Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Xuất phát từ nhiệm vụ năm học do Phòng GD&ĐT và nhà trường đề ra là tập trung nâng cao chất lượng, số lượng giải thi học sinh giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh. Đặc biệt là số lượng học sinh đạt giải cấp Tỉnh. Nhiệm vụ của môn Sinh học THCS bên cạnh việc dạy kiến thức cơ bản còn dạy bồi dưỡng học sinh giỏi để tham gia các kì thi HSG do Phòng GD, Sở GD tổ chức.
Chương trình Sinh học 9 là tổng hợp của chương trình sinh học 10, 11, 12 cũ có bỏ bớt phần tiến hoá và một số bài có đơn giản hoá.Tuy nhiên kiến thức để các em đi thi học sinh giỏi không chỉ đơn thuần là kiến thức trong SGK. Nên với mức độ tư duy của học sinh lớp 9 chương trình này là khá nặng, lượng kiến thức đối với HSG là rất rộng.
Trong chương trình Sinh học 9 chương NST là chương phức tạp nhất. Lượng kiến thức lí thuyết và bài tập nhiều. Các dạng bài tập nhiều nhưng số tiết luyện tập trong phân phối chương trình còn ít. Vì thế học sinh gặp nhiều khó khăn khi giải bài tập của chương này.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Đội tuyển Sinh học là những em học sinh yêu thích môn Sinh học. Nhưng thực tế chất lượng đội tuyển chưa cao do một số học sinh chưa thật sự chăm chỉ cộng với năng lực tư duy chưa cao. Mặt khác, các em còn phải chịu áp lực của một số môn thi vào THPT nên thời gian dành cho môn Sinh chưa nhiều. Vì vậy, để đạt được chỉ tiêu đặt ra đòi hỏi phải có một phương pháp dạy và học hiệu quả hơn.
Thực tế trong giảng dạy tui thấy học sinh khi học phần nguyên phân, giảm phân còn nhầm lẫn kiến thức giữa các kì của nguyên phân, giảm phân, dẫn đến việc giải các bài tập về phần này thường gặp phải những sai sót rất đáng tiếc. Vì thế, việc đưa ra hệ thống các dạng bài tập về nguyên phân, giảm phân, thụ tinh một cách khoa học là việc làm cần thiết trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9.
III. PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Phạm vi chuyên đề
a. Phạm vi
Chuyên đề chỉ đề cập tới một số dạng bài tập cơ bản và nâng cao về nguyên phân, giảm phân, thụ tinh trong chương trình Sinh học THCS.
b. Số tiết thực hiện
Tổng số tiết: 20 tiết
- Ôn tập củng cố lí thuyết: 2 tiết
- Bài tập về nguyên phân: 6 tiết
- Bài tập về giảm phân và thụ tinh: 8 tiết
- Bài tập tổng hợp: 4 tiết
2. Mục đích của chuyên đề
Chuyên đề “Bài tập về Nguyên phân - Giảm phân và thụ tinh” giúp học sinh có được các dạng bài tập cơ bản về nguyên phân, giảm phân và thụ tinh và có kiến thức để giải quyết các dạng bài tập thuộc phần này. Qua đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức lí thuyết về nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ
I. Nguyên phân
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Trước khi bước vào nguyên phân tế bào trải qua một kì trung gian lúc này NST dãn xoắn cực đại và đến cuối kì trung gian xảy ra sự nhân đôi NST thành NST kép, mỗi NST kép gồm 2 crômatit đính với nhau ở tâm động. Kết thúc kì này, tế bào tiến hành nguyên phân gồm 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
* Kì đầu :
- NST kép bắt đầu đóng xoắn và có hình dạng đặc trưng
- Thoi phân bào được hình thành.
* Kì giữa:
- NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại.
- NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì sau:
Mỗi cromatit trong NST kép tách nhau ở tâm động thành các NST đơn phân ly về hai cực của tế bào
* Kì cuối:
Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được hình thành
=> Kết quả: Từ một tế bào có bộ NST 2n kết thúc quá trình nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n giống nhau và giống hệt tế bào mẹ.
II. Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dục ở thời kì chín
- Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần ở kì trung gian trước lần phân bào I.
- Diễn biến:
Trước khi bước vào giảm phân tế bào trải qua một kì trung gian lúc này NST tự nhân đôi thành NST kép, mỗi NST kép gồm 2 crômatit đính với nhau ở tâm động. Sau đó tế bào diễn ra quá trình giảm phân tạo giao tử.
1. Giảm phân 1:
* Kì đầu I:
- Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, xẩy ra tiếp hợp bắt chéo và có thể dẫn tới trao đổi đoạn giữa hai cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.
- Thoi phân bào được hình thành
* Kì giữa I:
- NST đóng xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng
- NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì sau I:
- Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng phân li về hai cực của tế bào
- Thoi phân bào biến mất
* Kì cuối I:
Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được hình thành
Kết quả: Từ một tế bào có bộ NST 2n kết thúc giảm phân I tạo ra hai tế bào con có bộ NST đơn bội (n NST) ở trạng thái kép. Nghĩa là nguồn gốc NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
2. Giảm phân 2
Sau kì cuối 1 là kì trung gian diễn ra rất ngắn, không có sự nhân đôi NST. Tiếp sau đó là lần phân bào 2 diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với lần phân bào I, cũng gồm 4 kì tương tự như lần phân bào 1
* Kì đầu II:
- Các NST kép co ngắn thấy rõ số lượng
- Thoi phân bào được hình thành.
* Kì giữa II:
- NST kép đóng xoắn cực đại.
- Các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì sau II:
Mỗi cromatit trong NST kép tách nhau ở tâm động thành các NST đơn phân ly về hai cực của tế bào.
* Kì cuối II :
Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được hình thành. Mỗi nhân đều chứa bộ NST đơn bội (n NST).
Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ 2n NST kết thúc giảm phân tạo ra 4 tế bào con có có bộ NST đơn bội (n NST) là cơ sở để hình thành giao tử đơn bội.
Lưu ý:
- Quá trình phát sinh giao tử ở động vật:
+ Từ một tế bào sinh dục sơ khai ( có bộ NST 2n) nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các tế bào sinh dục chín ( tế bào sinh giao tử)
+ Từ một tế bào sinh tinh qua giảm phân tạo ra 4 tế bào có bộ NST đơn bội (n NST) và phát triển thành 4 tinh trùng.
+ Từ 1 tế bào sinh trứng có bộ NST 2n qua giảm phân tạo ra 4 tế bào trong đó: 1 tế bào có kích thước lớn phát triển thành trứng có bộ NST đơn bội (n NST) tham gia thụ tinh, 3 tế bào còn lại là các thể định hướng và bị tiêu biến.
III. Thụ tinh
- Là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng để tạo thành hợp tử
- Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp giữa hai bộ nhân đơn bội (n NST) trong các giao tử để tạo ra hợp tử lưỡng bội (2n NST).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
PHẦN MỞ ĐẦU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Xuất phát từ nhiệm vụ năm học do Phòng GD&ĐT và nhà trường đề ra là tập trung nâng cao chất lượng, số lượng giải thi học sinh giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh. Đặc biệt là số lượng học sinh đạt giải cấp Tỉnh. Nhiệm vụ của môn Sinh học THCS bên cạnh việc dạy kiến thức cơ bản còn dạy bồi dưỡng học sinh giỏi để tham gia các kì thi HSG do Phòng GD, Sở GD tổ chức.
Chương trình Sinh học 9 là tổng hợp của chương trình sinh học 10, 11, 12 cũ có bỏ bớt phần tiến hoá và một số bài có đơn giản hoá.Tuy nhiên kiến thức để các em đi thi học sinh giỏi không chỉ đơn thuần là kiến thức trong SGK. Nên với mức độ tư duy của học sinh lớp 9 chương trình này là khá nặng, lượng kiến thức đối với HSG là rất rộng.
Trong chương trình Sinh học 9 chương NST là chương phức tạp nhất. Lượng kiến thức lí thuyết và bài tập nhiều. Các dạng bài tập nhiều nhưng số tiết luyện tập trong phân phối chương trình còn ít. Vì thế học sinh gặp nhiều khó khăn khi giải bài tập của chương này.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Đội tuyển Sinh học là những em học sinh yêu thích môn Sinh học. Nhưng thực tế chất lượng đội tuyển chưa cao do một số học sinh chưa thật sự chăm chỉ cộng với năng lực tư duy chưa cao. Mặt khác, các em còn phải chịu áp lực của một số môn thi vào THPT nên thời gian dành cho môn Sinh chưa nhiều. Vì vậy, để đạt được chỉ tiêu đặt ra đòi hỏi phải có một phương pháp dạy và học hiệu quả hơn.
Thực tế trong giảng dạy tui thấy học sinh khi học phần nguyên phân, giảm phân còn nhầm lẫn kiến thức giữa các kì của nguyên phân, giảm phân, dẫn đến việc giải các bài tập về phần này thường gặp phải những sai sót rất đáng tiếc. Vì thế, việc đưa ra hệ thống các dạng bài tập về nguyên phân, giảm phân, thụ tinh một cách khoa học là việc làm cần thiết trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9.
III. PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Phạm vi chuyên đề
a. Phạm vi
Chuyên đề chỉ đề cập tới một số dạng bài tập cơ bản và nâng cao về nguyên phân, giảm phân, thụ tinh trong chương trình Sinh học THCS.
b. Số tiết thực hiện
Tổng số tiết: 20 tiết
- Ôn tập củng cố lí thuyết: 2 tiết
- Bài tập về nguyên phân: 6 tiết
- Bài tập về giảm phân và thụ tinh: 8 tiết
- Bài tập tổng hợp: 4 tiết
2. Mục đích của chuyên đề
Chuyên đề “Bài tập về Nguyên phân - Giảm phân và thụ tinh” giúp học sinh có được các dạng bài tập cơ bản về nguyên phân, giảm phân và thụ tinh và có kiến thức để giải quyết các dạng bài tập thuộc phần này. Qua đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức lí thuyết về nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ
I. Nguyên phân
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Trước khi bước vào nguyên phân tế bào trải qua một kì trung gian lúc này NST dãn xoắn cực đại và đến cuối kì trung gian xảy ra sự nhân đôi NST thành NST kép, mỗi NST kép gồm 2 crômatit đính với nhau ở tâm động. Kết thúc kì này, tế bào tiến hành nguyên phân gồm 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
* Kì đầu :
- NST kép bắt đầu đóng xoắn và có hình dạng đặc trưng
- Thoi phân bào được hình thành.
* Kì giữa:
- NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại.
- NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì sau:
Mỗi cromatit trong NST kép tách nhau ở tâm động thành các NST đơn phân ly về hai cực của tế bào
* Kì cuối:
Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được hình thành
=> Kết quả: Từ một tế bào có bộ NST 2n kết thúc quá trình nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n giống nhau và giống hệt tế bào mẹ.
II. Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dục ở thời kì chín
- Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần ở kì trung gian trước lần phân bào I.
- Diễn biến:
Trước khi bước vào giảm phân tế bào trải qua một kì trung gian lúc này NST tự nhân đôi thành NST kép, mỗi NST kép gồm 2 crômatit đính với nhau ở tâm động. Sau đó tế bào diễn ra quá trình giảm phân tạo giao tử.
1. Giảm phân 1:
* Kì đầu I:
- Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, xẩy ra tiếp hợp bắt chéo và có thể dẫn tới trao đổi đoạn giữa hai cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.
- Thoi phân bào được hình thành
* Kì giữa I:
- NST đóng xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng
- NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì sau I:
- Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng phân li về hai cực của tế bào
- Thoi phân bào biến mất
* Kì cuối I:
Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được hình thành
Kết quả: Từ một tế bào có bộ NST 2n kết thúc giảm phân I tạo ra hai tế bào con có bộ NST đơn bội (n NST) ở trạng thái kép. Nghĩa là nguồn gốc NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
2. Giảm phân 2
Sau kì cuối 1 là kì trung gian diễn ra rất ngắn, không có sự nhân đôi NST. Tiếp sau đó là lần phân bào 2 diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với lần phân bào I, cũng gồm 4 kì tương tự như lần phân bào 1
* Kì đầu II:
- Các NST kép co ngắn thấy rõ số lượng
- Thoi phân bào được hình thành.
* Kì giữa II:
- NST kép đóng xoắn cực đại.
- Các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì sau II:
Mỗi cromatit trong NST kép tách nhau ở tâm động thành các NST đơn phân ly về hai cực của tế bào.
* Kì cuối II :
Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được hình thành. Mỗi nhân đều chứa bộ NST đơn bội (n NST).
Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ 2n NST kết thúc giảm phân tạo ra 4 tế bào con có có bộ NST đơn bội (n NST) là cơ sở để hình thành giao tử đơn bội.
Lưu ý:
- Quá trình phát sinh giao tử ở động vật:
+ Từ một tế bào sinh dục sơ khai ( có bộ NST 2n) nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các tế bào sinh dục chín ( tế bào sinh giao tử)
+ Từ một tế bào sinh tinh qua giảm phân tạo ra 4 tế bào có bộ NST đơn bội (n NST) và phát triển thành 4 tinh trùng.
+ Từ 1 tế bào sinh trứng có bộ NST 2n qua giảm phân tạo ra 4 tế bào trong đó: 1 tế bào có kích thước lớn phát triển thành trứng có bộ NST đơn bội (n NST) tham gia thụ tinh, 3 tế bào còn lại là các thể định hướng và bị tiêu biến.
III. Thụ tinh
- Là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng để tạo thành hợp tử
- Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp giữa hai bộ nhân đơn bội (n NST) trong các giao tử để tạo ra hợp tử lưỡng bội (2n NST).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links