daophuc1982

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi

LỜI NÓI ĐẦU

Sản xuất là cơ sở để tồn tại và phát triển của mọi xã hội. Đây là một nguyên lý có ý nghĩa rất quan trọng, nguyên lý này giúp ta thấy dược nguyên nhân cơ bản của sự thay đổi lớn từ nấc thang này lên nấc thang khác trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, sự thay đổi của các cách sản xuất vật chất. Để tiến hành sản xuất bao giờ cũng có đầy đủ các yếu tố: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân nói chung và trong mỗi doanh nghiệp nói riêng.
Việc theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm hao mòn, khấu hao, sửa chữa và hiệu quả sử dụng TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng của công tác hạch toán và quản lý TSCĐ. Tổ chức hạch toán TSCĐ không chỉ có ý nghĩa góp phần nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc định hướng đầu tư và sản xuất.
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất TSCĐ là một bộ phận quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, là một điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là khi khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp như ngày nay thì vai trò của TSCĐ càng thể hiện rõ hơn.
Việc mở rộng quy mô TSCĐ góp phần tăng cường hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh là mối quan tâm chung của doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Điều đó đặt ra cho yêu cầu quản lý ngày càng cao và nhất thiết phải tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp.
Tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng TSCĐ góp phần phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh chóng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, đổi mới TSCĐ. Vì vậy công tác kế toán TSCĐ luôn đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà quản lý.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán TSCĐ như vậy, với kiến thức và lý luận được trang bị trong nhà trường, đồng thời với sự hướng dần nhiệt tình của cô giáo ThS. Đặng Thị Thúy Hằng, em đã lựa chọn, đi vào nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình”.
Trong quá trình thu thập thông tin còn nhiều hạn chế, do vậy có thể còn nhiều sai sót, mong các bạn thông cảm và chân thành góp ý.
Em xin Thank cô giáo ThS. Đặng Thị Thúy Hằng đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề án này!

Bài viết của em ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kế toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán TSCĐ hữu hình theo chế độ hiện hành của Việt Nam.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình.
















CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI SẢN SỐ ĐỊNH
1. Khái niệm về TSCĐ:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 thì: Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hay là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị,…
2. Đặc điểm của tài sản cố định:
TSCĐ trong các doanh nghiệp là tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. Chế độ kế toán hiện hành của từng quốc gia thường quy định cụ thể tiêu chuẩn về giá trị của TSCĐ tùy theo điều kiện kinh tế, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý trong từng thời kỳ nhất định.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có đặc điểm:
Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh và giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
Giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

II. VAI TRÒ, YÊU CẦU QUẢN LÝ TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP
1. Vai trò của TSCĐ
Để việc quản lý, giám sát chặt chẽ việc sử dụng TSCĐ cần tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ. Vai trò của kế toán trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ hữu hình được thể hiện như sau:
Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác đầy đủ về số lượng, tình trạng và giá trị TSCĐ hiện có. Tình trạng tăng giảm, điều chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư của doanh nghiệp.
Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tình hình trích lập và sử dụng các khoản giảm giá đầu tư dài hạn, tính toán phân bổ chính xác số khấu hao và các khoản dự phòng vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế về TSCĐ.
Tham gia kiểm kê, kiển tra định kỳ, bất thường TSCĐ của doanh nghiệp, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình, bảo quản và tài sản cố định ở doanh nghiệp.
2. Yêu cầu quản lý
Xuất phát từ đặc điểm, vị trí, vai trò của TSCĐ, đòi hỏi công tác quản lý cả về mặt hiện vật và giá trị.
Về mặt hiện vật: Không phải chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó đòi hỏi là trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ, không đế TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quy định.
Về mặt giá trị: Phải quản lý chặt chẽ tình hình giá trị hao mòn, việc trích và phân bổ khấu hao một cách khoa học, hợp lý để thu hồi vốn đầu tư, phục vụ cho việc tái đầu tư TSCĐ, xác định giá trị còn lại của TSCĐ một cách chính xác giúp doanh nghiệp kịp thời đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.

III. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP
Xuất phát từ đặc điểm, vị trí và vai trò của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán TSCĐ phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, kịp thời giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng doanh nghiệp.
Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và theo chế độ quy định
Lập kế hoạch đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ
Kiểm kê và đánh giá lại theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo toàn vốn để huy động, sử dụng và bảo quản TSCĐ tại doanh nghiệp.
Để việc hạch toán TSCĐ được chính xác, được kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và huy động được TSCĐ thì TSCĐ phải được phân loại và việc phân loại TSCĐ được tiến hành theo các tiêu thức khác nhau.

VI. PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ TSCĐ HỮU HÌNH
1. Phân loại TSCĐ
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, thì việc phân loại TSCĐ phải được tiến hành theo nhiều tiêu thức khác nhau. Những tiêu thức phân loại TSCĐ quan trọng là: theo hình thái biểu hiên, theo quyền sở hữu và theo tình hình sử dụng TSCĐ
1.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Trong các doanh nghiệp sản xuất, TSCĐ rất đa dạng về cả số lượng và chất lượng cũng như chủng loại. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ cần thiết phải phân loại TSCĐ.
*TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian cụ thể theo chế độ quy định, được chia thành các nhóm sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau qua trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu cảng,…
Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ…
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vạn tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải,…
Thiết bị, công cụ quản lý: la những thiết bị, công cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh oanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, công cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt,…
Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hay cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn chè, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh…; súc vật làm việc và/hay cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò,…
Các loại tài sản cố định khác: là oàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật,..
Về phân loại TSCĐ: Các phương pháp khấu hao của Việt Nam cũng sử dụng các phương pháp như chuẩn mực KTQT, nhưng trước kia việc phân loại TSCĐ hữu hình không chi tiết cụ thể nên việc tính giá và trích khấu hao vẫn có nhiều kẽ hở. Tuy nhiên thiếu sót này cũng đã được chuẩn mực kế toán số 03 và quyết định 206/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có sửa đổi và khắc phục. Đồng thời trên cơ sở đó giúp cho công tác quản lý TSCĐ cũng như vốn cố định trong và ngoài sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có biện pháp tăng cường khai thác năng lực của TSCĐ hiện có cũng như quản lý TSCĐ chặt chẽ hơn.
Về kế toán chi tiết TSCĐ: bao gồm việc đánh số TSCĐ, ghi sổ đăng ký TSCĐ, thẻ TSCĐ. Việc này giúp cho công tác quản lý và kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp thuận lợi hơn.
Về phương pháp chứng từ kế toán: có ý nghĩa quan trọng. Nhờ có phương pháp này mà kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp có thể thu nhận, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực những thông tin về sự biến động tăng giảm TSCĐ cũng như tình hình khấu hao, sửa chữa và có đề xuất kịp đối với việc nâng cấp và sửa chữa TSCĐ.
Về chế độ nâng cấp, sửa chữa TSCĐ hữu hình có quy định: Nếu doanh nghiệp muốn trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh thì phải lập kế hoạch trình Bộ Tài chính xem xét trước, quyết định rồi sau đó có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính mới được thực hiện. Quy định này làm tốn nhiều thời gian của các doanh nghiệp trong việc chờ đợi các quyết định được duyệt. Do đó làm chậm tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do TSCĐ chưa được sửa chữa nâng cấp kịp thời, làm giảm năng suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Về trình độ phương tiện quản lý và hạch toán TSCĐ nói chung và TSCĐ hữu hình nói riêng trong các doanh nghiệp còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.
II. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP
Chính vai trò quan trọng của thông tin kế toán trong quản lý, chính những thành tựu và hạn chế mà công tác kế toán TSCĐ đạt được như đã nêu ở trên mà việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình là thực sự cần thiết. Nó nhằm khắc phục những tồn tại, phát huy các mặt thuận lợi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Căn cứ vào các chế độ quy định của nhà nước và Bộ Tài chính trong công tác kế toán thống kê đồng thời bằng trình độ hiểu biết của mình về lĩnh vực kế toán. Em xin nêu một vài ý kiến đóng góp dưới đây:
Về chế độ kế toán nói chung, chúng ta cần thiết kế, xây dựng trên nguyên tắc thỏa mãn các yêu cầu của nền kinh thế thị trường việt Nam, nên vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực Quốc tế về kế toán. Hơn nữa, Nhà nước nên đổi mới về cơ chế vận hành trong hệ thống sổ kế toán được lập, cần áp dụng những nghiệp vụ kế toán mới của các nước tiên tiến để thực sự bước vào thời kỳ mới của công tác hạch toán, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. Cần có những quy định rõ ràng trong hạch toán các nghiệp vụ nói chung và hạch toán TSCĐ nói riêng để công tác tính giá, tính khấu hao không có những kẽ hở và không bị thất thoát những tài sản của Nhà nước.
Về chế độ nâng cấp TSCĐ hữu hình, Nhà nước nên hạn chế bớt những thủ tục mang tính hình thức, máy móc, có thể cho phép doanh nghiệp được quyền quyết định việc sửa chữa, nâng cấp những TSCĐ loại nhỏ như dây chuyền sản xuất, các thiết bị,… tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sửa chữa, nâng cấp kịp thời TSCĐ hữu hình, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Về trình độ phương tiện quản lý TSCĐ hữu hình, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán, tổ chức trang bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán thông tin hiện đại trong công tác kế toán, tạo ra khả năng, điều kiện cho đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán thực hiện tốt trách nhiệm được giao, phát huy tốt vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

KẾT LUẬN

Một lần nữa chúng ta có thể khẳng định rằng TSCĐ là một bộ phận hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh kế quốc dân và thông thường chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản của bất kỳ đơn vị sản xuất kinh doanh nào.
Cùng với sự phát triển của sản xuất và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, TSCĐ trong các doanh nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế quốc dân nói chung không ngừng được đổi mới, hiện đại và tăng lên nhanh chóng, để tạo ra được năng suất chất lượng sản phẩm ngày càng cao và uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tăng cường công tác tổ chức quản lý TSCĐ để nâng cao hiệu quả sử dụng chúng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

vttd

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Đề án: Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình
2
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán TSCĐ như vậy, với kiến
thức và lý luận được trang bị trong nhà trường, đồng thời với sự hướng dần nhiệt tình
của cô giáo ThS. Đặng Thị Thúy Hằng, em đã lựa chọn, đi vào nghiên cứu đề tài:
“Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình”.
Trong quá trình thu thập thông tin còn nhiều hạn chế, do vậy có thể còn nhiều sai
sót, mong các bạn thông cảm và chân thành góp ý.
Em xin Thank cô giáo ThS. Đặng Thị Thúy Hằng đã hướng dẫn và giúp đỡ em
hoàn thành đề án này!
Bài viết của em ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kế toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán TSCĐ hữu hình theo chế độ hiện hành của Việt Nam.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình.
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất TSCĐ là một bộ phận quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, là một điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động,
Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
cho em xin bản đầy đủ của tài liệu này với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp luyện kĩ năng lập dàn ý và viết bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại Techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top