bluedolphintv

New Member
Download Tiểu luận Cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn miễn phí
Bài tập lớn học kỳ môn luật hôn nhân và gia đình Cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình một số vấn đề lý luận và thực tiễn
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau vừa là quyền vừa là trách nhiệm của giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên không phải lúc nào nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng có thể thực hiện được. Trong những hoàn cảnh nhất định, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng có thể không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng với nhiều những lý do khác nhau. Khi đó để đảm bảo cuộc sống bình thường của người được nuôi dưỡng, trong những trường hợp này, nghĩa vụ cấp dưỡng đã được đặt ra. Đặc biệt với thực trạng hiện nay là các mối quan hệ hôn nhân, gia đình đang xuống cấp về đạo đức một cách trầm trọng, vì vậy mà pháp luật về cấp dưỡng lại càng cần thiết nhằm đề cao trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với nhau, nhằm bảo đảm sự ổn định, bền vững và hạnh phúc của gia đình – nền tảng của xã hội. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này khi đi tìm hiểu đề tài sau : “Cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình- một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ KHÁI NIỆM QUAN HỆ CẤP DƯỠNG GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH.
1/ Khái niệm cấp dưỡng.
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hay tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của luạt này (Khoản 11 Điều 8 Luật hôn nhân gua đình năm 2000).
2/ Đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng.
Từ khái niệm cấp dưỡng cho thấy cấp dưỡng là một quan hệ pháp lý có những đặc điểm cơ bản sau:
-Quan hệ cấp dưỡng là một loại quan hệ pháp luật về tài sản gắn liền với nhân thân vì nó liên quan đến những lợi ích về tài sản. Điều đó thể hiện ở chỗ người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp một số tiền hay tài sản nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, bản than người được cấp dưỡng cũng mong muốn có được nó để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bản thân.
-Quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ tài sản đặc biệt, “không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác”(Điều 50 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 và Điều 379 BLDS năm 2005).
-Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở hôn nhân , huyết thống hay nuôi dưỡng. Phạm vi chủ thể của quan hệ cấp dưỡng đã được quy định tại Điều 50 Luật hôn nhân gia đình.
-Quan hệ cấp dưỡng mang tính chất có đi có lại, thể hiện mối quan hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, nhưng không có tính chất đền bù và ngang giá.
-Quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ phái sinh, nó chỉ phát sinh khi có nhưng điều kiện nhất định, tức là khi quan hệ nuôi dưỡng không thực hiện được hay thực hiện không đầy đủ.
3/ Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi có đầy đủ các điều kiện sau:
- Giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân , huyết thống hay nuôi dưỡng.
-Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không được sống chung với nhau. Trong quan hệ cấp dưỡng, khái niệm “không sống chung” có thể hiểu là không có điều kiện trực tiếp chăm lo, giúp đỡ lẫn nhau, không có đời sống chung giữa các thành viên trong gia đình do phải sống xa nhau vì lý do chính đáng nào đó.
-Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người túng thiếu, khó khăn.
-Người cấp dưỡng phải có khẳ năng cấp dưỡng.
4/ Nhưng quy định chung của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng.
a/ Mức cấp dưỡng.
*Xác định theo thỏa thuận.
Theo quy định tại Điều 53 Luật hôn nhân gia đình: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hay người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”
*Xác định bằng con đường tư pháp.
Trong trường hợp giữa các bên không có sự thỏa thuận cần thiết về mức cấp dưỡng, thì một trong các bên hay cả hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tất nhiên, Tòa án cũng sẽ căn cứ vào nhu cầu của người có quyền được cấp dưỡng và khả năng đáp ứng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng để xác định mức cấp dưỡng khả thi. Trong điều kiện luật không có quy định riêng, các tranh chấp về mức cấp dưỡng được giải quyết theo luật chung về tố tụng dân sự, nghĩa là có thể được kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, có thể được xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm.
*Thay đổi mức cấp dưỡng.
Mức cấp dưỡng được thỏa thuận hay được ấn định bằng con đường tư pháp không nhất thiết được cố định trong suốt thời gian cấp dưỡng: Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi . Theo Điều 53 Luật hôn nhân gia đình còn quy định: “Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”.
*Việc quyết định mức cấp dưỡng phải căn cứ vào hai điều kiện:
-Thứ nhất: Căn cứ vào thu nhập (bao gồm gồm lương và thu nhập thực tế), khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 – NĐ 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình thì : “Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật Hôn nhân và gia đình là người có thu nhập thường xuyên hay tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó”.
Khoản 3 Điều 16 – NĐ 70/2001/NĐ-CP quy định: Trong trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người, mà trong số đó có người có khả năng thực tế và có người không có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì người có khả năng thực tế phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng theo quy định tại Điều 52 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Đảm bảo tính khả thi của nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền lợi của người được cấp dưỡng.
-Thứ hai: Căn cứ vào nhu cầu thiết yếu (nhu cầu về ăn, ở, mặc, học tập, đi lại, chữa bệnh…) của người được cấp dưỡng.
Theo khoản 2 Điều 16 – NĐ 70/2001/NĐ-CP thì “Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng”.
b/ cách thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Điều 54 Luật hôn nhân gia đình quy định: “Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hay một lần”
Theo khoản 1 Điều 18 – NĐ 70/2001/NĐ-CP quy định: “Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hay người giám hộ của người đó thoả thuận về cách thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hay bằng tài sản. Nghĩa vụ cấp dưỡng được ưu tiên thực hiện theo cách định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm hay hàng năm”.
- Điều 54 Luật hôn nhân gia đình còn quy định: “Các bên có thể thoả thuận thay đổi cách cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”. Quy định này bảo đảm tính khả thi của việc cấp dưỡng. Tuy việc tạm ngừng cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người được cấp dưỡng nên cần được Tòa án xem xét thận trọng và chỉ neencho phép tạm ngừng cấp dưỡng khi sự khó khăn về kinh tế là có lý do chính đáng.
- Song song với việc quy định về cách cấp dưỡng, mức cấp dưỡng, thì pháp luật nên quy định cụ thể hơn về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Luật hôn nhân gia đình năm 2000 mới quy định rất chung về vấn đề này, chẳng hạn Điều 50 quy định : “…Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Luật này”.
Và mặc dù, Điều 152 BLHS năm 1999 cũng quy định: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hay trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hay đã bị xử lý hành chính thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hay phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Theo chúng tui đó chỉ là biện pháp cuối cùng khi đã có hiệu quả nghiêm trọng xảy ra đối với người được cấp dưỡng, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Đấy là chưa kể những trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Vì vậy, pháp luật cần có một số biện pháp cụ thể, có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như quyết định khấu trừ vào tiền lương, thu nhập, tiền công lao động (Khoản 3 Điều 20 Nghị định 70)… của người không chịu tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như trách nhiệm của nơi người có nghĩa vụ cấp dưỡng đang làm việc trong việc thực hiện các quuyết định của Tòa án và cơ quan thi hành án… Các biện pháp này cũng đã được quy định trong pháp lệnh thi hành án dân sự song để giúp cho việc thực hiện tốt nghĩa vụ cấp dưỡng cần có văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này.
- Đằng sau bản án ly hôn là số phận của mỗi con người. Mặc dù trên thực tế mỗi trường hợp ly hôn mức thu nhập, điều kiện cụ thể và hoàn cảnh sống của mỗi người khác nhau; nhưng để đảm bảo các "nhu cầu thiết yếu" trong cuộc sống để những đứa trẻ sau khi ly hôn "phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần" thì Nhà nước cần quy định cụ thể về mức cấp dưỡng. Theo quan điểm của chúng tui nên quy định mức cấp dưỡng tính trên phần trăm thu nhập của người phải cấp dưỡng hay lấy mức tiền lương tối thiểu vào từng thời điểm làm định khung để quy định mức cấp dưỡng. Dù người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không phải là người làm công ăn lương đi chăng nữa thì con cái họ cũng cần được đảm bảo mức sống tối thiểu. Khi có sự thay đổi về mức lương thì căn cứ vào đó cơ quan thi hành án áp dụng vào từng thời điểm thi hành án thì mới có thể bảo đảm quyền lợi cho người được cấp dưỡng và tránh thiệt thòi cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Để đảm bảo quyền lợi cho trẻ em, nhất là những đứa trẻ đang phải chịu nhiều thiệt thòi vì không được hưởng sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, trong thực thi pháp luật cần có sự điều chỉnh để khắc phục những bất cập nói trên.
*Về vấn đề cấp dưỡng giữ vợ và chồng sau khi ly hôn:
Ngoài quy định về cấp dưỡng cho con, Luật Hôn nhân - Gia đình còn có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn (Điều 60). Tuy nhiên. khác với việc cấp dưỡng nuôi con, cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn được quy định chặt chẽ là người được cấp dưỡng phải là người có khó khăn, túng thiếu và bản thân họ phải có yêu cầu và yêu cầu đó phải có lý do chính đáng... Thế nhưng, trên thực tế điều luật này cũng không được thực hiện vì lý do đương sự không biết có quy định như vậy hay biết có yêu cầu nhưng bên kia chỉ đồng ý cấp dưỡng nuôi con chứ không cấp dưỡng cho vợ hay chồng. Đây cũng là một điều luật khó thực hiện vì thiếu chế tài ràng buộc.
Từ những bất cập trên có thể thấy, các quy định về cấp dưỡng vẫn còn rất chung chung, thiếu cụ thể. Điều này khiến cho tòa án khi phán xử chỉ còn biết căn cứ và điều kiện thực tế cụ thể của từng trường hợp. Nhưng cũng chính vì lý do đó mà mức cấp dưỡng mỗi nơi, mỗi vẻ. Mặt khác, việc thiếu các chế tài cứng rắn hơn để ràng buộc những người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình cũng như cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác phải có nghĩa vụ hỗ trợ cơ quan tư pháp thực hiện cũng là một cản trở không nhỏ, biến cấp dưỡng nuôi con thực sự trở thành món nợ khó đòi.
C. KẾT LUẬN
Chế định cấp dưỡng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là bước phát triển tiến bộ, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cấp dưỡng giữa những người có quan hệ trong gia đình nói riêng và về củng cố gia đình Việt Nam nói chung. Qua thực tiễn thi hành áp dụng chế định cấp dưỡng cho thấy về cơ bản các quy định về cấp dưỡng đã đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh quan hệ cấp dưỡng và mang lại hiệu quả đáng kể, góp phần xây dựng chuẩn mực cho hành vi ứng xử của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng người chưa thành niên, người tàn tật, người cao tuổi,..Bên cạnh đó quá trình thi hành áp dụng pháp luật về cấp dưỡng cũng đã bộc lộ một số vướng mắc và hạn chế nhất định như đã nêu.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận: Cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình- một số vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn Luật 0
G Học lớp bồi dưỡng ngạch Chuyên viên, ngạch Chuyên viên chính, Ngạch cán sự, Lãnh đạo cấp phòng Sinh viên chia sẻ 0
D Báo cáo thực tập Công ty Cổ phần xây lắp và bảo dưỡng cơ điện VNK: Thiết kế hệ thống cấp điện Khoa học kỹ thuật 0
R Đánh giá tác động môi trường Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế - Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt Khoa học Tự nhiên 0
H Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Luận văn Kinh tế 2
R Đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh - Thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
B Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 2
E Mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện Luận văn Sư phạm 0
C Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ chính quyền cấp xã trong bối cảnh Luận văn Sư phạm 0
I Các biện pháp phát triển Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top