Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Buôn lậu và gian lận thương mại là một trong những mặt trái của nền kinh tế thị trường, nó có tác động và ảnh hưởng lớn đến kinh tế – xã hội. Đây là vấn đề nóng bỏng, bức xúc và diễn biến ngày càng phức tạp ở nước ta hiện nay, gây khó khăn cho sản xuất trong nước, làm thất thu ngân sách nhà nước, làm rối loạn hoạt động thương mại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội. vì vậy đòi hỏi cần tích cực phòng chống tình trạng này bằng sự đoàn kết phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, giữa nhà nước và nhân dân.
Dưới góc độ quản lý kinh tế, vấn đề này càng được xem xét nghiên cứu kỹ nhằm tìm ra những giải pháp cụ thể để giải quyết. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài : “Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp” làm đề án môn học chuyên ngành khoa học quản lý. Qua quá trình nghiên cứu đề tài em đã phần nào hiểu được và có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta, đồng thời giúp em trả lời được một số câu hỏi như: Làm sao để hạn chế buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam?,Có các giải pháp và công cụ nào?, Ai là người có đủ năng lực giải quyết thực hiện?.
Mặt khác trong qua trình làm đề án môn học em hiểu sâu hơn về chuyên ngành, cũng như lĩnh vực mình đang học, tạo điều kiện cho em được mở rộng kiến thức, cả trên lý thuyết lẫn thực tiễn, giúp cho qua trình học tập của em được tốt hơn.
Cuối cùng em xin chân thành Thank thầy giáo Nguyễn Quang Huy đã hướng dẫn nhiệt tình giúp em hoàn thành được đề án .
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
I. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - VẤN ĐỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI :
1. Kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội, trong đó sản xuất, phân phối, trao đổi tiêu dùng đều gắn chặt với thị trường. Sản xuất ra hàng hoá dịch vụ gì, khối lượng bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào, cho ai, tất cả những câu hỏi đó đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường và thông qua thị trường để tìm câu trả lời. Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Thị trường cũng là nơi mà thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đồi hàng hoá dịch vụ, hình thành nên quy luật cung cầu trên thị trường. Sự tương tác giữa cung và cầu trên thị trường hình thành giá cả, thị trường điều tiết cung cầu, kìm hãm hay kích thích các mối quan hệ giữa người mua và người bán, giữa nhà sản xuất, cung ứng và khách hàng thông qua việc mua bán bằng tiền tệ trên thị trường.
Trong kinh tế thị trường, hoạt động thương mại rất phát triển và nó có vị trí cũng như vai trò không thể thiếu của nền kinh tế thị trường. Thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất. Thương mại nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, thương mại được coi như hệ thống dẫn lưu tạo ra sự liên tục của quá trình sản xuất. Nếu khâu này bị ách tắc, sẽ dẫn đến sự ngưng trệ trong sản xuất và tiêu dùng, gây ra khủng hoảng trong nền kinh tế. Thương mại cũng là một lĩnh vực kinh doanh thu hút trí lưc và tiền vốn của các nhà đầu tư để thu hút lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận. Kinh doanh thương mại trở thành ngành sản xuất vật chất thư hai.
Thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thương mại thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Qua hoạt động mua bán tạ ra động lực kích thích đối với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên môn hoá sản xuất. Thương mại kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, lợi nhuận là mục đích của hoạt động thương maị. Người sản xuất tìm mọi cách để cải tiến kỹ thuật .áp dụng khoa học công nghệ, nhằm hạ chi phí đầu vào tăng lợi nhuận. Đồng thời cạnh tranh trong thương mại cũng đòi hỏi người sản xuất phải năng động không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn và tính toán thực chất hoạt, động kinh doanh, tiết kiệm các nguồn lựu, nâng cao năng suất lao động. Đó là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất phát triển. Thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới, người tiêu dùng mua hàng hoá không xuất phát từ tình cảm mà bằng lý trí. Lợi ích của sản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tạo ra khả năng tái tạo nhu cầu. Thương mại một mặt, làm cho nhu cầu trên thị trượng trung thực hơn, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa dạng, phong phú của nhu cầu. Thương mại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng về loại hình, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã chất lượng sản phẩm Điều này tác động ngược lại với người tiêu dùng, làm xuất hiện các nhu cầu tiềm năng. Tóm lại thương mại làm tăng nhu cầu và là nguồn gốc cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra thương mại còn góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước không ngừng phát triển. Điều đó giúp chúng ta tận dụng được ưu thế của thời đại, phát huy được lợi thế so sánh, tứng bước đưa nước ta hội nhập với kinh tế thế giới, biến nước ta trở thành bộ phận của phân công lao động quốc tế.
Ngày nay thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước là xoá bỏ cở chế quản lý kinh tế tập trung, chuyển sang cơ chế thị trường, chế độ bao cấp được thay bằng thương mại. Thương mại thể hiện sự tự do mua bán theo giá cả mà thị trường quy định, người mua và người bán được tự do lựa chọn bạn hàng. Gắn giữa sản xuất với thương mại, thương mại cũng là mọt chức năng của sản xuất hàng hoá, giữa các doanh nghiệp, các vùng và quốc gia thực hiện cơ chế mở trong mua bán hàng hoá.
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, thương mại phát triển có những mặt tích cực song bên cạnh đó nó lại làm nảy sinh những tiêu cực ngay trong lòng của nó. Trong kinh tế thị trường đồng tiêng trở thành phương tiện có giá trị làm phát sinh tư tưởng sùng bái đồng tiền, chạy theo cuôc sống sa xỉ mà không từ bàn tay mình làm ra, bằng những mánh khoé gian lận trong buôn bán, không tôn trọng pháp luật, làm giàu bất chính mà một trong những hành vi đó là buôn lậu và gian lận thương mại. Từ việc lợi dụng cơ chế tự do buôn bán lưu thông hàng hóa một số người đã kinh doanh trái pháp luật gian lận trong mua bán để kiếm lời. Buôn lậu và gian lận thương mại chính là một sản phẩm tiêu cực của kinh tế thị trường, nó bóp méo vai trò của thương mại đi ngược lại với bản chất của thương mại. Chính vì thế cần có những chính sách, biện pháp khắc phục, hạn chế và xoá bỏ nạn buôn lậu và gian lận thương mại trong nền kinh tế, đảm bảo vị trí và vai trò của thương mại. Để làm được điều này chúng ta cần có những nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nạn buôn lậu và gian lận thương mại.
2. Khái niệm buôn lậu.
Thuật ngữ buôn lậu được sử dụng với những ý nghĩa rất khác nhau. Từ góc độ khoa học về ngôn ngữ, cụm từ “buôn lậu” có nghĩa là buôn bán những hàng hoá trốn thuế và hàng cấm. Đây là một khái niệm kế thừa những hiểu biết xua nay của cụm từ này và khá phù hợp với quan niệm phổ thông hiện nay. Từ góc độ khoa học pháp lý thì thuật ngữ “buông lậu” được hiểu cặn kẽ hơn, rõ ràng hơn. Khi nói về buôn lậu, bản thân nó về mặt pháp lý chưa phản ánh một thông tin rành mạch nào, Muốn hiểu được thì phải đặt nó vào những ngữ cảnh cụ thể, thí dụ:khi nói “khởi tố bị can buôn lậu” coa nghĩa là nói về đối tượng tham gia buôn lậu và khi đó thuật ngữ “buôn lậu” được hiêu như là một hành vi. Còn khi nói “đấu tranh chống buôn lậu” thì thuật ngữ “buôn lậu” lúc này lại được hiểu như là một danh từ chỉ một vấn nạn của nền kinh tế.
Trong Quốc triều Hình luật của triều Lê (1428-1788) được xem là bộ luật hình sự hoàn chỉnh nhất của thể chế phong kiến Việt Nam thì tội danh buôn lậu vẫn chưa được quy định, mặc dù vậy nó cũng đã quy định “những trang trại ven bờ biển mà đón tiếp thuyên buôn ,ngầm dỡ hộ hàng hóa lên bờ thì bị xử biếm ( cách chức ), phạt gấp 3 lần tang vật để xung công..., Những người bán ruộng đất ở bờ cõi, binh khí, các thứ chất nổ có thể chế hoả tiễn, hoả pháo cho người nước ngoài đều phải tội chém”, “bán mắm muối ra nước ngoài thì bị xử đi Châu Sa” . Các mặt hàng bị cấm xuất ra nước ngoài lúc đó được quy định là : Ruộng đất ,thuốc nổ, vũ khí, sắt, đồng, vàng, da Trâu, gỗ Lim, vỏ Quế, Trân châu, Ngà voi....những hành vi cụ thể tách biệt nói trên trong tiềm thức xã hội đều được gộp chung lại là hiện tượng buôn lậu chứ không có tội danh buôn lậu.
Trước năm 1985, thuật ngữ “Tội buôn lậu”đã được đề cập đến trong một số văn bản pháp luật của nước ta như pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn cảu lực lượng Cảnh sát Nhân dân (20/7/1962); Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (10/6/1982). Song về cơ bản tội danh buôn lậu chưa được hướng dẫn nhận diện đầy đủ với các yếu tố cấu thành và dấu hiệu pháp lý đắc trưng. Phần lớn người ta vẫn chịu ảnh hưởng của các quan niệm truyền thống cho rằng buôn lậu là bao gồm các hành vi kinh doanh trái phép, trốn thuế, đầu cơ tích trữ buôn bán hàng cấm.
Từ năm 1985 bộ luật Hình sự của nước CHXHXN Việt Nam ra đời đã chính thức ghi nhận tội danh buôn lậu: Người nào buôn bán trái phép hay vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá ,tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hay vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá thì bị sử phạt...”. Bắt đầu từ đây tội danh buôn lậu đã được xác định với 4 yếu tố cấu thành tội phạm và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, nên đã có tác dụng hướng dẫn nhận thức cũng như chỉ đạo thực thi pháp luật.
3. Khái niệm về gian lận thương mại.
Một thuật ngữ nữa luôn gắn liền với buôn lậu là “gian lận thương mại”. Gian lận thương mại theo tử điển tiếng Việt là dối trá lừa lổctng hoạt động thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gại là gian thương tức là người có nhiều mưu mô lừa lọc, kẻ buôn bán gian lận và trái phép. Gian lận được coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói hay cử chỉ, hành động không đúng với bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mục đích đánh lừa người khác. Trong dân gian gian lận thương mại gắn liền với thành ngữ “buôn gian bán lận” và dùng để chỉ những thủ đoạn mánh khoé lừa lọc khách hàng hay người khác để thu lợi bất chính. Hành vi buôn gian bán lận trong dân gian được hiểu bao gồm mốt số thủ đoạn đơn giản như : hàng xấu nói tốt ít nói nhiều rẻ nói đắt cân đo điêu, buôn bán hàng cấm, lén lút, giấu giếm, lậu thuế... Hành vi gian lân thương mại trước hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhưng hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thương mại thông qua đối tượng thể hiện là hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của hành vi gian lận thương mại có thể là người mua, người bán hoắc có khi là cả hai. Một trong những lĩnh vực mà qua đó chúng ta thấy hết được bản chất cũng như tác hại của hành vi gian lận thương mại đó là lĩnh vực Hải quan. Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận của chủ hàng thực hiên trong hoạt động xuất nhập khẩu để trốn tránh sụ kiểm soát và quản lý của cán bộ Hải quan. Vấn đề nà đã được Hội đồng Hợp tác Hải quan (nay là Tổ chức Hải quan thế giới – WCO) chú ý từ những ngày mới thành lập. Trong bản khuyến nghị về giúp đỡ hành chính lẫn nhau do Hội đồng đưa ra ngày 5/12/1953 cũng đã đề cập vấn đề giúp đỡ hành chính lẫn nhau về chống gian lận thương mại. Qua nhiều lần bổ xung, thảo luận, mãi đến 9/6/1977 định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan mới được Hội đồng Hợp tác Hải quan đưa ra trong công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau nhằm ngăn chặn và trấn áp các hành vi vi phạm Hải quan,và được các nước thành viên thông qua ký kết tại Nairobi, cộng hoà Kenya. Định nghĩa đó được phát biểu như sau:
“Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật hải quan trong đó một cá nhân lừa dối Hải quan để nhằm lẩn tránh một phần hay toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm hay hạn chế do luật Hải quan quy định, hay thu được một khoản lợi nào đó qua hành động vi phạm này”.
Trong định nghĩa này, về cơ bản đã khái quát được hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan. Hành vi đó được thể hiện bằng sự lừa dối thông qua hành động lẩn tránh việc nộp thuế và việc tuân thủ pháp luật Hải quan nhằm mục đích thu được một khoản lợi nhuận nào đó. Tuy nhiên định nghĩa này vẫn chưa nêu được một cách đầy đủ, chính xác hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan, khi bối cảnh hoạt động thương mại thế giới ngày nay có những tháy đổi lớn. Vì vậy tại Hội nghị Quốc tế lần V về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan do Tổ chức Hải quan thế giới triệu tập tại Brussels (Bỉ)từ ngày 13/10/1995 đã xem xét lại đinh nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan và thông nhất đưa ra một định nghĩa mới hoàn chỉnh hơn. Định nghĩa đó được phát biểu như sau:
“Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp quy hay luật Hải quan nhằm :
Trốn tránh hay cố ý trông tránh việc nộp thuế hải quan , phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hóa-dịch vụ thương mại.
Nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hay phụ cấp cho hàng hoá không thuộc đối tượng đó.
Đạt được hay cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và điều lệ cạnh tranh thương mại chân chính.
Tại Hội nghị của tổ chức Hải quan quốc tế về chống gian lận thương mại lần V này cũng đã thông nhất phân chia các hình thức gian lận thương mại thành 16 loại như sau :
1. Buôn bán hàng cấm qua biên giới hay ra khỏi sự kiểm soát của Hải quan.
2. Khai báo sai chủng loại hàng hoá.
3. Khai tăng, giảm giá trị hàng hoá.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam (năm 1985)
2. Luật thương mại Việt Nam.
3. Tử điển Việt Nam.
4. Giáo trình kinh tế thương mại - Trường ĐHKTQD Hà Nội.
5. Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ số 853/1997/CT- TTg ngày 11/10/1997.
6. Báo Pháp luật( Tháng 4/1999) , báo Văn hoá (số 24 tháng 12/1999), báo An ninh kinh tế ra ngày 29/9/2005.
7. ý kiến chỉ đạo của phó thủ Tướng Vũ Khoan : “Phải tìm ra quy luật hoạt động của buôn lậu”( 6/2/2004) .Vietnamnet.
8. Thời báo kinh tế các số: 7, 23, 46 ra năm 1998 ; 22, 28, 68 ra năm 1999.
9. Các Tạp chí:
+ Thông tin và lí luận số 5 ra năm 1999.
+ Kinh tế và phát triển số 31 ra năm 1999.
+ Thị trường giá cả số 2 năm 1999.
+ Thương mại các số : 20, 24 ra năm 1998; 7, 18, 20 ra năm 1999;1, 2, 3 ra năm 2000.
+ thông tin và tài chính số 18 năm 1999
+ Kinh tế và dự báo số 2 năm 2000.
10. Bài viết của PGS.TS Đặng Đình Đào Trường ĐHKTQD Hà Nội bàn về: “Biện pháp chống hàng giả và gian lận thương mại ở nước ta”
MỤC LỤC.
Lời mở đầu 1
Phần nội dung 2
Chương I. 2
Những vấn đề chung về buôn lậu và gian lận thương mại 2
I. kinh tế thị trường - Vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại : 2
1. Kinh tế thị trường 2
2. Khái niệm buôn lậu. 4
3. Khái niệm về gian lận thương mại. 6
4. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại 9
II. Nguyên nhân xuất hiện buôn lậu và gian lận thương mại 11
1.Nguyên nhân xuất hiện 11
Chương II. 13
Thực trạng và những tác động của nạn buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam. 13
I. Thực trạng về buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam 13
1. Những cách và thủ đoạn trong buôn lậu 15
2. Một số hình thức gian lận thương mại phổ biến ở Việt Nam hiện nay 17
2.1. Gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế của nhà nước 17
2.2. Gian lận thương mại qua giá hàng hoá xuất nhập khẩu 17
2.3. Gian lận thương mại trong việc khai báo sai số lượng trọng lượng, phẩm cấp của hàng hóa xuất nhập khẩu. 17
2.4. Gian lận thương mại qua việc cố ý xác định sai xuất xứ hàng hoá. 18
2.5. Gian lận thương mại trong lĩnh vực đầu tư. 18
2.6. Gian lận thương mại trong lĩnh vực sản xuất hàng gia công xuất khẩu. 19
II. Những tác động của nạn buôn lậu và gian lận thương mại đến kinh tế xã hội nước ta 19
1. Tác động đến các chủ thể kinh tế 19
2. Tác động đến văn hoá xã hội 22
3. Tác động đến chính trị 23
III. Những mặt đã làm được và chưa làm được trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại 23
1. Những mặt đã làm được trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại . 23
2. Những hạn chế còn tồn tại trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại 29
Chương III . 34
Một số giải pháp trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam. 34
I- Các giải pháp cấp Nhà nước. 34
1. Nhà nước cần hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống pháp luật. 34
2. Xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của từng tổ chức: 35
3. Gắn việc chống buôn lậu và gian lận thương mại với công cuộc cải cách hành chính. 36
4. Biện pháp về kỹ thuật nghiệp vụ 37
5. Hợp tác quốc tế với các cơ quan Hải quan của các nước trong việc đấu tranh chống gian lận thương mại. 37
6. Dán tem hàng hoá phải thực sự hiều quả. 38
7. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. 38
8. Cải cách chính sách lương thưởng. 38
9. Phải có những chính sách phát triển kinh tế vùng biên: 38
10. Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức giác ngộ của cán bộ và nhân dân về việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. 39
11. Phải xử lý nhanh, nghiêm minh và thích đáng những kẻ buôn lậu và gian lận thương mại cùng BỌN TIẾP TAY cho bọn chúng. 39
12. Các ngành các cấp phải thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình chống buôn lậu và gian lận thương mại. 40
II- Các giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại nhìn từ góc độ doang nghiệp. 41
1. Hàng Việt Nam cần tăng tính cạnh tranh. 42
2. Các doanh nghiệp cần tham gia góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh. 43
III- Các giải pháp từ phía người tiêu dùng. 43
kết luận 45
Danh mục tài liệu tham khảo. 47
Mục lục. 48
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Buôn lậu và gian lận thương mại là một trong những mặt trái của nền kinh tế thị trường, nó có tác động và ảnh hưởng lớn đến kinh tế – xã hội. Đây là vấn đề nóng bỏng, bức xúc và diễn biến ngày càng phức tạp ở nước ta hiện nay, gây khó khăn cho sản xuất trong nước, làm thất thu ngân sách nhà nước, làm rối loạn hoạt động thương mại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội. vì vậy đòi hỏi cần tích cực phòng chống tình trạng này bằng sự đoàn kết phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, giữa nhà nước và nhân dân.
Dưới góc độ quản lý kinh tế, vấn đề này càng được xem xét nghiên cứu kỹ nhằm tìm ra những giải pháp cụ thể để giải quyết. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài : “Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp” làm đề án môn học chuyên ngành khoa học quản lý. Qua quá trình nghiên cứu đề tài em đã phần nào hiểu được và có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta, đồng thời giúp em trả lời được một số câu hỏi như: Làm sao để hạn chế buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam?,Có các giải pháp và công cụ nào?, Ai là người có đủ năng lực giải quyết thực hiện?.
Mặt khác trong qua trình làm đề án môn học em hiểu sâu hơn về chuyên ngành, cũng như lĩnh vực mình đang học, tạo điều kiện cho em được mở rộng kiến thức, cả trên lý thuyết lẫn thực tiễn, giúp cho qua trình học tập của em được tốt hơn.
Cuối cùng em xin chân thành Thank thầy giáo Nguyễn Quang Huy đã hướng dẫn nhiệt tình giúp em hoàn thành được đề án .
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
I. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - VẤN ĐỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI :
1. Kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội, trong đó sản xuất, phân phối, trao đổi tiêu dùng đều gắn chặt với thị trường. Sản xuất ra hàng hoá dịch vụ gì, khối lượng bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào, cho ai, tất cả những câu hỏi đó đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường và thông qua thị trường để tìm câu trả lời. Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Thị trường cũng là nơi mà thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đồi hàng hoá dịch vụ, hình thành nên quy luật cung cầu trên thị trường. Sự tương tác giữa cung và cầu trên thị trường hình thành giá cả, thị trường điều tiết cung cầu, kìm hãm hay kích thích các mối quan hệ giữa người mua và người bán, giữa nhà sản xuất, cung ứng và khách hàng thông qua việc mua bán bằng tiền tệ trên thị trường.
Trong kinh tế thị trường, hoạt động thương mại rất phát triển và nó có vị trí cũng như vai trò không thể thiếu của nền kinh tế thị trường. Thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất. Thương mại nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, thương mại được coi như hệ thống dẫn lưu tạo ra sự liên tục của quá trình sản xuất. Nếu khâu này bị ách tắc, sẽ dẫn đến sự ngưng trệ trong sản xuất và tiêu dùng, gây ra khủng hoảng trong nền kinh tế. Thương mại cũng là một lĩnh vực kinh doanh thu hút trí lưc và tiền vốn của các nhà đầu tư để thu hút lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận. Kinh doanh thương mại trở thành ngành sản xuất vật chất thư hai.
Thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thương mại thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Qua hoạt động mua bán tạ ra động lực kích thích đối với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên môn hoá sản xuất. Thương mại kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, lợi nhuận là mục đích của hoạt động thương maị. Người sản xuất tìm mọi cách để cải tiến kỹ thuật .áp dụng khoa học công nghệ, nhằm hạ chi phí đầu vào tăng lợi nhuận. Đồng thời cạnh tranh trong thương mại cũng đòi hỏi người sản xuất phải năng động không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn và tính toán thực chất hoạt, động kinh doanh, tiết kiệm các nguồn lựu, nâng cao năng suất lao động. Đó là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất phát triển. Thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới, người tiêu dùng mua hàng hoá không xuất phát từ tình cảm mà bằng lý trí. Lợi ích của sản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tạo ra khả năng tái tạo nhu cầu. Thương mại một mặt, làm cho nhu cầu trên thị trượng trung thực hơn, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa dạng, phong phú của nhu cầu. Thương mại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng về loại hình, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã chất lượng sản phẩm Điều này tác động ngược lại với người tiêu dùng, làm xuất hiện các nhu cầu tiềm năng. Tóm lại thương mại làm tăng nhu cầu và là nguồn gốc cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra thương mại còn góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước không ngừng phát triển. Điều đó giúp chúng ta tận dụng được ưu thế của thời đại, phát huy được lợi thế so sánh, tứng bước đưa nước ta hội nhập với kinh tế thế giới, biến nước ta trở thành bộ phận của phân công lao động quốc tế.
Ngày nay thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước là xoá bỏ cở chế quản lý kinh tế tập trung, chuyển sang cơ chế thị trường, chế độ bao cấp được thay bằng thương mại. Thương mại thể hiện sự tự do mua bán theo giá cả mà thị trường quy định, người mua và người bán được tự do lựa chọn bạn hàng. Gắn giữa sản xuất với thương mại, thương mại cũng là mọt chức năng của sản xuất hàng hoá, giữa các doanh nghiệp, các vùng và quốc gia thực hiện cơ chế mở trong mua bán hàng hoá.
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, thương mại phát triển có những mặt tích cực song bên cạnh đó nó lại làm nảy sinh những tiêu cực ngay trong lòng của nó. Trong kinh tế thị trường đồng tiêng trở thành phương tiện có giá trị làm phát sinh tư tưởng sùng bái đồng tiền, chạy theo cuôc sống sa xỉ mà không từ bàn tay mình làm ra, bằng những mánh khoé gian lận trong buôn bán, không tôn trọng pháp luật, làm giàu bất chính mà một trong những hành vi đó là buôn lậu và gian lận thương mại. Từ việc lợi dụng cơ chế tự do buôn bán lưu thông hàng hóa một số người đã kinh doanh trái pháp luật gian lận trong mua bán để kiếm lời. Buôn lậu và gian lận thương mại chính là một sản phẩm tiêu cực của kinh tế thị trường, nó bóp méo vai trò của thương mại đi ngược lại với bản chất của thương mại. Chính vì thế cần có những chính sách, biện pháp khắc phục, hạn chế và xoá bỏ nạn buôn lậu và gian lận thương mại trong nền kinh tế, đảm bảo vị trí và vai trò của thương mại. Để làm được điều này chúng ta cần có những nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nạn buôn lậu và gian lận thương mại.
2. Khái niệm buôn lậu.
Thuật ngữ buôn lậu được sử dụng với những ý nghĩa rất khác nhau. Từ góc độ khoa học về ngôn ngữ, cụm từ “buôn lậu” có nghĩa là buôn bán những hàng hoá trốn thuế và hàng cấm. Đây là một khái niệm kế thừa những hiểu biết xua nay của cụm từ này và khá phù hợp với quan niệm phổ thông hiện nay. Từ góc độ khoa học pháp lý thì thuật ngữ “buông lậu” được hiểu cặn kẽ hơn, rõ ràng hơn. Khi nói về buôn lậu, bản thân nó về mặt pháp lý chưa phản ánh một thông tin rành mạch nào, Muốn hiểu được thì phải đặt nó vào những ngữ cảnh cụ thể, thí dụ:khi nói “khởi tố bị can buôn lậu” coa nghĩa là nói về đối tượng tham gia buôn lậu và khi đó thuật ngữ “buôn lậu” được hiêu như là một hành vi. Còn khi nói “đấu tranh chống buôn lậu” thì thuật ngữ “buôn lậu” lúc này lại được hiểu như là một danh từ chỉ một vấn nạn của nền kinh tế.
Trong Quốc triều Hình luật của triều Lê (1428-1788) được xem là bộ luật hình sự hoàn chỉnh nhất của thể chế phong kiến Việt Nam thì tội danh buôn lậu vẫn chưa được quy định, mặc dù vậy nó cũng đã quy định “những trang trại ven bờ biển mà đón tiếp thuyên buôn ,ngầm dỡ hộ hàng hóa lên bờ thì bị xử biếm ( cách chức ), phạt gấp 3 lần tang vật để xung công..., Những người bán ruộng đất ở bờ cõi, binh khí, các thứ chất nổ có thể chế hoả tiễn, hoả pháo cho người nước ngoài đều phải tội chém”, “bán mắm muối ra nước ngoài thì bị xử đi Châu Sa” . Các mặt hàng bị cấm xuất ra nước ngoài lúc đó được quy định là : Ruộng đất ,thuốc nổ, vũ khí, sắt, đồng, vàng, da Trâu, gỗ Lim, vỏ Quế, Trân châu, Ngà voi....những hành vi cụ thể tách biệt nói trên trong tiềm thức xã hội đều được gộp chung lại là hiện tượng buôn lậu chứ không có tội danh buôn lậu.
Trước năm 1985, thuật ngữ “Tội buôn lậu”đã được đề cập đến trong một số văn bản pháp luật của nước ta như pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn cảu lực lượng Cảnh sát Nhân dân (20/7/1962); Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (10/6/1982). Song về cơ bản tội danh buôn lậu chưa được hướng dẫn nhận diện đầy đủ với các yếu tố cấu thành và dấu hiệu pháp lý đắc trưng. Phần lớn người ta vẫn chịu ảnh hưởng của các quan niệm truyền thống cho rằng buôn lậu là bao gồm các hành vi kinh doanh trái phép, trốn thuế, đầu cơ tích trữ buôn bán hàng cấm.
Từ năm 1985 bộ luật Hình sự của nước CHXHXN Việt Nam ra đời đã chính thức ghi nhận tội danh buôn lậu: Người nào buôn bán trái phép hay vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá ,tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hay vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá thì bị sử phạt...”. Bắt đầu từ đây tội danh buôn lậu đã được xác định với 4 yếu tố cấu thành tội phạm và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, nên đã có tác dụng hướng dẫn nhận thức cũng như chỉ đạo thực thi pháp luật.
3. Khái niệm về gian lận thương mại.
Một thuật ngữ nữa luôn gắn liền với buôn lậu là “gian lận thương mại”. Gian lận thương mại theo tử điển tiếng Việt là dối trá lừa lổctng hoạt động thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gại là gian thương tức là người có nhiều mưu mô lừa lọc, kẻ buôn bán gian lận và trái phép. Gian lận được coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói hay cử chỉ, hành động không đúng với bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mục đích đánh lừa người khác. Trong dân gian gian lận thương mại gắn liền với thành ngữ “buôn gian bán lận” và dùng để chỉ những thủ đoạn mánh khoé lừa lọc khách hàng hay người khác để thu lợi bất chính. Hành vi buôn gian bán lận trong dân gian được hiểu bao gồm mốt số thủ đoạn đơn giản như : hàng xấu nói tốt ít nói nhiều rẻ nói đắt cân đo điêu, buôn bán hàng cấm, lén lút, giấu giếm, lậu thuế... Hành vi gian lân thương mại trước hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhưng hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thương mại thông qua đối tượng thể hiện là hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của hành vi gian lận thương mại có thể là người mua, người bán hoắc có khi là cả hai. Một trong những lĩnh vực mà qua đó chúng ta thấy hết được bản chất cũng như tác hại của hành vi gian lận thương mại đó là lĩnh vực Hải quan. Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận của chủ hàng thực hiên trong hoạt động xuất nhập khẩu để trốn tránh sụ kiểm soát và quản lý của cán bộ Hải quan. Vấn đề nà đã được Hội đồng Hợp tác Hải quan (nay là Tổ chức Hải quan thế giới – WCO) chú ý từ những ngày mới thành lập. Trong bản khuyến nghị về giúp đỡ hành chính lẫn nhau do Hội đồng đưa ra ngày 5/12/1953 cũng đã đề cập vấn đề giúp đỡ hành chính lẫn nhau về chống gian lận thương mại. Qua nhiều lần bổ xung, thảo luận, mãi đến 9/6/1977 định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan mới được Hội đồng Hợp tác Hải quan đưa ra trong công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau nhằm ngăn chặn và trấn áp các hành vi vi phạm Hải quan,và được các nước thành viên thông qua ký kết tại Nairobi, cộng hoà Kenya. Định nghĩa đó được phát biểu như sau:
“Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật hải quan trong đó một cá nhân lừa dối Hải quan để nhằm lẩn tránh một phần hay toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm hay hạn chế do luật Hải quan quy định, hay thu được một khoản lợi nào đó qua hành động vi phạm này”.
Trong định nghĩa này, về cơ bản đã khái quát được hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan. Hành vi đó được thể hiện bằng sự lừa dối thông qua hành động lẩn tránh việc nộp thuế và việc tuân thủ pháp luật Hải quan nhằm mục đích thu được một khoản lợi nhuận nào đó. Tuy nhiên định nghĩa này vẫn chưa nêu được một cách đầy đủ, chính xác hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan, khi bối cảnh hoạt động thương mại thế giới ngày nay có những tháy đổi lớn. Vì vậy tại Hội nghị Quốc tế lần V về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan do Tổ chức Hải quan thế giới triệu tập tại Brussels (Bỉ)từ ngày 13/10/1995 đã xem xét lại đinh nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan và thông nhất đưa ra một định nghĩa mới hoàn chỉnh hơn. Định nghĩa đó được phát biểu như sau:
“Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp quy hay luật Hải quan nhằm :
Trốn tránh hay cố ý trông tránh việc nộp thuế hải quan , phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hóa-dịch vụ thương mại.
Nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hay phụ cấp cho hàng hoá không thuộc đối tượng đó.
Đạt được hay cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và điều lệ cạnh tranh thương mại chân chính.
Tại Hội nghị của tổ chức Hải quan quốc tế về chống gian lận thương mại lần V này cũng đã thông nhất phân chia các hình thức gian lận thương mại thành 16 loại như sau :
1. Buôn bán hàng cấm qua biên giới hay ra khỏi sự kiểm soát của Hải quan.
2. Khai báo sai chủng loại hàng hoá.
3. Khai tăng, giảm giá trị hàng hoá.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam (năm 1985)
2. Luật thương mại Việt Nam.
3. Tử điển Việt Nam.
4. Giáo trình kinh tế thương mại - Trường ĐHKTQD Hà Nội.
5. Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ số 853/1997/CT- TTg ngày 11/10/1997.
6. Báo Pháp luật( Tháng 4/1999) , báo Văn hoá (số 24 tháng 12/1999), báo An ninh kinh tế ra ngày 29/9/2005.
7. ý kiến chỉ đạo của phó thủ Tướng Vũ Khoan : “Phải tìm ra quy luật hoạt động của buôn lậu”( 6/2/2004) .Vietnamnet.
8. Thời báo kinh tế các số: 7, 23, 46 ra năm 1998 ; 22, 28, 68 ra năm 1999.
9. Các Tạp chí:
+ Thông tin và lí luận số 5 ra năm 1999.
+ Kinh tế và phát triển số 31 ra năm 1999.
+ Thị trường giá cả số 2 năm 1999.
+ Thương mại các số : 20, 24 ra năm 1998; 7, 18, 20 ra năm 1999;1, 2, 3 ra năm 2000.
+ thông tin và tài chính số 18 năm 1999
+ Kinh tế và dự báo số 2 năm 2000.
10. Bài viết của PGS.TS Đặng Đình Đào Trường ĐHKTQD Hà Nội bàn về: “Biện pháp chống hàng giả và gian lận thương mại ở nước ta”
MỤC LỤC.
Lời mở đầu 1
Phần nội dung 2
Chương I. 2
Những vấn đề chung về buôn lậu và gian lận thương mại 2
I. kinh tế thị trường - Vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại : 2
1. Kinh tế thị trường 2
2. Khái niệm buôn lậu. 4
3. Khái niệm về gian lận thương mại. 6
4. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại 9
II. Nguyên nhân xuất hiện buôn lậu và gian lận thương mại 11
1.Nguyên nhân xuất hiện 11
Chương II. 13
Thực trạng và những tác động của nạn buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam. 13
I. Thực trạng về buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam 13
1. Những cách và thủ đoạn trong buôn lậu 15
2. Một số hình thức gian lận thương mại phổ biến ở Việt Nam hiện nay 17
2.1. Gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế của nhà nước 17
2.2. Gian lận thương mại qua giá hàng hoá xuất nhập khẩu 17
2.3. Gian lận thương mại trong việc khai báo sai số lượng trọng lượng, phẩm cấp của hàng hóa xuất nhập khẩu. 17
2.4. Gian lận thương mại qua việc cố ý xác định sai xuất xứ hàng hoá. 18
2.5. Gian lận thương mại trong lĩnh vực đầu tư. 18
2.6. Gian lận thương mại trong lĩnh vực sản xuất hàng gia công xuất khẩu. 19
II. Những tác động của nạn buôn lậu và gian lận thương mại đến kinh tế xã hội nước ta 19
1. Tác động đến các chủ thể kinh tế 19
2. Tác động đến văn hoá xã hội 22
3. Tác động đến chính trị 23
III. Những mặt đã làm được và chưa làm được trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại 23
1. Những mặt đã làm được trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại . 23
2. Những hạn chế còn tồn tại trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại 29
Chương III . 34
Một số giải pháp trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam. 34
I- Các giải pháp cấp Nhà nước. 34
1. Nhà nước cần hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống pháp luật. 34
2. Xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của từng tổ chức: 35
3. Gắn việc chống buôn lậu và gian lận thương mại với công cuộc cải cách hành chính. 36
4. Biện pháp về kỹ thuật nghiệp vụ 37
5. Hợp tác quốc tế với các cơ quan Hải quan của các nước trong việc đấu tranh chống gian lận thương mại. 37
6. Dán tem hàng hoá phải thực sự hiều quả. 38
7. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. 38
8. Cải cách chính sách lương thưởng. 38
9. Phải có những chính sách phát triển kinh tế vùng biên: 38
10. Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức giác ngộ của cán bộ và nhân dân về việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. 39
11. Phải xử lý nhanh, nghiêm minh và thích đáng những kẻ buôn lậu và gian lận thương mại cùng BỌN TIẾP TAY cho bọn chúng. 39
12. Các ngành các cấp phải thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình chống buôn lậu và gian lận thương mại. 40
II- Các giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại nhìn từ góc độ doang nghiệp. 41
1. Hàng Việt Nam cần tăng tính cạnh tranh. 42
2. Các doanh nghiệp cần tham gia góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh. 43
III- Các giải pháp từ phía người tiêu dùng. 43
kết luận 45
Danh mục tài liệu tham khảo. 47
Mục lục. 48
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: