keomut_abu
New Member
Download Đề tài Biện pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục đối với ngành học mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục miễn phí
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 3
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
1.1. Sơ lược về vấn đề nghiên cứu 10
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 12
1.2.1. Giáo dục 12
1.2.2. Giáo dục mầm non 14
1.2.3. Xã hội hóa giáo dục 18
1.2.4. Xã hội hóa giáo dục mầm non 20
1.2.5. Quản lý giáo dục 24
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục mầm non và xã hội hóa giáo dục mầm non 25
1.4. Mục tiêu - Nguyên tắc - Nội dung xã hội hóa giáo dục mầm non. 32
1.4.1. Mục tiêu xã hội hóa giáo dục mầm non. 32
1.4.2. Nguyên tắc xã hội hóa giáo dục mầm non. 36
1.4.3. Nội dung xã hội hóa giáo dục mầm non. 39
1.5. Quản lý xã hội hóa giáo dục mầm non. 42
1.5.1. Kế hoạch hóa - Chu trình kế hoạch hóa. 43
1.5.2. Tổ chức thực hiện 43
1.5.3. Chỉ đạo, chỉ huy, điều phối 43
1.5.4. Kiểm tra 44
1.5. Thông tin 44
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG HN 46
2.1. Khái quát về giáo dục của Quận Hai Bà Trưng 46
2.2. Thực trạng giáo dục mầm non ở Quận Hai Bà Trưng 48
2.2.1. Giáo dục mầm non ở Hà Nội 48
2.2.2. Giáo dục mầm non ở Quận Hai Bà Trưng 49
2.2.3. Giáo dục mầm non ở Quận Hai Bà Trưng: Mạng lưới các nhà trường 51
2.3. Thực trạng xã hội hoá giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng. 54
2.3.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 54
2.3.2. Những hoạt động xã hội hóa giáo dục mầm non mà Quận và nhà trường đã thực hiện
2.4. Đánh giá chung về xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng 64
2.4.1. Đánh giá chung 64
2.4.2. Những ưu điểm, nhược điểm về xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng 66
2.4.3. Những thuận lợi và khó khăn XHH GDMN trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng 68
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON Ở ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG (HÀ NỘI) ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 70
3.1. Định hướng phát triển giáo dục mầm non và xã hội hóa giáo dục mầm non Quận Hai Bà Trưng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay 71
3.2. Các biện pháp tăng cường xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng. 72
3.2.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục mầm non và xã hội hóa giáo dục mầm non cho mọi lực lượng chính trị, xã hội của Quận. 73
3.2.2. Phát huy sứ mạng của trường mầm non vào đời sống cộng đồng, vào việc nôi dạy trẻ thơ đúng phương pháp khoa học. 76
3.2.3. Huy động cộng đồng tham gia tích cực vào việc nâng cao chất lượng sự nghiệp giáo dục mầm non và trường mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng 80
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế phối hợp nhà trường và cộng đồng, phối hợp ngành giáo dục và cơ quan hữu quan để thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng 83
3.2.5. Tổng kết kinh nghiệm tiên tiến về xã hội hóa giáo dục mầm non và có cách nhân điển hình 85
3.3. Kiểm chứng sự nhận thức tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp nêu ra.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
ác động vào đời sống cộng đồng vào cha mẹ các cháu theo các mục tiêu nuôi dạy trẻ; phải đưa đường lối quan điểm của của Đảng vào đời sống cộng đồng, chứ không phải chờ cộng đồng đến tiếp nhận chủ trương của ngành.c) Xã hội hoá giáo dục mầm non thực hiện theo nguyên tắc tính tự nguyện, đồng thuận của cộng đồng.
Một trong các công việc cần thiết là tăng cường sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội cho sự phát triển của các nhà trường mầm non. Song mọi sự huy động phải dựa trên sự đồng thuận tự nguyện của nhân dân cộng đồng, của cha mẹ các cháu. Tuyệt đối không được ép buộc các sự đóng góp, không được lạm thu làm trái các qui định Nhà nước đã ban hành.
d) Xã hội hoá giáo dục mầm non thực hiện theo nguyên tắc căn cứ vào tình hình thực tiễn.
Phải căn cứ vào thực tiễn, vào tình hình cụ thể của mỗi nhà trường mà thực hiện các nội dung xã hội hoá giáo dục. Tuyệt đối không vì tính hình thức, vì các thành tích ảo mà thực hiện các nội dung không đem lại các lợi ích thiết thực cho sự phát triển của nhà trường mầm non.
e) Xã hội hoá giáo dục mầm non đặt trên nguyên tắc tính hiệu quả
Mọi cách tiến hành, mọi việc làm về xã hội hoá giáo dục mầm non đều phải nhằm vào tính hiệu quả. Hiệu quả ở đây được hiểu là sự tăng kết quả so với trạng thái ban đầu.
Hiệu quả trước hết phải nhằm vào sự phát triển của trẻ cả tâm hồn, thể chất và trí tuệ.
Hiệu quả nhằm vào sự phát triển của nhà trường. Sự gia tăng chất lượng đội ngũ cô nuôi dạy, cơ sở vật chất sư phạm của nhà trường.
Hiệu quả nhằm vào sự tăng cường hiểu biết kiến thức nuôi dạy trẻ trong cư dân, cộng đồng.
Nguyên tắc tính hiệu quả đòi hỏi bất cứ làm việc gì đều phải ngăn ngừa thái độ chạy theo hình thức, thành tích ảo. Phải lấy mục tiêu cao nhất là sự phát triển nhân cách của trẻ và hạnh phúc gia đình của trẻ.
Hiệu quả của xã hội hóa giáo dục mầm non còn nhằm vào việc nâng cao tính hiệu lực quản lý ngành học, quản lý trường học trong việc thực hiện sứ mệnh của ngành, sứ mệnh của trường trước yêu cầu phát triển xã hội.
Hiệu lực quản lý có thể tiếp cận chủ yếu theo hai nhân tố năng lực và quyền lực, làm cho năng lực của ngành, năng lực của trường gia tăng trong đời sống cộng đồng; làm cho năng lực của ngành, năng lực của nhà trường (Theo mục tiêu giáo dục mầm non) được gia tăng có thực chất trong đời sống xã hội.
1.4.3. Nội dung xã hội hoá giáo dục mầm non
Nội dung xã hội hoá giáo dục mầm non bao gồm những vấn đề chủ yếu sau:
a) Thường xuyên nâng cao nhận thức của các lực lượng trong xã hội về tầm quan trọng của giáo dục mầm non, của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ thơ.
Nâng cao nhận thức cho mọi người về giáo dục mầm non là vấn đề rất quan trọng. Nhiều ý kiến cho rằng vấn đề này thường mang tính hình thức, song trong thực tế lại là vấn đề rất quan trọng.
Nhiều gia đình, nhiều tổ chức xã hội, nhiều cán bộ quản lý cộng đồng thường có quan điểm hạn hẹp cho rằng chỉ có giáo dục phổ thông hay giáo dục ở các bậc học cao mới quan trọng, còn giáo dục mầm non thì làm được chừng nào hay chừng ấy. Các bậc học phổ thông, cao đẳng, đại học mới cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách.
Đây là một quan niệm rất sai lầm và nó làm trở ngại rất nhiều việc thực hiện đường lối của Đảng về giáo dục mầm non.
Những năm tháng của tuổi mầm non là những năm tháng đặt các tiền đề thiết yếu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ trong suốt cuộc đời. Hiện nay đất nước ta còn cùng kiệt nên chưa giành được nhiều kinh phí cho công việc này, nhưng quyết không vì thế mà coi nhẹ công tác giáo dục mầm non.
Việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục mầm non thực ra là công việc của các cấp uỷ Đảng và Chính quyền, song cũng do đặc thù của nước, ta một số cán bộ Đảng và Chính quyền ít am hiểu về chuyên môn của lĩnh vực này nên ngành giáo dục (Trước hết là bộ phận chuyên môn phụ trách mầm non và các trường mầm non phải tham mưu cho Đảng và Chính quyền và khi đã tạo ra sự đồng tình thì phải hiến kế ngay về chương trình hành động).
b) Nhà trường mầm non thực hiện việc truyền thông giáo dục kiến thức nuôi dạy trẻ đúng với khoa học cho cha mẹ của trẻ và nhân dân và cán bộ quản lý cộng đồng.
Như Bác Hồ đã chỉ ra giáo dục nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục gia đình, giáo dục xã hội thì cũng không hoàn toàn.
Phải kết hợp ba môi trường giáo dục và nhà trường phải có vị trí chủ đạo trong sự phối hợp này.
Một bộ phận cha mẹ có con đi học trường mầm non thường có tư tưởng khoán trắng cho Nhà trường. Khi con đi học về do bận bịu công việc cũng ít quan tâm đến sự biểu hiện nhân cách của bé.
Cũng có khi do không đủ kiến thức nên có những việc làm lệch hướng so với nội dung đã dược hình thành tại nhà trường.
Nếu nhà trường mầm non không tác động vào gia đình, phổ biến cho gia đình các kiến thức sơ đẳng về giáo dục trẻ thì kết quả giáo dục trẻ thơ sẽ hạn chế.
Ngoài môi trường gia đình còn có môi trường xã hội. Dù nhà trường có tích cực, gia đình rất quan tâm nhưng xã hội lại thờ ơ thì kết quả cũng không tốt.
Hiện nay, ở nhiều cộng đồng có các trung tâm học tập cộng đồng hay sinh hoạt các đoàn thể: Thanh niên, phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh...Nhà trường mầm non thông qua các tổ chức này có kế hoạch truyền thông kiến thức nuôi dạy trẻ, thì điều này mang lại nhiều hiệu quả cho công tác giáo dục.
c) Huy động cộng đồng đầu tư nguồn lực cho mục tiêu và yêu cầu phát triển các trường mầm non.
Nguồn lực ở đây bao gồm: Nhân lực, vật lực, tài lực.
Ngoài ba nguồn lực hiển thị và có thể lượng hoá như đã nêu ra, ngày nay người ta còn nói đến hai nguồn lực: Tâm lực và tin lực.
Tâm lực có thể hiểu là tấm lòng, là tâm huyết của nhân dân của cộng đồng, của cha mẹ trẻ mong muốn hiến kế cho sự phát triển nhà trường.
Nhiều trường mầm non hiện nay đã biết dựa vào lực lượng cán bộ về hưu trên địa bàn dân cư tham gia vào công việc giáo dục lễ giáo cho trẻ, dẫn trẻ đi tham quan, làm quen với môi trường tự nhiên và xã hội mà trẻ đang sống, tham gia cùng nhà trường bảo vệ trẻ, trông trẻ khi cha mẹ chưa đón kịp.
“Tin lực” đó là các thông tin về khoa học giáo dục mầm non mà các gia đình hay những người hiểu biết trong cộng đồng mang đến cho nhà trường.
Sự phát triển của thông tin ngày nay đa dạng và diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Các cô giáo mầm non cũng là những công dân, đội ngũ này cũng cần được nâng cao hiểu biết chung để có thái độ công dân đúng đắn về nghiệp vụ chuyên môn sư phạm mầm non.
Nguồn lực của cộng đồng nói chung rất phong phú cho mục tiêu này, nếu nhà trường biết khai thác đúng đắn và có hiệu quả.
d) Xây dựng cơ chế hợp lý để gắn kết các nhà trường mầm non và nhà trường phổ thông, gắn kết các cơ quan, các cơ sở sản xuất, các đoàn thể xã hội theo m