Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp
Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc : Thực trạng và giải pháp
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tế cho thấy, sự phát triển nhiều quốc gia đã cho thấy không một nền kinh tế nào có thể phát triển toàn diện khi không có một nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc. Bên cạnh đó cũng không ai phủ nhận rằng đầu tư XDCB là tác nhân chính quyết định tới chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng cho một nền kinh tế. Chính bởi lý do đó mà việc nghiên cứu và phân tích công tác thực hiện đầu tư XDCB nhằm đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả và kết quả đầu tư luôn là vấn đề đáng được quan tâm đối với mọi quốc gia. May mắn được thực tập ở Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, nên em xin chọn viết đề tài : Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc : Thực trạng và giải pháp.
Do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành Thank các thày cô khoa Đầu tư đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành Thank các bác, các cô, các anh chị đang làm việc tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc và giúp em trong việc tìm các tài liệu liên quan đến tình hình đầu tư Xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.
Chương I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM QUA
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
* Vị trí địa lý
Vĩnh phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, dân số xấp xỉ 1,2 triệu người, diện tích trên 1.371km2 Tỉnh có 9 đơn vị hành chính, 7 huyện và 1 thị xã, 1 thành phố, thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của Tỉnh. Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km.
* Địa hình : tựa lưng vào dãy núi Tam Đảo ở phía Bắc với đỉnh núi Dao Trù cao 1.435m, phía Tây và Nam bao bọc bởi sông Lô và sông Hồng, Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, độ dốc nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam và chia thành 3 vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi. Nếu xét theo địa hình thì Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du, miền núi.
* Khí hậu thời tiết
Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với khí hậu trong năm chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong năm khoảng 23,20C, riêng vùng núi Tam Đảo nhiệt độ trung bình khoảng 18,20C. Độ ẩm trung bình và lượng mưa trung bình đều ở mức cao. Độ ẩm tương đối trung bình các năm dao động từ 84 – 86%; lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.500 – 1.700 mm. Vùng tiểu khí hậu Tam Đảo là nơi khí hậu mát mẻ ôn hoà, núi rừng hoang sơ, nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
* Thuỷ Văn
Hệ thống sông suối ao hồ trên địa bàn tỉnh khá phong phú. Một số con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh đó là sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ và một số hệ thống sông phụ khác tạo nên nguồn cung cấp nước dồi dào ở diện rộng và tương đối đồng đều. Một số hồ đầm lớn vừa có giá trị về mặt thuỷ lợi vừa có giá trị du lịch như: hồ Đại Lải, Hồ Xạ hương, Đầm Vạc, hồ Vân Trục…Dung tích tổng cộng lên đến hàng triệu m3, có tác dụng điều tiết nguồn nước rất lớn.
* Tài nguyên
Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích nhỏ, lại ít khoáng sản, chỉ có một số lượng quý hiếm nhưng trữ lượng nhỏ và phân tán nên chưa đạt tiêu chuẩn để khai thác. một số loại khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là các mỏ cao lanh giàu nhôm, cát sỏi, đá xây dựng…Riêng đất sét làm gạch có trữ lượng lớn nhưng việc khai thác bị hạn chế vì nằm trong vùng đất canh tác. Hiện tại mới đầu tư khai thác đá vôi, đá xây dựng ở Lập Thạch, Bình Xuyên, Mê Linh; cát sỏi ở ven sông Hồng, sông Lô; Mica ở Lập Thạch.
Section 1.01 2. Kết quả kinh tế-xã hội của Vĩnh Phúc thời kỳ 2004-2008
Section 1.02 Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế – xã hội của Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả khá cao. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh. Kinh tế nhà nước được sắp xếp lại và đổi mới hoạt động, hiệu quả tăng; kinh tế tập thể có bước phát triển; kinh tế tư nhân phát triển nhanh và cùng với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng là tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản: Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh tăng nhanh từ 52,4% năm 2005 lên 58,8% năm 2008. Tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm, ước thực hiện năm 2008 còn 18,05%, giảm 2,42% so với năm 2005.
Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy năng lực và tiềm năng của các thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục được tổ chức lại, đổi mới, tỷ trọng chiếm trong GDP (theo giá CĐ 94) năm 2008 đạt 18,5%. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh, nhất là các doanh nghiệp dân doanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, tỷ trọng chiếm trong GDP (theo giá CĐ 94) năm 2008 đạt 29,1%; Kinh tế tập thể có bước phát triển, khắc phục được một phần tồn tại yếu kém, từng bước ổn định, đóng góp khoảng 7,7% GDP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP, chiếm 44,7% GDP.
Kết quả kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ 2004-2008 là khá cao so với các địa phương khác trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2004 - 2008 tăng 20,42%/năm (kế hoạch đề ra 14-14,5%/năm),cụ thể trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 26,85%/năm (kế hoạch tăng 18,5-20%/năm), dịch vụ tăng 19,35%/năm (kế hoạch tăng 13-14%/năm) và nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 3,75%/năm (kế hoạch tăng tăng 5-5,5%/năm). Ước thực hiện hết năm 2008, qui mô GDP (giá CĐ 94) đạt 10.863,3 tỷ đồng, bằng 93,5% mục tiêu đề ra đến năm 2010 (11.621 tỷ đồng).
GDP bình quân đầu người (theo giá TT) liên tục tăng, năm 2005 mới chỉ đạt 8,5 triệu đồng/người, đến năm 2007 đạt 15,3 triệu đồng/người (tương đương khoảng 950 USD/người) đã vượt mức bình quân chung cả nước. Ước thực hiện năm 2008 đạt 21,6 triệu đồng/người (khoảng trên 1.200 USD/người.
Kết quả cụ thể của các ngành, lĩnh vực như sau:
* Về công nghiệp - xây dựng:
Sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt nhịp độ tăng trưởng cao. Một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh phát triển nhanh; bước đầu phát triển được một số ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng công nghệ cao.
Để phát triển công nghiệp, tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và liên tục được cải thiện nhằm thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp: chế biến, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc... sản xuất ra các sản phẩm có số lượng lớn và giá trị cao như: ô tô, xe máy, thép và ống thép, gạch ốp lát, gạch nung nước giải khát, giày da, may mặc quần áo,.... Do vậy, ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2004-2008 luôn duy trì mức tăng trưởng cao ở tất cả các thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng(giá CĐ1994)tăng bình quân 32,62%/năm, trong đó ngành công nghiệp tăng 34,12%/năm, cụ thể: công nghiệp Nhà nước tăng 12,38%/năm, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 24,2%/năm và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 37,06%/năm. Đưa quy mô giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng (theo giá CĐ 1994) năm 2008 lên 6.499,4 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 26,85%/năm.
công trình đó, nhưng lại thiếu vốn cho công trình khác, qua đó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu, chỗ thừa vốn, nơi thì khối lượng vốn nợ đọng, không thanh quyết toán được công trình, nơi thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn, nợ khối lượng dẫn tới quản lý không chặt chẽ. Đây là hiện tượng xin ứng trước vốn khi mà khối lượng công trình thực hiện chưa đảm bảo, chưa được nghiệm thu.
Nghiệm thu khối lượng nới lỏng gây nên thất thoát lãng phí và chất lượng công trình kém hiệu quả. Nghiệm thu công trình nới lỏng có thể do trình độ, năng lực yếu kém của bộ máy quản lý, hay cũng có thể là do có sự liên kết giữa các bên : Bên thi công và bên nghiệm thu, để ăn bớt khối lượng công trình, chất lượng công trình thì không đảm bảo chất lượng yêu cầu, không đúng thiết kế cũng nghiệm thu.
Công tác cấp phát vốn đầu tư có thể theo hướng cụ thể như sau để đảm bảo vốn cho các công trình có thể thực hiện đúng tiến độ:
- Dành 40% để thanh toán nợ xây dựng cơ bản hoàn thành.
- Dành 45% để phân bổ cho các công trình chuyển tiếp.
- Dành 15% để phân bổ cho các công trình mới đã có đủ thủ tục đầu tư theo quy định.
- Đảm bảo đủ vốn để hoàn thành công trình nhóm B trong 4 năm kể từ khi khởi công,công trình nhóm C trong 2 năm.
Mặt khác cần nâng cao chuyên môn của các cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đề cao phẩm chất đạo đức của các cán bộ quản lý, đảm bảo cho công tác nghiệm thu công trình đúng với thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình đưa vào sử dụng, qua đó nâng cao chất lượng công tác thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Thực hiện bảo hành công trình theo đúng quy định của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
2.1.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư xây dựng.
Cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát. Trước hết, phải có các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ kết hợp với các biện pháp kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài. Tiếp đến, cần hình thành, duy trì và nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ bằng chính quy trình đầu tư, quy trình quản lý vốn, quản lý đầu tư.
Cần thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng nhằm phát hiện, uốn nắn những sai phạm trong quá trình quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng để đảm bảo công tác đầu tư xây dựng mang lại hiệu quả cao.
Do vậy, công tác thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng phải được thực hiện ở tất cả các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, dự án hoàn thành đưa vào khai thác sủ dụng, tiến hành thanh tra, kiểm tra ở tất cả các lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Thanh tra, kiểm tra ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhằm đảm bảo cho tính hiệu quả của công trình, dự án sau này, tránh lãng phí khi dự án không có tính khả thi, việc thanh tra ở giai đoạn này cần tập trung vào đánh giá sơ bộ tính hiệu quả dự án, công trình, địa điểm thực hiện dự án, thi công xây dựng công trình.
Thanh tra ở giai đoạn thực hiện đầu tư cần được tiến hành thường xuyên, kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất kỳ, khi thấy có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo cho tiến độ cũng như chất lượng công trình được đảm bảo đúng thiết kế và dự toán đã được duyệt.
Kiểm tra, thanh tra ở giai đoạn vận hành, khai thác công trình cần tập trung vào việc xem xét, đánh giá tính hiệu quả về kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án, công trình, qua đó nhận định và giải quyết kịp thời những phát sinh ảnh hưởng tới tính hiệu quả trong khai thác công trình.
UBND tỉnh cần kiện toàn lực lượng thanh tra, kiểm tra công tác đầu tư xây dựng đủ mạnh, có chuyên môn và là những chuyên gia giỏi của các lĩnh vực đầu tư xây dựng, cán bộ phải có phẩm chất đạo đức, có uy tín và trung thực.
Tỉnh cần có kế hoạch thanh tra thường xuyên và bất kỳ đối với tất cả các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của mình nhằm đảm bảo việc vận hành, khai thác các công trình đó mang lại hiệu quả như dự tính. Cụ thể :
- Các đơn vị xây dựng kế hoạch tự kiểm tra thực hiện công tác đầu tư xây dựng. Định kỳ 6 tháng sơ kết 1 lần và tổng kết vào cuối năm kế hoạch.
- Thanh tra Tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên phạm vi toàn tỉnh, trình UBND phê duyệt.
- Thanh tra các huyện, ngành có kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong phạm vi ngành và địa phương mình.
Kiên quyết xử lý những vi phạm như : tham ô, lợi dụng chức quyền làm thất thoát vốn đầu tư xây dựng, rút ruột công trình, thiếu trách nhiệm quản lý làm tổn hại đến chất lượng công trình xây dựng.
Chống thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản là nhiệm vụ khó khăn phức tạp, không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ thanh tra mà là của toàn xã hội. Trách nhiệm của các ngành, các cấp và của người dân là phải nâng cao ý thức trách nhiệm, giúp đỡ, tạo điều kiện cùng lực lượng thanh tra của tỉnh thực hiện.
2.2. Nhóm giải pháp về chính sách và môi trường pháp lý
2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
Nâng cao chất lượng, tầm nhìn dài hạn, tính đồng bộ, tính liên kết, tính pháp lý trong công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB. Cần tăng cường phân cấp, phân quyền, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, gắn quyền hạn với trách nhiệm trong công tác quy hoạch giữa các bộ, ngành, địa phương. Cần chủ động cập nhật, bổ sung các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành; trong đó xây dựng các chương trình phát triển, xác định các dự án đầu tư. Gắn quy hoạch với kế hoạch và nhu cầu thị trường. Quy hoạch cần phù hợp và có hiệu quả kinh tế xã hội cao, tránh những quy hoạch không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội dẫn tới quy hoạch treo, phải sửa đổi lại nhiều lần. Trên cơ sở đó hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý trong từng ngành, từng vùng.
* Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
Trước hết phải rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp điều kiện cụ thể và hướng phát triển theo tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội, nó được ví như một cái khung để định hướng các kế hoạch, quy hoạch ngắn hạn phát triển theo. Để nền kinh tế phát triển đúng định hướng, theo chiều hướng tích cực thì công tác lập quy hoạch tổng thể đóng vai trò quan trọng trong đó. Khi quy hoạch tổng thể chính xác thì việc lập quy hoạch chi tiết cho từng ngành, từng lĩnh vực cũng có căn cứ, định hướng đúng đắn. Quy hoạch tổng thể cần được lập dựa trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội chung của cả nước, gắn với điều kiện cụ thể của địa phương, nhằm phát huy những lợi thế của địa phương mình, tận dụng những cơ hội phát triển từ bên ngoài, theo đúng xu thế phát triển chung của kinh tế đất nước và thế giới.
Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng trọng điểm đảm bảo ưu tiên đầu tư xây dựng cho những mục tiêu quan trọng, mũi nhọn của nền kinh tế. Việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, ngành lại căn cứ vào quy hoạch chung của Tỉnh, đảm bảo yêu cầu về tính khả thi, hiện thực, đúng thực tế, phát huy những tiềm năng phát triển của ngành và của vùng kinh tế. Cụ thể là những vùng (huyện ) nào phát triển ngành nghề gì, sản xuất gì, chăn nuôi trồng trọt gì đều cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên,kinh tế- xã hội của vùng đó, trên cơ sở phù hợp với quy hoạch chung.
Cần chú trọng đến việc quy hoạch phát triển những vùng, ngành trọng điểm nhằm tận dụng lợi thế so sánh của ngành nghề và của vùng đó so với các ngành, vùng khác trong tỉnh và so sánh với các địa phương khác.
Có quy hoạch cụ thể phát triển thành phố Vĩnh Yên thành trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của Tỉnh, phát triển cơ sở hạ tầng, không gian ven đường quốc lộ 2A, 2B mới nhằm tận dụng lợi thế, những điều kiện phát triển thuận lợi thu được từ giao thông thuận tiện, qua đó thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư trên địa bàn Tỉnh.
* Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết
Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vĩnh Yên theo sự phát triển không gian, phù hợp hiện tại và xu hướng trong tương lai trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Tiếp tục rà soát, xem xét lại quy hoạch chi tiết các khu thương mại – dịch vụ, văn hoá thể thao, vui chơi giải trí và khu dân cư, khu đô thị mới. Có sự rà soát liên tục về sự hợp lý của các khu thương mại, văn hoá thể thao, dân cư để có sự đánh gía, điều chỉnh kịp thời, đáp ứng nhu cầu phát triển chung, đồng thời giải quyết kịp thời những vướng mắc có liên quan.
Việc quy hoạch các khu công nghiệp luôn có ý nghĩa quan trọng với tất cả các địa phương, và với Vĩnh Phúc cũng vậy. Các khu công nghiệp cần được quy hoạch tốt, đảm bảo tính đồng bộ về điều kiện giao thông, hệ thống điện, nước, an ninh ... đảm bảo các điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong khu công nghiệp. Từ đó mới tạo điều kiện tốt để thu hút các doanh nghiệp về đầu tư, và đầu tư sản xuất kinh doanh tốt. Bên cạnh các yếu tố trên cũng cần chú trọng đến việc quy hoạch hệ thống tài chính ngân hàng, với những ngân hàng nhằm đáp ứng việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp đảm bảo hoạt động sản xuất.
Bên cạnh việc tập trung quy hoạch các khu công nghiệp cũng cần chú ý tới công tác quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, qua đó đảm bảo cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống, cụm công nghiệp tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người lao động, góp phần gìn giữ truyền thống văn hoá, tăng thu nhập cho Tỉnh.
Tỉnh cần rà soát quy hoạch chi tiết các huyện lỵ, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp, đầu tư xây dựng đảm bảo đúng quy hoạch được duyệt. Việc rà soát lại các quy hoạch chi tiết các huyện lỵ có ý nghĩa đảm bảo cho các quy hoạch đó thống nhất với quy hoạch chung của Tỉnh, tránh thiếu sự đồng bộ, quy hoạch phát triển vùng, phát triển ngành, qua đó giải quyết kịp thời những vướng mắc liên quan, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
2.2.2. Hoàn thiện các văn bản pháp lý về công tác đầu tư xây dựng cơ bản
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư. Trước mắt, tập trung hướng dẫn triển khai một cách có hiệu quả các Luật: Đầu tư, Đấu thầu, Doanh nghiệp, Chứng khoán, Kinh doanh bất động sản… Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế phân bổ vốn đầu tư, vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đầu tư, tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức theo hướng công khai, minh bạch. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực XDCB của Tỉnh, đảm bảo tính thống nhất về nội dung giữa các văn bản của Sở , Ban, Ngành liên quan, và sự thống nhất giữa văn bản của TW với văn bản của địa phương, tránh tình trạng luật của Nhà nước quy định một kiểu, văn bản của địa phương lại ban hành không phù hợp, thống nhất với những quy định của nhà nước gây khó khăn cho nhà đầu tư, cản trở công tác thi hành pháp luật tại địa phương.
Thường xuyên tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý đầu tư xây dựng ở các cấp, các ngành, ít nhất 6 tháng 1 lần về nội dung: Cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý đầu tư xây dựng hiện có và mới bổ sung, công tác quản lý chất lượng công trình, công tác quản lý đô thị đối với cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đầu tư xây dựng.
Đề nghị UBND tỉnh ban hành chế tài đối với các vi phạm về quản lý lực lượng tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng trên địa bàn, chế tài về công tác quyết toán công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theo quy định của Nhà nước.
Một số biện pháp hành chính áp dụng nhằm đảm bảo cho việc thực thi pháp luật tại địa phương trong lĩnh vực XDCB, nâng cao chất lượng công trình XDCB :
- Kiên quyết không bố trí chủ đầu tư dự án cho các đơn vị đã vi phạm quản lý dây dưa, kéo dài thời gian quyết toán công trình không theo quy định của pháp luật.
- Không cho phép cán bộ giám sát thi công công trình không có chứng chỉ về tư vấn giám sát do cơ quan có thẩm quyền cấp ( Cục giám định nhà nước và chất lượng công trình – Bộ xây dựng).
- Không chấp nhận dự án đầu tư, khi chủ trì kiến trúc không có chứng chỉ hành nghề được cấp của cơ quan có thẩm quyền ( Sở xây dựng).
- Các nhà thầu có vi phạm những điều sau đây không được tham gia đấu thầu công trình tại tỉnh Vĩnh Phúc:
+ Vi phạm về quản lý chất lượng công trình theo Bộ xây dựng.
+ Thi công công trình trước đó đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng không thực hiện quyết toán theo quy định.
+ Vi phạm quy định từ 2 lần trở lên khi tham gia vào dự thầu tại Vĩnh Phúc (hồ sơ bị loại).
3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ :
Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển khá nhanh và tương đối ổn đinh, Xây dựng cơ bản phát triển mạnh , huy động đựơc nhiều nguồn vốn phục vụ cho đầu tư Xây dựng cơ bản góp phần tạo ra của cải vật chất, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một sô tiềm năng rất thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh chưa được khai thác tốt. Em có một số kiến nghị sau:
- Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn, có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, gây thấy thoát lãng phí vốn đầu tư .
- Thực hiện tốt công tác đấu thầu, tránh tình trạng móc ngoặc dẫn đến ép giá chủ đầu tư, hay những quan hệ, hiện tượng lót tay khiến nhà thầu năng lực kém vẫn trúng thầu.
- Tập trung đầu tư khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương
- Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các cụm, khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới .
- Thực hiện một cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư rộng mở hơn, tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài .
KẾT LUẬN
Như vậy trong thời gian qua, đầu tư Xây dựng cơ bản đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, dần đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp hoá - hiện đại hoá dần trở thành một trong những tỉnh phát triển kinh tế phát triển nhất trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong những năm vừa qua, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đã có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cũng như đời sống của nhân dân trên địa bàn, đó là điều đáng mừng.
Có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tiềm năng kinh tế chưa khai thác triệt để, nghiên cứu và đánh giá, phân tích tình hình đầu tư Xây dựng cơ bản một cách kỹ lưỡng và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư Xây dựng cơ bản sẽ là một yếu tố quan trọng để đưa nền kinh tế Vĩnh Phúc ngày càng phát triển.
Một lần nữa em xin Thank sự chỉ bảo tận tình của các thày cô khoa Đầu tư đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài viết của mình, và em xin Thank các bác, các cô các chú ở Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu .
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp
Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc : Thực trạng và giải pháp
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tế cho thấy, sự phát triển nhiều quốc gia đã cho thấy không một nền kinh tế nào có thể phát triển toàn diện khi không có một nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc. Bên cạnh đó cũng không ai phủ nhận rằng đầu tư XDCB là tác nhân chính quyết định tới chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng cho một nền kinh tế. Chính bởi lý do đó mà việc nghiên cứu và phân tích công tác thực hiện đầu tư XDCB nhằm đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả và kết quả đầu tư luôn là vấn đề đáng được quan tâm đối với mọi quốc gia. May mắn được thực tập ở Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, nên em xin chọn viết đề tài : Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc : Thực trạng và giải pháp.
Do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành Thank các thày cô khoa Đầu tư đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành Thank các bác, các cô, các anh chị đang làm việc tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc và giúp em trong việc tìm các tài liệu liên quan đến tình hình đầu tư Xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.
Chương I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM QUA
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
* Vị trí địa lý
Vĩnh phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, dân số xấp xỉ 1,2 triệu người, diện tích trên 1.371km2 Tỉnh có 9 đơn vị hành chính, 7 huyện và 1 thị xã, 1 thành phố, thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của Tỉnh. Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km.
* Địa hình : tựa lưng vào dãy núi Tam Đảo ở phía Bắc với đỉnh núi Dao Trù cao 1.435m, phía Tây và Nam bao bọc bởi sông Lô và sông Hồng, Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, độ dốc nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam và chia thành 3 vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi. Nếu xét theo địa hình thì Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du, miền núi.
* Khí hậu thời tiết
Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với khí hậu trong năm chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong năm khoảng 23,20C, riêng vùng núi Tam Đảo nhiệt độ trung bình khoảng 18,20C. Độ ẩm trung bình và lượng mưa trung bình đều ở mức cao. Độ ẩm tương đối trung bình các năm dao động từ 84 – 86%; lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.500 – 1.700 mm. Vùng tiểu khí hậu Tam Đảo là nơi khí hậu mát mẻ ôn hoà, núi rừng hoang sơ, nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
* Thuỷ Văn
Hệ thống sông suối ao hồ trên địa bàn tỉnh khá phong phú. Một số con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh đó là sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ và một số hệ thống sông phụ khác tạo nên nguồn cung cấp nước dồi dào ở diện rộng và tương đối đồng đều. Một số hồ đầm lớn vừa có giá trị về mặt thuỷ lợi vừa có giá trị du lịch như: hồ Đại Lải, Hồ Xạ hương, Đầm Vạc, hồ Vân Trục…Dung tích tổng cộng lên đến hàng triệu m3, có tác dụng điều tiết nguồn nước rất lớn.
* Tài nguyên
Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích nhỏ, lại ít khoáng sản, chỉ có một số lượng quý hiếm nhưng trữ lượng nhỏ và phân tán nên chưa đạt tiêu chuẩn để khai thác. một số loại khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là các mỏ cao lanh giàu nhôm, cát sỏi, đá xây dựng…Riêng đất sét làm gạch có trữ lượng lớn nhưng việc khai thác bị hạn chế vì nằm trong vùng đất canh tác. Hiện tại mới đầu tư khai thác đá vôi, đá xây dựng ở Lập Thạch, Bình Xuyên, Mê Linh; cát sỏi ở ven sông Hồng, sông Lô; Mica ở Lập Thạch.
Section 1.01 2. Kết quả kinh tế-xã hội của Vĩnh Phúc thời kỳ 2004-2008
Section 1.02 Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế – xã hội của Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả khá cao. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh. Kinh tế nhà nước được sắp xếp lại và đổi mới hoạt động, hiệu quả tăng; kinh tế tập thể có bước phát triển; kinh tế tư nhân phát triển nhanh và cùng với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng là tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản: Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh tăng nhanh từ 52,4% năm 2005 lên 58,8% năm 2008. Tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm, ước thực hiện năm 2008 còn 18,05%, giảm 2,42% so với năm 2005.
Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy năng lực và tiềm năng của các thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục được tổ chức lại, đổi mới, tỷ trọng chiếm trong GDP (theo giá CĐ 94) năm 2008 đạt 18,5%. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh, nhất là các doanh nghiệp dân doanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, tỷ trọng chiếm trong GDP (theo giá CĐ 94) năm 2008 đạt 29,1%; Kinh tế tập thể có bước phát triển, khắc phục được một phần tồn tại yếu kém, từng bước ổn định, đóng góp khoảng 7,7% GDP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP, chiếm 44,7% GDP.
Kết quả kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ 2004-2008 là khá cao so với các địa phương khác trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2004 - 2008 tăng 20,42%/năm (kế hoạch đề ra 14-14,5%/năm),cụ thể trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 26,85%/năm (kế hoạch tăng 18,5-20%/năm), dịch vụ tăng 19,35%/năm (kế hoạch tăng 13-14%/năm) và nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 3,75%/năm (kế hoạch tăng tăng 5-5,5%/năm). Ước thực hiện hết năm 2008, qui mô GDP (giá CĐ 94) đạt 10.863,3 tỷ đồng, bằng 93,5% mục tiêu đề ra đến năm 2010 (11.621 tỷ đồng).
GDP bình quân đầu người (theo giá TT) liên tục tăng, năm 2005 mới chỉ đạt 8,5 triệu đồng/người, đến năm 2007 đạt 15,3 triệu đồng/người (tương đương khoảng 950 USD/người) đã vượt mức bình quân chung cả nước. Ước thực hiện năm 2008 đạt 21,6 triệu đồng/người (khoảng trên 1.200 USD/người.
Kết quả cụ thể của các ngành, lĩnh vực như sau:
* Về công nghiệp - xây dựng:
Sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt nhịp độ tăng trưởng cao. Một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh phát triển nhanh; bước đầu phát triển được một số ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng công nghệ cao.
Để phát triển công nghiệp, tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và liên tục được cải thiện nhằm thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp: chế biến, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc... sản xuất ra các sản phẩm có số lượng lớn và giá trị cao như: ô tô, xe máy, thép và ống thép, gạch ốp lát, gạch nung nước giải khát, giày da, may mặc quần áo,.... Do vậy, ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2004-2008 luôn duy trì mức tăng trưởng cao ở tất cả các thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng(giá CĐ1994)tăng bình quân 32,62%/năm, trong đó ngành công nghiệp tăng 34,12%/năm, cụ thể: công nghiệp Nhà nước tăng 12,38%/năm, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 24,2%/năm và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 37,06%/năm. Đưa quy mô giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng (theo giá CĐ 1994) năm 2008 lên 6.499,4 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 26,85%/năm.
công trình đó, nhưng lại thiếu vốn cho công trình khác, qua đó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu, chỗ thừa vốn, nơi thì khối lượng vốn nợ đọng, không thanh quyết toán được công trình, nơi thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn, nợ khối lượng dẫn tới quản lý không chặt chẽ. Đây là hiện tượng xin ứng trước vốn khi mà khối lượng công trình thực hiện chưa đảm bảo, chưa được nghiệm thu.
Nghiệm thu khối lượng nới lỏng gây nên thất thoát lãng phí và chất lượng công trình kém hiệu quả. Nghiệm thu công trình nới lỏng có thể do trình độ, năng lực yếu kém của bộ máy quản lý, hay cũng có thể là do có sự liên kết giữa các bên : Bên thi công và bên nghiệm thu, để ăn bớt khối lượng công trình, chất lượng công trình thì không đảm bảo chất lượng yêu cầu, không đúng thiết kế cũng nghiệm thu.
Công tác cấp phát vốn đầu tư có thể theo hướng cụ thể như sau để đảm bảo vốn cho các công trình có thể thực hiện đúng tiến độ:
- Dành 40% để thanh toán nợ xây dựng cơ bản hoàn thành.
- Dành 45% để phân bổ cho các công trình chuyển tiếp.
- Dành 15% để phân bổ cho các công trình mới đã có đủ thủ tục đầu tư theo quy định.
- Đảm bảo đủ vốn để hoàn thành công trình nhóm B trong 4 năm kể từ khi khởi công,công trình nhóm C trong 2 năm.
Mặt khác cần nâng cao chuyên môn của các cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đề cao phẩm chất đạo đức của các cán bộ quản lý, đảm bảo cho công tác nghiệm thu công trình đúng với thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình đưa vào sử dụng, qua đó nâng cao chất lượng công tác thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Thực hiện bảo hành công trình theo đúng quy định của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
2.1.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư xây dựng.
Cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát. Trước hết, phải có các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ kết hợp với các biện pháp kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài. Tiếp đến, cần hình thành, duy trì và nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ bằng chính quy trình đầu tư, quy trình quản lý vốn, quản lý đầu tư.
Cần thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng nhằm phát hiện, uốn nắn những sai phạm trong quá trình quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng để đảm bảo công tác đầu tư xây dựng mang lại hiệu quả cao.
Do vậy, công tác thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng phải được thực hiện ở tất cả các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, dự án hoàn thành đưa vào khai thác sủ dụng, tiến hành thanh tra, kiểm tra ở tất cả các lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Thanh tra, kiểm tra ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhằm đảm bảo cho tính hiệu quả của công trình, dự án sau này, tránh lãng phí khi dự án không có tính khả thi, việc thanh tra ở giai đoạn này cần tập trung vào đánh giá sơ bộ tính hiệu quả dự án, công trình, địa điểm thực hiện dự án, thi công xây dựng công trình.
Thanh tra ở giai đoạn thực hiện đầu tư cần được tiến hành thường xuyên, kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất kỳ, khi thấy có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo cho tiến độ cũng như chất lượng công trình được đảm bảo đúng thiết kế và dự toán đã được duyệt.
Kiểm tra, thanh tra ở giai đoạn vận hành, khai thác công trình cần tập trung vào việc xem xét, đánh giá tính hiệu quả về kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án, công trình, qua đó nhận định và giải quyết kịp thời những phát sinh ảnh hưởng tới tính hiệu quả trong khai thác công trình.
UBND tỉnh cần kiện toàn lực lượng thanh tra, kiểm tra công tác đầu tư xây dựng đủ mạnh, có chuyên môn và là những chuyên gia giỏi của các lĩnh vực đầu tư xây dựng, cán bộ phải có phẩm chất đạo đức, có uy tín và trung thực.
Tỉnh cần có kế hoạch thanh tra thường xuyên và bất kỳ đối với tất cả các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của mình nhằm đảm bảo việc vận hành, khai thác các công trình đó mang lại hiệu quả như dự tính. Cụ thể :
- Các đơn vị xây dựng kế hoạch tự kiểm tra thực hiện công tác đầu tư xây dựng. Định kỳ 6 tháng sơ kết 1 lần và tổng kết vào cuối năm kế hoạch.
- Thanh tra Tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên phạm vi toàn tỉnh, trình UBND phê duyệt.
- Thanh tra các huyện, ngành có kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong phạm vi ngành và địa phương mình.
Kiên quyết xử lý những vi phạm như : tham ô, lợi dụng chức quyền làm thất thoát vốn đầu tư xây dựng, rút ruột công trình, thiếu trách nhiệm quản lý làm tổn hại đến chất lượng công trình xây dựng.
Chống thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản là nhiệm vụ khó khăn phức tạp, không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ thanh tra mà là của toàn xã hội. Trách nhiệm của các ngành, các cấp và của người dân là phải nâng cao ý thức trách nhiệm, giúp đỡ, tạo điều kiện cùng lực lượng thanh tra của tỉnh thực hiện.
2.2. Nhóm giải pháp về chính sách và môi trường pháp lý
2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
Nâng cao chất lượng, tầm nhìn dài hạn, tính đồng bộ, tính liên kết, tính pháp lý trong công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB. Cần tăng cường phân cấp, phân quyền, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, gắn quyền hạn với trách nhiệm trong công tác quy hoạch giữa các bộ, ngành, địa phương. Cần chủ động cập nhật, bổ sung các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành; trong đó xây dựng các chương trình phát triển, xác định các dự án đầu tư. Gắn quy hoạch với kế hoạch và nhu cầu thị trường. Quy hoạch cần phù hợp và có hiệu quả kinh tế xã hội cao, tránh những quy hoạch không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội dẫn tới quy hoạch treo, phải sửa đổi lại nhiều lần. Trên cơ sở đó hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý trong từng ngành, từng vùng.
* Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
Trước hết phải rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp điều kiện cụ thể và hướng phát triển theo tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội, nó được ví như một cái khung để định hướng các kế hoạch, quy hoạch ngắn hạn phát triển theo. Để nền kinh tế phát triển đúng định hướng, theo chiều hướng tích cực thì công tác lập quy hoạch tổng thể đóng vai trò quan trọng trong đó. Khi quy hoạch tổng thể chính xác thì việc lập quy hoạch chi tiết cho từng ngành, từng lĩnh vực cũng có căn cứ, định hướng đúng đắn. Quy hoạch tổng thể cần được lập dựa trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội chung của cả nước, gắn với điều kiện cụ thể của địa phương, nhằm phát huy những lợi thế của địa phương mình, tận dụng những cơ hội phát triển từ bên ngoài, theo đúng xu thế phát triển chung của kinh tế đất nước và thế giới.
Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng trọng điểm đảm bảo ưu tiên đầu tư xây dựng cho những mục tiêu quan trọng, mũi nhọn của nền kinh tế. Việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, ngành lại căn cứ vào quy hoạch chung của Tỉnh, đảm bảo yêu cầu về tính khả thi, hiện thực, đúng thực tế, phát huy những tiềm năng phát triển của ngành và của vùng kinh tế. Cụ thể là những vùng (huyện ) nào phát triển ngành nghề gì, sản xuất gì, chăn nuôi trồng trọt gì đều cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên,kinh tế- xã hội của vùng đó, trên cơ sở phù hợp với quy hoạch chung.
Cần chú trọng đến việc quy hoạch phát triển những vùng, ngành trọng điểm nhằm tận dụng lợi thế so sánh của ngành nghề và của vùng đó so với các ngành, vùng khác trong tỉnh và so sánh với các địa phương khác.
Có quy hoạch cụ thể phát triển thành phố Vĩnh Yên thành trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của Tỉnh, phát triển cơ sở hạ tầng, không gian ven đường quốc lộ 2A, 2B mới nhằm tận dụng lợi thế, những điều kiện phát triển thuận lợi thu được từ giao thông thuận tiện, qua đó thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư trên địa bàn Tỉnh.
* Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết
Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vĩnh Yên theo sự phát triển không gian, phù hợp hiện tại và xu hướng trong tương lai trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Tiếp tục rà soát, xem xét lại quy hoạch chi tiết các khu thương mại – dịch vụ, văn hoá thể thao, vui chơi giải trí và khu dân cư, khu đô thị mới. Có sự rà soát liên tục về sự hợp lý của các khu thương mại, văn hoá thể thao, dân cư để có sự đánh gía, điều chỉnh kịp thời, đáp ứng nhu cầu phát triển chung, đồng thời giải quyết kịp thời những vướng mắc có liên quan.
Việc quy hoạch các khu công nghiệp luôn có ý nghĩa quan trọng với tất cả các địa phương, và với Vĩnh Phúc cũng vậy. Các khu công nghiệp cần được quy hoạch tốt, đảm bảo tính đồng bộ về điều kiện giao thông, hệ thống điện, nước, an ninh ... đảm bảo các điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong khu công nghiệp. Từ đó mới tạo điều kiện tốt để thu hút các doanh nghiệp về đầu tư, và đầu tư sản xuất kinh doanh tốt. Bên cạnh các yếu tố trên cũng cần chú trọng đến việc quy hoạch hệ thống tài chính ngân hàng, với những ngân hàng nhằm đáp ứng việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp đảm bảo hoạt động sản xuất.
Bên cạnh việc tập trung quy hoạch các khu công nghiệp cũng cần chú ý tới công tác quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, qua đó đảm bảo cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống, cụm công nghiệp tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người lao động, góp phần gìn giữ truyền thống văn hoá, tăng thu nhập cho Tỉnh.
Tỉnh cần rà soát quy hoạch chi tiết các huyện lỵ, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp, đầu tư xây dựng đảm bảo đúng quy hoạch được duyệt. Việc rà soát lại các quy hoạch chi tiết các huyện lỵ có ý nghĩa đảm bảo cho các quy hoạch đó thống nhất với quy hoạch chung của Tỉnh, tránh thiếu sự đồng bộ, quy hoạch phát triển vùng, phát triển ngành, qua đó giải quyết kịp thời những vướng mắc liên quan, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
2.2.2. Hoàn thiện các văn bản pháp lý về công tác đầu tư xây dựng cơ bản
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư. Trước mắt, tập trung hướng dẫn triển khai một cách có hiệu quả các Luật: Đầu tư, Đấu thầu, Doanh nghiệp, Chứng khoán, Kinh doanh bất động sản… Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế phân bổ vốn đầu tư, vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đầu tư, tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức theo hướng công khai, minh bạch. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực XDCB của Tỉnh, đảm bảo tính thống nhất về nội dung giữa các văn bản của Sở , Ban, Ngành liên quan, và sự thống nhất giữa văn bản của TW với văn bản của địa phương, tránh tình trạng luật của Nhà nước quy định một kiểu, văn bản của địa phương lại ban hành không phù hợp, thống nhất với những quy định của nhà nước gây khó khăn cho nhà đầu tư, cản trở công tác thi hành pháp luật tại địa phương.
Thường xuyên tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý đầu tư xây dựng ở các cấp, các ngành, ít nhất 6 tháng 1 lần về nội dung: Cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý đầu tư xây dựng hiện có và mới bổ sung, công tác quản lý chất lượng công trình, công tác quản lý đô thị đối với cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đầu tư xây dựng.
Đề nghị UBND tỉnh ban hành chế tài đối với các vi phạm về quản lý lực lượng tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng trên địa bàn, chế tài về công tác quyết toán công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theo quy định của Nhà nước.
Một số biện pháp hành chính áp dụng nhằm đảm bảo cho việc thực thi pháp luật tại địa phương trong lĩnh vực XDCB, nâng cao chất lượng công trình XDCB :
- Kiên quyết không bố trí chủ đầu tư dự án cho các đơn vị đã vi phạm quản lý dây dưa, kéo dài thời gian quyết toán công trình không theo quy định của pháp luật.
- Không cho phép cán bộ giám sát thi công công trình không có chứng chỉ về tư vấn giám sát do cơ quan có thẩm quyền cấp ( Cục giám định nhà nước và chất lượng công trình – Bộ xây dựng).
- Không chấp nhận dự án đầu tư, khi chủ trì kiến trúc không có chứng chỉ hành nghề được cấp của cơ quan có thẩm quyền ( Sở xây dựng).
- Các nhà thầu có vi phạm những điều sau đây không được tham gia đấu thầu công trình tại tỉnh Vĩnh Phúc:
+ Vi phạm về quản lý chất lượng công trình theo Bộ xây dựng.
+ Thi công công trình trước đó đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng không thực hiện quyết toán theo quy định.
+ Vi phạm quy định từ 2 lần trở lên khi tham gia vào dự thầu tại Vĩnh Phúc (hồ sơ bị loại).
3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ :
Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển khá nhanh và tương đối ổn đinh, Xây dựng cơ bản phát triển mạnh , huy động đựơc nhiều nguồn vốn phục vụ cho đầu tư Xây dựng cơ bản góp phần tạo ra của cải vật chất, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một sô tiềm năng rất thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh chưa được khai thác tốt. Em có một số kiến nghị sau:
- Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn, có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, gây thấy thoát lãng phí vốn đầu tư .
- Thực hiện tốt công tác đấu thầu, tránh tình trạng móc ngoặc dẫn đến ép giá chủ đầu tư, hay những quan hệ, hiện tượng lót tay khiến nhà thầu năng lực kém vẫn trúng thầu.
- Tập trung đầu tư khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương
- Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các cụm, khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới .
- Thực hiện một cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư rộng mở hơn, tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài .
KẾT LUẬN
Như vậy trong thời gian qua, đầu tư Xây dựng cơ bản đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, dần đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp hoá - hiện đại hoá dần trở thành một trong những tỉnh phát triển kinh tế phát triển nhất trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong những năm vừa qua, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đã có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cũng như đời sống của nhân dân trên địa bàn, đó là điều đáng mừng.
Có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tiềm năng kinh tế chưa khai thác triệt để, nghiên cứu và đánh giá, phân tích tình hình đầu tư Xây dựng cơ bản một cách kỹ lưỡng và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư Xây dựng cơ bản sẽ là một yếu tố quan trọng để đưa nền kinh tế Vĩnh Phúc ngày càng phát triển.
Một lần nữa em xin Thank sự chỉ bảo tận tình của các thày cô khoa Đầu tư đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài viết của mình, và em xin Thank các bác, các cô các chú ở Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu .
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: