Download miễn phí Báo cáo Theo dõi quy trình nuôi dưỡng chăm sóc trên đàn lợn thịt lai giữa Landrac và Duroc tại trang trại Kim Tân xã Kim Tân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương
Những chi tiết cần xác định cho từng lọ vaccine phải ghi trên nhãn của lọ:
- Tên vaccine có đúng với nhu cầu sử dụng không,
- Số lô, số liều sử dụng.
- Ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng.
- Thời gian dùng quy cách bảo quản.
Những hư hỏng trong lọ vaccine cần biết để loại trừ:
- Nút: chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp bên ngoài.
- Lọ thủy tinh có bị rạn hay không.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-30-bao_cao_theo_doi_quy_trinh_nuoi_duong_cham_soc_tre.P5RTadZSze.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-47837/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
tác dụng phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi giải phóng lợn để trống chuồng. Đồng thời, ở đây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trước với các lô lợn sau do đó hạn chế khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh từ lô này qua lô khác.* Tổ chức dây truyền sản xuất khép kín.
Mỗi cá thể lợn có thể là vật mang sẵn các loại vi khuẩn hay virus gây bệnh nên con đường lây bệnh phổ biến thường là nhập đàn mới. Do đó bệnh có thể được phòng bằng cách hạn chế hay ngừng hẳn việc đưa vào một số cá thể khác. Việc áp dụng dây truyền sản xuất khép kín, tự sản xuất được con giống trong phạm vi trang trại là điều lý tưởng để phòng bệnh.
* Nhập đàn mới.
Nhập đàn mới càng nhiều thì tạo điều kiện lây nhiễm bệnh càng cao. Cách an toàn nhất khi phải nhập giống mới là dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo, nhập tinh dịch từ những đàn lợn đực an toàn dịch. Trong điều kiện bắt buộc phải nhập con giống cần chọn những đàn lợn giống có độ an toàn cao về dịch tễ, đã được kiểm tra các bệnh truyền nhiễm và được tiêm phòng đầy đủ. Thông thường nhập lợn cái hậu bị tốt hơn là nhập lợn nái chửa. Mua lợn giống không rõ nguồn gốc hay từ nơi không rõ tình trạng dịch tễ thường là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho trang trại mới.
* Nuôi cách ly.
Việc nuôi cách ly đối với đàn lợn mới nhập nhằm 2 mục đích:
- Làm cho những bệnh mà đàn mới có thể bị nhiễm sẵn có thời gian ủ và phát thành bệnh.
- Có đủ thời gian cho đàn mới hình thành được miễn dịch với các tác nhân gây bệnh đang tồn tại trong trang trại do việc tiếp xúc dần dần của đàn mới với tác nhân đó. Miễn dịch hình thành theo kiểu này tuy chậm nhưng có hiệu quả tốt hơn việc đột ngột tiếp xúc với một số lượng lớn các tác nhân gây bệnh. Mỗi trại cần có một khu vực cách ly dành cho lợn mới nhập. Khu cách ly phải cách xa đàn lợn gần nhất 50m và đàn lợn mới nhập cần được nuôi trong khu vực này tối thiểu 7 ngày. Trong thời gian này, tất cả các cá thể cần được theo dõi chặt chẽ về trạng thái sức khỏe, các dấu hiệu lâm sàng. Đồng thời không nên bổ sung bất cứ loại kháng sinh hay chất kích thích sinh trưởng nào vào thức ăn vì khi đó mầm bệnh tiềm ẩn sẽ bị ức chế không phát ra trong thời gian nuôi cách ly.
* Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện lợn ốm.
Bằng biện pháp quan sát ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nó giúp phân biệt lợn khỏe lợn ốm, bệnh để điều trị.
- Lợn khỏe:
+ Trạng thái chung: Lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vẻ mặt tươi tắn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói thì kêu rít đòi ăn, phá chuồng.
+ Nhiệt độ cơ thể trung bình 38,5oC, nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn một chút.
+ Mắt mở to, long lanh, khô ráo, không bị sưng, không có rử kèm nhèm, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không vàng không đỏ tía.
+ Gương mũi ướt không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét.
+ Chân có thể đi lại được bình thường, không sưng khớp hay cơ bắp không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân.
+ Lông mượt, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng.
+ Đuôi quăn lên, uốn như lò xo khi có người lại gần vỗ nhẹ lên lưng.
+ Phân mềm thành khuôn, không bị táo hay lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hay đỏ. Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm.
+ Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hay vàng nhạt.
- Lợn ốm:
+ Trạng thái chung: mệt mỏi, nằm im lìm, cách xa con khác hay lùi vào trong lớp rác lót chuồng, đi lại xiêu vẹo hay không muốn cử động, dù bị đánh cũng không đứng dậy nổi. Lợn kém hay bỏ ăn. Lưng gồng lên là do đau bụng hay rặn ỉa khi bị táo bón.
+ Nhiệt độ cơ thể thường lên 40oC (có khi lên đến 42oC). Nhịp tim hay nhịp thở cao hay thấp hơn bình thường.
+ Mắt nhắm hay chỉ hé mở, nháy lia lịa khi có ánh sáng chiếu vào, có thể bị mù, viêm kết mạc mắt.
+ Mũi thường bị khô. Nếu mũi bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm. Mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hay Lở mồm long móng (LMLM).
+ Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh LMLM. Khoeo chân bị dính bết phân là do lợn bị ỉa chảy. Lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được nếu thức ăn bị thiếu khoáng.
+ Tai có màu tím, đỏ hay xanh là do lợn bị sốt, bị dịch tả hay bị tai xanh.
+ Màu của phân rất quan trọng. Màu và mùi khác thường của phân cho thấy lợn đang bị bệnh. Phân màu trắng là bị bệnh phân trắng lợn con, phân màu đen là dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, ruột non, phân màu đỏ là bị xuất huyết ở ruột già, phân có mùi tanh khắm là dấu hiệu của bệnh dịch tả.
+ Nếu quan sát lượng và màu của nước tiểu của lợn vì những dấu hiệu không bình thường về lượng và màu cho thấy những vấn đề trong hệ bài tiết. Nước tiểu ít, có màu đỏ là do bị xuất huyết, màu vàng đỏ (có lẫn máu) có thể do viêm thận, bàng quang, màu đỏ sẫm có thể do kí sinh trùng đường máu, màu vàng do bệnh ở gan.
* Chăm sóc và quản lý lợn thịt.
Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn luôn khô dáo và có độ dốc khoảng 1,5 - 2% để đảm bảo cho phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt chuồng trại phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho lợn khỏi các bệnh về đường hô hấp.
Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa hè. Chuồng nên theo hướng Đông - Nam để đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Trong trại trồng nhiều loại cây xanh, nên có hệ thống quạt mát vào mùa hè (Nguyễn Văn Trí, 2006, [5]).
Biện pháp khắc phục thời tiết mùa đông, với chuồng hở trời rét dùng bạt che gió bảo nhiệt độ trong chuồng không bị hạ xuống quá thấp. Khi có nắng thì kéo bạt lên để chuồng được khô ráo, cần hạn chế ánh sáng để lợn con được ngủ yên. Với chuồng khép kín có thể treo hệ thống đèn điện bóng tròn ở đầu giàn mát để làm nóng không khí được hút vào chuồng che bớt giàn mát lại để hạn chế không khí lạnh vào chuồng, giảm bớt quạt nhưng không được để tích khí trong chuồng nó sẽ gây viêm phổi.
Công việc hàng ngày cần làm ở chuồng lợn thịt: Kiểm tra nguồn nước, nếu dùng vòi nước uống tự động thì cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hay bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Hàng ngày, làm vệ sinh chuồng, máng ăn, thay nước ở máng tắm, đồng thời quan sát hành vi, biểu hiện của đàn lợn. Theo dõi xem nhiệt độ trong chuồng thế nào để điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống chuồng kín theo bảng tiêu chuẩn sau:
Bảng 1.3. Bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn hậu bị
Tuần tuổi
...