daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC
Bài 1: HYDRO - HYDROPEOXIT
Bài 2: CÁC NGUYÊN TỐ PHÂN NHÓM IA,IA Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ PHÂN NHÓM IIIA,IV Bài 4: CÁC NGUYÊN TỐ PHÂN NHÓM VA
Bài 5: CÁC NGUYÊN TỐ PHÂN NHÓM VIA,VIIA Bài 6: PHỨC CHẤT
Bài 7: SẮT - CROM
A. HỢP CHẤT Crôm (III)
B. HỢP CHẤT Crôm (VI)
C. HỢP CHẤT SẮT (II)
D. HỢP CHẤT SẮT (III) CÂU HỎI
Bài 8: COBAN - NIKEN - ĐỒNG
1. Đồng
2. Coban
3. Niken
Bài 9: ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT K3[Fe(C2O4)3].3H2O
1. Giới thiệu
2. Thực hành
3. Câu hỏi
Bài 10: ĐIỀU CHẾ AMONIACAT ĐỒNG








2

Bài 1: HYDRO- HYROPEOXIT

Thí nghiệm 1: Điều chế hydro bằng phản ứng của Zn với dung dịch axit
Lấy ống nghiệm đựng khoảng 1-2 ml dung dịch H2SO4 20%.Nghiên ống nghiệm, cho 1 viên Zn chạy trượt theo thành ống.
Quan sát hiện tượng: Có hiện tượng sủi bọt khí trong ống nghiêm, viên kẽm tan dần, tạo dung dịch trong suốt
Phương trình hóa học: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑


Thí nghiệm 2: Điều chế hydro bằng phản ứng của Al với dung dịch kiềm
Lấy vào ống nghiệm một mảnh nhôm vụn, rót vào đó khoảng 1-2 ml dung dịch NaOH 20%. Quan sát hiện tượng xảy ra. Viết phương trình phản ứng.
Quan sát hiện tượng: Có hiện tương sủi bọt khí trong ống nghiệm, nhôm bột tan dần tạo lượng ít kết tủa sau đó tan ngay hình thành dung dịch
Phương trình hóa học: 2Al + 2NaOH+ 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑


Thí nghiệm 3: Tác dụng của hydro với dung dịch AgNO3
Lấy vào ống nghiệm một mảnh nhôm vụn, rót vào đó khoảng 1-2 ml dung dịch NaOH 20%. Quan sát hiện tượng xảy ra. Viết phương trình phản ứng.
Quan sát hiện tượng: Ở ống nghiệm 2 có hiện tượng sủi bọt khí. Một lúc sau, khí thoát ra ít hơn. Sau đó, nhỏ thêm 1-2 giọt dung dịch CuSO4 1M, thì khí thoát ra nhanh hơn. Dẫn qua ống nghiệm 1, một lúc sau có hiện tượng kết tủa màu đen ở ống nghiệm 1.
Giải thích: Tốc độ thoát khí ra nhanh hơn là do ăn mòn điện hóa, H+ di chuyển từ Zn sang Cu và tạo khí H2 ở đó, giảm lượng bọt khí cản trọ phản ứng ở Zn. Khí hidro mới sinh thoát ra ở dạng nguyên tử có tính khử mạnh nên khử Ag+ thành Ag tự do, Ag tự do bị oxi hóa nên có màu đen.
Phương trình hóa học:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓


3

2H++2e →H2
H2 + 2AgNO3 → 2Ag ↓ + 2HNO3


Thí nghiệm 4: So sánh tính khử của hydro phân tử và hydro nguyên tử Phần a:
a) Lấy ống nghiệm đựng khoảng 4 ml dung dịch FeCl3 0,5 N. Thêm vào 4-5 giọt dung dịch H2SO4 20%. Chia dung dịch vào 2 ống nghiệm:
Ống 1: Nghiêng ống nghiệm cho 1 viên Zn chạy trượt theo thành ống. Ống 2: dẫn khí hydro ( điều chế như thí nghiệm 3) từ từ đi qua.
Sau 5-10 phút, so sánh màu ở hai ống nghiệm. Nhỏ vào mỗi ống vài giọt dung dịch NaOH 20%. Nhận xét màu của kết tủa. Viết phương trình phản ứng và giải thích.


Quan sát hiện tượng: Ống nghiệm 1, có hiện tượng sủi bọt khí bay lên, viên kẽm tan dần, màu vàng nâu của dung dịch chuyển thành màu trắng xanh, nhỏ thêm vài giọt NaOH thì xuất hiện kết tủa trắng xanh. Ống nghiệm 2, không có hiện tượng xảy ra, khi nhỏ NaOH vào thì xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Giải thích hiện tượng:
Ở ống nghiệm 1, do nguyên tử hydro còn tính khử mạnh, khử Fe3+ thành Fe2+.
Fe3+ + H→ Fe2+ + H+
Fe2+ + 2OH-→ Fe(OH)2 ↓ (trắng xanh)
Ở ống nghiệm 2, hydro phân tử thì không có tính khử như hydro nguyên tử nên không khử Fe3+ thành Fe2+
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑
Fe3+ + 3OH-→ Fe(OH)3 ↓ (nâu đỏ)
Phần b:
b) Ống nghiệm khác đựng 2 ml dung dịch KMnO4 0,005 N, thêm vào 4 ml dung dịch H2SO4 20%. Trộn đều. Chia dung dịch vào 3 ống nghiệm.
Ống 1: để so sánh
Ống 2 : cho vào 1 viên Zn
Ống 3 : cho khí hydro điều chế như thí nghiệm 3 từ từ đi qua dung dịch.
4

Sau 5-10 phút, so sánh màu sắc của dung dịch ở 3 ống nghiệm. Viết phương trình phản ứng và giải thích.


Quan sát hiện tượng: Ở ống nghiệm 2, Zn tan dần,có sủi bọt khí, màu của dung dịch thuốc tím nhạt dần tạo dung dịch trong suốt. Ống nghiệm 3, màu nhạt dần chậm nhưng không mất màu.
Giải thích: Ở ống nghiệm 2, do nguyên tử hydro còn tính khử mạnh, khử Mn7+ thành Mn2+. Ở ống nghiệm 3, hydro phân tử không có tính khử mạnh nên không tác dụng với KMnO4, dung dịch nhạt màu vì nguyên tử H mới chưa kết hợp thành phân tử
Phương trình hóa học:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + 2H ↑
5H + Mn7+ +3H+ → Mn2+ + 5H+



Thí nghiệm 5: Điều chế hydropeoxit
Cho từ từ 2 gam BaO2 vào một becher 50 ml chứa sẵn 20 ml dung dịch H2SO4 20% được ngâm trong nước đá. Chú ý cho thật từ từ để dung dịch trong becher không bị nóng lên. Khi cho hết lượng BaO2 trên dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ rồi lọc lấy dung dịch. Giữ dung dịch lại để làm các thí nghiệm sau.


Quan sát hiện tượng: Trong becher có hiện tượng nóng lên lên và xuất hiện kết tủa trắng
Giải thích: Ngâm becher đựng H2SO4 vì phản ứng sinh nhiệt mạnh làm becher nóng lên sẽ phân hủy H2O2 và tránh bị nứt becher.Kết tủa trắng là do BaSO4.
Phương trình hóa học: BaO2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O2


Thí nghiệm 6: Phân hủy hydropeoxit
Lấy vào 2 ống nghiệm mỗi ống khoảng 2 ml dung dịch H2O2 10%.
Ống 1: lắp ống dẫn khí đun nóng nhẹ.
Chuẩn bị:tàn đóm que diêm ( đốt cháy que diêm một lúc, thổi tắc lửa thấy trên đầu diêm
còn đỏ)


5
Ống 2: thêm một ít bột MnO2 vào. Dùng tàn đóm đỏ que diêm đưa vào các miệng ống nghiệm để thử khí bay lên.



Quan sát hiện tượng:
Ống 1: Cho que diêm lại gần các miệng ống nghiệm thì có tàn đỏ duy trì đóm đỏ
một lúc rồi tắt
Ống 2: Cho que diêm lại gần các miệng ống nghiệm thì tàn đỏ bùng cháy Cả 2 ống nghiệm đều có hiện tượng sủi bọt khí.
Giải thích: Ở ống nghiệm 2, que diêm bùng cháy lớn hơn so với que diêm ống nghiệm 1 nguyên nhân là do thêm chất xúc tác nên làm tăng tốc độ phản ứng, làm sinh ra nhiều khí oxi.
Phương trình hóa học:
2H2O2 → 2H2O + 1 O2↑
2


Thí nghiệm 7: Tính oxi hóa của H2O2 Phần a:
Lấy vào ống nghiệm khoảng 1 ml dung dịch H2O2 10%, thêm vào đó 3 giọt KI 3%,lắc nhẹ rồi thêm 2 giọt hồ tinh bột.
Quan sát hiện tượng: Dung dịch ban đầu có màu vàng, khi cho vài giọt hồ tinh bột thì dung dich chuyển sang màu tím đen
Giải thích: H2O2 đã oxi hóa I- thành I2
Phần b:
Lấy vào ống nghiệm khoảng 1 ml dung dịch H2O2 vừa điều chế ở trên. Thực hiện thí nghiệm như trên a).
Quan sát hiên tượng: Dung dịch ban đầu có màu vàng nhạt, khi cho vài giọt hồ tinh bột thì dung dịch chuyển sang tím đen đậm.
Giải thích: H2O2 đã oxi hóa I- thành I2, nhưng H2O2 điều chế có nồng độ cao
hơn(tính oxi hóa sẽ cao hơn) H2O2 ở phần a nên có sản phẩm màu đậm hơn.
2KI + H2O2 → 2KOH + I2



6
Phần c:
Lấy 5 giọt dung dịch Cr2(SO4)3 5% vào ống nghiệm. Thêm từ từ vào đó từng giọt dung dịch NaOH 20% cho đến khi kết tủa xuất hiện rồi lại tan vừa hết. Sau đó thêm vào dung dịch thu được vài giọt dung dịch H2O2 10%. Đun nhẹ ống nghiệm.


Quan sát hiện tượng: Khi cho NaOH vào dung dịch Cr2(SO4)3 thì bắt đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lục. Nếu cho dư NaOH, thì kết tủa bị tan dần dạo dung dịch màu vàng nhạt.
- Giải thích: Khi cho NaOH vào dung dịch Cr2(SO4)3 là xuất hiện kết
tủa Cr(OH)3 xanh lục sau đó kết tủa tan dần trong NaOH dư do Cr(OH)3 có tính lưỡng tính tạo thành NaCrO2 màu vàng nhạt. Khi them H2O2 thì tạo dung dịch vàng đậm
Cr2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Cr(OH)3 ↓(xanh lục)

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
Khi cho H2O2 vào thì xuất hiện dung dịch màu vàng đậm do tạo Na2CrO4.
2NaCrO2 + 2NaOH + 3H2O2 → 2Na2CrO4 + 3H2O
a) Hòa tan một ít tinh thể K3[Fe(C2O4)3].3H2O vào dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng
nhẹ rồi chuẩn độ bằng KMnO4 chuẩn.
b) Chuyển hết dung dịch sau chuẩn độ vào hỗn hóng kẽm. Chuẩn độ dung dịch bằng KMnO4 chuẩn.
Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.
88
Giải thích qui trình thí nghiệm ( cho biết rõ mục đích từng bước)
Trả lời câu hỏi
Giải thích quy trình thí nghiệm: ( mục đích của từng bước)
(a) Hòa tan một ít tinh thể K3[Fe(C2O4)3].3H2O vào dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng nhẹ để thu được khí CO2 do oxalat trong phức bị oxi hóa bởi MnO4- trong môi trường axit.
(b) Chuyển hết dung dịch sau chuẩn độ vào hỗn hống kẽm tạo ra Fe2+ . Sau đó tiếp tục chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 chuẩn để xác định số mol Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+ . Từ đó ta có tỉ lệ số mol của Fe3+ và C2O42- , ta xác định được hàm lượng oxalat có trong phức.

Thí nghiệm 8: Tính khử của H2O2
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top