champagne_novel
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ SỞ
1. Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn doanh nghiệp quản lý. DNNN có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.
Doanh nghiệp nhà nước có các đặc điểm sau :
- DNNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định thành lập, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước quy định.
- Tài sản DNNN thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước là chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp và thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp. Sự tách biệt giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh là đặc điểm cơ bản của DNNN.
- DNNN do Nhà nước thành lập, tổ chức quản lý do đó DNNN là đối tượng chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước. Nhà nước tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, phê duyệt chiến lược, quy hoạch phát triển.
- DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ quân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ của doanh nghiệp.
2. Thực trạng về tình hình hoạt động của DNNN ở Việt Nam và sự cần thiết phải tổ
chức sắp xếp lại các DNNN
* Thực trạng về tình hình hoạt động của DNNN ở Việt Nam :
Các DNNN ở nước ta được thành lập kể từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong 9 năm kháng chiến, thực hiện chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, nhiều DNNN đã được xây dựng ở các ngành như : cơ khí, hóa chất, dệt … sau 1954 hòa bình lập lại, khu vực DNNN phát triển nhanh chóng trong tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Giai đoạn 1961 - 1975 thực hiện đường lối công nghiệp hóa, khu vực DNNN tiếp tục tăng cường và mở rộng.
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước bằng việc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và đầu tư mới của ngân sách, số lượng các DNNN ngày càng tăng nhanh, DNNN đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế, quốc phòng phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Các DNNN đã đóng vai trò chủ yếu trong việc sản xuất và cung ứng cho xã hội các tư liệu sản xuất, sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ và là lực lượng chủ đạo trong sản xuất hàng xuất khẩu.
Song trước yêu cầu của giai đoạn mới, khi nền kinh tế chuyển sang phát triển theo cơ chế thị trường, những mặt yếu kém của DNNN cũng bộc lộ rõ nét, nhất là tình trạng hoạt động kém hiệu quả, thể hiện ở :
- Hiệu quả sử dụng thiết bị của DNNN còn rất thấp, theo Bộ khoa học công nghệ và môi trường, hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị chỉ vào khoảng 30-50%, về thời gian khoảng 80% tổng số máy móc thiết bị của nước ta chỉ được sử dụng 1 ca/ngày, 79% thiết bị có hệ số sử dụng thời gian từ 0,2 trở lên.
- Mức tiêu hao năng lượng và nguyên liệu của hầu hết các DNNN là rất lớn, từ 50% trở lên, thậm chí quá cao so với mức bình quân của các nước đang phát triển, tiêu hao vật chất lớn dẫn đến tỷ lệ chất thải cao, tác động tiêu cực không nhỏ đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Chất lượng sản phẩm của nhiều doanh nghiệp rất thấp và khả năng cạnh tranh yếu, hàng hóa ứ đọng nhiều.
- Nhiều DNNN có hiệu quả kinh doanh rất thấp, có năm tỷ suất lợi nhuận còn thấp hơn so với tỷ lệ lạm phát.
- Tình trạng mất và thất thoát lớn về vốn diễn ra hết sức nghiêm trọng :
Mặc dù cả nước hiện có hơn 5.600 DNNN với tổng số vốn khoảng 126.030 tỷ đồng (không tính giá trị quyền sử dụng đất), nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp này chưa mấy khả quan. Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, năm 2001 số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả chiếm 40%, DNNN kinh doanh ở bậc trung là 31%, như vậy vẫn còn đến 29% DNNN liên tục thua lỗ tính đến cuối tháng 5 năm 2002, hoạt động sản xuất kinh doanh tại 258 DNNN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp làm ăn có lãi thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn mới đạt 2%, số doanh nghiệp thua lỗ chiếm 34%, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hay giải thể.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là nhiều DNNN không gắn kế hoạch sản xuất kinh doanh với định hướng của toàn ngành, việc lên kế hoạch không phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được giao và chưa xuất phát từ nhu cầu thị trường. Nhiều dự án đầu tư không khả thi, hiệu quả đầu tư thấp, lãng phí tiền vốn, phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Nguyên nhân thứ hai là số vốn hiện có bình quân mỗi DNNN còn quá nhỏ.
3. Khái niệm, quan điểm của Đảng, Nhà nước về cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam
3.1. Khái niệm về cổ phần hóa :
Cổ phần hóa là việc chuyển hình thức sở hữu của một doanh nghiệp thành một hình thức sở hữu mới. Quyền sở hữu của doanh nghiệp không còn tập trung vào tay một người mà được chia ra cho nhiều người gọi là cổ đông. Các cổ đông chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về phần vốn góp của mình. Một doanh nghiệp có quá trình biến đổi như vậy gọi là cổ phần hóa.
3.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước :
Cổ phần hóa DNNN là một trong các nội dung cơ bản của quá trình đổi mới và sắp xếp DNNN. Quá trình này là đòi hỏi khách quan để thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra năm 1986. Chủ trương của Đại hội đối với kinh tế quốc doanh là “phải đổi mới cơ chế quản lý, đảm bảo cho các đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ, thật sự chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN, lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế. Sắp xếp lại sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật và đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trên cơ sở đó, ổn định và từng bước nâng cao tiền lương thực tế của công nhân viên chức, tăng tích lũy cho xí nghiệp và cho nhà nước.
Quá trình đổi mới và sắp xếp DNNN bắt đầu thực hiện từ năm 1990, đã trải qua nhiều giai đoạn và nhằm thực hiện bốn nội dung :
+ Đổi mới cơ chế chính sách.
+ Sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.
+ Tổ chức lại công ty.
+ Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Chủ trương cổ phần hóa được chính thức đề cập đến trong hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khóa VII, Nghị quyết của hội nghị xác định rõ: “chuyển một xí nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới. Phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp”.
* Cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn thí điểm
Thực hiện chủ trương của Đảng và Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng và Quốc hội thành các văn bản pháp quy về vấn đề cổ phần hóa. Trong giai đoạn thí điểm cổ phần hóa, văn bản pháp quy đầu tiên, quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Quốc hội, xác định mục đích của cổ phần hóa xí nghiệp quốc doanh và quy định trình tự chuyển đổi xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần. Việc cổ phần hóa trong giai đoạn này chỉ dừng lại ở mức độ “tiến hành làm thử việc tổ chức lại bộ máy quản lý xí nghiệp, chuyển xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần… trước mắt chỉ giới hạn một số ít các xí nghiệp có đủ điều kiện và tiểu biểu”.
Trong giai đoạn này đã có một loạt các quyết định chỉ thị nhằm xúc tiến việc thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các vấn đề liên quan đến việc tiến hành cổ phần hóa DNNN như : quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990, quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Hoàn thiện bộ máy và tổ chức chỉ đạo
Hoàn thiện bộ máy và tổ chức chỉ đạo, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân, nhất là người lao động trong các DNNN thuộc diện chuyển đổi sở hữu về ý nghĩa, mục đích, sự cần thiết của cổ phần hóa để họ quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách và giải pháp đổi mới DNNN.
Trong thời gian tới không ngừng chấn chỉnh và hoàn thiện tổ chức bộ máy Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp từ trung ương đến các bộ, ngành tỉnh, thành phố. Nâng cao trách nhiệm của bộ, ngành và địa phương trong công tác sắp xếp và tiến hành cổ phần hóa DNNN trong thời gian tới, có chương trình kế hoạch cụ thể và phải tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
Song song với việc kiện toàn và tổ chức chỉ đạo, cần tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến đến từng người dân và cán bộ, công nhân viên ở các DNNN nhằm cho mọi người hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu của việc sắp xếp lại DNNN nói chung và cổ phần hóa nói riêng.
Có nhiều biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến như :
- Trước hết cần phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí...
- Bên cạnh đó mở rộng các hình thức tuyên truyền khác như: tổ chức hội thảo khoa học giữa các nhà kinh tế với các nhà quản lý... phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng.
Khi thực hiện công tác phổ biến tuyên truyền chủ trương cổ phần hóa cần chú ý tới một số vấn đề cơ bản sau :
- Xác định những nội dung thiết thực của công tác cổ phần hóa DNNN.
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, xã hội hóa công tác tuyên truyền.
- Công tác phổ biến, tuyên truyền về chủ trương cổ phần hóa cần được thực hiện một cách thường xuyên trong suốt quá trình cổ phần hóa.
2. Áp dụng đồng bộ các giải pháp về tài chính, tín dụng, tích cực giải quyết các khoản nợ của DNNN trước khi thực hiện cổ phần hóa
Đối với các khoản nợ phải thu: nếu là các khoản nợ khó đòi do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp đã được quy trách nhiệm cá nhân hay tập thể thì phải cương quyết xử lý bồi thường vật chất.
Nếu khoản nợ khó đòi do nguyên nhân khách quan mà có đủ chứng cứ xác định là không đòi được như: con nợ bỏ trốn, giải thể hay phá sản... thì doanh nghiệp được sử dụng quỹ dự phòng bù đắp thêm, hạch toán vào kết quả kinh doanh (nếu có lãi) hay giảm giá trị doanh nghiệp trước khi thực hiện cổ phần hóa.
Đối với các khoản nợ phải trả: do bất kỳ nguyên nhân nào, nếu là khoản nợ ngân sách thì coi như vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được thể hiện chuyển đổi sở hữu theo chế độ hiện hành. Nếu là vay Ngân hàng thì phải dùng tiền thu được do chuyển sở hữu để trả nợ Ngân hàng.
- Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN.
- Thị trường hóa các khoản nợ.
3. Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa
* Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp
Trong toàn bộ giá trị của DNNN thì một phần không nhỏ là giá trị tài sản thuộc sở hữu nhà nước, được nhà nước đầu tư. Hiện nay việc xác định giá trị thực tế của DNNN chủ yếu được thực hiện theo nguyên tắc : giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Nguyên tắc này phù hợp với nguyên tắc thị trường.
* Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Hiện nay, việc xác định giá trị DNNN để tiến hành cổ phần hóa còn mang tính chủ quan của hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp, nên kết quả thiếu chính xác, chưa phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp. Nếu làm đúng thì giá trị tài sản nhà nước gồm tài sản hữu hình và vô hình chỉ thay đổi về hình thức quản lý mà không làm mất đi giá trị thực tế.
* Tính giá trị sử dụng đất để cổ phần hóa DNNN
Hiện nay, giá về sử dụng đất hầu như vẫn chưa được tính vào giá trị doanh nghiệp và DNNN cổ phần hóa tiếp tục được sử dụng. Nếu tính đủ yếu tố đất sẽ kéo theo giá trị doanh nghiệp lên rất cao, khó bán được cổ phiếu. Do vậy, cách tốt nhất là doanh nghiệp thuê đất của nhà nước và khấu hao trả dần.
4. Điều chỉnh các chính sách ưu đãi để khuyến khích DNNN thực hiện cổ phần hóa, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt giữa loại hình DNNN và công ty cổ phần
Theo kết quả điều tra dư luận xã hội về việc tiến hành cổ phần hóa DNNN thì 81% cán bộ quản lý, 51% công nhân, 64% cán bộ làm công tác Đảng cho rằng: cần đảm bảo sự bình đẳng giữa DNNN và các doanh nghiệp cổ phần hóa cũng như với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng môi trường kinh doanh hiện nay vẫn chưa tạo được sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nên các DNNN sau khi cổ phần hóa vẫn bị thiệt thòi hơn so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước.
Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách ưu đãi cho các DNNN
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ SỞ
1. Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn doanh nghiệp quản lý. DNNN có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.
Doanh nghiệp nhà nước có các đặc điểm sau :
- DNNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định thành lập, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước quy định.
- Tài sản DNNN thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước là chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp và thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp. Sự tách biệt giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh là đặc điểm cơ bản của DNNN.
- DNNN do Nhà nước thành lập, tổ chức quản lý do đó DNNN là đối tượng chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước. Nhà nước tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, phê duyệt chiến lược, quy hoạch phát triển.
- DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ quân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ của doanh nghiệp.
2. Thực trạng về tình hình hoạt động của DNNN ở Việt Nam và sự cần thiết phải tổ
chức sắp xếp lại các DNNN
* Thực trạng về tình hình hoạt động của DNNN ở Việt Nam :
Các DNNN ở nước ta được thành lập kể từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong 9 năm kháng chiến, thực hiện chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, nhiều DNNN đã được xây dựng ở các ngành như : cơ khí, hóa chất, dệt … sau 1954 hòa bình lập lại, khu vực DNNN phát triển nhanh chóng trong tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Giai đoạn 1961 - 1975 thực hiện đường lối công nghiệp hóa, khu vực DNNN tiếp tục tăng cường và mở rộng.
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước bằng việc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và đầu tư mới của ngân sách, số lượng các DNNN ngày càng tăng nhanh, DNNN đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế, quốc phòng phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Các DNNN đã đóng vai trò chủ yếu trong việc sản xuất và cung ứng cho xã hội các tư liệu sản xuất, sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ và là lực lượng chủ đạo trong sản xuất hàng xuất khẩu.
Song trước yêu cầu của giai đoạn mới, khi nền kinh tế chuyển sang phát triển theo cơ chế thị trường, những mặt yếu kém của DNNN cũng bộc lộ rõ nét, nhất là tình trạng hoạt động kém hiệu quả, thể hiện ở :
- Hiệu quả sử dụng thiết bị của DNNN còn rất thấp, theo Bộ khoa học công nghệ và môi trường, hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị chỉ vào khoảng 30-50%, về thời gian khoảng 80% tổng số máy móc thiết bị của nước ta chỉ được sử dụng 1 ca/ngày, 79% thiết bị có hệ số sử dụng thời gian từ 0,2 trở lên.
- Mức tiêu hao năng lượng và nguyên liệu của hầu hết các DNNN là rất lớn, từ 50% trở lên, thậm chí quá cao so với mức bình quân của các nước đang phát triển, tiêu hao vật chất lớn dẫn đến tỷ lệ chất thải cao, tác động tiêu cực không nhỏ đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Chất lượng sản phẩm của nhiều doanh nghiệp rất thấp và khả năng cạnh tranh yếu, hàng hóa ứ đọng nhiều.
- Nhiều DNNN có hiệu quả kinh doanh rất thấp, có năm tỷ suất lợi nhuận còn thấp hơn so với tỷ lệ lạm phát.
- Tình trạng mất và thất thoát lớn về vốn diễn ra hết sức nghiêm trọng :
Mặc dù cả nước hiện có hơn 5.600 DNNN với tổng số vốn khoảng 126.030 tỷ đồng (không tính giá trị quyền sử dụng đất), nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp này chưa mấy khả quan. Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, năm 2001 số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả chiếm 40%, DNNN kinh doanh ở bậc trung là 31%, như vậy vẫn còn đến 29% DNNN liên tục thua lỗ tính đến cuối tháng 5 năm 2002, hoạt động sản xuất kinh doanh tại 258 DNNN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp làm ăn có lãi thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn mới đạt 2%, số doanh nghiệp thua lỗ chiếm 34%, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hay giải thể.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là nhiều DNNN không gắn kế hoạch sản xuất kinh doanh với định hướng của toàn ngành, việc lên kế hoạch không phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được giao và chưa xuất phát từ nhu cầu thị trường. Nhiều dự án đầu tư không khả thi, hiệu quả đầu tư thấp, lãng phí tiền vốn, phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Nguyên nhân thứ hai là số vốn hiện có bình quân mỗi DNNN còn quá nhỏ.
3. Khái niệm, quan điểm của Đảng, Nhà nước về cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam
3.1. Khái niệm về cổ phần hóa :
Cổ phần hóa là việc chuyển hình thức sở hữu của một doanh nghiệp thành một hình thức sở hữu mới. Quyền sở hữu của doanh nghiệp không còn tập trung vào tay một người mà được chia ra cho nhiều người gọi là cổ đông. Các cổ đông chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về phần vốn góp của mình. Một doanh nghiệp có quá trình biến đổi như vậy gọi là cổ phần hóa.
3.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước :
Cổ phần hóa DNNN là một trong các nội dung cơ bản của quá trình đổi mới và sắp xếp DNNN. Quá trình này là đòi hỏi khách quan để thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra năm 1986. Chủ trương của Đại hội đối với kinh tế quốc doanh là “phải đổi mới cơ chế quản lý, đảm bảo cho các đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ, thật sự chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN, lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế. Sắp xếp lại sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật và đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trên cơ sở đó, ổn định và từng bước nâng cao tiền lương thực tế của công nhân viên chức, tăng tích lũy cho xí nghiệp và cho nhà nước.
Quá trình đổi mới và sắp xếp DNNN bắt đầu thực hiện từ năm 1990, đã trải qua nhiều giai đoạn và nhằm thực hiện bốn nội dung :
+ Đổi mới cơ chế chính sách.
+ Sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.
+ Tổ chức lại công ty.
+ Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Chủ trương cổ phần hóa được chính thức đề cập đến trong hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khóa VII, Nghị quyết của hội nghị xác định rõ: “chuyển một xí nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới. Phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp”.
* Cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn thí điểm
Thực hiện chủ trương của Đảng và Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng và Quốc hội thành các văn bản pháp quy về vấn đề cổ phần hóa. Trong giai đoạn thí điểm cổ phần hóa, văn bản pháp quy đầu tiên, quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Quốc hội, xác định mục đích của cổ phần hóa xí nghiệp quốc doanh và quy định trình tự chuyển đổi xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần. Việc cổ phần hóa trong giai đoạn này chỉ dừng lại ở mức độ “tiến hành làm thử việc tổ chức lại bộ máy quản lý xí nghiệp, chuyển xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần… trước mắt chỉ giới hạn một số ít các xí nghiệp có đủ điều kiện và tiểu biểu”.
Trong giai đoạn này đã có một loạt các quyết định chỉ thị nhằm xúc tiến việc thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các vấn đề liên quan đến việc tiến hành cổ phần hóa DNNN như : quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990, quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Hoàn thiện bộ máy và tổ chức chỉ đạo
Hoàn thiện bộ máy và tổ chức chỉ đạo, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân, nhất là người lao động trong các DNNN thuộc diện chuyển đổi sở hữu về ý nghĩa, mục đích, sự cần thiết của cổ phần hóa để họ quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách và giải pháp đổi mới DNNN.
Trong thời gian tới không ngừng chấn chỉnh và hoàn thiện tổ chức bộ máy Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp từ trung ương đến các bộ, ngành tỉnh, thành phố. Nâng cao trách nhiệm của bộ, ngành và địa phương trong công tác sắp xếp và tiến hành cổ phần hóa DNNN trong thời gian tới, có chương trình kế hoạch cụ thể và phải tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
Song song với việc kiện toàn và tổ chức chỉ đạo, cần tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến đến từng người dân và cán bộ, công nhân viên ở các DNNN nhằm cho mọi người hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu của việc sắp xếp lại DNNN nói chung và cổ phần hóa nói riêng.
Có nhiều biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến như :
- Trước hết cần phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí...
- Bên cạnh đó mở rộng các hình thức tuyên truyền khác như: tổ chức hội thảo khoa học giữa các nhà kinh tế với các nhà quản lý... phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng.
Khi thực hiện công tác phổ biến tuyên truyền chủ trương cổ phần hóa cần chú ý tới một số vấn đề cơ bản sau :
- Xác định những nội dung thiết thực của công tác cổ phần hóa DNNN.
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, xã hội hóa công tác tuyên truyền.
- Công tác phổ biến, tuyên truyền về chủ trương cổ phần hóa cần được thực hiện một cách thường xuyên trong suốt quá trình cổ phần hóa.
2. Áp dụng đồng bộ các giải pháp về tài chính, tín dụng, tích cực giải quyết các khoản nợ của DNNN trước khi thực hiện cổ phần hóa
Đối với các khoản nợ phải thu: nếu là các khoản nợ khó đòi do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp đã được quy trách nhiệm cá nhân hay tập thể thì phải cương quyết xử lý bồi thường vật chất.
Nếu khoản nợ khó đòi do nguyên nhân khách quan mà có đủ chứng cứ xác định là không đòi được như: con nợ bỏ trốn, giải thể hay phá sản... thì doanh nghiệp được sử dụng quỹ dự phòng bù đắp thêm, hạch toán vào kết quả kinh doanh (nếu có lãi) hay giảm giá trị doanh nghiệp trước khi thực hiện cổ phần hóa.
Đối với các khoản nợ phải trả: do bất kỳ nguyên nhân nào, nếu là khoản nợ ngân sách thì coi như vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được thể hiện chuyển đổi sở hữu theo chế độ hiện hành. Nếu là vay Ngân hàng thì phải dùng tiền thu được do chuyển sở hữu để trả nợ Ngân hàng.
- Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN.
- Thị trường hóa các khoản nợ.
3. Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa
* Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp
Trong toàn bộ giá trị của DNNN thì một phần không nhỏ là giá trị tài sản thuộc sở hữu nhà nước, được nhà nước đầu tư. Hiện nay việc xác định giá trị thực tế của DNNN chủ yếu được thực hiện theo nguyên tắc : giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Nguyên tắc này phù hợp với nguyên tắc thị trường.
* Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Hiện nay, việc xác định giá trị DNNN để tiến hành cổ phần hóa còn mang tính chủ quan của hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp, nên kết quả thiếu chính xác, chưa phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp. Nếu làm đúng thì giá trị tài sản nhà nước gồm tài sản hữu hình và vô hình chỉ thay đổi về hình thức quản lý mà không làm mất đi giá trị thực tế.
* Tính giá trị sử dụng đất để cổ phần hóa DNNN
Hiện nay, giá về sử dụng đất hầu như vẫn chưa được tính vào giá trị doanh nghiệp và DNNN cổ phần hóa tiếp tục được sử dụng. Nếu tính đủ yếu tố đất sẽ kéo theo giá trị doanh nghiệp lên rất cao, khó bán được cổ phiếu. Do vậy, cách tốt nhất là doanh nghiệp thuê đất của nhà nước và khấu hao trả dần.
4. Điều chỉnh các chính sách ưu đãi để khuyến khích DNNN thực hiện cổ phần hóa, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt giữa loại hình DNNN và công ty cổ phần
Theo kết quả điều tra dư luận xã hội về việc tiến hành cổ phần hóa DNNN thì 81% cán bộ quản lý, 51% công nhân, 64% cán bộ làm công tác Đảng cho rằng: cần đảm bảo sự bình đẳng giữa DNNN và các doanh nghiệp cổ phần hóa cũng như với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng môi trường kinh doanh hiện nay vẫn chưa tạo được sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nên các DNNN sau khi cổ phần hóa vẫn bị thiệt thòi hơn so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước.
Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách ưu đãi cho các DNNN
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: