sweetlove_1692

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục lục:
I Tiếp cận về tài chính tiền tệ. Trang 5
1.1. Tài chính công Trang 6
1.1.1 Ngân sách nhà nước: Trang 6
+ Thu ngân sách nhà nước: Trang 6
 Thuế
 Phí và lệ phí
 Vay nợ của chính phủ (trong và ngoài nước)
+ Chi ngân sách nhà nước: Trang 6
 Chi đầu tư phát triển
 Chi thường xuyên
 Chi trả nợ gốc tiền do chính phủ vay
1.1.2 Các định chế ngoài ngân sách: Trang 9
 Quỹ dự trữ nhà nước
 Quỹ hỗ trợ nhà nước
 Bảo hiểm xã hội
1.2. Tài chính tư: bao gồm tài chính doanh nghiệp và các định chế tài chính. Trang 9
1.2.1 Khái niệm về trung gian tài chính. Trang 9
1.2.2 Vai trò của trung gian tài chính. Trang 10
1.2.3 Đặc điểm của trung gian tài chính. Trang 11
+ Ngân hàng
+ Các định chế phi ngân hàng:
 Quỹ tín dụng
 Quỹ đầu tư
 Công ty tài chính
 Công ty bảo hiểm
II Thực trạng thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam . Trang 12
2.1 Tài chính công. Trang 12
2.1.1 Thuế. Trang 12
2.1.2 Vay nợ của chính phủ. Trang 14
2.1.3 Chi đầu tư phát triển (Đầu tư công, cổ phần hóa) . Trang 15
2.1.4 Bảo hiểm xã hội. Trang 21
2.2 Tài Chính Lĩnh Vực Tư Nhân. Trang 22
2.2.1 Ngân hàng. Trang 22
2.2.2 Bảo hiểm. Trang 24
2.2.3 Chứng khoán. Trang 25
III Các định hướng cải cách tài chính tiền tệ Việt Nam. Trang 28
3.1 Tài chính công. Trang 28
3.1.1 Thuế. Trang 28
3.1.2 Xu hướng cải cách quá trình vay nợ của chính phủ. Trang 30
3.1.3 Chi đầu tư phát triển (Đầu tư công, cổ phần hóa). Trang 31
3.1.4 Bảo hiểm xã hội. Trang 33
3.2 Tài Chính Lĩnh Vực Tư Nhân
3.2.1 Ngân hàng. Trang 34
3.2.2 Bảo hiểm. Trang 35
3.2.3 Chứng khoán. Trang 36
I Các quan điểm về phạm trù tài chính tiền tệ
Tài chính công:
Tài chính công được đặc trưng bằng các quỹ tiền tệ của các định chế thuộc khu vực công
gắn liền với việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Các tổ chức tài chính công bao gồm các
đơn vị thuộc hệ thống cơ quan công quyền, các đơn vị cung cấp dịch vụ công
Tài chính công tác động đến hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội, một
mặt khắc phục thất bại thị trường, mặt khác thực hiện tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng
xã hội. Điều này được thể hiện bằng quá trình phân phối và phân phối lại của quỹ ngân sách nhà
nước. Tài chính công thực hiện huy động và tập trung một bộ phận guồn tài chính từ các định
chế tài chính khác chủ yếu qua thuế và các khoản thu mang tính chất thuế. Trong trường hợp
ngân sách bị thiếu hụt, thì chính phủ tham gia trên thị trường tài chính bằng việc phát hành trái
phiếu để vay nợ… Trên cơ sở nguồn lực huy động được, chính phủ sử dụng quỹ ngân sách để
tiến hành cấp phát kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị thuộc các khu vực
kinh tế nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bằng các loại vốn hay các quỹ tiền tệ phục vụ cho
hoạt động đầu tư của các công ty, các đơn vị kinh tế trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Trên cơ sở chiến lược đầu tư, tài chính doanh nghiệp tiến hành lập ngân sách vốn để thực
hiện huy động và cung cấp vốn cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Trong quá trình đó,
nói chung, nó liên quan đến việc cân bằng rủi ro và lợi nhuận. Vốn dài hạn được cung cấp bởi
các cổ đông và tín dụng dài hạn thường được tài trợ qua phát hành trái phiếu. Quyết định lựa
chọn nguồn tài trợ như vậy dẫn đến hình thành cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Còn vốn ngắn
hạn chủ yếu được cung cấp bởi các ngân hang thông qua các khoản tín dụng. Khía cạnh khác của
tài chính doanh nghiệp là phân bổ vốn cho đầu tư phát triển. Điều này liên quan đến công tác
quản lý quỹ hay lựa chọn danh mục đầu tư. Xây dựng danh mục đầu tư yêu cầu doanh nghiệp
phải trả lời câu hỏi: đầu tư cái gì, đầu tư bao nhiêu, đầu tư khi nào. Để trả lời các câu hỏi đó:
- Xác định tính hợp lý của mục tiêu và giới hạn của nguồn lực
- Xác định tính thích hợp của chiến lược phân bổ vốn
- Đo lường sự thực hiện danh mục đầu tư
Các định chế tài chính:
Các định chế tài chính là những định chế thực hiện chức năng cơ bản chu chuyển nguồn
vốn từ các chủ thể tiết kiệm ( thừa vốn) đến các chủ thể cần vốn. Khi nhấn mạnh chức năng
trung gian tài chính (Financial Intermediaries). Các định chế tài chính gồm: các ngân hang, các
công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, công ty tài chính…
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, các định chế tài chính ngày
càng hoàn thiện và đa dạng các công cụ huy động vốn và tài trợ vốn. Ngoài nguồn vốn điều lệ,
cơ cấu nguồn vốn huy động của các định chế tài chính còn có vốn huy động từ các loại tiền gửi,
cung cấp hợp đồng bảo hiểm, phát hành các loại chứng khoán. Kèm theo đó, các định chế tài
chính áp dụng nhiều biện pháp phòng chống rủi ro và cung cấp nhiều tiện ích để bảo vệ quyền
lợi cho các nhà đầu tư. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, các định chế tài chính tiến hành
xây dựng danh mục đầu tư, phát triển theo mô hình kinh doanh đa năng trên nhiều lĩnh vự, qua
đó đáp ứng tối đa nhu cầu vốn và các dịch vụ tài chính cho xã hội.
Tài chính cá nhân hay hộ gia đình
Tài chính cá nhân hộ gia đình là một định chế tài chính vốn quan trọng trong hệ thống tài
chính. Đặc trưng cho bộ phận hoạt động tài chính này là sự tồn tại của các quỹ tiền tệ được sở
hữu bởi cá nhân hay hộ gia đình. Nguồn hình thành quỹ tiền tệ của các nhân hay hộ gia đình
Hướng tới thực hiện BHYT toàn dân, việc phát triển, mở rộng BHYT không chỉ bảo
đảm mục tiêu xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân mà còn được coi là biện pháp cơ
bản bảo đảm tính bền vững của chính sách BHYT. Thực hiện lộ trình mở rộng BHYT theo quy
định của Luật BHYT, bắt đầu từ năm 2010 sẽ thực hiện đối với học sinh, sinh viên, từ năm 2012
sẽ thực hiện đối với người thuộc hộ gia đình nông dân; các đối tượng khác sẽ bắt đầu thực hiện
từ năm 2014. Ðể giải quyết nhu cầu về chất lượng khám, chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao,
trong khi nguồn lực đầu tư cho y tế có hạn, Bộ Y tế cho biết, trước mắt, từ ngày 1-1-2010 thực
hiện nghiêm chỉnh mức đóng mới theo quy định của luật để bảo đảm quyền lợi người bệnh.
Ðồng thời bảo đảm nguồn ngân sách Nhà nước mua BHYT cho người nghèo, người dân tộc
thiểu số vùng khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác. Ðồng thời ngân
sách Nhà nước tiếp tục hỗ trợ mức đóng cho một số đối tượng tham gia BHYT.
Cân đối quỹ BHXH, BHYT, Bộ Tài chính đề nghị cần xây dựng chiến lược phát triển
BHXH theo hướng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đặc biệt là đối tượng làm công
ăn lương trong khu vực doanh nghiệp tư nhân để đạt khoảng 90% đối tượng thuộc diện tham gia
BHXH bắt buộc vào năm 2015. Từng bước triển khai thực hiện BHXH tự nguyện và bảo hiểm
thất nghiệp một cách hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật; trên cơ sở đó xem xét, rút kinh
nghiệm và tiếp tục cải cách, hoàn thiện cơ chế chính sách. Từ năm 2016 trở đi, tiếp tục tăng mức
đóng góp vào các quỹ BHXH để bảo đảm sự bền vững của Quỹ. Thực hiện đóng BHXH trên thu
nhập thực tế của người lao động ở các khối doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp. Mở
rộng đối tượng tham gia BHYT, phấn đấu đến năm 2010 thực hiện BHYT cho 60% dân số và
đến năm 2020 thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân cho hầu hết các tầng lớp dân cư.
Hoàn thiện bộ máy tổ chức BHXH Việt Nam
Việc giao BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện cả ba chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm
thất nghiệp và BHYT như hiện nay là phù hợp quan điểm của Ðảng và yêu cầu cải cách hành
chính. Ðiều đó được thể hiện ở chỗ: Tách được chức năng quản lý nhà nước với tổ chức và chức
năng của đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công để hoạt động độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cụ
thể là: Tách được chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội với hoạt động sự nghiệp thực thi chính sách, chế độ BHXH,
bảo hiểm thất nghiệp; tách được chức năng quản lý nhà nước về BHYT của Bộ Y tế với hoạt
động sự nghiệp thực thi chính sách, chế độ BHYT theo tinh thần các Nghị quyết Ðại hội Ðảng
toàn quốc lần thứ VIII, IX, X và yêu cầu của cải cách hành chính. Tạo điều kiện thuận lợi cho
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động và người dân trong
việc tham gia đóng và thụ hưởng các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và BHYT vì chỉ phải
đến một cơ quan là BHXH. Ðồng thời sẽ khai thác được nhiều người tham gia các chế độ BHXH
bắt buộc do cùng đối tượng áp dụng và tiết kiệm được kinh phí vì chỉ phải chi quản lý bộ máy và
đầu tư cơ sở vật chất cho một hệ thống tổ chức.
Ðào tạo nguồn nhân lực cho BHXH Việt Nam
nhu cầu nguồn nhân lực để thực hiện chính sách BHXH, BHYT của nước ta vẫn
còn yếu về chất lượng và trong tương lai lại thiếu cả về số lượng. Thực tế này đặt ra một vấn đề
rất lớn là phải đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho ngành BHXH. Ðây là nhu cầu cấp thiết,
vừa là trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài đối với toàn ngành mà chúng ta phải nhận thức được
trong bối cảnh chung hiện nay.
3.2 Tài Chính Lĩnh Vực Tư Nhân
3.2.1 Ngân hàng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tư duy hướng biển của các nhà cải cách việt nam nửa cuối thế kỷ XIX Văn hóa, Xã hội 0
C Cải cách quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư theo hướng hiện đại hóa phù hợp với các quy định của WTO Tài liệu chưa phân loại 2
D Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến Sách đào tạo BS chuyên khoa định hướng y học dự phòng Y dược 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Hướng dẫn Phân biệt các đời máy Ipad Hỏi đáp về thiết bị di động 0
B Vai trò của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con ở các gia đình đô thị hiện nay Khoa học Tự nhiên 0
C Tình hình phát triển và các phương hướng, giải pháp nhằm phát triển toàn diện ngành du lịch huyện Tịnh Biên Kiến trúc, xây dựng 0
D Phương hướng, biện pháp xây dựng các Tổng công ty thành các tập đoàn kinh tế lớn mạnh Kiến trúc, xây dựng 0
G Trình bày lý thuyết về tuần hoàn và chu chuyển tư bản. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top