class_07cx2
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục lục:
Lời nói đầu………………………………………………Trang 1
Đặt vấn đề………………………………………………...Trang 2
Sự ra đời của nhà nước phong kiến phương Tây… ….…..Trang 2
Giai đoạn 1 của sựu phát triển…………………….………Trang 3
Giai đoạn 2 của sự phát triển………………………….......Trang 4
Kết thúc vấn đề…………………………………………….Trang 5
LỜI NÓI ĐẦU:
Nhân loại trải qua hàng triệu năm hình thành và phát riển. Từ thời kỳ “thuỷ nguyên”, sơ khai cho đến thời kỳ văn minh, hiện đại ngày nay. Mổi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử là những biến động và đổi thay của nhân loại. Trong đó, có thể nói giai đoạn phong kiến của lịch sử nhân loại là một giai đoạn có những thay đổi lớn của các Nhà nước về các mặt tổ chức bộ máy và sự “cai trị” của giai cấp thống trị. Sau tất cả những sự thay đổi đó, nhóm 6B2 chúng tui quyết định chọn đề tài cho bài luận tháng1 của mình là “Các giai đoạn phát
triển của Nhà nước phong kiến phương Tây”.
Bài tiểu luận nhóm tháng 1 của nhóm 6B2 là một phần tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của nhà nước phong kiến phương Tây. Hy vọng rằng, qua bài tiểu luận này, các bạn sẽ có thêm những kiến thức về lịch sử nhà nước phong kiến phương Tây.
Vì đây là bài tiểu luận đầu tiên nhóm 6B2 thực hiện nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vậy nhóm 6B2 rất mong thầy cô và các bạn sẽ có những ý kiến đóng góp chân thành để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa. Thay mặt cho nhóm 6B2, xin chân thành cảm ơn./
I./ Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết, nhà nước phong kiến phương Tây ra đời sau khi nhà nước chủ nô phong kiến tan rã. Trải qua hàng trăm thế kỷ hình thành và phát triển, nhà nước phong kiến phương Tây đã có những thành tựu đáng kể cả về mặt nhà nước, pháp luật và nền văn hóa. Tuy nhiên, những gì mà nhà nước phong kiến đã để lại vẫn còn là những vết trầm tích lịch sử để chúng ta hôm nay tìm tòi, khám phá.
II./ Sự ra đời của nhà nước phong kiến phương Tây:
Nhà nước phong kiến phương Tây xuất hiện muộn hơn nhà nước phong kiến phương Đông, ra đời dựa trên sự tan rã của nhà nước chủ nô. Khi mà quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất, nô lệ, sản phẩm lao động. Xã hội và sự bóc lột lao động của nô lệ đã trở nên kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ ngày càng trở nên gay gắt, dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy, đấu tranh của nô lệ, giai cấp chủ nô cũng nhận thấy không thể bóc lột nộ lệ như lúc trước nữa. Họ bắt đầu giao đất, giao ruộng cho nô lệ và thu thuế, dẫn đến sự ra đời của nhà
nước phong kiến. Như vậy, nhà nước phong kiến ra đời trong hoàn cảnh khách quan của tiến trình phát triển lịch sử, đánh dấu sự đi lên quan trọng trong xã hội loài người.
III./ Giai đoạn nhà nước phong kiến thời kì phân quyền cát cứ:
Phong kiến phân quyền là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Phong kiến phân quyền chính là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Mỗi lãnh chúa chiếm cả một vùng đất riêng, thiết lập và thực hiện quyền lực của mình thông qua một bộ máy gần như một nhà nước.
Quyền lực của các lãnh chúa phong kiến rất lớn, gần như quyền lực của vua trong lãnh địa của mình. Chính vì vậy, dù theo nguyên tắc, các chúa đất vẫn phải phục tùng nhà vua như đóng thuế, cống nạp..., song, với quyền lực quá lớn của mình các lãnh chúa thường bành trướng, tăng cường quyền lực bằng nhiều cách nhằm chống đối quyền lực của trung ương.
- Về mặt kinh tế, xã hội: Cơ sở của chế độ phong kiến phân quyền là nền kinh tế tự cung tự cấp ở từng địa phương. mỗi lãnh địa phong kiến được ví như một xã hội thu nhỏ. Hoạt động giao thương giữa các lãnh địa rất ít.
