hơn nên đã làm triệt tiêu tác động tích cực mà kênh đó mang lại.
Sự thiếu vắng tác động tràn qua kênh di chuyển lao động và chuyển giao công nghệ
(giữa công ty mẹ và công ty FDI con ở nước nhận đầu tư và bản thân quá trình chuyển
giao trực tiếp công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước) rút ra từ
nghiên cứu này nhìn chung thống nhất với kết luận rút ra ở Chương Ba. Đó là trình độ của
lao động thấp đang cản trở sự tương tác tích cực giữa vốn FDI với vốn con người và đóng
góp của mối tương tác này tới tăng trưởng. Kết luận này được ủng hộ thêm qua đánh giá
định tính ở Chương Một về sự tập trung của FDI trong một số ngành, một số vùng và khả
năng hấp thụ FDI thể hiện ở Biểu 22, ước lượng từ XIII-XVI. Ở cấp doanh nghiệp, trình
độ lao động thấp sẽ hạn chế (nếu không nói là cản trở) khả năng tiếp thu và chuyển giao
công nghệ. Tức là, thiếu lao động có trình độ đáp ứng ở một mức nào đó, việc phổ biến
công nghệ sẽ khó hay không xảy ra. Ngoài trình độ lao động, chênh lệch lớn về công
nghệ và NSLĐ cũng gây khó khăn cho việc di chuyển lao động có chuyên môn giữa các
doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Trên thực tế, có lẽ hiện tượng đi khỏi
doanh nghiệp, nhất là DNNN nhiều hơn là đi khỏi doanh nghiệp FDI đến doanh nghiệp
trong nước. Chênh lệch về công nghệ, ít nhất thể hiện qua tiêu thức cường độ vốn hay mức
độ tập trung vốn trên đầu lao động, cũng gây trở ngại cho chuyển giao công nghệ cho
những ngành đòi hỏi vốn lớn như nhóm cơ khí-điện tử. Đây có thể là một lý do cho thấy
tác động tràn dường như không xuất hiện ở ngành này hay nếu có thì ở mức độ rất yếu.
Kết quả nghiên cứu về khả năng hấp thụ tác động tràn tích cực cũng cho thấy khả
năng này có quan hệ tới tính qui mô hơn là hình thức pháp lý của doanh nghiệp trong
nước. Đáng lưu ý là tác động tràn tích cực được ghi nhận ở các doanh nghiệp có qui mô
vừa và nhỏ xét cả tiêu thức vốn và lao động. Hoạt động của DN FDI tạo ra tác động tràn
tích cực mạnh hơn đối với các doanh nghiệp trong nước, nhất là DNTN, ở các vùng kém
phát triển hơn và có ít đầu tư nước ngoài hơn. Kết quả này phần nào khẳng định lại kết
luận cho rằng tác động tràn dường như chỉ xuất hiện qua kênh liên kết sản xuất và kênh
cạnh tranh. Tuy nhiên cần thận trọng hơn vói những kết luanạ như vậy do những hạn chế
về mặt số liệu sử dụng trong mô hình như đã phân tích. Các kết luận trên đây dù sao vẫn
ủng hộ cho chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ tính linh
hoạt cao và dễ thích nghi với môi trường kinh doanh còn nhiều thay đổi trong điều kiện
chuyển đổi ở Việt Nam.
5.2. Kiến nghị chính sách
Dựa vào các kết quả phân tích, Nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị, được
trình bày theo nhóm dưới đây.
1. Tiếp tục đổi mới tư duy và đổi mới cách tiếp cận trong xây dựng chính sách
đầu tư nước ngoài cho giai đoạn tới.
Bên cạnh công nhận khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành
của nền kinh tế, thì việc thực hiện các cam kết về hội nhập và điều chỉnh luật lệ cho phù
hợp với qui định và nguyên tắc cuả WTO sẽ ảnh hưởng tích cực tới thu hút vốn FDI vào
Việt Nam. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì vậy cần tính đến bối cảnh
toàn cầu hóa và cần được xây dựng trên cơ sở xác định rõ các mục tiêu trung và dài hạn để
có những giải pháp mang tính kết hợp và có tính chuyển tiếp, hỗ trợ cho nhau. Ví dụ, trong
giai đoạn tới, thu hút FDI về chiều rộng cần được tiếp tục (do nhiều lý do khác nhau).
