aam_kazegura151

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu



Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế nền kinh tế, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế của mình.

Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Trong khi những mặt hàng xuất khẩu của Việt nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới đã xuất hiện một số trường hợp hàng xuất khẩu của nưóc ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá để tạo ra hàng rào bảo hộ, ngăn cản hàng hoá của ta không cho xuất khẩu vào thị trường của nước họ. Việt nam tham gia vào ASEAN, APEC và đàm phán xin gia nhập WTO đồng nghĩa với sự thay đổi sâu sắc các chính sách thương mại liên quan tới việc mở cửa thị trường. Hiện tượng bán phá giá hàng nước ngoài chắc chắn sẽ ngày càng tăng trên thị trường nước ta, có thể gây ra những tổn thất lớn cho các nhà sản xuất tương tự trong nước do hàng rào bảo hộ bằng các biện pháp hạn chế định lượng có thể biến mất, đồng thời thuế suất thuế nhập khẩu cũng giảm xuống.

Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và sớm áp dụng các công cụ bảo hộ mới phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong đó có thuế chống bán phá giá. Đây là việc làm mang tính cấp bách và cần thiết vì lợi ích và yêu cầu của đất nước. Đạt được điều này, đòi hỏi nước ta phải hoàn thiện hệ thống pháp lý thương mại trước khi được kết nạp là thành viên của WTO nhằm bảo vệ công nghiệp sản xuất nội địa và bảo vệ thị trường hàng hoá trong nước chống lại việc bán phá giá hay chống lại các trợ cấp mang tính chất kỳ thị đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt nam.

Do mức độ rộng lớn của vấn đề đòi hỏi phải có sự nghiên cứu của nhiều ngành, nhiều cấp nên khoá luận tốt nghiệp này chỉ đề cập tới một số nét khái quát về lý luận của việc bán phá giá, thuế chống bán phá giá và thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại một số nước thay mặt cho những khu vực kinh tế điển hình, cũng như thực trạng và giải pháp của Việt nam trước việc hàng hoá nước ngoài nhập khẩu vào bán phá giá ở thị trường nước ta và việc hàng xuất khẩu của Việt nam ra nước ngoài bị kiện bán phá giá qua vụ việc Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ(CFA) kiện các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam bán phá giá sản phẩm fillet cá Tra và cá Basa trên thị trường Mỹ.

Nhân đây tui xin gửi lời Thank chân thành tới Thầy giáo - Tiến sĩ Vũ Sỹ Tuấn - Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Ngoại thương đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo để tui hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.


Hà nội, tháng 5 năm 2003

CHƯƠNG I

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ÁP DỤNG THUẾ

CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ


I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

1. Lịch sử và nguồn gốc của bán phá giá

Khái niệm “bán phá giá” trong thương mại quốc tế có một lịch sử lâu đời. Trong những cuộc tranh luận tại Mỹ năm 1791, Alexander Halinton đã thông báo về các thủ pháp của các đối thủ cạnh tranh bán hạ giá tại các nước khác để nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trường. Những trường hợp bán phá giá của các nhà sản xuất Anh tại thị trường mới mẻ ở nước Mỹ đã được báo cáo. Cuộc tranh luận của công chúng về vấn đề này, cùng nhiều nỗ lực của ngành lập pháp nhằm đối phó với nó cũng được ghi nhận trong gần hết thế kỷ 19. Đầu thế kỷ XX, Đạo luật chống bán phá giá cụ thể đầu tiên được ban hành ở Canada năm 1904. Sau đó Luật chống bán phá giá được ban hành tại Newzealand năm 1905, Australia năm 1906 và Nam phi năm 1914. Nước Mỹ có Đạo luật chống bán phá giá năm 1916 và nước Anh có vào năm 1921.
Khi xây dựng Hiệp định chung về Buôn bán và Thuế quan (GATT) năm 1947, một điều khoản đặc biệt về các trường hợp chống bán phá giá đã được soạn thảo. Điều VI của GATT cho phép các bên ký kết được sử dụng các sắc thuế chống bán phá giá để bù trừ mức phá giá của các hàng nhập khẩu, miễn là chứng minh được việc bán phá giá đang gây ra, hay đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho các ngành công nghiệp nội địa có cạnh tranh. Cho đến nay, đây vẫn là luật quốc tế cốt lõi về việc bán phá giá.
Tuy nhiên, một số quốc gia trong GATT nhận thấy rằng có một số nước đã áp dụng Luật chống phá giá để dựng lên những hàng rào thương mại mới, các thủ tục chống bán phá giá, những cách tính toán mức phá giá đã gây thiệt hại làm hạn chế và lệch lạc các dòng thương mại quốc tế. Tại vòng đàm phán Kennedy của GATT (1962 - 1967) các bên ký kết GATT đã thảo luận