- Về mặt chính trị, quân sự: Mỗi lãnh địa phong kiến, có lực lượng vũ trang riêng biệt, lực lượng về quân sự này càng lớn thì các lãnh chúa càng có sức mạnh khống chế sức mạnh của chính quyền trung ương(đứng đầu là nhà vua), bất tuân theo quyền lực của vua. Như vây, nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa.
Các lãnh địa phong kiến dù mang tính biệt lập cao, nhưng vẫn bị ảnh hưởng qua lại bởi nhau. Các lãnh chúa lớn chèn ép những lãnh chúa nhỏ hơn, buộc các lãnh chúa đó và cả lãnh địa của họ phải phục tùng mình. Các lãnh chúa nhỏ cần tới sự che chở của các lãnh chúa lớn hơn khỏi xâm lược, nổi dậy,... Mối quan hệ giữa các lãnh chúa thường là phuc tùng hay đấu đá lẫn nhau.
Ưu điểm của hình thức nhà nước thời kì phân quyền cát cứ là: quyền lực không tập trung hết vào tay vua, tránh được nhiều sai lầm mang tính chủ quan, hay dùng quyền lực tập trung quá nhiều phục vụ cho mục đích cá nhân như nhà nước phong kiến phương đông khi đức vua là bậc tối cao, có quyền sinh sát và quyết định mọi việc quốc gia. Đồng thời, nhà vua vẫn tồn tại, dù mang tính hình thức phần nhiều songkhi gặp chuyện lớn ảnh hưởng tới cả đất nước như: xâm lăng, thiên tai. Các vung lãnh thổ có thể tập trung sức mạnh chống kẻ thù chung
Nhược điểm của hình thức nhà nước này là:
1. Quyền lực bị phân tán, rất khó thống nhất giữa các lực lượng bởi lẽ lãnh chúa nào cũng chỉ lo cho lợi ích của cá nhân mình và lãnh địa của mình
2. Dễ xảy ra các cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực giữa các lãnh chúa lớn và sự tranh giành quyền lực của họ trên những lãnh địa nhỏ hơn
3. Thương nghiệp không phát triển dẫn tới sự không phát triển của cả nền kinh tế
IV./ Giai đoạn nhà nước phong kiến trung ương tập quyền:
Do sự phát triển của xã hội phong kiến đã đặt ra yêu cầu cần có sự thống nhất trong đất nước, xóa bỏ tình trạng cát cứ phân tán, tình trạng thuế quan nặng nề tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, và cũng để tránh sự chèn ép của các chúa đất lớn đối với các chúa đất vừa và nhỏ, thêm vào đó là nhu cầu đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống các cuộc nổi dậy của nông dân cũng đòi hỏi phải có một chính quyền trung ương hùng mạnh để giải quyết các công việc nói trên. Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn đến chính quyền của vua ngày càng được củng cố quyền lực từng bước tập trung vào tay vua và hình thành nên nhà nước phong kiến trung ương tập quyền.
Giai đoạn đầu xuất hiện hình thức nhà nước phong kiến quân chủ thay mặt đẳng cấp. Vua nắm giữ quyền lực tối cao nhưng bên cạnh đó còn có một cơ quan thay mặt cho đẳng cấp ủng hộ vua như hội nghị quốc dân ở Nga, hội nghị tam cấp ở Pháp hay nghị viện ở Anh. Cơ quan thay mặt đẳng cấp bao gồm các đại biểu của giới quý tộc, tăng lữ, sư sãi và thị dân. Cơ quan thay mặt đẳng cấp có nhiệm vụ chủ yếu là góp ý với vua về các vấn đề chiến tranh, hòa bình, ấn định thuế. Tuy nhiên thì vai trò của cơ quan này thường bị nhà vua coi nhẹ khi vua đã củng cố và tăng cường quyền lực.