Nhưng về lâu dài, để thu hút các nhà đầu tư lớn Việt Nam cần chuẩn bị nâng cao năng lực
theo nghĩa rộng như cải thiện môi trường đầu tư, tăng trình độ của lực lượng lao động,
tăng năng lực về R&D v.v. Để đạt mục tiêu này thì cần có thực hiện ngay từ bây giờ.
Chính sách đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tới vẫn chú trọng thu hút về số lượng
vốn đầu tư, nhưng đồng thời cần nhấn mạnh hơn nữa tác động tràn tích cực (hay tác động
lan tỏa) của vốn FDI, đặc biệt là thông qua bốn kênh đã phân tích trong Nghiên cứu.
Tiếp tục mở rộng hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài và ở trong nước, tạo môi
trường cho trao đổi thông tin giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giữa các nhà đầu tư
và các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan.
2. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư
nước ngoài để có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực về thu hút FDI.
Trong bối cảnh toàn cấu hóa, áp lực cạnh tranh sẽ không giảm mà còn tăng. So với
các nước trong khu vực, môi trường đầu tư của Việt Nam đang kém cạnh tranh hơn84. Vì
vậy, cải thiện môi trường đầu tư là hết sức quan trọng và cần thiết. Việc đầu tư ra nước
ngoài của nhà đầu tư nhằm mục đích chính là lợi nhuận. Vì vậy, ở đâu có điều kiện thuận
lợi hơn, hấp dẫn hơn, chi phí đầu tư và kinh doanh thấp hơn cho đầu tư hiệu quả (lợi
nhuận) sẽ thu hút FDI nhiều hơn. Về phía nước sở tại, khía cạnh tạo việc làm, tạo môi
trường cho chuyển giao công nghệ và tạo sự ổn định cho kinh doanh lâu dài của các nhà
đầu tư nước ngoài cũng là mục tiêu của cải thiện môi trường đầu tư. Nghiên cứu cho rằng
các chính sách cần tập trung vào ba vấn đề:
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế. Trước hết cần nhanh chóng xóa bỏ sự phân biệt đối xử và tạo sân chơi bình
đẳng cho tất cả các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro (xuất hiện do thay đổi chính sách,
do bất ổn vĩ mô, do không đảm bảo quyền sở hữu, do tính thực thi hợp đồng kém v.v.).
Đồng thời giảm thiểu các rào cản đối với cạnh tranh bằng cách đơn giản hóa các thủ tục
gia nhập thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp rút khỏi thị trường với chi
phí giao dịch và chi phí cơ hội thấp nhất. Nhanh chóng triển khai thực hiện Luật cạnh
tranh có hiệu lực từ 1/7/2005 và thực hiện chính sách cạnh tranh thay cho chính sách bảo
hộ tràn lan trước đây.
- Nhanh chóng hoàn thiện thị trường các nhân tố sản xuất, trước hết là thị trường
vốn, thị trường lao động và thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư nước ngoài thường
đến từ các nước có nền kinh tế thị trường và các thị trường nhân tố vận hành khá hiệu quả.
Tức là, khả năng tiếp cận các nhân tố sản xuất là dễ dàng và có thể sử dụng linh hoạt xét
về phạm vi giá cả, không gian và thời gian. Sự kém phát triển của các thị trường này ở
Việt Nam đang là một yếu điểm lớn và là một nguyên nhân đẩy chi phí sản xuất lên cao và
giảm cơ hội tận đụng thời cơ kinh doanh.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là ở cấp địa phương gắn với quá trình phân
cấp quản lý Nhà nước nói chung và quản lý đầu tư nói riêng. Phân cấp cần đi đối với trách
nhiệm rõ ràng của từng cá nhân trên cơ sở lấy lợi ích chung của xã hội làm căn cứ để đánh
giá. Điều đó có nghĩa là, phân cấp không chỉ là việc trao quyền chủ động ra quyết định
theo đúng với thẩm quyền nhà nước quy định, mà cần đánh giá tác động đích thực của việc
ra quyết định đầu tư sau khi dự án đi vào hoạt động (ví dụ đối với tạo việc làm, đóng góp
vào tăng giá trị sản lượng và giá trị gia tăng cho địa phương v.v.) . Ở cấp địa phương cần
có chính sách nhanh chóng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ.
3. Tạo cơ hội cho xuất hiện tác động tràn và tăng khả năng hấp thụ các tác động
tràn tích cực của FDI cho các doanh nghiệp trong nước.
- Thay vì khuyến khích thu hút FDI vào một số ngành như hiện nay, có lẽ nên quy
định một số lĩnh vực cấm đầu tư và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các
lĩnh vực còn lại. Nhanh chóng thực hiện chương trình cổ phần hóa DNNN, tạo cơ hội và
mở cửa hơn nữa cho sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước trong một số ngành mà hiện nay vẫn do
DNNN chủ yếu nắm giữ. Đồng thời thực hiện tốt cam kết về giảm thuế quan và hàng rào
phi thuế quan theo lộ trình hội nhập và tiến trình tự do hóa thương mại, qua đó tạo áp lực
về cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp và giảm thiểu mức độ bảo hộ đối với một số
ngành đang được ưu đãi. Các biện pháp trên đây sẽ làm giảm mức độ tập trung của FDI
vào một số ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, thu hút nguồn vốn này vào tất cả các
ngành, qua đó tạo cơ hội để có được tác động lan tỏa cho các doanh nghiệp trong nước và
nền kinh tế.
- Tiếp tục phân cấp việc ra quyết định cấp phép đầu tư và tăng qui mô dự án mà các
cấp tương ứng được quyết định. Thay đổi này có thể tác động ngay tới qui mô dự án và
tăng tốc độ giải ngân, đồng thời tạo kích thích đẩy nhanh cải cách hành chính nói chung và
ở các tỉnh/thành phố nói riêng. Như đã nêu ở trên, phân cấp cần gắn với trách nhiệm cá
nhân và đánh giá thông qua hiệu quả kinh tế-xã hội đích thực của các dự án.
- Khuyến khích thu hút FDI vào các vùng ngoài các trung tâm công nghiệp và đô
thị lớn, trước hết nhằm giãn bớt mức độ tập trung cao ở các vùng này. Một mặt tiếp tục
đẩy mạnh phân cấp như đã nêu ở trên, mặt khác cần có chính sách hỗ trợ các tỉnh trong
xúc tiến đầu tư, nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng cầu về lao động quản lý
và công nhân có tay nghề. Trong giai đoạn tới, ưu thế sẽ thuộc về các tỉnh lân cận, tiếp
giáp các trung tâm tập trung FDI. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng vì vậy có thể ưu tiên
hơn cho các tỉnh này, tạo một vành đai xung quang các thành phố lớn để mở rộng dần
phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp FDI về mặt địa lý.
- Kết quả phân tích định lượng về tác động tràn cho thấy bằng chứng về tác động
tràn tích cực của FDI đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả DNNN. Do vậy, cần tiếp
tục đẩy mạnh chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời có biện pháp
hỗ trợ các doanh nghiệp này tạo mối liên kết sản xuất với các doanh nghiệp FDI trong từng
nhóm ngành. Nhà nước cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng năng lực để có
thể tự học hỏi, tiếp thu công nghệ mới và chuyển giao công nghệ từ đối tác liên kết sản
xuất. Các biện pháp hay được thực hiện trên thế giới là cung cấp thông tin miễn phí hoặc
phí rất thấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức các cuộc gặp gỡ để các doanh
nghiệp có thể trao đổi trực tiếp với nhau, tổ chức các lớp bồi dường, đào tạo cán bộ làm
việc trong các doanh nghiệp này.
- Tăng năng lực về R&D của doanh nghiệp trong nước để tăng khả năng hấp thụ
công nghệ mới và thúc đẩy chuyển giao công nghệ thông qua nhiếu biện pháp, ví dụ Nhà
nước hỗ trợ đào tạo cán bộ R&D của doanh nghiệp bằng cách tài trợ các chương trình trao
đổi chuyên gia giữa các viện nghiên cứu, trường đại học v.v. và doanh nghiệp; thực hiện
các chương trình nghiên cứu (ngành, sản phẩm mới) có sự tham gia và đồng tài trợ của các
bên cùng hưởng lợi.
- Nâng nhanh tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của cả nền kinh tế nói chung và của lao
động trong các doanh nghiệp trong nước nói riêng để tăng khả năng đón nhận tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới.
4. Thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút các công ty đa quốc gia lớn
có tiềm năng về công nghệ và tận dụng tối đa thế mạnh về R&D của các công ty nước
ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
- Nhanh chóng cải cách các tổ chức R&D của nhà nước nhằm tăng năng lực của
các tổ chức này, kể cả nhân lực sao cho đủ khả năng tiếp thu kiến thức và tiến bộ công
nghệ mới.
- Một mặt luôn cập nhập, phân tích và xử lý thông tin về các công ty lớn, nhất là
công ty có khả năng về R&D hàng đầu trên thế giới, cũng như nghiên cứu chiến lược/kế
hoạch về chuyển giao công nghệ, về phạm vi hoạt động và về đổi mới công nghệ của các
công ty này. Việc này cần khuyến khích các tổ chức/doanh nghiệp quan tâm, nhưng cũng
cần giao cho một cơ quan nhất định để theo dõi và phân tích có hệ thống. Đồng thời cần
học tập kinh nghiệm của các nước về thu hút các công ty nước ngoài có tiềm năng về công
nghệ.
- Triển khai thực hiện nhanh Luật sở hữu trí tuệ và thực hiện nghiêm túc quyền sở
hữu trí tuệ và bảo hộ bản quyền theo thông lệ quốc tế.
- Để thu hút các công ty lớn có tiềm lực về công nghệ và khuyến khích chuyển giao
công nghệ, ngoài môi trường đầu tư chung đủ tạo lòng tin cho các nhà đầu tư cũng nên có
chính sách ưu đãi đầu tư. Cách tiếp cận ở đây là không áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư
tràn lan, mà ngược lại chỉ nên tập trung vào một vài lĩnh vực thỏa mãn các điều kiện được
hưởng các ưu đãi này. Nhà nước cần đảm bảo việc thực hiện các chính sách ưu đãi, nhằm
giảm thiểu chi phí giao dịch liên quan. Có nhiều biện pháp có thể áp dụng như ưu đãi về
thuế, về cơ sở hạ tầng (đất đai và các dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng), chính sách ưu đãi
liên quan đến lao động (thuế thu nhập cá nhân).
- Rà sóat và đánh giá việc thực hiện các chính sách liên quan đến chuyển giao công
nghệ trong giai đoạn vừa qua để rút ra các bài học về thành công và thất bại. Hiện nay Việt
Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp
FDI, tuy nhiên kết quả thực tiễn hoạt động thu được còn rất thấp. Điều đó chứng tỏ các
chính sách này chưa phù hợp với thực tế. Do vậy, cần tiến hành điều tra khảo sát để có
những đánh giá sâu và cụ thể về việc thực hiện các chính sách này.
Tóm lại, để FDI đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế cũng như tối đa hóa
lợi ích mà FDI có thể mang lại đòi hỏi có cách tiếp cận bao quát, hài hòa hơn trong xây
dựng chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh chú trọng tới thu hút FDI, chính
sách FDI trong giai đoạn tới nên đồng thời chú trọng tới tác động tràn tích cực mà FDI có
thể mang lại. Những nội dung của Nghiên cứu này góp phần làm rõ hơn cách tiếp cận đó
và cung cấp một số căn cứ nhằm đạt mục tiêu trên.
Các kiến nghị trên đây tuy nhiên chỉ chú trọng tới tác động tích cực của FDI tới
tăng trưởng và nên mang tính tham khảo cho xây dựng chính sách. Ngoài ra, phần đánh
giá lượng về tác động tràn chỉ dựa vào số liệu chéo tại một thời điểm nhất định nên phần
nào đã hạn chế kết quả của Nghiên cứu. Các đánh giá mang tính bổ sung như thông qua
điều tra bằng phiếu hỏi mới chỉ dừng ở qui mô rất nhỏ, chưa mang tính đại diện. Những
khiếm khuyết của Nghiên cứu dù sao đã gợi mở ra nhiều vấn đề đòi hỏi cần được tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn và ở quy mô rộng hơn trong thời gian tới.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: làm rõ các tác động của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế, so sánh tăng trưởng kinh tế với tổng vốn đầu tư xã hội, tác động của fdi tới tăng trưởng kinh tế ở việt nam 1988-2016, Chuyển biến nhận thức của Việt Nam về vai trò của FDI, So sánh chính sách thu hút FDI hiện hành của Việt Nam với một số nước
Last edited by a moderator: