a2pro_pm

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 3
I. KHÁI NIỆM 3
II. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ 3
1. Bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp 3
2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư 4
3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư 4
4. Đảm bảo việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của 4
nhà đầu tư ra nước ngoài
5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về 5
chính sách, pháp luật
6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư khác 6
III. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ 7
ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
1. Về lý luận 7
2. Về thực tiễn 8
KẾT LUẬN 9

LỜI MỞ ĐẦU
Để thu hút tối đa nguồn đầu tư, Việt Nam đã và đang xây dựng các biện pháp bảo đảm đầu tư với chủ trương đơn giản, minh bạch trong quy định và áp dụng, công bằng giữa các nhà đầu tư và hiệu quả, giảm thiểu chi phí, góp phần tạo nên một môi trường đầu tư bình ổn.

NỘI DUNG

I. KHÁI NIỆM
Các biện pháp bảo đảm đẩu tư là những biện pháp được thể hiện trong những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh. Các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư với các chủ đầu tư về trách nhiệm của nhà nước tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư (1).
Bảo đảm đầu tư là một nội dung quan trọng mang tính chất đãi ngộ tối huệ quốc được quy định cụ thể trong Luật đầu tư năm 2005. Đây là điều kiện mà các nhà đầu tư quan tân hàng đầu khi quyết định đầu tư. Nó giúp các nhà đầu tư yên tâm vì lợi ích được đảm bảo.

II. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
1. Bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp
Tại điều 6 Luật đầu tư năm 2005 quy định:
“Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính; trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hay bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng; việc thanh toán hay bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư”.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hay bồi thường tài sản quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền chuyển ra nước ngoài. Thể thức, điều kiện trưng mua, trưng dụng theo quy định của pháp luật.
Biện pháp bảo đảm đầu tư này được áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư có hoạt động đầu tư theo pháp luật đầu tư của Việt Nam, không phân biệt mức độ bảo hiểm nhiều hay ít, dự trên bất kì một tiêu chí nào. Hơn nữa, biện pháp này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi các nhà đầu tư bắt đầu triển khai dự án đầu tư mà không cần phải thông qua thêm bất cứ thủ tục hành chính nào.
2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư
Từ Luật đầu tư 2005, Nhà nước Việt Nam đã xoá bỏ sự phân biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Về cơ bản theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư, quyền và nghĩa vụ của cá nhà đầu tư đều được quy định chung, không có sự khác biệt.
Nhà nước đảm bảo các nhà đầu tư được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư như nhau và chỉ dựa trên tiêu chí lĩnh vực và địa bàn đầu tư chứ không dựa trên tiêu chí nguồn gốc vốn đầu tư hay quốc tịch của các nhà đầu tư.
3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư
Luật đầu tư năm 2005 đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp áp dụng chung cho các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch (Điều 12). Cơ chế này được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư.
- Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến đến đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể lựa chọn rất nhiều cách thức để giải quyết: thông qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hay Tòa án theo quy định của pháp luật.
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hay với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hay Toà án Việt Nam.
- Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây: Toà án Việt Nam; Trọng tài Việt Nam; Trọng tài nước ngoài; Trọng tài quốc tế; Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập.
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hay Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa thay mặt cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hay trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Đảm bảo việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài
Xuất phát từ mục đích tất yếu của các nhà đầu tư, kinh doanh để thu lợi nhuận, Nhà nước Việt Nam không những cam kết bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với phần lợi nhuận mà các nhà đầu tư tạo ra trong quá trình đầu tư tại Việt Nam mà còn cam kết bảo đảm quyền được chuyển phần lợi nhuận đó ra nước ngoài.
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản sau đây (theo Điều 9 Luật đầu tư 2005):
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;
- Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ;
- Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài;
- Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
- Các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam. Việc chuyển ra nước ngoài các khoản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn. Thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách, pháp luật
Theo tinh thần của Điều 11 Luật đầu tư 2005, trong mọi trường hợp, nếu có sự thay đổi cề chính sách hay pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các nhà đầu tư thi nguyên tắc duy nhất được thực hiện là cam kết đảm bảo tối đa quyền lợi của các nhà đầu tư. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
- Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.
- Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực (xác định theo các ưu đãi quy định tại giấy chứng nhận đầu tư)
- Nếu không được tiếp tục hưởng những ưu đãi như cũ, Nhà nước cam kết đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư bằng cách thực hiện một số biện pháp giải quyết sau:
+ Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi;
+ Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế;
+ Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án;
+ Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.
6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư khác
6.1. Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại
Để phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài các quy định sau đây:
- Mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết;
- Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
+ Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hay phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ nhất định trong nước;
+ Xuất khẩu hàng hóa hay xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hay sản xuất, cung ứng trong nước;
+ Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hay phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
+ Đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất;
+ Đạt được một mức độ nhất định hay giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
+ Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hay nước ngoài;
+ Đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể.
6.2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều này không chỉ làm các nhà đầu tư yên tâm khi “tài sản trí tuệ” của họ được bảo hộ mà còn là yêu cầu của việc thực thực hiện các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quy định như sau:
- Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Giá trị của công nghệ dùng để góp vốn hay giá trị của công nghệ được chuyển giao
do các bên thoả thuận và được quy định tại hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Chính phủ khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên; khuyến khích việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và sử dụng công nghệ.
- Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên chuyển giao công nghệ, quy trình và thủ tục chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
6.3. Áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất
Trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát.

III. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
1. Về lý luận
Cho đến nay nước ta đã kí nhiều hiệp định song phương và đa phương liên quan đến hoạt động đầu tư, như Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN; Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ; Hiệp định tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản… Việc kí kết và thực hiện các cam kết quốc tế một mặt đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa thị trường, xoá bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan hoặc trợ cấp không phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác, vẫn phải duy trì một số chính sách bảo hộ sản xuất trong nước có điều kiện, có thời gian, theo lộ trình xác định.
Chính sách đầu tư đảm bảo cho nhà đầu tư được tự chủ kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, được đối xử bình đẳng, bảo hộ quyền sở hữu. Nhà nước có các chính sách ưu đãi đầu tư vào các lĩnh vực, các địa bàn khuyến khích đầu tư và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Luật đầu tư 2005 từ Điều 6 đến Điều 12 đã quy định về bảo đảm đối với vốn và tài sản, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm mở cửa thị trường và đầu tư liên quan đến thương mại; việc chuyến vốn và tài sản ra nước ngoài; áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất; bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi chính sách, pháp luật và giải quyết tranh chấp. Các biện pháp bảo đảm đầu tư thể hiện tính nhất quán trong việc thực hiện các cam kết của Nhà nước đối với lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, được quy định phù hợp với những cam kết trong các điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo đảm đầu tư và hệ thống pháp luật hiện hành.
KẾT LUẬN
Các biện pháp bảo đảm đầu tư góp phần không nhỏ tạo ra môi trường đầu tư bình ổn. Do có sự ổn định trong các quy định về các biện pháp bảo đảm đầu tư mà hầu như ở quốc gia nào các nhà đầu tư cũng có thể yên tâm đầu tư trong môi trường đầu tư không có sự xáo trộn, ít nhất là các vấn đề cơ bản liên quan đến những lợi ích trực tiếp của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để thu hút ngày càng lớn lượng đầu tư trong cũng như ngoài nước Việt Nam cần nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kênh phân phối các sản phẩm cà phê Trung Nguyên trên thị trường nội địa Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng hệ thống đánh giá thực hiện công việc ở công ty TNHH Vạn Lợi và các giải pháp hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
C Quản lý các dự án đầu tư tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 6 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 0
L Vấn đề học phí ở các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
L Giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc ít người trên địa bàn huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai Luận văn Kinh tế 0
H Chiến lược khai thác Internet cho các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội Địa lý & Du lịch 0
V Đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
G Xác định nguồn và thành phần tài liệu của các cơ quan, tổ chức thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ huyện ủy Văn hóa, Xã hội 0
G Về việc dịch các từ ngữ có tính ẩn dụ liên quan đến hình tượng người anh hùng, quân tử trong một vài tác phẩm thơ Đường từ tiếng Hán sang tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top