diemtrang7588

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đánh giá kết quả điều trị gãy mỏm khuỷu bằng phẫu thuật kết xương néo ép kết hợp phục hồi chức năng sớm tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mỏm khuỷu nằm ở đầu trên xương trụ, hình tháp 4 mặt, có 2 mặt trong ngoài, mặt trước khớp với ròng rọc xương cánh tay, mặt trên nhô ra trước như mỏ chim. Khi khuỷu duỗi mỏm này nằm trong hố khuỷu của đầu dưới xương cánh tay. Gãy mỏm khuỷu là một loại gãy xương nội khớp chiếm tỉ lệ không lớn trong chấn thương, 5,65% trong tổng số các loại gãy xương nội khớp (theo Bracq&Sofcot 1986). Tuy nhiên việc điều trị không tốt sẽ để lại nhiều di chứng như khớp giả, liền lệch,viêm thoái hoá khớp, hạn chế vận động khớp khuỷu.
Gãy mỏm khuỷu trên lâm sàng thường biểu hiện dưới nhiều hình thái. Gãy kín, gãy hở, gãy mỏm khuỷu kèm theo trật khớp khuỷu, gãy có kèm theo gãy chỏm quay, gãy kèm theo tổn thương dây thần kinh trụ... Mỗi hình thái gãy đều có những phương pháp điều trị thích hợp. Tuy vậy mục đích chính của điều trị là tái tạo lại diện khớp một cách hoàn thiện, bảo toàn và phục hồi cơ chế duỗi, cố định vững chắc tạo điều kiện cho tập phục hồi chức năng khớp khuỷu sớm, tránh các biến chứng. Cái chính trong điều trị gãy mỏm khuỷu là làm sao phục hồi lại chức năng vận động khớp khuỷu, chứ không phải chỉ chú ý tới phục hồi lại hình thể giải phẫu của xương.
Cũng như các loại gãy xương khác, gãy mỏm khuỷu có thể điều trị bảo tồn hay phẫu thuật. Điều trị bảo tồn là kéo nắn chỉnh diện gãy và bó bột cánh cẳng bàn tay. Tuy nhiên ngay cả khi đã nắn chỉnh diện khớp, cố định bột tốt vẫn có thể gặp phải di lệch thứ phát và những biến chứng phức tạp sau này do không được tập phục hồi chức năng sớm. Hơn nữa di lệch trong gãy mỏm khuỷu thường là di lệch xa nhau ra của 2 mảnh gãy do co kéo của cơ tam đầu cánh tay, nên việc nắn chỉnh lại được diện khớp là rất khó thực hiện khi điều trị bảo tồn.
Hiện nay các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam đều thống nhất: nếu gãy mỏm khuỷu có di lệch phải điều trị bằng phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật là nắn chỉnh diện khớp một cách thật hoàn hảo, các mảnh vỡ được cố định một cách chắc chắn tạo điều kiện cho bệnh nhân tập luyện, phục hồi chức năng sớm (có thể tập ngay ngày đầu sau mổ). Có nhiều kỹ thuật cố định mỏm khuỷu bị gãy: buộc vòng đai thép quanh xương, buộc vòng đai thép trong xương, buộc néo ép số 8, bắt vít chéo, bắt vít theo trục, nẹp vít có móc... Mỗi kỹ thuật đều có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau,trong đó kỹ thuật néo ép số 8 là phương pháp đơn giản và có hiệu quả nhất [1],[2],[3],[4],[5],[6],[7].
Kết hợp xương mới chỉ là trả lại sự nguyên vẹn về cấu trúc giải phẫu thì quá trình tập luyện phục hồi chức năng sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi lại các chức năng của khớp khuỷu. Đặc biệt là trong giai đoạn sớm sau mổ nếu bệnh nhân được chăm sóc phục hồi chức năng tốt thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kết quả phục hồi chức năng sau này của bệnh nhân.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm đánh giá một cách tổng quát kết quả một phương pháp điều trị gãy mỏm khuỷu chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị gãy mỏm khuỷu bằng phẫu thuật kết xương néo ép kết hợp phục hồi chức năng sớm tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả kĩ thuật néo ép và quy trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật gãy mỏm khuỷu.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật kết xương néo ép kết hợp phục hồi chức năng sớm điều trị gãy mỏm khuỷu.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giải phẫu vùng khuỷu liên quan đến phẫu thuật
Khuỷu là đoạn chi trên được giới hạn ở trên và dưới nếp gấp khuỷu khoảng 3 cm. Khuỷu được các xương của khớp khuỷu chia làm 2 vùng: vùng khuỷu trước và vùng khuỷu sau. Vùng khuỷu sau và khớp khuỷu có liên quan nhất đến giải phẫu bệnh lý và phẫu thuật [8],[9],[10].
1.1.1. Vùng khuỷu sau
1.1.1.1. Giới hạn và hình thể ngoài: Vùng khuỷu sau thường gọi là vùng mỏm khuỷu, nằm ở phía sau khớp khuỷu. Ở giữa vùng khuỷu sau có mỏm khuỷu lồi lên. Khi duỗi cẳng tay thì ở trên mỏm khuỷu có một lõm ngang, và hai bên là hai rãnh dọc: rãnh ngoài rộng và sâu hơn rãnh trong. Mỏm khuỷu nằm trên một đường ngang qua mỏm trên lồi cầu trong và mỏm trên lồi cầu ngoài. Khi gấp cẳng tay, mỏm khuỷu ở dưới đường ngang qua hai mỏm đó [11],[12].
1.1.1.2. Cấu tạo: từ nông vào sâu
- Các lớp nông.
+ Da: dày và thô ráp.
+ Mỡ: hầu như không có.
+ Lớp mô tế bào dưới da: chỉ có một vài mạch nông không quan trọng và một vài nhánh thần kinh cảm giác nông.
- Lớp mạc sâu: mỏng hơn ở mỏm khuỷu và cơ tam đầu, dày hơn ở các khối cơ 2 bên và hoà nhập với ngoại cốt mạc của các mỏm xương ở vùng này.
- Lớp cơ ở vùng khuỷu sau cũng gồm 3 nhóm cơ.
+ Nhóm giữa: có phần dưới cơ tam đầu bám vào mỏm khuỷu.
+ Nhóm ngoài: có 5 cơ trên lồi cầu ngoài xếp thành 2 lớp:
* Lớp nông: từ trong ra ngoài có cơ khuỷu, cơ duỗi cổ tay trụ, cơ duỗi riêng ngón 5 và cơ duỗi các ngón tay. Trong bốn cơ nông chỉ có cơ khuỷu đi từ mỏm trên lồi cầu ngoài đền mặt ngoài đầu trên xương trụ là nằm hoàn toàn trong vùng khuỷu sau (hình 1.1).
MôC LôC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu vùng khuỷu liên quan đến phẫu thuật 3
1.1.1. Vùng khuỷu sau 3
1.1.2. Khớp khuỷu 6
1.2. Giải phẫu bệnh và phân loại các gãy mỏm khuỷu 11
1.2.1. Phân loại theo Merle d ’Aubigné 11
1.2.2. Phân loại của Tomeno B 12
1.2.3. Phân loại của Duparc 12
1.2.4. Phân loại của Knight R.A 13
1.2.5. Phân loại của Colton 14
1.2.6. Phân loại của Roberg R.Simon, MD và StevcnJ. Koenigsknecht 14
1.2.7. Phân loại của Schatzker J. 15
1.3. Cơ chế gãy mỏm khuỷu 16
1.4. Triệu chứng và chẩn đoán 17
1.5. Điều trị gãy mỏm khuỷu 18
1.5.1. Điều trị bảo tồn 18
1.5.2. Điều trị phẫu thuật 19
1.6. Tập phục hồi chức năng 25
1.6.1. Mục đích 25
1.6.2. Phương pháp điều trị 25
1.7. Tình hình nghiên cứu điều trị gãy mỏm khuỷu ở nước ngoài 27
1.8. Tình hình nghiên cứu điều trị gãy mỏm khuỷu ở trong nước 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.2. Các bước tiến hành thu thập thông tin 34
2.3. Kỹ thuật kết hợp xương mỏm khuỷu 35
2.3.1. Chuẩn bị mổ 35
2.3.2. Phương pháp vô cảm 35
2.3.3. Tư thế bệnh nhân 35
2.3.4. Đường mổ 35
2.3.5. Mô tả kỹ thuật 36
2.3.6. Dẫn lưu 37
2.3.7. Một số thay đổi kỹ thuật kết xương néo ép số 8 38
2.4. Tập phục hồi chức năng 38
2.4.1. Mục đích 38
2.4.2. Phương pháp điều trị 39
2.5. Đánh giá kết quả điều trị 41
2.6. Phương pháp sử lý số liêu 43
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1. Đặc điểm bệnh nhân 44
3.1.1. Phân bệnh nhân theo tuổi 44
3.1.2. Phân bệnh nhân theo giới 44
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 45
3.1.4. Nguyên nhân 45
3.1.5. Cơ chế gãy xương 46
3.1.6. Đặc điểm gãy xương và tổn thương phần mềm 46
3.1.7. Phân loại gãy xương mỏm khuỷu theo Schatzker 47
3.1.8. Tổn thương kết hợp 48
3.1.9. Thời gian từ khi gãy xương đến khi phẫu thuật 49
3.1.10. Thái độ xử trí 49
3.2. Kết quả điều trị 50
3.2.1. Kết quả gần 50
3.2.2. Kết qủa xa 52
3.3. So sánh một số yếu tố có ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật 55
3.3.1. Liên quan giữa thời gian phẫu thuật và kết quả 55
3.3.2. Liên quan giữa thái độ xử trí và kết quả 55
3.3.3. Liên quan giữa hình thái gãy và kết quả 56
3.3.4. Liên quan giữa phân loại gãy xương và tình trạng liền vết mổ 56
3.3.5. Liên quan giữa phân loại gãy xương và kết quả kết xương 57
3.3.6. Liên quan giữa phân loại gãy xương và biến chứng sau mổ 57
3.4. Liên quan giữa phân loại gãy xương theo Schatzker và kết quả 58
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 59
4.1. Đặc điểm bệnh nhân 59
4.1.1. Tuổi 59
4.1.2. Giới 59
4.1.3. Nguyên nhân, cơ chế gãy 60
4.1.4. Đặc điểm gãy xương 61
4.1.5. Tổn thương phối hợp 64
4.1.6. Thái độ xử trí 65
4.2. Kết quả điều trị 66
4.2.1. Thời gian nằm viện trung bình từ khi phẫu thuật đến khi ra viện 5,43 ngày. 66
4.2.2. Tình trạng vết mổ 66
4.2.3. Tình trạng khớp khuỷu tháng thứ nhất sau mổ 66
4.2.4. Kết quả X- quang 67
4.2.5. Kết quả phục hồi chức năng 67
4.2.6. Kết quả liền xương 68
4.2.7. Tình trạng vận động khuỷu sau kiểm tra 69
4.3. Biến chứng 70
4.3.1. Cong đinh 70
4.3.2. Trồi đinh tại mỏm khuỷu 70
4.3.3. Chậm liền và khớp giả 71
4.4. Vấn đề phục hồi chức năng sớm 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


2.Bệnh nhân thứ 2.
Họ, tên bệnh nhân: Nguyễn Thị H. Giới: Nữ. Tuổi: 37.
Số bệnh án/ số lưu trữ: 6072.
Địa chỉ: Xuân Đào – Xuân Dục- Mỹ Hào –Hưng Yên.
Nguyên nhân: tai nạn xe máy.
Vào viện: ngày 11/03/2012.
Tình trạng lúc vào. - Tinh thần: tỉnh hoàn toàn
- Da niêm mạc: bình thường
- Mạch: 80 lần/phút
- Huyết áp: 120/70 mmHg
- Đã sơ cứu. Băng bó vết thương
Chẩn đoán: gãy hở mỏm khuỷu phải do tai nạn giao thông.
Chỉ định điều trị: mổ ngày 13/03/2012.
Phương pháp mổ: néo ép số 8
Sau mổ: Bệnh nhân ổn định, vết mổ khô, không có tấy đỏ chân chỉ, ngày thứ 2 sau mổ chụp kiểm tra lại và bắt đầu tập vận động khuỷu.
Ra viện ngày: 16/03/2012, điều trị tiếp tại nhà, sau 14 ngày cắt chỉ vết mổ, không có biến chứng gì.
Tháng thứ 1 sau mổ bệnh nhân không tự tập vận động, từ tháng thứ 2 gia đình mời Bác sĩ hướng dẫn tậpphục hồi chức năng tại nhà.
Ảnh chụp phim X quang trước và sau mổ
Để đánh giá kết quả xa điều trị gãy mỏm khuỷu bằng kỹ thuật kết xương néo ép số 8 dựa theo bảng kết quả tổng hợp. Kết quả để đánh giá cho một bệnh nhân khi có đủ các tiêu chuẩn tương đương.
2.6. Phương pháp sử lý số liêu
- Các số liệu được ghi chép và sử lý theo thuật toán thống kê sử dụng phần mềm SPSS – 16 for Window
- Vẽ biểu đồ đồ thị cho kết quả nghiên cứu
- Dùng thuật toán X2 đánh giá sự khác nhau về tần số và test T student để so sánh giá trị giữa các phương pháp điều trị
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành với sự thống nhất giữa người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu đồng ý tham gia nghiên cứu đồng thời được tư vấn về cách điều trị, phương pháp tập luyện phục hồi chức năng sau mổ, các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được tôn trọng và giữ bí mật. Mục đích của nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người bệnh, không nhằm mục đích nào khác.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
B Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam Sinh viên chia sẻ 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả và hiệu quả tuyển dụng và đào tạo đại lý tại công ty BHNT Prudential Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN MẮT CÁ SAU BẰNG NẸP VÍT Y dược 0
D Đánh giá tác dụng điều trị bệnh vảy nến thể thông thường của bài thuốc tiêu phong tán kết hợp kem dưỡng ẩm Y dược 0
D Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Melia Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0
D Đánh giá hiệu quả giảm sóng của kết cấu bến dạng phao nổi trụ neo Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top