Maunfeld

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
Thế kỷ XX đã kết thúc, loài người đang bước vào một thiên niên kỷ mới. Nhìn lại quá khứ, thế kỷ XX với những biến đổi dữ dội: Sự xuất hiện Liên Xô và hệ thống XHCN, rồi tan rã vào năm 1991; khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu á làm rung chuyển hệ thống kinh tế thế giới; chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, xu thế cạnh tranh giữa các khối ngày càng gay gắt, cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang diễn ra với tốc độ như vũ bão, đưa loài người có cách nhìn nhận mới, chứng kiến nhiều thành tựu của cách mạng sinh học và cách mạng vũ trụ; sự phát triển sôi động, phong phú của các nền kinh tế thị trường Âu- Mĩ, Nhật Bản và các nước NICS Châu á. Đồng thời thế giới cũng chứng kiến sự cạnh tranh không chỉ kinh tế đơn thuần về hàng hoá, tiền tệ tài chính, kỹ nghệ, mà còn đấu tranh quyết liệt để tìm đến mô hình kinh tế tối ưu – Xã hội tốt đẹp.
Nhiều học giả đã thẳng thắn chỉ ra những mâu thuẫn và khuyết tật vốn có của xã hội tư bản hiện đại và cho rằng để khắc phục và hoàn thiện nó, phải cải biến xã hội tư bản và thay vào đó là xã hội “hậu tư bản”, “xã hội siêu công nghiệp”, “xã hội hậu công nghiệp”…Tuy nhiên, KTTT tư bản hiện đại thì những khuyết tật vốn có của nó: thất nghiệp, khủng hoảng, phân hóa giàu nghèo, huỷ diệt môi trường sinh thái, những phẩm chất nhân bản của con người bị tha hoá…đang diễn ra mà không điều chỉnh được trong xã hội tư bản hiện đại.Các mô hình KTTT xã hội của Tây Âu mà thay mặt là CHLB Đức, không lấy gì làm sáng sủa và có sức hấp dẫn. KTTT cộng đồng của Nhật Bản thì không tránh khỏi khủng hoảng kinh tế- tài chính. “Kinh tế thị trường phân tán” kiểu Mỹ trong mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhưng thế giới không chấp nhận những vấn đề tiêu cực xã hội, sự tha hoá của con người và gia đình…Trong buổi giao thời giữa hai thiên niên kỷ của nhân loại, các đảng chính trị và các nước một lần nữa tự đặt cho mình câu hỏi “nên xây dựng nền kinh tế thị trường như thế nào” để tránh được những khuyết tật vốn có của nó. Con người sống trong nhân ái; bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc được phát huy, con người không bị tha hoá, phân hoá giàu nghèo, công bằng và tiến bộ xã hội tốt hơn, môi trường sinh thái được đảm bảo.
Bằng lý luận và thực tiễn, những người Macxit những người cộng sản đã minh chứng có sức thuyết phục rằng CNTB hiện đại không phải là đích cuối cùng của lịch sử loài người mà con đường phát triển của loài người là tiếp tục vượt qua CNTB hiện đại. Ngày nay, đi lên CNXH ở nước ta, Đảng ta chủ trương phát triển nền KTTT có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đó là con đường, mô hình kinh tế mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn. Hơn 10 năm cải biến cách mạng chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đã vượt qua khủng hoảng kinh tế xã hội, tiếp tục đi lên. Tuy nhiên,để vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa đảm bảo định hướng XHCN là một nhiệm vụ rất khó khăn, lâu dài, có tính chiến lược. Chính vì vậy em chọn đề tài này làm đề án môn học.

1.Kinh tế hàng hoá - Kinh tế thị trường:
1.1.Tính tất yếu của nền kinh tế hàng hoá trong quá trình đi lên CNCS:
Kinh tế hàng hoá theo khái niệm chung nhất là sản xuất ra các sản phẩm để bán, để trao đổi trên thị trường. Anghen viết: “Chúng tui dùng sản xuất hàng hoá để chỉ giai đoạn phát triển kinh tế, trong đó những vật phẩm sản xuất ra không phải chỉ để thoả mãn những nhu cầu của người sản xuất mà còn để trao đổi, nghĩa là những hàng hoá chứ không phải những giá trị sử dụng.”((1) Mác-Anghen tuyển tập - Tập II - NXB Sự thật Hà Nội- 1962 (trang 147)1). Sản xuất hàng hoá là sự phát triển cao hơn và đối lập với kinh tế tự cung tự cấp. Lịch sử của nó gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất và văn minh xã hội. Nhưng ở các xã hội trước đây nó gắn liền với hiện tượng phân hoá giai cấp, bóc lột và đối kháng xã hội. Theo Mác- Anghen chủ nghĩa cộng sản sẽ không còn sản xuất hàng hoá vì đây là xã hội văn minh phát triển rất cao dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Là người đầu tiên hiện thực hoá chủ nghĩa Mác ở nước Nga - Một nước tư bản kém phát triển. Thực tế cho thấy luận điểm của Mác chưa thể vận dụng ở các nước sản xuất nhỏ đi lên CNXH. Bởi vậy, thời kỳ đầu thế kỷ XX Lê-nin đã sáng tạo ra chính sách kinh tế mới giúp nền kinh tế Nga từng bước ổn định đi lên.
Thực chất của chính sách kinh tế mới là xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước Xô Viết. Lê-nin chủ trương: phát triển sản xuất hàng hoá và phải biết sử dụng đúng đắn các quan hệ hàng hoá, tiền tệ vào công cuộc xây dựng CNXH. Trong thời kỳ quá độ lên CNCS cần tập trung mọi nguồn lực xây dựng xã hội mới đó cũng chính là mục đích cao nhất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Bởi về lý thuyết mỗi hình thái xã hội chỉ có thể phát huy ưu thế khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của LLSX. Tuy nhiên, sau khi Lê-nin qua đời những người lãnh đạo Liên Xô và nhiều nước XHCN khác không nhận thức đúng quan điểm của Người họ cho rằng sản xuất hàng hoá là tàn dư của chế độ tư bản và thay thế nó bằng cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp gắn liền với nó là nền kinh tế hiện vật ngự trị. Hậu quả của nền kinh tế kế hoạch là sự thụt lùi về sản xuất, khoa học kỹ thuật, công nghệ, đời sống xã hội không được nâng cao, năng suất lao động giảm vì thiếu hụt những nhân tố kích thích…Đây là nguyên nhân quan trọng cản trở những mục tiêu tốt đẹp của CNXH. Vì những cơ sở nêu trên của sản xuất hàng hoá trong thời kỳ quá độ lên CNXH là bước phát triển tất yếu tiếp tục quá trình sản xuất của loài người từ khi ra đời. Sản xuất hàng hoá không phải là đặc trưng riêng của CNTB mà là vấn đề có tính quy luật, là nấc thang chủ yếu đi lên CNCS. Chỉ khi nào nhân loại phát triển sản xuất đến trình độ cao đủ điều kiện phủ định kinh tế hàng hoá thì nó mới không còn lý do để tồn tại.
1.2.Kinh tế thị trường-Nấc thang phát triển cao hơn của kinh tế hàng hoá:
Kinh tế hàng hoá là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế tồn tại và phát triển trong nhiều hình thái kinh tế- xã hội. Kinh tế hàng hoá là loại hình tiến bộ, là nấc thang cao hơn kinh tế tự cấp tự túc trong sự phát triển của xã hội loài người. Còn KTTT là nấc thang phát triển cao hơn của kinh tế hàng hoá, khi mà các yếu tố “đầu ra” và “đầu vào” của sản xuất đều được thực hiện thông qua thị trường.
Trước đây người ta thường đánh đồng KTTT và CNTB hay nói cách khác: KTTT chỉ có trong xã hội tư bản. Nhưng Các-Mác đã nêu hai điều kiện để hình thành KTTT là sở hữu khác nhau và sự phân công lao động xã hội. Sau này để cụ thể hoá và thích nghi trong điều kiện thị trường cạnh tranh quyết liệt, nhiều nhà kinh tế đã đề cập rõ hơn các điều kiện hoạt động của thị trường là quyền chiếm hữu tài sản khác nhau và lợi ích của người sản xuất kinh doanh khác nhau, tạo động lực cạnh tranh trên thị trường. Hiểu theo nghĩa đó thì KTTT không chỉ tồn tại trong xã hội tư bản mà nó còn tồn tại trong cả xã hội CNXH. Do đó, ta có thể phân chia KTTT thành ba loại: nền KTTT TBCN, nền KTTT định hướng XHCNvà nền KTTT XHCN.
Vì cùng thuộc loại hình KTTT, các mô hình KTTT TBCN, KTTT định hướng XHCN hay KTTT XHCN đều mang những tính chất chung thông thường và chịu sự tác động của các quy luật chung của KTTT, nó đòi hỏi phải tạo lập và vận dụng đồng bộ các yếu tố và cơ chế thị trường. Đó là dựa trên cơ sở đa dạng hoá về sở hữu và các thành phần kinh tế để đảm bảo sự tự do và tự chủ kinh tế cho các chủ thể thị trường; các yếu tố chủ yếu và phạm trù cơ bản của KTTT như cạnh tranh - độc quyền, cung- cầu, hàng- tiền, giá trị- giá cả, lao động- tư bản, giá trị sử dụng- giá trị- giá trị thặng dư và lợi nhuận...; các quy luật của KTTT như quy luật giá cả, giá trị, giá trị thặng dư, cung cầu, cạnh tranh…; cơ chế vận hành kinh tế và sự điều tiết của thị trường thông qua các tín hiệu giá cả và cung- cầu, trong điều kiện hiện đại còn có sự quản lý nhất định của nhà nước.
1.2.1.Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa:
Đối với mô hình KTTT TBCN có những đặc trưng như sau: đây là giai đoạn phát triển cao của KTTT với sự vận hành đồng bộ thông suốt của hệ thống các thị trường riêng cũng như dựa chủ yếu vào các quy luật giá trị thặng dư, tích luỹ, TSX mở rộng không ngừng. Chế độ sở hữu tư nhân TBCN chiếm địa vị chi phối bản chất, xu hướng phát triển cũng như quy luật vận động của nền sản xuất; các nhà tư bản lớn (chứ không phải người sở hữu nói chung) ngày càng có nhiều điều kiện để tập trung TLSX và của cải vào tay, do đó, thống trị nền kinh tế phục vụ cho lợi ích của họ. Tự do cạnh tranh của TBCN dẫn đến “cá lớn nuốt cá bé”, áp đặt “luật chơi của kẻ mạnh”, kẻ mạnh sẽ hốt bạc “một cách sòng phẳng” và “lạnh ling”; trên thực tế một thiểu số các nhà tư bản lớn luôn cấu kết với những thế lực chính trị cầm quyền để thực hiện sự bóc lột , thống trị với đa số nhân dân lao động cùng kiệt khổ.
