Download Đề tài Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí​

Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu thì đất đai ngày càng có giá trị và khan hiếm. Chính vì lẽ đó mà việc sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, hiệu quả là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Xã Hương Bình nằm ở phía Tây Nam của huyện Hương Trà, là một xã nông nghiệp miền núi nên cây trồng chủ yếu là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt những năm gần đây thì cây cao su được trồng rất nhiều trên địa bàn xã và bước đầu cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
Hàng năm có rất nhiều người di cư đến địa bàn xã Hương Bình, nguyên nhân chủ yếu là vấn đề mở rộng diện tích trồng cao su và đây cũng là hướng giải quyết chính cho những người dân bản địa. Hiện nay, trên địa bàn xã đang có rất nhiều chính sách khuyến khích việc phát triển cây cao su như: cấp sổ đỏ cho diện tích trồng cao su để sử dụng lâu dài, hỗ trợ phân bón, giống cho người trồng cao su bên cạnh đó thì giá cao su đang ở mức cao đã làm cho cây cao su trở thành cây trồng chính trên địa bàn xã.
Cũng bởi vì những lợi ích mang lại như vậy mà diện tích trồng cao su đang được mở rộng một cách bừa bãi, không có quy hoạch và đánh giá một cách chính xác nên nó đang ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và tính bền vững của người trồng cao su.
Bên cạnh những thuận lợi thì người trồng cao su cũng đang đứng trước những khó khăn không nhỏ đặc biệt: cây cao su phát triển chậm do trồng trên đất không phù hợp, bị các loại bệnh như rụng lá vào mùa mưa, xì mủ giá phân bón cao, giá cao su lúc cao nhất đạt 14.000 – 15.000đ/kg nhưng những tháng cuối năm 2008 đầu năm 2009 thì giá cao su giảm mạnh chỉ còn 1.500 - 2.000đ/kg làm cho người trồng cao su lâm vào tình trạng khó khăn.
Trước thực trạng đó, việc đánh giá đất nhằm xây dựng bản đồ thích nghi trên địa bàn xã cho cây cao su là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp cho việc quy hoạch diện tích trồng cao su một cách khoa học và phù hợp với điều kiện đất đai, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người trồng cao su và góp phần phát triển bền vững loại hình sử dụng đất này trên địa bàn xã Hương Bình.
Đây là hướng nghiên cứu rất có ý nghĩa và hợp lý, khi mà phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã là đất gò đồi rất thích hợp để trồng cao su và người dân trên địa bàn xã sống chủ yếu bằng việc trồng cao su.
Từ những hiểu biết về công tác đánh giá đất và yêu cầu thực tiễn trên, được sự đồng ý của Khoa Tài Nguyên Đất và Môi Trường Nông Nghiệp cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Lê Thanh Bồn, tui tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế”.

1.1 Đặt vấn đề

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu thì đất đai ngày càng có giá trị và khan hiếm. Chính vì lẽ đó mà việc sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, hiệu quả là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Xã Hương Bình nằm ở phía Tây Nam của huyện Hương Trà, là một xã nông nghiệp miền núi nên cây trồng chủ yếu là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt những năm gần đây thì cây cao su được trồng rất nhiều trên địa bàn xã và bước đầu cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Hàng năm có rất nhiều người di cư đến địa bàn xã Hương Bình, nguyên nhân chủ yếu là vấn đề mở rộng diện tích trồng cao su và đây cũng là hướng giải quyết chính cho những người dân bản địa. Hiện nay, trên địa bàn xã đang có rất nhiều chính sách khuyến khích việc phát triển cây cao su như: cấp sổ đỏ cho diện tích trồng cao su để sử dụng lâu dài, hỗ trợ phân bón, giống cho người trồng cao su…bên cạnh đó thì giá cao su đang ở mức cao đã làm cho cây cao su trở thành cây trồng chính trên địa bàn xã.