Đến giai đoạn cuối, nhà vua thường dựa vào sức mạnh của quân đội thường trực để từng bước thâu tóm quyền lực nhà nước vào tay mình, thiết lập nên nhà nước phong kiến quân chủ tuyệt đối, vua có quyền lực tối cao cao và vô hạn trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, có quyền quyết định mọi vấn đề của nhà nước. Những ưu điểm và hạn chế của nhà nước phong kiến phong kiến thời kỳ trung ương tập quyền:
Sự xuất hiện nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đã mang lại nhiều lợi ích cho nhà nước, nhân dân, có tác dụng tích cực đối với sự phát triển về kinh tế, chính trị, quân sự của đất nước. Quyền lực tối cao tập trung vào tay vua và cơ quan thay mặt cho đẳng cấp ủng hộ nhà vua đã từng bước hình thành một mô hình lãnh đạo tập trung. Việc này giúp đất nước có những quyết định, đạo luật thống nhất, có hiệu lực tối cao. Chính điều này đã góp phần rất lớn vào việc thống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền nước nhà.
Tuy nhiên, càng về giai đoạn sau, vua dần thâu tóm mọi quyền về tay mình, khi đã củng cố và tăng cường quyền lực khá mạnh thì vua thường coi nhẹ, xem thường vai trò của các cơ quan thay mặt đẳng cấp. Vào giai đoạn cuối, vua dựa vào sức mạnh quân đội thường trực từng bước thâu tóm quyền lực nhà nước trong tay mình, thiết lập nhà nước quân chủ chuyên chế. Điều này đã cản trở sự phát triển của cách sản xuất tiến bộ hơn – cách sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vua trở thành kẻ thi hành chính sách của các tập đoàn quý tộc phong kiến phản động, cản trở sự phát triển của tầng lớp thị dân – tiền thân của giai cấp tư sản.
V./Kết thúc vấn đề
Các nhà nước phong kiến phương Tây đã ra đời bằng nhiều con đường khác nhau, song chủ yếu vẫn ra đời dựa trến sự phát triển của hình thức xã hội, sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là sự phát triển tất yếu khách quan của lịch sử loài người, đưa đời sống của người lao động thoát khỏi kiếp sống cực nhọc và khiếp sợ của nhà nước chủ nô, mở ra một bước phát triển mới. Qua các giai đoạn phát triển của nhà nước phong kiến phương Tây đã góp phân tác động lớn đên sự biến đổi của kiểu nhà nước trên thế giới nói chung./
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Mục lục:
Lời nói đầu………………………………………………Trang 1
Đặt vấn đề………………………………………………...Trang 2
Sự ra đời của nhà nước phong kiến phương Tây… ….…..Trang 2
Giai đoạn 1 của sựu phát triển…………………….………Trang 3
Giai đoạn 2 của sự phát triển………………………….......Trang 4
Kết thúc vấn đề…………………………………………….Trang 5
LỜI NÓI ĐẦU:
Nhân loại trải qua hàng triệu năm hình thành và phát riển. Từ thời kỳ “thuỷ nguyên”, sơ khai cho đến thời kỳ văn minh, hiện đại ngày nay. Mổi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử là những biến động và đổi thay của nhân loại. Trong đó, có thể nói giai đoạn phong kiến của lịch sử nhân loại là một giai đoạn có những thay đổi lớn của các Nhà nước về các mặt tổ chức bộ máy và sự “cai trị” của giai cấp thống trị. Sau tất cả những sự thay đổi đó, nhóm 6B2 chúng tui quyết định chọn đề tài cho bài luận tháng1 của mình là “Các giai đoạn phát
triển của Nhà nước phong kiến phương Tây”.
Bài tiểu luận nhóm tháng 1 của nhóm 6B2 là một phần tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của nhà nước phong kiến phương Tây. Hy vọng rằng, qua bài tiểu luận này, các bạn sẽ có thêm những kiến thức về lịch sử nhà nước phong kiến phương Tây.
Vì đây là bài tiểu luận đầu tiên nhóm 6B2 thực hiện nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vậy nhóm 6B2 rất mong thầy cô và các bạn sẽ có những ý kiến đóng góp chân thành để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa. Thay mặt cho nhóm 6B2, xin chân thành cảm ơn./
I./ Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết, nhà nước phong kiến phương Tây ra đời sau khi nhà nước chủ nô phong kiến tan rã. Trải qua hàng trăm thế kỷ hình thành và phát triển, nhà nước phong kiến phương Tây đã có những thành tựu đáng kể cả về mặt nhà nước, pháp luật và nền văn hóa. Tuy nhiên, những gì mà nhà nước phong kiến đã để lại vẫn còn là những vết trầm tích lịch sử để chúng ta hôm nay tìm tòi, khám phá.
II./ Sự ra đời của nhà nước phong kiến phương Tây:
Nhà nước phong kiến phương Tây xuất hiện muộn hơn nhà nước phong kiến phương Đông, ra đời dựa trên sự tan rã của nhà nước chủ nô. Khi mà quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất, nô lệ, sản phẩm lao động. Xã hội và sự bóc lột lao động của nô lệ đã trở nên kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ ngày càng trở nên gay gắt, dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy, đấu tranh của nô lệ, giai cấp chủ nô cũng nhận thấy không thể bóc lột nộ lệ như lúc trước nữa. Họ bắt đầu giao đất, giao ruộng cho nô lệ và thu thuế, dẫn đến sự ra đời của nhà
nước phong kiến. Như vậy, nhà nước phong kiến ra đời trong hoàn cảnh khách quan của tiến trình phát triển lịch sử, đánh dấu sự đi lên quan trọng trong xã hội loài người.
III./ Giai đoạn nhà nước phong kiến thời kì phân quyền cát cứ:
Phong kiến phân quyền là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Phong kiến phân quyền chính là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Mỗi lãnh chúa chiếm cả một vùng đất riêng, thiết lập và thực hiện quyền lực của mình thông qua một bộ máy gần như một nhà nước.
Quyền lực của các lãnh chúa phong kiến rất lớn, gần như quyền lực của vua trong lãnh địa của mình. Chính vì vậy, dù theo nguyên tắc, các chúa đất vẫn phải phục tùng nhà vua như đóng thuế, cống nạp..., song, với quyền lực quá lớn của mình các lãnh chúa thường bành trướng, tăng cường quyền lực bằng nhiều cách nhằm chống đối quyền lực của trung ương.
- Về mặt kinh tế, xã hội: Cơ sở của chế độ phong kiến phân quyền là nền kinh tế tự cung tự cấp ở từng địa phương. mỗi lãnh địa phong kiến được ví như một xã hội thu nhỏ. Hoạt động giao thương giữa các lãnh địa rất ít.
- Về mặt chính trị, quân sự: Mỗi lãnh địa phong kiến, có lực lượng vũ trang riêng biệt, lực lượng về quân sự này càng lớn thì các lãnh chúa càng có sức mạnh khống chế sức mạnh của chính quyền trung ương(đứng đầu là nhà vua), bất tuân theo quyền lực của vua. Như vây, nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa.
Các lãnh địa phong kiến dù mang tính biệt lập cao, nhưng vẫn bị ảnh hưởng qua lại bởi nhau. Các lãnh chúa lớn chèn ép những lãnh chúa nhỏ hơn, buộc các lãnh chúa đó và cả lãnh địa của họ phải phục tùng mình. Các lãnh chúa nhỏ cần tới sự che chở của các lãnh chúa lớn hơn khỏi xâm lược, nổi dậy,... Mối quan hệ giữa các lãnh chúa thường là phuc tùng hay đấu đá lẫn nhau.
Ưu điểm của hình thức nhà nước thời kì phân quyền cát cứ là: quyền lực không tập trung hết vào tay vua, tránh được nhiều sai lầm mang tính chủ quan, hay dùng quyền lực tập trung quá nhiều phục vụ cho mục đích cá nhân như nhà nước phong kiến phương đông khi đức vua là bậc tối cao, có quyền sinh sát và quyết định mọi việc quốc gia. Đồng thời, nhà vua vẫn tồn tại, dù mang tính hình thức phần nhiều songkhi gặp chuyện lớn ảnh hưởng tới cả đất nước như: xâm lăng, thiên tai. Các vung lãnh thổ có thể tập trung sức mạnh chống kẻ thù chung
Nhược điểm của hình thức nhà nước này là:
1. Quyền lực bị phân tán, rất khó thống nhất giữa các lực lượng bởi lẽ lãnh chúa nào cũng chỉ lo cho lợi ích của cá nhân mình và lãnh địa của mình
2. Dễ xảy ra các cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực giữa các lãnh chúa lớn và sự tranh giành quyền lực của họ trên những lãnh địa nhỏ hơn
3. Thương nghiệp không phát triển dẫn tới sự không phát triển của cả nền kinh tế
IV./ Giai đoạn nhà nước phong kiến trung ương tập quyền:
Do sự phát triển của xã hội phong kiến đã đặt ra yêu cầu cần có sự thống nhất trong đất nước, xóa bỏ tình trạng cát cứ phân tán, tình trạng thuế quan nặng nề tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, và cũng để tránh sự chèn ép của các chúa đất lớn đối với các chúa đất vừa và nhỏ, thêm vào đó là nhu cầu đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống các cuộc nổi dậy của nông dân cũng đòi hỏi phải có một chính quyền trung ương hùng mạnh để giải quyết các công việc nói trên. Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn đến chính quyền của vua ngày càng được củng cố quyền lực từng bước tập trung vào tay vua và hình thành nên nhà nước phong kiến trung ương tập quyền.
Giai đoạn đầu xuất hiện hình thức nhà nước phong kiến quân chủ thay mặt đẳng cấp. Vua nắm giữ quyền lực tối cao nhưng bên cạnh đó còn có một cơ quan thay mặt cho đẳng cấp ủng hộ vua như hội nghị quốc dân ở Nga, hội nghị tam cấp ở Pháp hay nghị viện ở Anh. Cơ quan thay mặt đẳng cấp bao gồm các đại biểu của giới quý tộc, tăng lữ, sư sãi và thị dân. Cơ quan thay mặt đẳng cấp có nhiệm vụ chủ yếu là góp ý với vua về các vấn đề chiến tranh, hòa bình, ấn định thuế. Tuy nhiên thì vai trò của cơ quan này thường bị nhà vua coi nhẹ khi vua đã củng cố và tăng cường quyền lực.
Đến giai đoạn cuối, nhà vua thường dựa vào sức mạnh của quân đội thường trực để từng bước thâu tóm quyền lực nhà nước vào tay mình, thiết lập nên nhà nước phong kiến quân chủ tuyệt đối, vua có quyền lực tối cao cao và vô hạn trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, có quyền quyết định mọi vấn đề của nhà nước. Những ưu điểm và hạn chế của nhà nước phong kiến phong kiến thời kỳ trung ương tập quyền:
Sự xuất hiện nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đã mang lại nhiều lợi ích cho nhà nước, nhân dân, có tác dụng tích cực đối với sự phát triển về kinh tế, chính trị, quân sự của đất nước. Quyền lực tối cao tập trung vào tay vua và cơ quan thay mặt cho đẳng cấp ủng hộ nhà vua đã từng bước hình thành một mô hình lãnh đạo tập trung. Việc này giúp đất nước có những quyết định, đạo luật thống nhất, có hiệu lực tối cao. Chính điều này đã góp phần rất lớn vào việc thống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền nước nhà.
Tuy nhiên, càng về giai đoạn sau, vua dần thâu tóm mọi quyền về tay mình, khi đã củng cố và tăng cường quyền lực khá mạnh thì vua thường coi nhẹ, xem thường vai trò của các cơ quan thay mặt đẳng cấp. Vào giai đoạn cuối, vua dựa vào sức mạnh quân đội thường trực từng bước thâu tóm quyền lực nhà nước trong tay mình, thiết lập nhà nước quân chủ chuyên chế. Điều này đã cản trở sự phát triển của cách sản xuất tiến bộ hơn – cách sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vua trở thành kẻ thi hành chính sách của các tập đoàn quý tộc phong kiến phản động, cản trở sự phát triển của tầng lớp thị dân – tiền thân của giai cấp tư sản.
V./Kết thúc vấn đề
Các nhà nước phong kiến phương Tây đã ra đời bằng nhiều con đường khác nhau, song chủ yếu vẫn ra đời dựa trến sự phát triển của hình thức xã hội, sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là sự phát triển tất yếu khách quan của lịch sử loài người, đưa đời sống của người lao động thoát khỏi kiếp sống cực nhọc và khiếp sợ của nhà nước chủ nô, mở ra một bước phát triển mới. Qua các giai đoạn phát triển của nhà nước phong kiến phương Tây đã góp phân tác động lớn đên sự biến đổi của kiểu nhà nước trên thế giới nói chung./
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: