Azzai

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN 2
1.1. Tổng quan về năng lực cạnh tranh 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Vai trò của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng 2
1.1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh 5
1.2. Giới thiệu công ty 8
1.2.1. Giới thiệu chung về công ty 8
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán
Sài Gòn 8
1.2.3. Vị thế của SSI trên thị trường chứng khoán 9
1.3. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 10
1.3.1. Huy động vốn đầu tư và mở rộng nghiệp vụ 11
1.3.2. Đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật 15
1.3.3. Đầu tư cho nhân lực 21
1.3.4. Đầu tư cho hoạt động marketing 25
1.3.5. Đầu tư nâng cao hoạt động kinh doanh của từng bộ phận dịch vụ 28
1.4. Đánh giá chung 39
1.4.1. Thành tựu 39
1.4.2. Hạn chế 43
CHUƠNG 2: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
SÀI GÒN 45
2.1. Bối cảnh kinh doanh và cơ hội thách thức với hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn 45
2.1.1. Bối cảnh 45
2.1.1. Cơ hội và thách thức 46
2.2. Định hướng hoạt động của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn 49
2.2.1. Mục tiêu phát triển SSI 49
2.2.2. Chiến lược phát triển 49
2.3. Kiến nghị giải pháp 53
2.3.1. Tăng cường huy động vốn đầu tư 53
2.3.2. Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực 54
2.3.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật 59
2.3.4. Tăng cường đầu tư cho hoạt động Marketing 62
2.3.5. Tăng cường đầu tư hoạt động nghiệp vụ 64
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC
DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU

Danh mục hình

Hình 1.1: Cơ cấu vốn đầu tư của SSI 10
Hình 1.2: Vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán hàng đầu 12
Hình 1.3: Vốn điều lệ năm 2008 13
Hình 1.3: Tổng vốn đầu tư vào cơ vật chất kỹ thuật 20

Danh mục bảng

Bảng 1.1: Quy mô vốn đầu tư SSI 10
Bảng 1.2: Mốc vốn điều lệ mở rộng nghiệp vụ 13
Bảng 1.3: Vốn đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật của SSI 20
Bảng 1.4: Vốn đầu tư cho nguồn nhân lực 21
Bảng 1.5: Vốn đầu tư cho hoạt động marketing 27
Bảng 1.6: Vốn đầu tư cho dịch vụ chứng khoán 28
Bảng 1.7: Vốn đầu tư cho bộ phận phân tích và tư vấn đầu tư 32
Bảng 1.8: Vốn đầu tư vào tư vấn tài chính doanh nghiệp 34
Bảng 1.9: Vốn đầu tư vào bộ phận quản lý tài sản 36
Bảng 1.10: Vốn đầu tư vào lĩnh vực tự doanh 38
Bảng 1.11: Thị phần của SSI trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán
năm 2008 40
Bảng 1.12: Các chỉ tiêu năng lực cạnh tranh 41

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc về lượng và chất. Cùng với sự phát triển của thị trường là sự gia tăng nhanh chóng của các công ty chứng khoán. Tính đến cuối năm 2008 đã có 102 công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động. Vì cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh càng gay gắt.
Thực tế cho thấy, năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán, đặc biệt hiện nay khi Việt Nam mới chuyển sang vận hành nền kinh tế thị trường và phải chống đỡ với hậu quả của khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Các doanh nghiệp phải bằng mọi nỗ lực, thông qua các biện pháp khác nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần đầu tư. Suy cho cùng mục đích sau cùng của đầu tư là nâng cao năng lực cạnh tranh.
Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn hiện được xếp trong nhóm những công ty chứng khoán hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên vấn đề đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là vấn đề mang tính thời sự và cần được nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc.
Được sự hướng dẫn của PGS.TS Từ Quang Phương em đã chọn đề tài “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn” làm chuyên đề thực tập.
Nội dung chuyên đề thực tập bao gồm các phần:
Chương I: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Sài Gòn.
Chương II: Giải pháp tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Sài Gòn.

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN

1.1. Tổng quan về năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm
Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán có thể được định nghĩa như là khả năng của một công ty chứng khoán tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, lợi tức hay chất lượng các dịch vụ cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới.
Năng lực cạnh tranh của một công ty là một hàm số của các nhân tố như:
- Các nguồn lực của chính công ty (chẳng hạn vốn con người, vốn vật chất và trình độ công nghệ).
- Sức mạnh thị trường của công ty.
- Thái độ của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh và các đại lý kinh tế khác.
- Năng lực của công ty để thích ứng với những tình huống thay đổi.
- Năng lực của công ty để tạo ra thị trường mới.
- Môi trường định chế, được cung cấp một cách rộng rãi bởi chính phủ, bao gồm cơ sở hạ tầng vật chất và chất lượng của các chính sách của chính phủ.
Khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán còn có thể được hiểu là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với một mức lợi nhuận nhất định.
1.1.2. Vai trò của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng
1.1.2.1. Vai trò
Có thể khẳng định việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh là yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các công ty chứng khoán vì những lý do sau:
- Đầu tư là con đường duy nhất tạo ra sức mạnh cạnh tranh của mỗi công ty chứng khoán trên thị trường, bởi vì chỉ có qua việc đầu tư công ty chứng khoán mới đổi mới cải thiện chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật - công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực tài chính cũng như khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.
- Thông qua đầu tư thì mỗi công ty chứng khoán có thể tạo được lợi thế so sánh của mình.
- Đặc biệt hiện nay trên thị trường chứng khoán có nhiều công ty chứng khoán hoạt động dẫn đến tình trạng cạnh tranh vô cùng gay gắt. Khách hàng lại luôn có xu hướng thay đổi sử dụng dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi ích của mình, công ty nào có sự vượt trội về chất lượng dịch vụ, uy tín thì luôn có thể thu hút được đông đảo khách hàng.
Do vậy đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh đóng vai trò quyết định trong chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận của mỗi công ty chứng khoán.
1.1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng
a. Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Một thị trường chứng khoán phát triển là thị trường được vận hành trong một môi trường pháp lý thống nhất, các hoạt động của chủ thể tham gia thị trường đều điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Thị trường chứng khoán phát triển phải có nhiều hàng hoá giao dịch để thực sự là một kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế. Sự phát triển của thị trường chứng khoán ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty chứng khoán. Thêm vào đó thì việc thị trường chứng khoán phát triển tạo điều kiện cho công ty chứng khoán có vị thế cũng như năng lực đủ lớn để đầu tư cho công nghệ, đội ngũ nhân lực…
b. Môi trường pháp lý chính sách của nhà nước
Để xây dựng thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn hiệu quả và là sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư thì các cơ quan nhà nước cần quản lý giám sát thị trường chặt chẽ bằng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ. Môi trường pháp lý hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất tạo ra sự công bằng trên thị trường, các công ty chứng khoán phải phát triển bằng thực lực của mình. Để phát triển hoạt động kinh doanh các công ty không có cách nào khác ngoài việc đầu tư cho công nghệ, máy móc, nhân lực, cải tiến dịch vụ để thu hút khách hàng và nâng cao lợi nhuận.
c. Đối thủ cạnh tranh
Các công ty chứng khoán mới ra đời phải cạnh tranh với các công ty chứng khoán đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực này và đã có được thị phần đáng kể cũng như kinh nghiệm hoạt động. Để tồn tại và cạnh tranh với các công ty chứng khoán lâu năm đó, công ty chứng khoán mới ra đời phải không ngừng đầu tư công nghệ hiện đại, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa ra dịch vụ hấp dẫn.
Nhưng bên cạnh đó công ty chứng khoán mới cũng là đối thủ cạnh tranh đáng chú ý với các công ty chứng khoán đang hoạt động vì nhiều công ty trong số này có vốn lớn nên có thể đầu tư các công nghệ hiện đại vượt trội và có chính sách lương bổng cạnh tranh thu hút được nhân tài từ các công ty lớn. Vì thế các công ty chứng khoán có kinh nghiệm cũng phải không ngừng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh để giữ vững và nâng cao vị thế của mình.
d. Nhân tố khách hàng
Nhân tố khách hàng đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với công ty chứng khoán thì khách hàng là trọng tâm của sự cạnh tranh và là động lực thúc đẩy công ty chứng khoán đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Khách hàng sẽ lựa chọn công ty chứng khoán nào có những dịch vụ tốt nhất, giá cả phải chăng nhất. Muốn đáp ứng được điều kiện đó buộc công ty chứng khoán phải không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, công nghệ, nhân lực…
1.1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
1.1.3.1. Thị phần của công ty
Thị phần cho biết khả năng chiếm giữ thị trường của một công ty chứng khoán cụ thể thông qua tỷ lệ phần trăm của từng công ty so với tổng thể. Để tồn tại và duy trì tốt các năng lực cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm cách chiếm lĩnh thị phần, mở quy mô tiêu thụ hàng hoá. Thông qua thị phần ta đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh vì suy cho cùng thì mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán là thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
1.1.3.2. Năng lực tài chính
- Hầu hết các công ty cổ phần hoá ở Việt Nam là các doanh nghiệp nhà nước, bộ máy hoạt động hiện tại còn mang nặng tính bao cấp, công tác quản lý còn yếu kém. Vì vậy sau khi cổ phần hoá các doanh nghiệp này rất cần hỗ trợ về tái cấu trúc doanh nghiệp, thẩm định đánh giá chiến lược phát triển, phân tích tính cạnh tranh và khả năng tồn tại, duy trì phát triển của công ty, nâng cao giá trị cổ phiếu tạo tiền đề cho quá trình phát triển trước mắt cũng như đảm bảo tính tăng trưởng lâu dài. Nắm bắt được nhu cầu này SSI cần xây dựng nhiều hoạt động bổ trợ hậu cổ phần hoá cho doanh nghiệp hơn nữa và xây dựng niềm tin của khách hàng bằng chất lượng.
2.3.5.4. Quản lý tài sản
- Nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh và chấp nhận mạo hiểm để thu được lợi nhuận cao thường thích đầu tư vào cổ phiếu tiềm năng, còn những nhà đầu tư không có tài chính lớn và không ưu mạo hiểm thường muốn đầu tư vào các trái phiếu tuy lợi nhuận thấp nhưng có độ an toàn cao. Do vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần trong lĩnh quản lý tài sản công ty cần đa dạng hoá hơn nữa các loại quỹ đầu tư phù hợp với nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng.
- Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại SSIAM thông qua việc cử cán bộ đi học nước ngoài hay tổ chức các khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ.
2.3.5.5. Tự doanh
- Có sự chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ tự doanh như phân công rõ cán bộ tự doanh phụ trách thị trường đã niêm yết, thị trường chưa niêm yết và thị trường trái phiếu hay mỗi cán bộ chuyên phụ trách theo dõi những cổ phiếu ở một nghành. Việc chuyên môn này giúp mỗi nhân viên có điều kiện tập trung nghiên cứu chuyên sâu những cổ phiếu ở nghành, thị trường và có những quyết định đầu tư kịp thời chính xác.
- Lĩnh vực tự doanh tuy mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty nhưng là lĩnh vực có độ rủi ro cao, vì vậy quản lý rủi ro cần được quan tâm thích đáng. Công ty cần đầu tư xây dựng quy trình quản lý rủi ro trong tự doanh chứng khoán, mời các chuyên gia về quản trị rủi ro của nước ngoài tư vấn cho công ty.
- Trong lĩnh vực tự doanh công ty nào có lượng vốn đầu tư lớn thì công ty đó càng có nhiều cơ hội tận dụng tốt được những thời cơ của thị trường mang lại. Do đó tăng vốn điều lệ hơn nữa để mở rộng vốn đầu tư là rất cần thiết để tăng doanh thu từ hoạt động này.
- Chuyển hướng đầu tư ra quốc tế, nên nắm giữ một số lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao như trái phiếu quốc tế. Có chiến lược cụ thể thâm nhập vào thị trường chứng khoán các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật…
- Tuỳ từng giai đoạn thị trường chứng khoán mà công ty có những tiêu chí đầu tư khác nhau nên rất cần phần mềm tốt có khả năng phân loại chứng khoán. Công ty có thể phát triển phần mềm phân loại chứng khoán để đầu tư theo tiêu chí như lợi nhuận, rủi ro…
KẾT LUẬN

Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu của Việt Nam với đội ngũ nhân viên tận tâm, chuyên nghiệp và cơ sỏ vật chất khá tốt là địa chỉ tin cậy của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong những năm qua SSI là một trong những công ty chứng khoán kinh doanh thành công nhất với lợi nhuận trước thuế hàng năm hàng trăm tỷ đồng và có chỉ tiêu về nguồn vốn an toàn nhất hiện nay nhất là trong tình trạng kinh tế năm 2009 không được khả quan. Thành công đó là thành quả của nỗ lực không ngừng trong đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán Sài Gòn. Hàng năm công ty đã giành lượng vốn đầu tư đáng kể vào đầu tư nâng cao năng lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật – công nghệ, hoạt động Marketing, chất lượng dịch vụ.
Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt của các công ty trong cùng nghành và thị trường chứng khoán suy giảm thì Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn cần tiếp tục đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty nhằm duy trì và mở rộng hơn nữa hiệu quả hoạt động cũng như tạo ra sự khác biệt để có thể tiếp tục đứng vững và phát triển trên thị trường và đưa công ty chứng khoán Sài Gòn trở thành thương hiệu mạnh không những trong nước mà còn vươn xa hơn nữa trên phương diện quốc tế.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
D Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Phát Triển Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Ninh​ Luận văn Kinh tế 0
E Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại BIDV Việt Nam - Đông Đô Luận văn Kinh tế 0
G Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 Luận văn Kinh tế 0
K Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh (VPBank) Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top