Cũng bởi vì những lợi ích mang lại như vậy mà diện tích trồng cao su đang được mở rộng một cách bừa bãi, không có quy hoạch và đánh giá một cách chính xác nên nó đang ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và tính bền vững của người trồng cao su.

Bên cạnh những thuận lợi thì người trồng cao su cũng đang đứng trước những khó khăn không nhỏ đặc biệt: cây cao su phát triển chậm do trồng trên đất không phù hợp, bị các loại bệnh như rụng lá vào mùa mưa, xì mủ…giá phân bón cao, giá cao su lúc cao nhất đạt 14.000 – 15.000đ/kg nhưng những tháng cuối năm 2008 đầu năm 2009 thì giá cao su giảm mạnh chỉ còn 1.500 - 2.000đ/kg làm cho người trồng cao su lâm vào tình trạng khó khăn.

Trước thực trạng đó, việc đánh giá đất nhằm xây dựng bản đồ thích nghi trên địa bàn xã cho cây cao su là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp cho việc quy hoạch diện tích trồng cao su một cách khoa học và phù hợp với điều kiện đất đai, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người trồng cao su và góp phần phát triển bền vững loại hình sử dụng đất này trên địa bàn xã Hương Bình.

Đây là hướng nghiên cứu rất có ý nghĩa và hợp lý, khi mà phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã là đất gò đồi rất thích hợp để trồng cao su và người dân trên địa bàn xã sống chủ yếu bằng việc trồng cao su.

Từ những hiểu biết về công tác đánh giá đất và yêu cầu thực tiễn trên, được sự đồng ý của Khoa Tài Nguyên Đất và Môi Trường Nông Nghiệp cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Lê Thanh Bồn, tui tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế”.

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích:

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của xã Hương Bình bằng phần mềm MapInfo 9.0.

- Đánh giá mức độ thích nghi của đất đai xã Hương Bình - huyện Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế đối với cây cao su.

- Áp dụng phần mềm MapInfo 9.0 để xây dựng bản đồ thích nghi hiện tại của đất đai đối với cây cao su.

- Từ bản đồ thích nghi hiện tại và phân tích những tiêu chí ảnh hưởng trong tương lai, tiến hành xây dựng bản đồ thích nghi tương lai của đất đai đối với cây cao su.

- Qua kết quả thu được cũng như những khó khăn mà người trồng cao su gặp phải, để đề xuất các biện pháp phát triển bền vững cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình.

1.2.2 Yêu cầu:

- Nghiên cứu, tìm hiểu được các yêu cầu về sinh thái của cây cao su.

- Thông qua các tài liệu thu thập được, sẽ nắm rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hương Bình.

- Nắm được công tác đánh giá đất, quy trình chung của các phương pháp đánh giá đất trên thế giới, đặc biệt là phương pháp đánh giá đất theo FAO.

- Phân tích được các chỉ tiêu cần nghiên cứu như: pH, độ phì, hàm lượng mùn…có trong đất.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm để xây dựng và chồng ghép bản đồ, trong đó chủ yếu là phần mềm MapInfo 9.0.

- Đề xuất được các giải pháp hợp lý, hiệu quả, khoa học và khả thi để phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình.

PHẦN 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1 Khái niệm đánh giá đất (Land Evaluate – LE)

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá đất, cụ thể như sau:

- Thứ nhất: Đánh giá đất là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất dựa vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất.

- Theo Sôbôlev: Đánh giá đất đai là học thuyết về sự đánh giá có tính chất so sánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh trưởng và phát triển.

- Theo định nghĩa thứ ba thì: Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thời tiết, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ động vật tự nhiên…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên.

- Theo FAO (1976) Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt / khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu.

Nguồn [ 2 ].

Trong tất cả các định nghĩa đó thì định nghĩa của FAO là đầy đủ hơn cả và nó đang được ứng dụng rộng rãi ở rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

2.1.2 Một số khái niệm liên quan đến đánh giá đất

* Đơn vị bản đồ đất đai (Land Map Unit – LMU)

Đơn vị bản đồ đất đai là những khoanh đất / vạt đất được xác định trên bản đồ với những tính chất riêng biệt như chế độ nhiệt, độ dốc, loại đất, địa hình…

* Sử dụng đất (Land Use – LU)

Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều kiểu sử dụng:

- Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (trồng trọt, lâm nghiệp, đồng cỏ)

- Sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp (chăn nuôi)

- Sử dụng vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hóa loài sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm).

- Sử dụng theo các chức năng đặc biệt (đường sá, khu dân cư, khu công nghiệp…).

* Kiểu sử dụng đất (Land Use Utilization)

Kiểu sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng với những cách quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế, xã hội và kỹ thuật xác định.

* Loại hình sử dụng đất (Land Use Type – LUT)

Là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định.

Trong sản xuất nông nghiệp các thuộc tính đó bao gồm: quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như đầu tư, vật tư hay kỹ thuật…và các đặc tính về kinh tế...
4.1.2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng
* Về giao thông:
Hiện nay, hệ thống giao thông trên địa bàn xã đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và hầu hết đều đáp ứng được nhu cầu đi lại của bà con.
Năm 2008, xã Hương Bình có 46,7 km đường, mật độ đường đạt 0,74 km / km2. Trong đó bao gồm:
Đường tỉnh lộ: trên địa bàn xã có trục đường Quốc phòng (tỉnh lộ 16) chạy dọc qua, với chiều dài tuyến đường là: 14,5 km. Con đường này đã được trải nhựa, mặt rộng 4m, nền rộng 8m. Hệ thống cầu, cống trên tuyến đường cũng được xây dựng kiên cố nên giao thông, đi lại thuận tiện trong cả năm.
Đường liên thôn: dài 32,2 km, các con đường này có mặt rộng 3m, nền rộng 4m. Hiện tại trong các tuyến đường liên thôn đã có 8,158 km được bê tông hóa, 18,242 km được rải cấp phối, còn lại là đường đất.
Bên cạnh những tuyến đường đã được xây dựng kiên cố, thì hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn những đường đất rất khó đi, đặc biệt là những tuyến đường dẫn vào các vùng cao su ở khu vực xa đường cái, có rất nhiều đoạn gồ ghề, lầy lội, dốc cao… hay thậm chí là phải băng qua các con suối mới tới được nơi trồng cao su, các đoạn này về mùa mưa phải đi bằng thuyền. Điều này đã gây cản trở không nhỏ đến việc đi lại của bà con, đồng thời nó cũng làm giảm hiệu quả kinh tế.
* Về thủy lợi:
Là một xã miền núi, do đó việc xây dựng các công trình thủy lợi thường gặp rất nhiều khó khăn. Tính đến cuối năm 2008, trên địa bàn xã mới chỉ có 3 đập thủy lợi, 4,07 km chiều dài kênh mương (chưa được bê tông hóa), phục vụ tưới cho 15 ha diện tích đất canh tác, chiếm 25,47 %. Việc sản suất nông nghiệp của người dân vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nước mưa và các khe, suối nhỏ.
* Nước sinh hoạt:
Hiện nay, trên địa bàn xã các hộ gia đình dùng nước từ 2 nguồn cung cấp chính là: sử dụng nước máy và nước giếng, với 390 hộ dùng nước máy, chiếm 70,02 % và 167 hộ dùng nước giếng, chiếm 29,98 %. Trong đó, có 2 công trình tự chảy và 1 công trình tập trung, không còn hộ gia đình nào sử dụng nước sinh hoạt từ khe, suối.
* Năng lượng:
Hệ thống điện xã Hương Bình gồm: 3 trạm hạ thế có công suất 450KVA, 8,9 km đường dây cao thế và 7,3 km đường dây hạ thế. Năm 2008 có 544 hộ dùng điện, đạt tỷ lệ 97,67 %. Tuy nhiên, có một số hộ dân tự ý kéo dây nhỏ, lại quá dài, dẫn tới điện yếu và không ổn định.
* Y tế, giáo dục và văn hóa:
- Y tế: Xã Hương Bình có 1 trạm y tế tại thôn Hải Tân với 8 giường bệnh. Trạm y tế đã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, năm 2008 đã tiếp nhận 2.545 lượt người đến khám chữa bệnh, 595 lượt khám cho trẻ em dưới 6 tuổi. Ngoài ra, trạm y tế còn tham mưa cho chính quyền địa phương xử lý tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là công tác tiêu diệt bọ gậy phòng chống bệnh sốt xuất huyết, phòng chống dịch tiêu chảy cấp…
- Giáo dục: Trên địa bàn xã có 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở. Năm 2008 đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy ở các cấp học, thực hiện tốt cuộc vận động “hai không” và chủ đề “Thầy giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được thì giáo dục của xã Hương Bình vẫn còn nhiều hạn chế như: tỷ lệ học sinh đến trường chưa cao, nhất là ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, trong đó hiện tượng học sinh bỏ học còn rất cao bởi vì nhiều lý do khác nhau.
- Văn hóa: Đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao. Trên địa bàn xã có 1 sân vận động, 1 sân bóng chuyền và nhiều điểm vui chơi khác. Hàng năm, đến các ngày lễ, xã thường tổ chức văn nghệ, thể thao nhằm tranh tài giữa các thôn với nhau, mặc dầu các giải thưởng là không lớn, nhưng đây là những hoạt động cần thiết để người dân vui chơi, giải trí sau những ngày làm việc căng thẳng, đồng thời làm cho đời sống văn hóa của xã ngày càng phong phú và đa dạng.
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã
4.1.3.1 Đánh giá thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi:
Xã Hương Bình có tiềm năng đất đai tương đối rộng lớn, với tổng diện tích đất tự nhiên 6.354,61 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp rất lớn 4.485,88 ha, chiếm đến 70,59 %, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp.
Là một xã thuộc khu vực miền núi nhưng có địa hình thuộc kiểu đồi thấp và trung bình chiếm ưu thế, lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên rất phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp như: cao su, sắn, tiêu… trồng rừng và chăn nuôi gia súc.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi có được thì xã Hương Bình cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn từ điều kiện tự nhiên.
Hương Bình là một xã miền núi, lại cách xa trung tâm huyện lỵ khoảng 20km về phía Tây, chỉ có 1 tuyến đường tỉnh lộ 16 chạy qua, do đó việc giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa với bên ngoài gặp rất nhiều hạn chế và khó khăn.
Do điều kiện đất đai không màu mỡ và thường bị thiếu nước, nên năng suất cây trồng không cao, hiệu quả kinh tế thấp.
Địa hình bao bọc xung quanh là đồi núi, địa mạo lại bị chia cắt nên việc bố trí cơ cấu cây trồng gặp khó khăn, không thể sản xuất theo quy mô lớn.
Hương Bình là xã vùng gò đồi, diện tích trồng lúa ít, lại manh mún, đất kém màu mỡ, không chủ động được nước tưới nên năng suất thấp, chưa giải quyết được vấn đề lương thực tại chỗ.
Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt như: lũ lụt, hạn hán, gió bão.. thường ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân. Đặc biệt, đối với cây cao su thì gió bão là mối đe dọa hàng đầu.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng quản lý biến động đất đai tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện mỹ đức Luận văn Kinh tế 0
D Sách Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Nông Lâm Thủy sản 0
H Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước dưới đất tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An Sinh viên chia sẻ 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm Bắc Ninh Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Lương Năng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2010 - 2013 Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá tác động của công tác chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển hạ tầng, đô thị tại phường bãi chãy, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top