hoahung143
New Member
Link tải miễn phí luận văn
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu có những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường các tỉnh duyên hải miền Trung. Hiện tượng bão lụt, tràn dầu diễn ra nhiều hơn khiến môi trường biển ở đây bị tổn thất nặng nề. Để quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên – môi trường tại những khu vực chịu sức ép về tài nguyên môi trường từ các tai biến và hoạt động nhân sinh như trên, Việt Nam đã tiếp cận hướng nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương của các hệ thống tự nhiên – xã hội. Khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội là một trong những bước quan trọng trong việc đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam.
Khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội được hiểu là khả năng chống chịu, phục hồi của các đối tượng bị tổn thương trước các yếu tố gây tổn thương. Đối với vùng biển và đới ven biển Việt Nam khả năng ứng phó được xác định bởi hai yếu tố chính: khả năng ứng phó của tự nhiên (các thành tạo địa chất, hệ thống kênh rạch, vùng cửa sông, bãi cát, …) và khả năng ứng phó của xã hội (cơ sở hạ tầng, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và trình độ dân trí của người dân, …).
Để xây dựng bộ dữ liệu về khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội, nhóm thực hiện DATP5 đã tiến hành khảo sát thực địa, thu thập tài liệu thực tế và phỏng vấn người dân tại địa phương. Kết quả thu được từ quá trình khảo sát thực địa như sau:
- Thu thập các báo cáo kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, hiện trạng môi trường các huyện, xã ven biển của vùng nghiên cứu: huyện Côn Đảo.
- Điều tra, khảo sát, tham vấn cộng đồng, thu thập thông tin phiếu điều tra phục vụ cho việc xây dựng Bộ bản đồ khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội tại huyện Côn Đảo.
- Xác định khả năng ứng phó của tài nguyên – môi trường bao gồm: các thành tạo địa chất, rừng ngập mặn, vùng cửa sông,…xác định khả năng ứng phó xã hội bao gồm: cơ sở hạ tầng, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, công tác tuyên truyền giáo dục, trình độ dân trí của người dân…
Trên cơ sở thực tế và các tài liệu thu thập được, nhóm thực hiện đưa ra bộ dữ liệu về khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội tại huyện Côn Đảo.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Dự án thành phần “Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững” được xây dựng trên cơ sở pháp lý sau:
- Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg, ngày 01/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
- Công văn số 2810/BTNMT-KHCN ngày 4/7/2006 của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường về việc giao nhiệm vụ xây dựng các dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
- Quyết định số 1146/QĐ-BVMT ngày 7/8/2006 của Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường về việc thành lập nhóm xây dựng đề cương dự án: “Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; Dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển; Kiến nghị các giải pháp bảo vệ”.
- Công văn số 1125/BVMT ngày 1/8/2006 của Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường về việc giao đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp xây dựng các dự án do Cục Bảo vệ Môi trường chủ trì thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
II. MỤC TIÊU
- Xây dựng bộ dữ liệu về các yếu tố gây tổn thương (các tai biến, các yếu tố tự nhiên và con người cường hóa tai biến, gây tác động bất lợi đối với tài nguyên - môi trường vùng biển và ven biển); các đối tượng bị tổn thương (tài nguyên sinh vật, tài nguyên vị thế, cảnh quan địa chất, đất ngập nước, khoáng sản rắn, dầu khí, đất, nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, thành phố lớn ven biển,…); khả năng chống chịu, phục hồi của hệ thống tự nhiên – xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, các chính sách, luật bảo vệ TN-MT, đê, kè, thông tin liên lạc,…) phục vụ đánh giá hiện trạng và dự báo mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường huyện Côn Đảo.
- Xây dựng bộ dữ liệu về đánh giá hiện trạng MĐTT và dự báo sơ bộ MĐTT tài nguyên – môi trường vùng biển và đới ven biển huyện Côn Đảo theo các kịch bản khác nhau.
III. NHIỆM VỤ
- Xây dựng được phương pháp đánh giá mức độ tổn thương môi trường tự nhiên cho khu vực ven biển và biển thuộc huyện Côn Đảo và xây dựng quy trình gồm 3 bước: nhận định; đánh giá; thành lập sơ đồ vùng.
- Nghiên cứu các yếu tố gây tổn thương môi trường tự nhiên huyện Côn Đảo.
- Nghiên cứu mật độ đối tượng bị tổn thương trong khu vực ven huyện Côn Đảo.
- Nghiên cứu khả năng chống chịu, phục hồi của hệ thống tự nhiên xã hội huyện Côn Đảo trước các yếu tố gây tổn thương.
- Đề xuất biện pháp phát triển bền vững khu vực ven biển huyện Côn Đảo trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự nhiên – xã hội.
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI, NHÂN VĂN HUYỆN CÔN ĐẢO
I.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐẢO CÔN ĐẢO
I.1.1. Đặc điểm tự nhiên
I.1.1.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu
Huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở vùng biển phía Đông Nam nước ta, có tọa độ 8o34’ đến 8o49’ vĩ độ Bắc và 106o31’ đến 106o45’ kinh độ Đông, cách thành phố Vũng Tàu 185 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230 km và cách cửa sông Hậu 83 km.
Côn Đảo là một nút giao thông trên biển thuận lợi đối với vùng biển phía Nam – vùng biển cửa ngõ của Việt Nam với các nước ASEAN. Côn Đảo nằm trên ngã tư của đường biển quốc tế, điểm cắt của hai tuyến đường hàng hải từ phía Nam lên phía Bắc Á và tuyến hàng hải đi từ phía Đông sang phía Tây và ngược lại. Côn Đảo cách đường hàng hải quốc tế 60 km.
Côn Đảo còn nằm trong vành đai kinh tế ven biển phía Tây Nam: Côn Đảo – Năm Căn – Hà Tiên – Phú Quốc – Singapore, và nằm ở trung tâm khu vực các nước: Singapore, Philipine, Malaysia, Thái Lan, Lào…
Huyện Côn Đảo bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ: Đảo Côn Sơn; Hòn Bảy Cạnh; Hòn Cau; Hòn Trứng; Hòn Bông Lan; Hòn Trác lớn; Hòn Trác nhỏ; Hòn Tài lớn; Hòn Tài nhỏ; Hòn Bà; Hòn Vung; Hòn Trọc; Hòn Tre lớn; Hòn Tre nhỏ; và Hòn Anh, Hòn Em (cách đảo Côn Sơn 35 hải lý về hướng tây).
Như vậy, Côn Đảo có một số lợi thế về vị trí địa lý, nhưng vị trí địa lý chưa đủ để phát triển, mà cần có cơ chế chính sách ưu tiên cho vùng lãnh thổ đặc biệt này.
Vùng nghiên cứu có giới hạn như sau:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu có những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường các tỉnh duyên hải miền Trung. Hiện tượng bão lụt, tràn dầu diễn ra nhiều hơn khiến môi trường biển ở đây bị tổn thất nặng nề. Để quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên – môi trường tại những khu vực chịu sức ép về tài nguyên môi trường từ các tai biến và hoạt động nhân sinh như trên, Việt Nam đã tiếp cận hướng nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương của các hệ thống tự nhiên – xã hội. Khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội là một trong những bước quan trọng trong việc đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam.
Khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội được hiểu là khả năng chống chịu, phục hồi của các đối tượng bị tổn thương trước các yếu tố gây tổn thương. Đối với vùng biển và đới ven biển Việt Nam khả năng ứng phó được xác định bởi hai yếu tố chính: khả năng ứng phó của tự nhiên (các thành tạo địa chất, hệ thống kênh rạch, vùng cửa sông, bãi cát, …) và khả năng ứng phó của xã hội (cơ sở hạ tầng, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và trình độ dân trí của người dân, …).
Để xây dựng bộ dữ liệu về khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội, nhóm thực hiện DATP5 đã tiến hành khảo sát thực địa, thu thập tài liệu thực tế và phỏng vấn người dân tại địa phương. Kết quả thu được từ quá trình khảo sát thực địa như sau:
- Thu thập các báo cáo kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, hiện trạng môi trường các huyện, xã ven biển của vùng nghiên cứu: huyện Côn Đảo.
- Điều tra, khảo sát, tham vấn cộng đồng, thu thập thông tin phiếu điều tra phục vụ cho việc xây dựng Bộ bản đồ khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội tại huyện Côn Đảo.
- Xác định khả năng ứng phó của tài nguyên – môi trường bao gồm: các thành tạo địa chất, rừng ngập mặn, vùng cửa sông,…xác định khả năng ứng phó xã hội bao gồm: cơ sở hạ tầng, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, công tác tuyên truyền giáo dục, trình độ dân trí của người dân…
Trên cơ sở thực tế và các tài liệu thu thập được, nhóm thực hiện đưa ra bộ dữ liệu về khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội tại huyện Côn Đảo.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Dự án thành phần “Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững” được xây dựng trên cơ sở pháp lý sau:
- Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg, ngày 01/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
- Công văn số 2810/BTNMT-KHCN ngày 4/7/2006 của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường về việc giao nhiệm vụ xây dựng các dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
- Quyết định số 1146/QĐ-BVMT ngày 7/8/2006 của Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường về việc thành lập nhóm xây dựng đề cương dự án: “Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; Dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển; Kiến nghị các giải pháp bảo vệ”.
- Công văn số 1125/BVMT ngày 1/8/2006 của Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường về việc giao đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp xây dựng các dự án do Cục Bảo vệ Môi trường chủ trì thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
II. MỤC TIÊU
- Xây dựng bộ dữ liệu về các yếu tố gây tổn thương (các tai biến, các yếu tố tự nhiên và con người cường hóa tai biến, gây tác động bất lợi đối với tài nguyên - môi trường vùng biển và ven biển); các đối tượng bị tổn thương (tài nguyên sinh vật, tài nguyên vị thế, cảnh quan địa chất, đất ngập nước, khoáng sản rắn, dầu khí, đất, nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, thành phố lớn ven biển,…); khả năng chống chịu, phục hồi của hệ thống tự nhiên – xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, các chính sách, luật bảo vệ TN-MT, đê, kè, thông tin liên lạc,…) phục vụ đánh giá hiện trạng và dự báo mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường huyện Côn Đảo.
- Xây dựng bộ dữ liệu về đánh giá hiện trạng MĐTT và dự báo sơ bộ MĐTT tài nguyên – môi trường vùng biển và đới ven biển huyện Côn Đảo theo các kịch bản khác nhau.
III. NHIỆM VỤ
- Xây dựng được phương pháp đánh giá mức độ tổn thương môi trường tự nhiên cho khu vực ven biển và biển thuộc huyện Côn Đảo và xây dựng quy trình gồm 3 bước: nhận định; đánh giá; thành lập sơ đồ vùng.
- Nghiên cứu các yếu tố gây tổn thương môi trường tự nhiên huyện Côn Đảo.
- Nghiên cứu mật độ đối tượng bị tổn thương trong khu vực ven huyện Côn Đảo.
- Nghiên cứu khả năng chống chịu, phục hồi của hệ thống tự nhiên xã hội huyện Côn Đảo trước các yếu tố gây tổn thương.
- Đề xuất biện pháp phát triển bền vững khu vực ven biển huyện Côn Đảo trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự nhiên – xã hội.
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI, NHÂN VĂN HUYỆN CÔN ĐẢO
I.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐẢO CÔN ĐẢO
I.1.1. Đặc điểm tự nhiên
I.1.1.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu
Huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở vùng biển phía Đông Nam nước ta, có tọa độ 8o34’ đến 8o49’ vĩ độ Bắc và 106o31’ đến 106o45’ kinh độ Đông, cách thành phố Vũng Tàu 185 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230 km và cách cửa sông Hậu 83 km.
Côn Đảo là một nút giao thông trên biển thuận lợi đối với vùng biển phía Nam – vùng biển cửa ngõ của Việt Nam với các nước ASEAN. Côn Đảo nằm trên ngã tư của đường biển quốc tế, điểm cắt của hai tuyến đường hàng hải từ phía Nam lên phía Bắc Á và tuyến hàng hải đi từ phía Đông sang phía Tây và ngược lại. Côn Đảo cách đường hàng hải quốc tế 60 km.
Côn Đảo còn nằm trong vành đai kinh tế ven biển phía Tây Nam: Côn Đảo – Năm Căn – Hà Tiên – Phú Quốc – Singapore, và nằm ở trung tâm khu vực các nước: Singapore, Philipine, Malaysia, Thái Lan, Lào…
Huyện Côn Đảo bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ: Đảo Côn Sơn; Hòn Bảy Cạnh; Hòn Cau; Hòn Trứng; Hòn Bông Lan; Hòn Trác lớn; Hòn Trác nhỏ; Hòn Tài lớn; Hòn Tài nhỏ; Hòn Bà; Hòn Vung; Hòn Trọc; Hòn Tre lớn; Hòn Tre nhỏ; và Hòn Anh, Hòn Em (cách đảo Côn Sơn 35 hải lý về hướng tây).
Như vậy, Côn Đảo có một số lợi thế về vị trí địa lý, nhưng vị trí địa lý chưa đủ để phát triển, mà cần có cơ chế chính sách ưu tiên cho vùng lãnh thổ đặc biệt này.
Vùng nghiên cứu có giới hạn như sau:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links