Download miễn phí Luận văn Một số ý kiến nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Vật tư Nông sản Hà Nội
Nguồn cung ứng sản phẩm chủ yếu của công ty gồm 3 nguồn:
- Nguồn tự sản xuất: Trước đây khi chưa sáp nhập với công ty Vật tư dịch vụ nông nghiệp, Công ty Vật tư Nông sản Hà Nội có một xưởng sản xuất phân bón vi sinh và sản xuất bao bì ở Văn Điển. Nhưng sau một thời gian hoạt động công ty nhận thấy việc sản xuất phân vi sinh không có hiệu quả do công ty gặp khó khăn trong kỹ thuật nuôi cấy môi trường sống vi sinh vật, kinh phí hạn hẹp, máy móc thiết bị lạc hậu, thói quen tiêu dùng manh mún của người nông dân nên công ty đã cho xưởng sản xuất phân bón này ngừng hoạt động. Công ty vẫn duy trì xưởng sản xuất bao bì Văn Điển đáp ứng nhu cầu đóng gói cho công ty và cho thị trường bên ngoài.
- Nguồn cung ứng từ phía Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp: Công ty Vật tư Nông sản Hà Nội là đơn vị thành viên hoạch toán độc lập của Tổng công ty nên công ty luôn có nguồn hàng cung cấp từ phía Tổng công ty. Song lượng hàng nhập của công ty từ nguồn này ngày càng giảm do công ty muốn chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn hàng với giá cả và chất lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-04-02-luan_van_mot_so_y_kien_nham_mo_rong_thi_truong_tie.CeglJPJCV8.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-65717/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ở rộng thị trường của doanh nghiệp.III.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.
1.Môi trường vĩ mô:
Đó là các lực lượng bên ngoài có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, nó mang đến cho doanh nghiệp những cơ hội cũng như các nguy cơ và thách thức. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và phân tích các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô mới có thể đề ra những mục tiêu và chiến lược đúng đắn. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô đó là:
+ Môi trường kinh tế:
+ Môi trường chính trị luật pháp:
+ Môi trường văn hóa xã hội:
+ Môi trường công nghệ:
+ Ngoài ra các môi trường chính kể trên doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi môi trường nhân khẩu, môi trường tự nhiên. 2. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính tồn tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được hay so sánh được với các điều kiện kỹ thuật hiện đại và thoả mãn nhu cầu nhất định của xã hội. Bởi vậy cần xem xét chất lượng sản phẩm trong mối quan hệ với các đặc tính khác trong hệ thống đặc tính nội tại của sản phẩm, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, tính truyền thống của sản phẩm hay sự phù hợp với thời đại.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm là yếu tố cần thiết để đảm bảo thực hiện ba mục tiêu: Lợi nhuận – An toàn - Ưu thế của doanh nghiệp và đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm.
3.Giá cả của sản phẩm.
Giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh, phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá. Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung cầu hàng hoá, tích luỹ và tiêu dùng, cạnh tranh…Giá trị hàng hoá là giá trị thị trường, giá trị được thừa nhận của người mua. Giá trị luôn quyết định giá cả thị trường, là nội dung, là bản chất của giá cả. Ngược lại giá cả là hình thức, là hiện tượng của giá trị.
Hiện nay trên thị trường, ngoài cạnh tranh bằng giá cả, có các loại hình cạnh tranh khác tiên tiến hơn như cạnh tranh bằng chất lượng, bằng dịch vụ nhưng giá cả vẫn có một vai trò quan trọng. Hàng hoá sẽ không tiêu thụ được nếu giá cả hàng hoá không được người tiêu dùng chấp nhận. Người tiêu dùng luôn quan tâm đến giá cả và coi đó như một chỉ dẫn về chất lượng hàng hoá và các chỉ tiêu khác của hàng hoá, do vậy xác định một chính sách giá đúng có vai trò sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đối với thị trường Việt Nam, thu nhập của dân cư chưa cao, yêu cầu về chất lượng và chủng loại chưa cao nên cạnh tranh bằng chiến lược giá vẫn được coi là vũ khí lợi hại.
Khi định giá doanh nghiệp cần ý thức được rằng chính sách giá cả của mình phụ thuộc vào hình thái thị trường. Theo các nhà kinh doanh có bốn kiểu hình thái thị trường (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, cạnh tranh độc quyền tập đoàn, độc quyền tuyệt đối), và mỗi kiểu có những vấn đề riêng về lĩnh vực hình thành giá cả.
Quy trình định giá tổng thể như sau:
Chọn mục tiêu định giá.
Phân định cầu thị trường.
Lượng giá chi phí.
Phân tích giá đối thủ cạnh tranh.
Chọn kỹ thuật định giá thích hợp.
Chọn giá cuối cùng của mặt hàng.
4.Thị hiếu người tiêu dùng.
Với quan diểm “ Bán những thứ mà người tiêu dùng cần chứ không bán những thứ mà doanh nghiệp có” thì việc nghiên cứu và nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng đối với doanh nghiệp là rất cần thiết. Bởi người tiêu dùng là đối tượng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
5.Tiềm năng của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp có tiềm năng và thực lực riêng của mình. Biết đánh giá đúng tiềm năng và thực lực giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tận dụng tối đa cơ hội với chi phí thấp nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh.
Các nhân tố quan trọng để đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh như:
Sức mạnh tài chính.
Trình độ quản lý và kỹ năng của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trang thiết bị hiện có.
Bằng phát minh, sáng chế.
Nhãn hiệu hàng hóa và uy tín của doanh nghiệp.
Hệ thống, tổ chức mạng lưới mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn cung ứng.
Sự đúng đắn của mục tiêu kinh doanh và khả năng kiên định trong quá trình thực hiện hướng tới mục tiêu.
6.Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp.
Khi tiến hành mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần chú ý nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ sống của sản phẩm là thời gian kể từ khi sản phẩm xuất hiện cho đến khi biến mất trên một thị trường nhất định. Nó bao gồm bốn giai đoạn:
Giai đoạn giới thiệu.
Giai đoạn tăng trưởng.
Giai đoạn bão hòa.
Giai đoạn suy thoái.
Sơ đồ 2: chu kỳ sống của sản phẩm.
Doanh thu
O T1 T2 T3 T4 thời gian
Giai đoạn triển khai (OT1) có lượng bán thấp và tăng chậm do sản phẩm bắt đầu xuất hiện nên lợi nhuận là không có hay rất ít do chi phí giới thiệu sản phẩm cao.
Giai đoạn tăng trưởng (T1T2) được đánh dấu bằng sự chấp nhận nhanh chóng của thị trường và lợi nhuận tương đối cao.
Giai đoạn chín muồi (T2T3) được đặc trưng bởi một tỷ lệ tăng doanh số bán giảm dần do thị trường dần trở nên bão hoà. Lợi nhuận có xu hướng đạt tới mức tối đa và sau đó giảm xuống trong giai đoạn chín muồi do chi phí bán hàng cần tăng để sản phẩm giữ được thế cạnh tranh.
Cuối cùng giai đoạn suy thoái (T3T4) xảy ra khi doanh số bán giảm rõ rệt và lợi nhuận tụt xuống nhanh chóng tới số 0 thậm chí nhỏ hơn 0.
Không phải tất cả các sản phẩm đều trải qua chu kỳ sống như nhau, có rất nhiều trường hợp đặc biệt và sự biến đổi. Hơn nữa các giai đoạn có thể không tách bệt rrõ ràng và thời gian trong đó một sản phẩm hoàn thành chu kỳ sống của mình có sự biến đổi rất lớn từ 1 năm trong một số trường hợp tới vài thập kỷ đối với các sản phẩm khác.
Chương II:
Thực trạng về công ty Vật tư Nông sản
I. Một số đặc điểm cơ bản về Công ty Vật tư nông sản Hà Nội.
1. Sự hình thành công ty.
Công ty vật tư nông sản Hà Nội ra đời theo quyết định số 1111NN/TCCB-QĐ của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 31 tháng 05 năm 1997 về việc sáp nhập công ty vật tư dịch vụ nông nghiệp vào công ty vật tư nông sản. công ty là đơn vị thành viên hoạch toán độc lập của Tổng công ty Vật tư nông nghiệp có tên giao dịch quốc tế là Agricultural Produce and Materials Company, viết tắt là APROMACO.
Trụ sở chính của công ty được đặt tại nhà số 14b Ngô Tất Tố, phường Văn miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Công ty có 3 phòng ban chức năng cùng các đơn vị chức năng sau:
Phòng tổ chức hành chính.
Phòng Kế toán tài vụ.
Phòng kế hoạch kinh doanh.
Trạm kinh doanh tổng hợp Ngọc Hồi.
Trạm kinh doanh tổng hợp Văn Điển.
Xưởng sản xuất bao bì Ngọc Hồi.
Kho số 1 Văn Điển.
Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 61c trường chinh.
Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Cầu Giấy.
Chi nhánh Bắc Giang.
Trạm kinh doanh tổng hợp Hải Phòng.
Tổ kinh doanh tại...