bộ luật chống bán phá giá, đặt ra một loạt các quy tắc về thủ tục và nguyên lý cho việc áp dụng những sắc thuế chống bán phá giá nhằm hạn chế các thủ tục và cách đánh thuế của những Chính phủ có thể gây tổn hại đến thương mại quốc tế.
Tại vòng đàm phán Tokyo 1973, các bên ký kết GATT đã xây dựng một Luật chống bán phá giá mới, có hiệu lực từ năm 1979 thay thế cho Luật chống bán phá giá năm 1967, có 26 nước thành viên ký kết có hiệu lực hơn mọi Hiệp định trước đó về bán phá giá. Đến vòng đàm phán Urugoay 1994 về bán phá giá, dựa trên Luật chống bán phá giá trước đó các thành viên xây dựng “ Hiệp định về việc thi hành điều VI của GATT năm 1994 ”điều chỉnh kỹ hơn các quy tắc chống bán phá giá và có hiệu lực hơn đối với mọi thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới ( WTO ) và là Hiệp định cưỡng bức thi hành.
Hiệp định nêu cụ thể ba loại nghĩa vụ khống chế việc áp dụng các sắc


thuế:




Các quy tắc chi tiết về các sự kiện cấu thành việc “ bán phá giá”.
Các quy tắc chi tiết “ yêu cầu về thiệt hại ”

Các quy tắc chi tiết về những thủ tục theo đó các Chính phủ

xác định và áp dụng các sắc thuế chống bán phá giá.


2. Khái niệm bán phá giá và thuế chống bán phá giá:

2.1 Bán phá giá: Trong ngôn ngữ tiếng Việt, “Bán phá giá” thường được hiểu là hành động bán một mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên thị trường, làm cho những người bán hàng khác hạ giá bán. Như vậy ở đây có sự so sánh về giá ở hai thị trường khác nhau: thị trường nước nhập khẩu và thị trường nước xuất khẩu, mặc dù giá bán ở thị trường tiêu thụ (nước nhập khẩu) có thể không khác nhau, thậm chí có thể xảy ra trường hợp giá bán cáo hơn giá hiện hành. Nhìn chung, các tài liệu quốc tế đều thống nhất hiện tượng “bán phá giá” xảy ra khi hàng

hoá xuất khẩu được bán sang một nước khác với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa (của nước xuất khẩu). Nếu đọc lướt qua, định nghĩa này thật là đơn giản, chỉ việc so sánh giữa giá xuất khẩu với giá bán tại nội địa, nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa tức là có sự bán phá giá. Tuy nhiên, sự việc lại không đơn giản chút nào khi một loạt câu hỏi được đặt ra cần giải quyết khi so sánh giá để đảm bảo sự chính xác và công bằng: giá nội địa là giá nào? Là giá bán buôn hay giá bán lẻ? Giá xuất khẩu là giá nào? ...

2.2 Thuế chống bán phá giá: là một sắc thuế mà nước nhập khẩu đánh vào một mặt hàng nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn cản sự tiếp diễn của việc bán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước.

3. Ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá

Tác động của việc bán giá được đánh giá một cách đơn giản theo hình dưới đây. Trước khi có việc hàng của nước được bán vào thị truờng một nước với giá thấp hơn giá hiện hành, cung và cầu mặt hàng đó cân bằng ở điểm E, với giá P1 và lượng tiêu thụ Q1, hoàn toàn là hàng sản xuất trong nước. Tuy nhiên, khi có nguồn hàng nước ngoài bán với giá thấp hơn là P2, lượng tiêu thụ tăng lên Q2, trong khi đó lượng hàng sản xuất trong nước giảm xuống chỉ
còn Q’2, lượng hàng nhập khẩu là Q2 - Q’2.



P
S
E A
P1




C D
P2 B SF

D

Q’2 Q1 Q2 Q

Từ hình này cho thấy thặng dư của người tiêu dùng tăng thêm một lượng bằng diện tích hình thang ABDE, trong khi đó thặng dư của nhà sản xuất trong nước giảm một lượng bằng diện tích hình thang ABCE.
Như vậy có thể thấy tác động của việc bán phá giá là: gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nhưng lại mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Về tổng thể, toàn xã hội được lợi bằng diện tích tam giác CDE.
Xuất phát từ thành kiến cố hữu, việc “bán phá giá” thường được coi là có tác động tiêu cực, thường vì lý do làm giảm lợi nhuận của những người bán hàng khác hay gây thiệt hại cho các nhà sản xuất cùng một mặt hàng của nước nhập khẩu, cho nên người ta thường tìm biện pháp để chống lại hành động này. Tuy nhiên, cần có sự phân tích thấu đáo bản chất của mọi trường hợp bán phá giá để xem có phải tất cả mọi hành động bán phá gía đều có hại hay không để từ đó có biện pháp đối phó thích ứng.
Có thể hình dung các trường hợp bán phá giá sau đây:

Thứ nhất, giá xuất khẩu thấp hơn giá thị trường nội địa nước xuất khẩu nhưng vẫn cao hơn chi phí sản xuất;
Thứ hai, giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất và tất nhiên là thấp hơn giá thị trường trong nước. Trong trường hợp này còn có thể xảy ra một số tình huống khác nhau, tuỳ từng trường hợp vào định nghĩa chi phí sản xuất: chi phí bình quân hay “chi phí lề”.
Trường hợp thứ nhất: Giá xuất khẩu thấp hơn giá thị trường nội địa nhưng cao hơn chi phí sản xuất.
Trường hợp này có thể xảy ra khi một hãng chiếm vị thế độc quyền hay gần như độc quyền ở thị trường nội địa xuất phát từ điều kiện tự nhiên hay do được hưởng lợi thế từ hàng rào thương mại, nhưng phải cạnh tranh ở thị trường nước xuất khẩu. Trong trường hợp này, vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận, hãng đó sẽ lợi dụng vị thế độc quyền của mình để ấn định giá bán trong nước cao hơn, chừng nào thị trường đó còn chấp nhận được. Trong khi đó, do phải cạnh tranh ở thị trường nước xuất khẩu, hãng đó chỉ có thể bán


Ngoài ra cần tranh thủ sự ủng hộ của nhà tài trợ quốc tế. Hiện nay nhiều chính phủ và các tổ chức quốc tế ủng hộ mãnh mẽ tiến trình cải cách và hội nhập kr quốc tế của Việt Nam. Nhận thức cơ hội này, Việt Nam cần tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nguồn lực ngoài nhằm đào tạo cán bộ và xây dựng chính sách về chống bán phá giá cũng như xây dựng văn bản pháp quy về thuế chống bán phá gía.
2.2. Tổ chức bộ máy thực thi

Trên thực tế Pháp lệnh về thuế chống bán phá gía đã khó nhưng thực thi có còn khó hơn. Các chương trước đã phân tích chi tiết về sự phức tạp của hoạt động đièu tra hàng nhập khẩu bị bán phá giá theo quy định tại Hiệp địng về Chống bán phá giá của WTO cũng như điều tra thiệt hại đôí với các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra. cần có bộ máy thực thi hiệu quả thì mới đạt đồng chí mục tiêu của

pháp lệnh cũng như trách được các tranh chấp quốc tế do việc áp dụng thuế

chống bán phá giá không phù hợp với Hiệp định về chống bán phá giá.

Mối liên quan giữa bộ máy thực thi chống phá giá và tự vệ

Tháng 6 năm 2002 Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh về tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu. Song song với xây dựng Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá, Việt Nam cũng đang xây dựng Pháp lệnh về thuế chống trợ cấp. Đây là những biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo hộ nhà sản xuất trong nước với điều kiện chung là hàng nhập khẩu gây ra hay có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất hàng hoá tương tự trong nước.
Do cần cân nhắc tới bộ máy duy nhất thực thi cả ba biện pháp này, trong hoàn cảnh Việt Nam đang cải cách hành chính, tinh giảm bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước, có lẽ khó có thể thành lập một cơ quan chuyên trách. Hơn nữa, kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Việt Nam cũng chưa quá lớn nên nếu lập một cơ quan chuyên trách có thể không hiệu quả.
Như vậy có thể thành lập một bộ máy không chuyên trách phụ trách cả ba biện pháp. Các thành viêc của bộ phận này là các cán bộ có chuyên môn sâu về thương mại quốc tế, luật quốc tế, kế toán, ...
Điều tra phá giá

Điều tra phá giá rất phức tạp và tốn kém nguồn lực. Các cán bộ tham gia điều tra phá giá cần có kiến thức sâu về kinh tế vi mô, kinh tế ngành, kế toán và ngoại ngữ. Đồng thời cần hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước, trong quá trình điều tra hàng nhập khẩu được bán phá giá như thế nào.
Điều tra thiệt hại

Cét về lợi ích của những ngành sử dụng hàng nhập khẩu hay người tiêu dùng thì hàng nhập khẩu bị bán pha giá làm tăng lợi ích của họ. Như vậy chỉ nên áp dụng thuế chống bán phá giá khi hàng nhập khẩu đó gật thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước.
Tuy nhiên, việc đánh giá thiệt hại vừa khó về mặt kỹ thuật lại vừa phức tạp về mặt xã hội. Chắc chắn là các nhà sản xuất sẽ tìm mọi cách vận động để

cơ quan điều tra thiệt hại thổi phổng ít nhiều thiệt hại do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra cho họ. Trong thực hiện ở Việt Nam tham nhũng còn khá phổ biến thì việc điều tra thiệt hại lại càng phức tạp.
Nếu tách cơ quan điều tra thiệt hại độc lập với điều tra bán phá giá thì sẽ đảm bảo khách quan hơn nhưng tổ chức lại cồng kềnh. Như vậy Việt Nam nên tiếp cận theo hướng chỉ có một cơ quan chung vừa điều tra bán phá giá vừa điều tra thiệt hại. Đồng thời cần có những quy định chặt chẽ và tuyển chọn cán bộ có đạo đức tốt để đảm bảo công việc điều tra thiệt hại.
Cơ quan thực thi

Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan liên quan tới cơ quan thực thi Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá. Cơ quan này có thể là một Uỷ ban do Bộ trưởng Thương mại đứng đầu, các thành viên là các thứ trưởng Bộ tài chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải và một số chuyên gia về luật thương mại quốc tế, kế toán, kinh tế.
Kết luận

Muốn áp dụng được thuế chống bán phá giá cần có sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan trung ương tới địa phương và doanh nghiệp.
Cần nhanh chóng tổ chức các khoá đào tạo về áp dụng thuế chống bán phá giá cho đông đảo các bộ ngành. Nội dung của các khoá đào tạo này sẽ bao gồm những vấn đề kinh tế liên quan tới bán phá giá, những quy định về thuế chống bán phá giá của WTO, kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá của một số nước và những vấn đề đang nổi lên tại Vòng đàm phán Doha của WTO liên quan tới vấn đề chống bán phá giá.
Các cơ quan nghiên cứu cần triển khâi các đề tài về chống bán phá giávà tư vấn cho nhà hoạch định chính sách về những ưu điểm cũng như nhược điểm của hệ thống chính sách hiện tại liên quan tới chống bán phá giá.
Đồng thời, các cơ quan nghiên cứu cũng phải đi tiên phong trong việc

đưa ra các kiến nghị về áp dụng thuế chống bán phá giá trong các trường hợp

cụ thể, đặc biệt là khi cơ quan chức năng đã quyết định điều tra. Những kiến nghị cần cụ thể như có nên áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu đang được điều tra hay không, lợi ích và thiệt hại đối với mỗi nhóm là bao nhiêu, thuế suất có đúng bằng mức biên độ phá giá không hay nên thấp hơn, những phản ứng quốc tế khi áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ như thế nào,.v.v..
Cần tổ chức, tuyên truyền cho các doanh nghiệp có những hiểu biết nhất định về quyền của họ đối với việc tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá, nghĩa vụ tham gia của họ trong tiến trình điều tra,...
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần biết rõ nguy cơ hàng xuất khẩu của họ cũng có bị nước nhập khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất/ xuất khẩu một loại mặt hàng nên hợp tác với nhau dưới hình thức hiệp hội để thường xuyên trao đổi thông tin, tìm hiểu biện pháp đối phó khi mặt hàng mình xuất khẩu bị nước ngoài điều tra phá giá, đồng thời các doanh nghiệp cũng cần hợp tác chặt chẽ với Chính phủ để tiến hành những vận động cần thiết khi hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị điều tra/ áp dụng thuế chống bán phá giá.


Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ÁP DỤNG THUẾ 3
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 3
I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 3
1. Lịch sử và nguồn gốc của bán phá giá 3
2. Khái niệm bán phá giá và thuế chống bán phá giá: 4
3. Ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá 5
4. Tại sao bán phá giá chiếm thị trường ở nước ngoài lại vẫn gia tăng 8
5. Những nguyên nhân của hành động bán phá giá 12
5.1 Bán phá giá nhằm đạt mục tiêu chính trị thao túng các nước khác 12
5.2 Do có các khoản tài trợ của Chính phủ 13
5.3 Bán phá giá cũng có thể xảy ra trong trường hợp một nước có quá nhiều hàng tồn kho không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường Trong nền kinh tế hàng hóa trước đây, khi gặp khủng hoảng thừa, các 15
5.4 Bán phá giá được sử dụng như công cụ cạnh tranh 15
5.5 Một nước có thể do nhập siêu lớn, cần có ngoại tệ để bù đắp cho thiếu hụt này 15
5.6 Một số nước làm ra được một số sản phẩm với giá thành rất thấp là nhờ sử dụng lao động trẻ em tiền lương thấp và sử dụng lao động của tù nhân làm hàng xuất khẩu 15
5.7 Ở Việt Nam có hiện tượng một số công ty kinh doanh hàng nhập khẩu trả chậm, đã bán phá giá nhằm dùng nguồn vốn nước ngoài để kinh doanh mặt hàng khác và hàng nhập lậu với khối lượng lớn 16
6. Vai trò của thuế chống bán phá giá đối với bảo hộ sản xuất 17
II. GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO 18
1. Xác định việc bán phá giá 18
1.1 Định nghĩa phá giá 18
1.2 Nguyên tắc xác định phá giá: 19
1.3 Tính biên độ phá giá 19
2. Xác định thiệt hại 21
2.1. Định nghĩa thiệt hại: 21
2.2. Nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước 23
3. Ngành sản xuất trong nước 23
4. Nộp đơn yêu cầu tiến hành chống phá giá 23
5. Thu thập thông tin 25
6. Áp dụng biện pháp tạm thời 26
7. Cam kết giá 27
8. Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá 28
9. Truy thu thuế 30
10. Rà soát 31
11. Thông báo công khai và giải thích các kết luận 32
12. Cơ chế khiếu kiện độc lập 33
13. Chống bán phá giá thay mặt nước thứ ba 33
14. Thành viên đang phát triển 33
15. Uỷ ban chống bán phá giá 33
16. Trao đổi và giải quyết tranh chấp 34
17. Điều khoản cuối cùng 34
CHƯƠNG II 35
THỰC TRẠNG CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ 35
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 35
I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG 35
1. Tình hình chung 35
2. Tình hình áp dụng của các nước phát triển 36
3. Tình hình áp dụng tại các nước đang phát triển 37
II. ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BẮC MỸ 38
1. Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Mỹ 38
2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá 38
2.1 Cơ sở tiến hành điều tra 39
2.2 Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá 39
2.3 Kết thúc điều tra 41
3. Nguyên tắc xác định giá trị thông thường và giá xuất khẩu 41
4. Áp dụng thuế chống bán phá giá 41
4.1. Thuế tạm thời 41
4.2. Tính thuế và thu thuế chống bán phá giá 42
4.3. Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá 42
5. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ 42
III. ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 43
1. Tình hình áp dụng trong EU 43
2. Cơ quan điều tra và thủ tục điều tra 44
2.1. Các cơ quan Chức năng 44
2.2. Thủ tục điều tra 45
3. Nguyên tắc xác định phá giá và thiệt hại 47
3.1. Xác định giá trị thông thường 47
3.2. Xác định giá xuất khẩu 47
3.3. Biên độ phá giá 48
3.4. Xác định thiệt hại 48
3.5. Sản phẩm tương tự 49
3.6. Ngành sản xuất trong nước 49
3.7. Điều tra phá giá từ các nước có nền kinh tế phi thị trường 49
4. Cách tính thuế và truy thu thuế 50
4.1 Hình thức đánh thuế 50
4.2 Biên độ thiệt hại 51
4.3 Truy thu thuế 52
4.4 Rà soát 52
IV. KINH NGHIỆM CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC 54
1. Tình hình chung 54
2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá 54
2.1. Các cơ quan chức năng 54
2.2. Thủ tục điều tra 54
3. Xác định phá giá và thiệt hại 56
3.1. Xác định giá xuất khẩu 56
3.2. Giá trị thông thường 56
3.3. Mức bán phá giá 56
3.4. Xác định thiệt hại 57
4. Cách tính thuế và truy thu thuế 57
4.1. Thu thuế: 57
4.2. Hoàn thuế 57
4.3. Truy thu thuế 58
4.4. Rà soát 58
5. Trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp 58
6. Thực tiễn và nguyên nhân Trung Quốc bị áp dụng nhiều nhất biện pháp chống bán phá giá trên thị trường Quốc tế 58
CHƯƠNG III 64
VẤN ĐỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM 64
I. THỰC TRẠNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 64
1. Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu của nước ngoài ở Việt nam 64
1.1. Ngành cơ khí 64
1.2. Ngành hàng sản xuất xe đạp 65
1.3. Ngành hàng sản xuất quạt điện 65
1.4. Điện tử 66
1.5. Ngành giấy 67
1.6. Ngành dệt may 68
1.7. Dược phẩm 68
2. Các vụ nước ngoài kiện doanh nghiệp Việt nam bán phá giá: Việc Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ (CFA) kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm fillet cá Tra, cá Basa trên thị trường Mỹ 70
2.1 Khái quát diễn biến tình hình 71
2.1.1 Tìm hiểu khái niệm catfish và vấn đề xuất khẩu catfish sang thị trường Mỹ 72
2.1.2 Tình hình diễn biến vụ kiện các doanh nghiệp Việt nam bán phá giá sản phẩm fillet cá tra và cá basa trên thị trường Mỹ 76
2.2 Những lập luận nhằm phản bác nội dung đơn kiện của Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ (CFA) tố cáo các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm fillet cá Tra và cá Basa trên thị trường Mỹ. Ngày 28/06/2002 Hãng luật Askin Gump là nguyên đơn, thay mặt cho 8 81
2.2.1. Khái quát nội dung đơn kiện 81
2.2.2. Những lập luận nhằm phản bác lại nội dụng đơn kiện của phía Mỹ. 82
2.3 Kết luận và giải pháp từ phía các doanh nghiệp Việt Nam 92
2.3.1 Kết luận 92
2.3.2 Đề xuất áp dụng hạn ngạch đối với cá basa xuất khẩu sang Mỹ 93
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở VIỆT NAM 94
1. Các quy định hiện tại của Việt Nam liên quan đến thuế chống bán phá giá 94
2. Tác động bảo hộ của việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản xuất trong nước 95
3. Dự báo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam khi áp dụng thuế chống bán phá giá 96
4. Một số vấn đề liên quan tới áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt nam 98
III. CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP LIÊN QUAN TỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM 99
1. Kiến nghị về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam 100
2. Các giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại 101
2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng thuế chống bán phá giá 101
2.2. Tổ chức bộ máy thực thi 104


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB - Giải pháp và kiến nghị Luận văn Kinh tế 0
K Các kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động môi giới cửa hàng cho thuê ở Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 0
T Thực trạng quản trị hệ thống lương ở các doanh nghiệp hiện nay - Một số kiến nghị và giải pháp Kiến trúc, xây dựng 2
N Các kiến nghị và giải pháp hướng tới công tác tạo động lực từ hệ thống trả công cho người lao động tại xí nghiệp may xuất khẩu thanh trì Luận văn Kinh tế 0
L Đánh giá chung về tình hình kinh doanh, tổ chức bộ máy kế toán và các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán Luận văn Kinh tế 0
K Môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị Luận văn Kinh tế 0
L kiến nghị để hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Sản xuất Luận văn Kinh tế 0
N kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty Xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 0
N Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
R Một số kiến nghị và giải pháp khắc phục những bất cập trong thu hút các dự án FDI Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top