Trình độ xã hội hoá và toàn cầu hoá TBCN ngày càng cao dẫn tới sự cần thiết điều chỉnh nhà nước đối với nền kinh tế, nên chủ nghĩa tư bản càng mang tính kế hoạch trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, do bản chất cố hữu của sở hữu tư nhân và động cơ lợi nhuận mà càng đẩy tới sự phát triển cạnh tranh vô tổ chức và khủng hoảng sâu sắc; CNTB hiện đại đã bổ xung thêm vào các cuộc khủng hoảng sản xuất chu kỳ bằng các cuộc khủng hoảng cơ cấu và tài chính- tiền tệ. Sự cạnh tranh cũng ngày càng quy mô và khốc liệt hơn, đó là các cuộc chiến tranh về kinh tế- thương mại- công nghệ, về tiền tệ, sắt thép, ôtô, máy bay và dầu mỏ ở vùng Vịnh hiện nay, là chiến tranh giữa các tập đoàn xuyên quốc gia cũng như giữacác “trục”, các “trung tâm” và các khu vực trên thế giới. Nhìn chung, thu nhập và mức sống của dân cư được tăng lên rõ rệt, hay như người ta nói: “nước lên thì thuyền lên”; nhưng đi sâu phân tích dựa trên số liệu thống kê chính thức của các nước tư bản phát triển thì có thể nhận thấy rằng mức tăng lên này cũng rất khác nhau, đặc biệt khoảng cách về mức sống giữa giai cấp tư sản và lao động cũng như giữa các nước giầu và nước cùng kiệt ngày càng xa nhau, tức sự phân hoá- bất bình đẳng xã hội ngày càng sâu sắc.Chính sự phân cực và mâu thuẫn xã hội không thể điều hoà này là nguy cơ tiềm ẩn gây nên bất ổn và cần thiết phải thủ tiêu chế độ TBCN- một chế độ chỉ tồn tại, phát triển trên sự bóc lột của thiểu số nhà tư bản đối với đa số những người lao động.
1.2.2.Kinh tế thị trường XHCN và kinh tế thị trường định hướng XHCN:
Các mô hình KTTT XHCN (Trung Quốc) và KTTT định hướng XHCN (Việt Nam) có một số điểm giống nhau căn bản: Đó là đều khẳng định tính chất và xu thế phát triển tất yếu XHCN của các quá trình kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, do các nước này hãy còn thấp kém, chưa phát triển nên CNXH còn ở trình độ thấp hay CNXH chưa hoàn chỉnh: “CNXH giai đoạn đầu” (theo cách nói của Trung Quốc) và “thời kỳ quá độ lên CNXH” (theo cách nói của Việt Nam). Do đó, nhiệm vụ của giai đoạn xây dựng CNXH hiện nay là phải thực hiện phát triển nhanh chóng các LLSX , tiến hành CNH – HĐH đất nước, khắc phục mâu thuẫn chủ yếu giữa yêu cầu cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân với nền sản xuất xă hội lạc hậu.
Việc sử dụng KTTT, các thành phần kinh tế kể cả thu hút đầu tư của tư bản nứơc ngoài cũng là một tất yếu để phục vụ cho các mục tiêu XHCN. Xét về những nhiệm vụ nặng nề và nội dung sâu sắc của các cuộc cải tạo kinh tế- xã hội thì CNXH giai đoạn đầu cũng như thời kỳ quá độ sẽ không thể chóng vánh mà phải rất lâu dài. Ví dụ, Trung Quốc sự kiến tới hàng trăm năm và phấn đấu vào giữa thế kỷ XXI đạt mức phát triển trung bình của thế giới; còn Việt Nam cũng dự kiến năm 2020 trở thành nước CNH trình độ tiên tiến của thế giới.
KTTT:
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, mọi quốc gia thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển phải hoà nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới (mở rộng thị trường ngoài nước, mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài). Muốn vậy, phảI đa dạng hoá hình thức, đa phương hoá đối tác; phải quán triệt nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không phân biệt chế độ chính trị- xã hội; phải triệt để khai thác lợi thế so sánh của đất nước trong quan hệ kinh tế quốc tế nhằm khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên của đất nước, tăng xuất khẩu để nhập khẩu, thu hút vốn,kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý.
5.8.Con người là nhân tố quan trọng trong LLSX:
Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi, phù hợp với yêu cầu KTTT theo định hướng XHCN. Con người bao giờ cũng là lực lượng sản xuất cơ bản nhất của xã hội. Con người vừa là kết quả, vừa là điều kiện để sản xuất phát triển. Mỗi cơ chế quản lý kinh tế có đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh tương ứng. Chúng ta cần đẩy mạnh việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, kinh doanh cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới. Cần sử dụng bồi dưỡng, đãi ngộ đúng đắn với đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh quản lý, kinh doanh của họ. Cơ cấu đội ngũ cán bộ cần chú ý bảo đảm cả cán bộ quản lý lẫn cán bộ kinh doanh cả ở phạm vi vĩ mô lẫn vi mô. Đồng thời, phát triển hệ thống giáo dục, nâng cao dân trí để quần chúng nhân dân tiếp cận tốt với nền kinh tế thị trường, giúp cho việc thúc đẩy KTTT phát triển.






















Kết luận




KTTT định hướng XHCN hay KTTT XHCN là kiểu tổ chức kinh tế đặc biệt của xã hội đặc biệt nền kinh tế quá độ của xã hội quá độ. Đồng thời nó cũng phản ánh sự kết hợp giữa cái chung- KTTT với cái riêng định hướng XHCN, dựa trên nguyên tắc tôn trọng cái chung, lấy cái đặc thù là chủ đạo, nhằm chế ngự và sử dụng cái chung phục vụ cho mục tiêu của CNXH. ở đây chưa phải là đã có CNXH hoàn toàn mà chỉ khẳng định xu hướng vận động tất yếu lên CNXH lên CNXH của nền KTTT. Nó cũng cho thấy vai trò chủ động sáng tạo cao của chủ thể nhà nước XHCN- “vai trò bà đỡ” không thể thiếu trong việc xây dựng thể chế kinh tế mới cũng như kiến tạo các nhân tố cần thiết cho bước quá độ tiến hoá- cải cách hiện đại, trong sự khác biệt với các bước tiến hoá- tự nhiên trong lịch sử về nguyên tắcđã bị thời đại loại bỏ. Do đó, việc nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan của chủ thể và kiến trúc thượng tầng chính trị- nhà nước XHCN là có tính quyết định tới sự thành công của xây dựng KTTT định hướng XHCN ở nước ta.Công cuộc đổi mới của Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI (1986) đến nay đã đạt được những thành tựu rực rỡ chính là nhờ kế thừa, học tập lý luận của Lênin trong chính sách kinh tế mới: Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.















Mục lục
Nội dung Trang
Lời mở đầu 4
1.Kinh tế hàng hoá- Kinh tế thị trường 6
1.1.Tính tất yếu của kinh tế hàng hoá trong quá trình đi lên CNCS 6
1.2.Kinh tế thị trường- nấc thang phát triển cao hơn của KTHH 7
1.2.1.Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa 8
1.2.2.KTTT định hướng XHCN và KTTT XHCN 9
1.2.2.1.Kinh tế thị trường XHCN 10
1.2.2.2.Kinh tế thị trường định hướng XHCN 11
2.Đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam 13
2.1.KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế kết hợp hai mặt kinh tế- xã hội ngay trong từng bước phát triển. 14
2.2.Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo 16
2.3.Nhà nước quản lý nền KTTT ở nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam 17
2.4.Sự vận hành của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là sự kết hợp chặt chẽ giữa thị trường và kế hoạch 19
3.Quá trình nhận thức và phát triển KTTT định hướng XHCN 20
3.1.Lịch sử quá trình phát triển của mô hình CNXH 20
3.1.1.Lịch sử của mô hình CNXH 20
3.1.2.Chủ nghĩa xã hội hiện thực trong thế kỷ XX 21
3.1.3.Thời đại đang chín muồi của CNXH 22
3.2.Quá trình nhận thức và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 24
4.Thực trạng kinh tế Việt Nam với mô hìnhKTTT định hướng XHCN 25
4.1.Những thành tựu của mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam 25
4.2.Những mặt hạn chế sau một thời gian đổi mới 27
5.Một số giải pháp để phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN 30
5.1.Giữ vững ổn định chính trị 30
5.2.Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật kinh tế 31
5.3.Mở rộng phân công lao động, phân bố lao động và dân cư 31
5.4.Thực hiện nhất quán cơ cấu kinh tế nhiều thành phần 31
5.5.Tạo lập và phát triển động bộ các yếu tố thị trường 32
5.6.Phát triển nền kinh tế theo hướng CNH – HĐH 32
5.7.Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để phát triển KTTT 33
5.8.Con người là nhân tố quan trọng trong phát triển LLSX 33
Kết luận 34

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: Liên hệ thực tế địa phương trong việc thực hiện mô hình kt thị trường định hướng xhcn, Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ví dụ, Phân tích bản chất, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam., phân tích đặc trưng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam, Hãy phân tích luận điểm: Kinh Tế Thị Trường định hướng XHCN ở Việt Nam vừa bao hàm những đặc trưng phổ biến của Kinh Tế Thị Trường trên thế giới, vừa có đặc trưng mang tính phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam. Lấy ví dụ thực tế để minh họa., phân tích những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, So sánh những đặc trưng kinh tế của hệ thống TBCN và XHCN., Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, phân tích đặc trưng của nền kttt định hướng xhcn, Từ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN, hãy lấy ví dụ thực tiễn để làm rõ kết quả thực hiện trên các mặt sau: Hoàn thiện nhận thức về Kinh tế thị trường; Hoàn thiện thể chế Kinh tế thị trường; Hoàn thiện các thành phần kinh tế; Hội nhập kinh tế quốc tế?, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xhcn, Phân tích đặc trưng của nền kinh tế thị trƣờng định hướng XHCN ở Việt Nam, phân tích đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam, phân tích những đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phân tích nội dung Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN còn ở trình độ thấp biểu hiện ở trình độ phát triển LLSX và QHSX, đặc trưng của nền kinh tế phù hợp với lịch sử ở VIệt Nam, tiểu luận Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Liên hệ thực tế., đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.?, cái lợi đặc trưng của kinh tế thị trường ddinjjh hướng xã hội chủ nghĩa, ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM, 2 Đặc trưng của KTTT đinh hướng XHCN ở Việt Nam, bài thuyết trình về nền kinh tế thị trường ở cllb đức, đặc trưng của thế chế nền kinh tế thị trường ở việt nam, Tính tất yếu khách quan và đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, tiểu luận phân tích lý thuyết nền kinh tế thị trường ở CHLB đức
Last edited by a moderator:

Cuongvu1972

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
Thế kỷ XX đã kết thúc, loài người đang bước vào một thiên niên kỷ mới. Nhìn lại quá khứ, thế kỷ XX với những biến đổi dữ dội: Sự xuất hiện Liên Xô và hệ thống XHCN, rồi tan rã vào năm 1991; khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu á làm rung chuyển hệ thống kinh tế thế giới; chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, xu thế cạnh tranh giữa các khối ngày càng gay gắt, cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang diễn ra với tốc độ như vũ bão, đưa loài người có cách nhìn nhận mới, chứng kiến nhiều thành tựu của cách mạng sinh học và cách mạng vũ trụ; sự phát triển sôi động, phong phú của các nền kinh tế thị trường Âu- Mĩ, Nhật Bản và các nước NICS Châu á. Đồng thời thế giới cũng chứng kiến sự cạnh tranh không chỉ kinh tế đơn thuần về hàng hoá, tiền tệ tài chính, kỹ nghệ, mà còn đấu tranh quyết liệt để tìm đến mô hình kinh tế tối ưu – Xã hội tốt đẹp.
Nhiều học giả đã thẳng thắn chỉ ra những mâu thuẫn và khuyết tật vốn có của xã hội tư bản hiện đại và cho rằng để khắc phục và hoàn thiện nó, phải cải biến xã hội tư bản và thay vào đó là xã hội “hậu tư bản”, “xã hội siêu công nghiệp”, “xã hội hậu công nghiệp”…Tuy nhiên, KTTT tư bản hiện đại thì những khuyết tật vốn có của nó: thất nghiệp, khủng hoảng, phân hóa giàu nghèo, huỷ diệt môi trường sinh thái, những phẩm chất nhân bản của con người bị tha hoá…đang diễn ra mà không điều chỉnh được trong xã hội tư bản hiện đại.Các mô hình KTTT xã hội của Tây Âu mà thay mặt là CHLB Đức, không lấy gì làm sáng sủa và có sức hấp dẫn. KTTT cộng đồng của Nhật Bản thì không tránh khỏi khủng hoảng kinh tế- tài chính. “Kinh tế thị trường phân tán” kiểu Mỹ trong mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhưng thế giới không chấp nhận những vấn đề tiêu cực xã hội, sự tha hoá của con người và gia đình…Trong buổi giao thời giữa hai thiên niên kỷ của nhân loại, các đảng chính trị và các nước một lần nữa tự đặt cho mình câu hỏi “nên xây dựng nền kinh tế thị trường như thế nào” để tránh được những khuyết tật vốn có của nó. Con người sống trong nhân ái; bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc được phát huy, con người không bị tha hoá, phân hoá giàu nghèo, công bằng và tiến bộ xã hội tốt hơn, môi trường sinh thái được đảm bảo.
Bằng lý luận và thực tiễn, những người Macxit những người cộng sản đã minh chứng có sức thuyết phục rằng CNTB hiện đại không phải là đích cuối cùng của lịch sử loài người mà con đường phát triển của loài người là tiếp tục vượt qua CNTB hiện đại. Ngày nay, đi lên CNXH ở nước ta, Đảng ta chủ trương phát triển nền KTTT có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đó là con đường, mô hình kinh tế mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn. Hơn 10 năm cải biến cách mạng chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đã vượt qua khủng hoảng kinh tế xã hội, tiếp tục đi lên. Tuy nhiên,để vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa đảm bảo định hướng XHCN là một nhiệm vụ rất khó khăn, lâu dài, có tính chiến lược. Chính vì vậy em chọn đề tài này làm đề án môn học.

1.Kinh tế hàng hoá - Kinh tế thị trường:
1.1.Tính tất yếu của nền kinh tế hàng hoá trong quá trình đi lên CNCS:
Kinh tế hàng hoá theo khái niệm chung nhất là sản xuất ra các sản phẩm để bán, để trao đổi trên thị trường. Anghen viết: “Chúng tui dùng sản xuất hàng hoá để chỉ giai đoạn phát triển kinh tế, trong đó những vật phẩm sản xuất ra không phải chỉ để thoả mãn những nhu cầu của người sản xuất mà còn để trao đổi, nghĩa là những hàng hoá chứ không phải những giá trị sử dụng.”((1) Mác-Anghen tuyển tập - Tập II - NXB Sự thật Hà Nội- 1962 (trang 147)1). Sản xuất hàng hoá là sự phát triển cao hơn và đối lập với kinh tế tự cung tự cấp. Lịch sử của nó gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất và văn minh xã hội. Nhưng ở các xã hội trước đây nó gắn liền với hiện tượng phân hoá giai cấp, bóc lột và đối kháng xã hội. Theo Mác- Anghen chủ nghĩa cộng sản sẽ không còn sản xuất hàng hoá vì đây là xã hội văn minh phát triển rất cao dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Là người đầu tiên hiện thực hoá chủ nghĩa Mác ở nước Nga - Một nước tư bản kém phát triển. Thực tế cho thấy luận điểm của Mác chưa thể vận dụng ở các nước sản xuất nhỏ đi lên CNXH. Bởi vậy, thời kỳ đầu thế kỷ XX Lê-nin đã sáng tạo ra chính sách kinh tế mới giúp nền kinh tế Nga từng bước ổn định đi lên.
Thực chất của chính sách kinh tế mới là xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước Xô Viết. Lê-nin chủ trương: phát triển sản xuất hàng hoá và phải biết sử dụng đúng đắn các quan hệ hàng hoá, tiền tệ vào công cuộc xây dựng CNXH. Trong thời kỳ quá độ lên CNCS cần tập trung mọi nguồn lực xây dựng xã hội mới đó cũng chính là mục đích cao nhất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Bởi về lý thuyết mỗi hình thái xã hội chỉ có thể phát huy ưu thế khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của LLSX. Tuy nhiên, sau khi Lê-nin qua đời những người lãnh đạo Liên Xô và nhiều nước XHCN khác không nhận thức đúng quan điểm của Người họ cho rằng sản xuất hàng hoá là tàn dư của chế độ tư bản và thay thế nó bằng cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp gắn liền với nó là nền kinh tế hiện vật ngự trị. Hậu quả của nền kinh tế kế hoạch là sự thụt lùi về sản xuất, khoa học kỹ thuật, công nghệ, đời sống xã hội không được nâng cao, năng suất lao động giảm vì thiếu hụt những nhân tố kích thích…Đây là nguyên nhân quan trọng cản trở những mục tiêu tốt đẹp của CNXH. Vì những cơ sở nêu trên của sản xuất hàng hoá trong thời kỳ quá độ lên CNXH là bước phát triển tất yếu tiếp tục quá trình sản xuất của loài người từ khi ra đời. Sản xuất hàng hoá không phải là đặc trưng riêng của CNTB mà là vấn đề có tính quy luật, là nấc thang chủ yếu đi lên CNCS. Chỉ khi nào nhân loại phát triển sản xuất đến trình độ cao đủ điều kiện phủ định kinh tế hàng hoá thì nó mới không còn lý do để tồn tại.
1.2.Kinh tế thị trường-Nấc thang phát triển cao hơn của kinh tế hàng hoá:
Kinh tế hàng hoá là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế tồn tại và phát triển trong nhiều hình thái kinh tế- xã hội. Kinh tế hàng hoá là loại hình tiến bộ, là nấc thang cao hơn kinh tế tự cấp tự túc trong sự phát triển của xã hội loài người. Còn KTTT là nấc thang phát triển cao hơn của kinh tế hàng hoá, khi mà các yếu tố “đầu ra” và “đầu vào” của sản xuất đều được thực hiện thông qua thị trường.
Trước đây người ta thường đánh đồng KTTT và CNTB hay nói cách khác: KTTT chỉ có trong xã hội tư bản. Nhưng Các-Mác đã nêu hai điều kiện để hình thành KTTT là sở hữu khác nhau và sự phân công lao động xã hội. Sau này để cụ thể hoá và thích nghi trong điều kiện thị trường cạnh tranh quyết liệt, nhiều nhà kinh tế đã đề cập rõ hơn các điều kiện hoạt động của thị trường là quyền chiếm hữu tài sản khác nhau và lợi ích của người sản xuất kinh doanh khác nhau, tạo động lực cạnh tranh trên thị trường. Hiểu theo nghĩa đó thì KTTT không chỉ tồn tại trong xã hội tư bản mà nó còn tồn tại trong cả xã hội CNXH. Do đó, ta có thể phân chia KTTT thành ba loại: nền KTTT TBCN, nền KTTT định hướng XHCNvà nền KTTT XHCN.
Vì cùng thuộc loại hình KTTT, các mô hình KTTT TBCN, KTTT định hướng XHCN hay KTTT XHCN đều mang những tính chất chung thông thường và chịu sự tác động của các quy luật chung của KTTT, nó đòi hỏi phải tạo lập và vận dụng đồng bộ các yếu tố và cơ chế thị trường. Đó là dựa trên cơ sở đa dạng hoá về sở hữu và các thành phần kinh tế để đảm bảo sự tự do và tự chủ kinh tế cho các chủ thể thị trường; các yếu tố chủ yếu và phạm trù cơ bản của KTTT như cạnh tranh - độc quyền, cung- cầu, hàng- tiền, giá trị- giá cả, lao động- tư bản, giá trị sử dụng- giá trị- giá trị thặng dư và lợi nhuận...; các quy luật của KTTT như quy luật giá cả, giá trị, giá trị thặng dư, cung cầu, cạnh tranh…; cơ chế vận hành kinh tế và sự điều tiết của thị trường thông qua các tín hiệu giá cả và cung- cầu, trong điều kiện hiện đại còn có sự quản lý nhất định của nhà nước.
1.2.1.Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa:
Đối với mô hình KTTT TBCN có những đặc trưng như sau: đây là giai đoạn phát triển cao của KTTT với sự vận hành đồng bộ thông suốt của hệ thống các thị trường riêng cũng như dựa chủ yếu vào các quy luật giá trị thặng dư, tích luỹ, TSX mở rộng không ngừng. Chế độ sở hữu tư nhân TBCN chiếm địa vị chi phối bản chất, xu hướng phát triển cũng như quy luật vận động của nền sản xuất; các nhà tư bản lớn (chứ không phải người sở hữu nói chung) ngày càng có nhiều điều kiện để tập trung TLSX và của cải vào tay, do đó, thống trị nền kinh tế phục vụ cho lợi ích của họ. Tự do cạnh tranh của TBCN dẫn đến “cá lớn nuốt cá bé”, áp đặt “luật chơi của kẻ mạnh”, kẻ mạnh sẽ hốt bạc “một cách sòng phẳng” và “lạnh ling”; trên thực tế một thiểu số các nhà tư bản lớn luôn cấu kết với những thế lực chính trị cầm quyền để thực hiện sự bóc lột , thống trị với đa số nhân dân lao động cùng kiệt khổ.
Trình độ xã hội hoá và toàn cầu hoá TBCN ngày càng cao dẫn tới sự cần thiết điều chỉnh nhà nước đối với nền kinh tế, nên chủ nghĩa tư bản càng mang tính kế hoạch trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, do bản chất cố hữu của sở hữu tư nhân và động cơ lợi nhuận mà càng đẩy tới sự phát triển cạnh tranh vô tổ chức và khủng hoảng sâu sắc; CNTB hiện đại đã bổ xung thêm vào các cuộc khủng hoảng sản xuất chu kỳ bằng các cuộc khủng hoảng cơ cấu và tài chính- tiền tệ. Sự cạnh tranh cũng ngày càng quy mô và khốc liệt hơn, đó là các cuộc chiến tranh về kinh tế- thương mại- công nghệ, về tiền tệ, sắt thép, ôtô, máy bay và dầu mỏ ở vùng Vịnh hiện nay, là chiến tranh giữa các tập đoàn xuyên quốc gia cũng như giữacác “trục”, các “trung tâm” và các khu vực trên thế giới. Nhìn chung, thu nhập và mức sống của dân cư được tăng lên rõ rệt, hay như người ta nói: “nước lên thì thuyền lên”; nhưng đi sâu phân tích dựa trên số liệu thống kê chính thức của các nước tư bản phát triển thì có thể nhận thấy rằng mức tăng lên này cũng rất khác nhau, đặc biệt khoảng cách về mức sống giữa giai cấp tư sản và lao động cũng như giữa các nước giầu và nước cùng kiệt ngày càng xa nhau, tức sự phân hoá- bất bình đẳng xã hội ngày càng sâu sắc.Chính sự phân cực và mâu thuẫn xã hội không thể điều hoà này là nguy cơ tiềm ẩn gây nên bất ổn và cần thiết phải thủ tiêu chế độ TBCN- một chế độ chỉ tồn tại, phát triển trên sự bóc lột của thiểu số nhà tư bản đối với đa số những người lao động.
1.2.2.Kinh tế thị trường XHCN và kinh tế thị trường định hướng XHCN:
Các mô hình KTTT XHCN (Trung Quốc) và KTTT định hướng XHCN (Việt Nam) có một số điểm giống nhau căn bản: Đó là đều khẳng định tính chất và xu thế phát triển tất yếu XHCN của các quá trình kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, do các nước này hãy còn thấp kém, chưa phát triển nên CNXH còn ở trình độ thấp hay CNXH chưa hoàn chỉnh: “CNXH giai đoạn đầu” (theo cách nói của Trung Quốc) và “thời kỳ quá độ lên CNXH” (theo cách nói của Việt Nam). Do đó, nhiệm vụ của giai đoạn xây dựng CNXH hiện nay là phải thực hiện phát triển nhanh chóng các LLSX , tiến hành CNH – HĐH đất nước, khắc phục mâu thuẫn chủ yếu giữa yêu cầu cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân với nền sản xuất xă hội lạc hậu.
Việc sử dụng KTTT, các thành phần kinh tế kể cả thu hút đầu tư của tư bản nứơc ngoài cũng là một tất yếu để phục vụ cho các mục tiêu XHCN. Xét về những nhiệm vụ nặng nề và nội dung sâu sắc của các cuộc cải tạo kinh tế- xã hội thì CNXH giai đoạn đầu cũng như thời kỳ quá độ sẽ không thể chóng vánh mà phải rất lâu dài. Ví dụ, Trung Quốc sự kiến tới hàng trăm năm và phấn đấu vào giữa thế kỷ XXI đạt mức phát triển trung bình của thế giới; còn Việt Nam cũng dự kiến năm 2020 trở thành nước CNH trình độ tiên tiến của thế giới.
KTTT:
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, mọi quốc gia thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển phải hoà nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới (mở rộng thị trường ngoài nước, mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài). Muốn vậy, phảI đa dạng hoá hình thức, đa phương hoá đối tác; phải quán triệt nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không phân biệt chế độ chính trị- xã hội; phải triệt để khai thác lợi thế so sánh của đất nước trong quan hệ kinh tế quốc tế nhằm khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên của đất nước, tăng xuất khẩu để nhập khẩu, thu hút vốn,kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý.
5.8.Con người là nhân tố quan trọng trong LLSX:
Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi, phù hợp với yêu cầu KTTT theo định hướng XHCN. Con người bao giờ cũng là lực lượng sản xuất cơ bản nhất của xã hội. Con người vừa là kết quả, vừa là điều kiện để sản xuất phát triển. Mỗi cơ chế quản lý kinh tế có đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh tương ứng. Chúng ta cần đẩy mạnh việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, kinh doanh cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới. Cần sử dụng bồi dưỡng, đãi ngộ đúng đắn với đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh quản lý, kinh doanh của họ. Cơ cấu đội ngũ cán bộ cần chú ý bảo đảm cả cán bộ quản lý lẫn cán bộ kinh doanh cả ở phạm vi vĩ mô lẫn vi mô. Đồng thời, phát triển hệ thống giáo dục, nâng cao dân trí để quần chúng nhân dân tiếp cận tốt với nền kinh tế thị trường, giúp cho việc thúc đẩy KTTT phát triển.






















Kết luận




KTTT định hướng XHCN hay KTTT XHCN là kiểu tổ chức kinh tế đặc biệt của xã hội đặc biệt nền kinh tế quá độ của xã hội quá độ. Đồng thời nó cũng phản ánh sự kết hợp giữa cái chung- KTTT với cái riêng định hướng XHCN, dựa trên nguyên tắc tôn trọng cái chung, lấy cái đặc thù là chủ đạo, nhằm chế ngự và sử dụng cái chung phục vụ cho mục tiêu của CNXH. ở đây chưa phải là đã có CNXH hoàn toàn mà chỉ khẳng định xu hướng vận động tất yếu lên CNXH lên CNXH của nền KTTT. Nó cũng cho thấy vai trò chủ động sáng tạo cao của chủ thể nhà nước XHCN- “vai trò bà đỡ” không thể thiếu trong việc xây dựng thể chế kinh tế mới cũng như kiến tạo các nhân tố cần thiết cho bước quá độ tiến hoá- cải cách hiện đại, trong sự khác biệt với các bước tiến hoá- tự nhiên trong lịch sử về nguyên tắcđã bị thời đại loại bỏ. Do đó, việc nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan của chủ thể và kiến trúc thượng tầng chính trị- nhà nước XHCN là có tính quyết định tới sự thành công của xây dựng KTTT định hướng XHCN ở nước ta.Công cuộc đổi mới của Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI (1986) đến nay đã đạt được những thành tựu rực rỡ chính là nhờ kế thừa, học tập lý luận của Lênin trong chính sách kinh tế mới: Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.















Mục lục
Nội dung Trang
Lời mở đầu 4
1.Kinh tế hàng hoá- Kinh tế thị trường 6
1.1.Tính tất yếu của kinh tế hàng hoá trong quá trình đi lên CNCS 6
1.2.Kinh tế thị trường- nấc thang phát triển cao hơn của KTHH 7
1.2.1.Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa 8
1.2.2.KTTT định hướng XHCN và KTTT XHCN 9
1.2.2.1.Kinh tế thị trường XHCN 10
1.2.2.2.Kinh tế thị trường định hướng XHCN 11
2.Đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam 13
2.1.KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế kết hợp hai mặt kinh tế- xã hội ngay trong từng bước phát triển. 14
2.2.Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo 16
2.3.Nhà nước quản lý nền KTTT ở nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam 17
2.4.Sự vận hành của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là sự kết hợp chặt chẽ giữa thị trường và kế hoạch 19
3.Quá trình nhận thức và phát triển KTTT định hướng XHCN 20
3.1.Lịch sử quá trình phát triển của mô hình CNXH 20
3.1.1.Lịch sử của mô hình CNXH 20
3.1.2.Chủ nghĩa xã hội hiện thực trong thế kỷ XX 21
3.1.3.Thời đại đang chín muồi của CNXH 22
3.2.Quá trình nhận thức và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 24
4.Thực trạng kinh tế Việt Nam với mô hìnhKTTT định hướng XHCN 25
4.1.Những thành tựu của mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam 25
4.2.Những mặt hạn chế sau một thời gian đổi mới 27
5.Một số giải pháp để phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN 30
5.1.Giữ vững ổn định chính trị 30
5.2.Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật kinh tế 31
5.3.Mở rộng phân công lao động, phân bố lao động và dân cư 31
5.4.Thực hiện nhất quán cơ cấu kinh tế nhiều thành phần 31
5.5.Tạo lập và phát triển động bộ các yếu tố thị trường 32
5.6.Phát triển nền kinh tế theo hướng CNH – HĐH 32
5.7.Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để phát triển KTTT 33
5.8.Con người là nhân tố quan trọng trong phát triển LLSX 33
Kết luận 34

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

cho tui xin link downloap tập tin này
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực Môn đại cương 0
D Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa? Liên hệ thực tiển nước ta hiện nay? Luận văn Kinh tế 0
A Tổng hợp và xác định các đặc trưng của một số hydroxide cấu trúc lớp kép ứng dụng trong xử lý môi trường Khoa học Tự nhiên 0
A Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của vật liệu Fe-Ti-Hydrotanxit và ứng dụng làm xúc tác xử lý Metylen xanh trong môi trường nước Khoa học Tự nhiên 0
D Những quá trình sản xuất cơ bản CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN ĐẠM URE VÀ CÁC CHẤT THẢI ĐẶC TRƯNG, NGUỒN GỐC CỦA CHẤT THẢI Khoa học Tự nhiên 0
D Chế tạo và khảo sát tính chất đặc trưng của sợi nano ZnO Khoa học Tự nhiên 0
D Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
K Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top