Download Chuyên đề Công tác khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam PVI
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 17/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Năm 2007, tại Hội nghị thường niên lần thứ 14 của IAIS được tổ chức từ 14 - 16/10/2007 tại Hoa Kỳ, Bộ Tài chính (cơ quan quản lý bảo hiểm Việt Nam) đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thành công trong việc ký cam kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA), có quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia và nhiều tổ chức lớn trên thế giới. Điều này góp phần xây dựng hình ảnh một Việt Nam uy tín và giàu tiềm năng trên trường quốc tế, thúc đẩy nước nhà phát triển nhanh, mạnh và vững vàng. Với đà hội nhập như vũ bão, các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường ra thế giới cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đã đang và sẽ gia nhập thị trường Việt Nam. Điều đó cho thấy hoạt động XNK sẽ biến động ngày càng mạnh, trở thành mắt xích tối quan trọng trong dây chuyền phát triển kinh tế và vận chuyển hàng hoá XNK ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Trong đó, vận chuyển bằng đường biển là có vai trò quan trọng nhất vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn. Theo thống kê, vận chuyển bằng đường biển chiếm tỷ trọng khoảng 90% tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trên thế giới. Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít rủi ro. Vì vậy, hiện nay bảo hiểm được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để các chủ hàng khắc phục được khó khăn khi hàng hóa của họ bị tổn thất trong quá trình chuyên chở.
Việt Nam có đường bờ biển dài nên được coi là điểm trung chuyển đường thủy quan trọng của khu vực cũng như trên thế giới. Nước ta lại là nước có nguồn tài nguyên phong phú có tiềm năng xuất khẩu, mặt khác, cũng là nước đang phát triển nên nhu cầu nhập khẩu cũng rất lớn. Do đó, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một lĩnh vực quan trọng và đầy cơ hội. Các công ty bảo hiểm Việt Nam đều không ngừng tăng cường hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô, nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, em quyết định chọn đề tài “Công tác khai thác Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Đề tài được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
Chương 2: Thực trạng công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PVI.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PVI.
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển:
1.1 Vai trò của vận chuyển bằng đường biển:
Thương mại quốc tế gắn liền với vận chuyển hàng hoá. Trong đó, hàng hoá có thể được vận chuyển bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không. Nhưng thực tế cho thấy vận chuyển bằng đường biển là chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là cách mà các doanh nghiệp lựa chọn để vận chuyển hàng hoá với số lượng lớn, có tuyến vận chuyển dài và là cách vận chuyển có phí rẻ tương đối so với các cách vận chuyển khác. Do đó, nhiều nước không tiếp giáp với biển cũng phải thông qua cảng của nước khác để vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Lý do ở đây là vì vận chuyển bằng đường biển có rất nhiều ưu điểm:
• Có thể vận chuyển được đa dạng hàng hoá, vận chuyển được khối lượng hàng hoá lớn mà các cách vận chuyển khác không đảm nhận được như hàng hoá siêu trường, siêu trọng. Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các công cụ vận tải của các cách vận tải khác;
• Trên một tuyến vận chuyển đường biển có thể tổ chức được nhiều chuyến tàu trong cùng một lúc cho cả hai chiều;
• Các tuyến đường biển được xác định dựa theo điều kiện tự nhiên trên biển nên việc xây dựng và bảo quản các tuyến đường không phải đầu tư nhiều vốn, vật liệu, sức lao động nên góp phần làm cho giá của cách vận chuyển này thấp hơn so với các cách khác;
• Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển tốt mối quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác giữa các nước, làm tăng thu ngoại tệ...
Vì vậy, hoạt động vận chuyển bằng đường biển ngày càng quan trọng và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cách vận chuyển này cũng có một số nhược điểm sau:
• Vận chuyển bằng đường biển có thể gặp rất nhiều rủi ro do yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật hay yếu tố con người, xã hội gây ra. Cụ thể:
Do yếu tố tự nhiên
Thời tiết, khí hậu trên biển ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển, các thiên tai bất ngờ như bão, sóng thần, lốc... có thể xảy ra bất cứ lúc nào đem lại những rủi ro không thể lường trước cho hành trình trên biển.
Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, con người có thể dự báo được thời tiết, hướng các dòng chảy… nhưng yếu tố tự nhiên không theo một quy luật nhất định nên xác suất rủi ro xảy ra vẫn rất cao.
Do yếu tố kỹ thuật
Hiện nay, máy móc càng ngày càng thay thế con người với độ chính xác và năng suất cao hơn... nhưng cũng không tránh khỏi trục trặc về kỹ thuật như trục trặc về con tàu, kỹ thuật dự báo thời tiết, các tín hiệu điều khiển từ đất liền... từ đó gây tổn thất trong quá trình vận chuyển.
Do yếu tố xã hội, con người
Hàng hoá có thể bị mất trộm, mất cắp, bị cướp, bị tổn thất do chiến tranh, đình công...
• Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, rất nhiều tàu có tốc lực cao nhưng trong vận chuyển hàng hoá thì hầu hết vẫn còn chậm, hành trình trên biển lại dài nên xác suất rủi ro tai nạn trên biển cao, mà việc ứng cứu rủi ro, tai nạn trên biển thường rất khó khăn.
• Hiện nay, mỗi chuyến tàu mang giá trị rất lớn bao gồm cả giá trị con tàu và giá trị hàng hoá. Do đó, nếu rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất rất lớn về tài sản, trách nhiệm và con người.
• Chủ phương tiện chịu trách nhiệm về hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nhưng trách nhiệm này rất hạn chế về thời gian, phạm vi và mức độ. Trách nhiệm này phụ thuộc điều kiện giao hàng và hợp đồng vận chuyển.
Có thể thấy rằng vận chuyển bằng đường biển có những nhược điểm như đã nêu nhưng đang ngày càng được khắc phục và hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó vận chuyển bằng đường biển có nhiều ưu điểm và là cách vận chuyển quan trọng không thể thiếu trong thương mại quốc tế.
1.2. Đặc điểm của quá trình xuất - nhập khẩu và trách nhiệm của các bên liên quan:
1.2.1. Đặc điểm của quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá:
• Việc XNK hàng hoá thường được thực hiện theo hợp đồng giữa người mua và người bán, nội dung hợp đồng quy định về số lượng, phẩm chất, ký mã hiệu, quy cách đóng gói, giá cả hàng hoá, trách nhiệm thuê phương tiện và trả cước phí, phí bảo hiểm, thủ tục và đồng tiền thanh toán...
• Trong quá trình XNK hàng hóa có sự chuyển giao quyền sở hữu lô hàng XNK từ người bán sang người mua.
• Hàng hoá XNK phải vận chuyển qua biên giới quốc gia nên luôn phải chịu sự kiểm soát của hải quan, kiểm dịch... theo quy định từng nước. Hiện nay, để được vận chuyển ra (hay vào) qua biên giới phải mua bảo hiểm theo tập quán thương mại quốc tế, người tham gia bảo hiểm có thể là người xuất khẩu hay người nhập khẩu. Nếu người xuất khẩu mua bảo hiểm thì sau đó phải chuyển nhượng lại cho người nhập khẩu để khi hàng về đến nước nhập nếu bị tổn thất có thể đòi công ty bảo hiểm bồi thường.
• Hàng hoá XNK thường được vận chuyển theo cách đa phương tiện, trong đó có tàu biển, xà lan, phương tiện vận chuyển đường bộ... Người vận chuyển hàng cũng chính là người giao hàng cho người mua.
• Quá trình XNK hàng hoá có liên quan nhiều bên, trong đó có 4 bên chủ yếu là: người bán, người mua, người bảo hiểm, người vận chuyển.
1.2.2. Trách nhiệm các bên liên quan:
Hoạt động XNK hàng hoá thường được thực hiện theo 3 loại hợp đồng:
- Hợp đồng mua bán;
- Hợp đồng vận chuyển;
- HĐBH.
Ba loại hợp đồng này là cơ sở pháp lý để phân định trách nhiệm của các bên liên quan, trách nhiệm này phụ thuộc điều kiện giao hàng của hợp đồng mua bán.
Theo các điều kiện thương mại quốc tế “INCOTERMS 2000” (International Commercial terms) có 13 loại điều kiện giao hàng và được phân chia thành 4 nhóm như sau:
- Nhóm E: EXW (ex – work) giao hàng tại cơ sở của người bán.
- Nhóm F: nhóm cước vận chuyển chính chưa trả. Gồm:
FCA (Free carrier) giao hàng cho người vận tải;
FAS (Free alongside ship) giao hàng dọc mạn tàu;
FOB (Free on board) giao hàng lên tàu.
- Nhóm C: nhóm cước vận chuyển chính đã trả. Gồm:
CFR (Cost and freight) tiền hàng và cước phí;
CIF ( Cost insurance freight) tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí;
CPT (Carriage paid to...) cước trả tới...;
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT: 84
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 84
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN...................................3
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển: 3
1.1 Vai trò của vận chuyển bằng đường biển: 3
1.2. Đặc điểm của quá trình xuất - nhập khẩu và trách nhiệm của các bên liên quan: 5
1.2.1. Đặc điểm của quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá: 5
1.2.2. Trách nhiệm các bên liên quan: 6
1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 8
2. Rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất – nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 9
2.1. Rủi ro hàng hải: 9
2.1.1 Định nghĩa: 9
2.1.2 Phân loại rủi ro: 9
2.2. Tổn thất: 12
2.2.1 Khái niệm: 12
2.2.2 Phân loại tổn thất: 12
3. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 19
3.1. Đối tượng bảo hiểm: 19
3.2. Giá trị bảo hiểm và phí bảo hiểm: 19
3.2.1 Giá trị bảo hiểm: 19
3.2.2 Phí bảo hiểm: 20
3.3. Điều kiện bảo hiểm: 21
3.3.1 Khái niệm: 21
3.3.1.1 Điều kiện bảo hiểm C: 22
3.3.1.2 Điều kiện bảo hiểm B: 23
3.3.1.3 Điều kiện bảo hiểm A: 24
3.3.1.4 Điều kiện bảo hiểm chiến tranh: 24
3.3.1.5 Điều kiện bảo hiểm đình công: 25
3.3.1.6 Trách nhiệm của bảo hiểm về mặt không gian và thời gian: 25
3.3.2. Điều kiện bảo hiểm hàng hóa XNK ở Việt Nam: 26
3.4. Hợp đồng bảo hiểm: 29
3.4.1 Khái niệm: 29
3.4.2 Các loại hợp đồng bảo hiểm: 30
3.4.2.1 Hợp đồng bảo hiểm chuyến: 30
3.4.2.2 Hợp đồng bảo hiểm bao (HĐBH mở): 30
4. Công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 31
4.1. Vai trò của công tác khai thác: 31
4.2. Nội dung công tác khai thác: 32
4.2.1. Thu thập thông tin và tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm của khách hàng: 32
4.2.2 Phân tích đánh giá rủi ro: 33
4.2.3 Xem xét đề nghị bảo hiểm của khách hàng: 33
4.2.4 Đàm phán và gửi bản chào phí bảo hiểm tới khách hàng: 34
4.2.5 Chấp nhận bảo hiểm: 34
4.2.6 Cấp đơn bảo hiểm: 35
4.2.7 Lưu trữ, theo dõi, gửi đơn bảo hiểm và tiếp nhận giải quyết mới: 35
4.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả khai thác: 36
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PVI............................................................................................................... 37
1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI: 37
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam: 37
1.2. Ngành nghề kinh doanh: 40
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của PVI: 41
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh: 43
2. Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu tại Việt Nam: 46
2.1. Tình hình XNK của Việt Nam trong những năm qua: 46
2.2. Thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. 49
3. Thực trạng khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PVI: 55
3.1. Quy trình khai thác: 55
3.1.1. Thu thập thông tin và tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm của khách hàng: 56
3.1.2. Phân tích đánh giá rủi ro: 60
3.1.3. Xem xét đề nghị bảo hiểm của khách hàng: 61
3.1.4. Đàm phán và gửi bản chào phí tới khách hàng: 61
3.1.5. Chấp nhận bảo hiểm: 62
3.1.6. Cấp đơn bảo hiểm và thu phí: 62
3.2. Kết quả khai thác nghiệp vụ: 65
3.3. Hiệu quả khai thác nghiệp vụ: 68
3.4. Những tồn tại và nguyên nhân: 71
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PVI.................................................................... 72
1. Dự báo thị trường bảo hiểm trong tương lai: 72
2. Phương hướng, mục tiêu của PVI trong tương lai: 75
3. Giải pháp nhằm đấy mạnh công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 76
3.1 Nâng cao công tác khách hàng: 76
3.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo: 78
3.3 Về phí bảo hiểm và phương pháp chào phí bảo hiểm: 78
3.4 Nâng cao công tác đào tạo và quản lý cán bộ: 79
3.5 Mở rộng mối quan hệ hợp tác: 80
4. Kiến nghị: 80
4.1. Về phía Nhà nước: 80
4.2. Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm: 81
4.3. Với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:
CBNV: Cán bộ nhân viên
GTBH: Giá trị bảo hiểm
HĐBH: Hợp đồng bảo hiểm
HĐQT: Hội đồng quản trị
PVI: Tổng Công ty Cổ phần Dầu khí Việt Nam
TTR: Tổn thất riêng
TTC: Tổn thất chung
TTTB: Tổn thất toàn bộ
TTBP: Tổn thất bộ phận
TTHH: Trách nhiệm hữu hạn
XNK: Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của PVI 42
Hình vẽ 1: Thị phần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ quý III/2008 43
Bảng 1: Tình hình thực hiện kế hoạch về doanh thu trong giai đoạn 2001-2007 43
Bảng 2: Kim ngạch XNK hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2003-2008 47
Bảng 3: Tình hình hàng hoá xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2007 50
Bảng 4: Tình hình hàng hoá nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2007 50
Bảng 5: Top 7 về doanh thu bảo hiểm hàng hóa năm 2007 51
Sơ đồ 2: Sơ đồ khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 56
Bảng 6: Tổng doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển khai thác được giai đoạn 2004 - 2008 66
Bảng 7: Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PVI giai đoạn 2004 - 2008 68
Bảng 8: Hiệu quả khai thác (trước khi tái bảo hiểm) bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PVI giai đoạn 2004 - 2008 70
Hình vẽ 2: Dự kiến doanh thu năm 2009 76
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 17/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Năm 2007, tại Hội nghị thường niên lần thứ 14 của IAIS được tổ chức từ 14 - 16/10/2007 tại Hoa Kỳ, Bộ Tài chính (cơ quan quản lý bảo hiểm Việt Nam) đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thành công trong việc ký cam kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA), có quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia và nhiều tổ chức lớn trên thế giới. Điều này góp phần xây dựng hình ảnh một Việt Nam uy tín và giàu tiềm năng trên trường quốc tế, thúc đẩy nước nhà phát triển nhanh, mạnh và vững vàng. Với đà hội nhập như vũ bão, các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường ra thế giới cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đã đang và sẽ gia nhập thị trường Việt Nam. Điều đó cho thấy hoạt động XNK sẽ biến động ngày càng mạnh, trở thành mắt xích tối quan trọng trong dây chuyền phát triển kinh tế và vận chuyển hàng hoá XNK ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Trong đó, vận chuyển bằng đường biển là có vai trò quan trọng nhất vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn. Theo thống kê, vận chuyển bằng đường biển chiếm tỷ trọng khoảng 90% tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trên thế giới. Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít rủi ro. Vì vậy, hiện nay bảo hiểm được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để các chủ hàng khắc phục được khó khăn khi hàng hóa của họ bị tổn thất trong quá trình chuyên chở.
Việt Nam có đường bờ biển dài nên được coi là điểm trung chuyển đường thủy quan trọng của khu vực cũng như trên thế giới. Nước ta lại là nước có nguồn tài nguyên phong phú có tiềm năng xuất khẩu, mặt khác, cũng là nước đang phát triển nên nhu cầu nhập khẩu cũng rất lớn. Do đó, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một lĩnh vực quan trọng và đầy cơ hội. Các công ty bảo hiểm Việt Nam đều không ngừng tăng cường hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô, nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, em quyết định chọn đề tài “Công tác khai thác Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Đề tài được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
Chương 2: Thực trạng công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PVI.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PVI.
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển:
1.1 Vai trò của vận chuyển bằng đường biển:
Thương mại quốc tế gắn liền với vận chuyển hàng hoá. Trong đó, hàng hoá có thể được vận chuyển bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không. Nhưng thực tế cho thấy vận chuyển bằng đường biển là chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là cách mà các doanh nghiệp lựa chọn để vận chuyển hàng hoá với số lượng lớn, có tuyến vận chuyển dài và là cách vận chuyển có phí rẻ tương đối so với các cách vận chuyển khác. Do đó, nhiều nước không tiếp giáp với biển cũng phải thông qua cảng của nước khác để vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Lý do ở đây là vì vận chuyển bằng đường biển có rất nhiều ưu điểm:
• Có thể vận chuyển được đa dạng hàng hoá, vận chuyển được khối lượng hàng hoá lớn mà các cách vận chuyển khác không đảm nhận được như hàng hoá siêu trường, siêu trọng. Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các công cụ vận tải của các cách vận tải khác;
• Trên một tuyến vận chuyển đường biển có thể tổ chức được nhiều chuyến tàu trong cùng một lúc cho cả hai chiều;
• Các tuyến đường biển được xác định dựa theo điều kiện tự nhiên trên biển nên việc xây dựng và bảo quản các tuyến đường không phải đầu tư nhiều vốn, vật liệu, sức lao động nên góp phần làm cho giá của cách vận chuyển này thấp hơn so với các cách khác;
• Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển tốt mối quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác giữa các nước, làm tăng thu ngoại tệ...
Vì vậy, hoạt động vận chuyển bằng đường biển ngày càng quan trọng và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cách vận chuyển này cũng có một số nhược điểm sau:
• Vận chuyển bằng đường biển có thể gặp rất nhiều rủi ro do yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật hay yếu tố con người, xã hội gây ra. Cụ thể:
Do yếu tố tự nhiên
Thời tiết, khí hậu trên biển ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển, các thiên tai bất ngờ như bão, sóng thần, lốc... có thể xảy ra bất cứ lúc nào đem lại những rủi ro không thể lường trước cho hành trình trên biển.
Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, con người có thể dự báo được thời tiết, hướng các dòng chảy… nhưng yếu tố tự nhiên không theo một quy luật nhất định nên xác suất rủi ro xảy ra vẫn rất cao.
Do yếu tố kỹ thuật
Hiện nay, máy móc càng ngày càng thay thế con người với độ chính xác và năng suất cao hơn... nhưng cũng không tránh khỏi trục trặc về kỹ thuật như trục trặc về con tàu, kỹ thuật dự báo thời tiết, các tín hiệu điều khiển từ đất liền... từ đó gây tổn thất trong quá trình vận chuyển.
Do yếu tố xã hội, con người
Hàng hoá có thể bị mất trộm, mất cắp, bị cướp, bị tổn thất do chiến tranh, đình công...
• Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, rất nhiều tàu có tốc lực cao nhưng trong vận chuyển hàng hoá thì hầu hết vẫn còn chậm, hành trình trên biển lại dài nên xác suất rủi ro tai nạn trên biển cao, mà việc ứng cứu rủi ro, tai nạn trên biển thường rất khó khăn.
• Hiện nay, mỗi chuyến tàu mang giá trị rất lớn bao gồm cả giá trị con tàu và giá trị hàng hoá. Do đó, nếu rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất rất lớn về tài sản, trách nhiệm và con người.
• Chủ phương tiện chịu trách nhiệm về hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nhưng trách nhiệm này rất hạn chế về thời gian, phạm vi và mức độ. Trách nhiệm này phụ thuộc điều kiện giao hàng và hợp đồng vận chuyển.
Có thể thấy rằng vận chuyển bằng đường biển có những nhược điểm như đã nêu nhưng đang ngày càng được khắc phục và hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó vận chuyển bằng đường biển có nhiều ưu điểm và là cách vận chuyển quan trọng không thể thiếu trong thương mại quốc tế.
1.2. Đặc điểm của quá trình xuất - nhập khẩu và trách nhiệm của các bên liên quan:
1.2.1. Đặc điểm của quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá:
• Việc XNK hàng hoá thường được thực hiện theo hợp đồng giữa người mua và người bán, nội dung hợp đồng quy định về số lượng, phẩm chất, ký mã hiệu, quy cách đóng gói, giá cả hàng hoá, trách nhiệm thuê phương tiện và trả cước phí, phí bảo hiểm, thủ tục và đồng tiền thanh toán...
• Trong quá trình XNK hàng hóa có sự chuyển giao quyền sở hữu lô hàng XNK từ người bán sang người mua.
• Hàng hoá XNK phải vận chuyển qua biên giới quốc gia nên luôn phải chịu sự kiểm soát của hải quan, kiểm dịch... theo quy định từng nước. Hiện nay, để được vận chuyển ra (hay vào) qua biên giới phải mua bảo hiểm theo tập quán thương mại quốc tế, người tham gia bảo hiểm có thể là người xuất khẩu hay người nhập khẩu. Nếu người xuất khẩu mua bảo hiểm thì sau đó phải chuyển nhượng lại cho người nhập khẩu để khi hàng về đến nước nhập nếu bị tổn thất có thể đòi công ty bảo hiểm bồi thường.
• Hàng hoá XNK thường được vận chuyển theo cách đa phương tiện, trong đó có tàu biển, xà lan, phương tiện vận chuyển đường bộ... Người vận chuyển hàng cũng chính là người giao hàng cho người mua.
• Quá trình XNK hàng hoá có liên quan nhiều bên, trong đó có 4 bên chủ yếu là: người bán, người mua, người bảo hiểm, người vận chuyển.
1.2.2. Trách nhiệm các bên liên quan:
Hoạt động XNK hàng hoá thường được thực hiện theo 3 loại hợp đồng:
- Hợp đồng mua bán;
- Hợp đồng vận chuyển;
- HĐBH.
Ba loại hợp đồng này là cơ sở pháp lý để phân định trách nhiệm của các bên liên quan, trách nhiệm này phụ thuộc điều kiện giao hàng của hợp đồng mua bán.
Theo các điều kiện thương mại quốc tế “INCOTERMS 2000” (International Commercial terms) có 13 loại điều kiện giao hàng và được phân chia thành 4 nhóm như sau:
- Nhóm E: EXW (ex – work) giao hàng tại cơ sở của người bán.
- Nhóm F: nhóm cước vận chuyển chính chưa trả. Gồm:
FCA (Free carrier) giao hàng cho người vận tải;
FAS (Free alongside ship) giao hàng dọc mạn tàu;
FOB (Free on board) giao hàng lên tàu.
- Nhóm C: nhóm cước vận chuyển chính đã trả. Gồm:
CFR (Cost and freight) tiền hàng và cước phí;
CIF ( Cost insurance freight) tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí;
CPT (Carriage paid to...) cước trả tới...;
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT: 84
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 84
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN...................................3
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển: 3
1.1 Vai trò của vận chuyển bằng đường biển: 3
1.2. Đặc điểm của quá trình xuất - nhập khẩu và trách nhiệm của các bên liên quan: 5
1.2.1. Đặc điểm của quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá: 5
1.2.2. Trách nhiệm các bên liên quan: 6
1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 8
2. Rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất – nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 9
2.1. Rủi ro hàng hải: 9
2.1.1 Định nghĩa: 9
2.1.2 Phân loại rủi ro: 9
2.2. Tổn thất: 12
2.2.1 Khái niệm: 12
2.2.2 Phân loại tổn thất: 12
3. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 19
3.1. Đối tượng bảo hiểm: 19
3.2. Giá trị bảo hiểm và phí bảo hiểm: 19
3.2.1 Giá trị bảo hiểm: 19
3.2.2 Phí bảo hiểm: 20
3.3. Điều kiện bảo hiểm: 21
3.3.1 Khái niệm: 21
3.3.1.1 Điều kiện bảo hiểm C: 22
3.3.1.2 Điều kiện bảo hiểm B: 23
3.3.1.3 Điều kiện bảo hiểm A: 24
3.3.1.4 Điều kiện bảo hiểm chiến tranh: 24
3.3.1.5 Điều kiện bảo hiểm đình công: 25
3.3.1.6 Trách nhiệm của bảo hiểm về mặt không gian và thời gian: 25
3.3.2. Điều kiện bảo hiểm hàng hóa XNK ở Việt Nam: 26
3.4. Hợp đồng bảo hiểm: 29
3.4.1 Khái niệm: 29
3.4.2 Các loại hợp đồng bảo hiểm: 30
3.4.2.1 Hợp đồng bảo hiểm chuyến: 30
3.4.2.2 Hợp đồng bảo hiểm bao (HĐBH mở): 30
4. Công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 31
4.1. Vai trò của công tác khai thác: 31
4.2. Nội dung công tác khai thác: 32
4.2.1. Thu thập thông tin và tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm của khách hàng: 32
4.2.2 Phân tích đánh giá rủi ro: 33
4.2.3 Xem xét đề nghị bảo hiểm của khách hàng: 33
4.2.4 Đàm phán và gửi bản chào phí bảo hiểm tới khách hàng: 34
4.2.5 Chấp nhận bảo hiểm: 34
4.2.6 Cấp đơn bảo hiểm: 35
4.2.7 Lưu trữ, theo dõi, gửi đơn bảo hiểm và tiếp nhận giải quyết mới: 35
4.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả khai thác: 36
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PVI............................................................................................................... 37
1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam – PVI: 37
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam: 37
1.2. Ngành nghề kinh doanh: 40
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của PVI: 41
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh: 43
2. Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu tại Việt Nam: 46
2.1. Tình hình XNK của Việt Nam trong những năm qua: 46
2.2. Thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. 49
3. Thực trạng khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PVI: 55
3.1. Quy trình khai thác: 55
3.1.1. Thu thập thông tin và tìm hiểu nhu cầu bảo hiểm của khách hàng: 56
3.1.2. Phân tích đánh giá rủi ro: 60
3.1.3. Xem xét đề nghị bảo hiểm của khách hàng: 61
3.1.4. Đàm phán và gửi bản chào phí tới khách hàng: 61
3.1.5. Chấp nhận bảo hiểm: 62
3.1.6. Cấp đơn bảo hiểm và thu phí: 62
3.2. Kết quả khai thác nghiệp vụ: 65
3.3. Hiệu quả khai thác nghiệp vụ: 68
3.4. Những tồn tại và nguyên nhân: 71
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PVI.................................................................... 72
1. Dự báo thị trường bảo hiểm trong tương lai: 72
2. Phương hướng, mục tiêu của PVI trong tương lai: 75
3. Giải pháp nhằm đấy mạnh công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển: 76
3.1 Nâng cao công tác khách hàng: 76
3.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo: 78
3.3 Về phí bảo hiểm và phương pháp chào phí bảo hiểm: 78
3.4 Nâng cao công tác đào tạo và quản lý cán bộ: 79
3.5 Mở rộng mối quan hệ hợp tác: 80
4. Kiến nghị: 80
4.1. Về phía Nhà nước: 80
4.2. Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm: 81
4.3. Với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:
CBNV: Cán bộ nhân viên
GTBH: Giá trị bảo hiểm
HĐBH: Hợp đồng bảo hiểm
HĐQT: Hội đồng quản trị
PVI: Tổng Công ty Cổ phần Dầu khí Việt Nam
TTR: Tổn thất riêng
TTC: Tổn thất chung
TTTB: Tổn thất toàn bộ
TTBP: Tổn thất bộ phận
TTHH: Trách nhiệm hữu hạn
XNK: Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của PVI 42
Hình vẽ 1: Thị phần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ quý III/2008 43
Bảng 1: Tình hình thực hiện kế hoạch về doanh thu trong giai đoạn 2001-2007 43
Bảng 2: Kim ngạch XNK hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2003-2008 47
Bảng 3: Tình hình hàng hoá xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2007 50
Bảng 4: Tình hình hàng hoá nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2007 50
Bảng 5: Top 7 về doanh thu bảo hiểm hàng hóa năm 2007 51
Sơ đồ 2: Sơ đồ khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 56
Bảng 6: Tổng doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển khai thác được giai đoạn 2004 - 2008 66
Bảng 7: Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PVI giai đoạn 2004 - 2008 68
Bảng 8: Hiệu quả khai thác (trước khi tái bảo hiểm) bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PVI giai đoạn 2004 - 2008 70
Hình vẽ 2: Dự kiến doanh thu năm 2009 76
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: