Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
LỜI MỞ ĐẦU
Theo Mac, lao động của con người là một trong ba yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao động giữ một vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo sự phồn vinh của mọi quốc gia. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bù xứng đáng. Đó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để người lao động có thể tái sản xuất lao động đồng thời có thể tích luỹ được được gọi là tiền lương.
Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội, là nguồn khởi đầu của quá trình tái sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá. Vì vậy, việc hạch toán phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản xuất, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng xuất lao động, tăng tích luỹ và đồng thời sẽ cải thiện đời sống người lao động.
Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ). Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động.
Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và phụ thuộc vào tính chất của công việc. Vì vậy, việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đủ và thanh toán kịp thời có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế cũng như về mặt chính trị.Trong thời gian học tập vừa qua bản thân em đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên cùng sự hướng dẫn chu đáo của cô giáo Nguyễn Lan Anh, em chọn đề tài: "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương".
Kết cấu bài viết gồm có:
Chương I: Lý luận chung về tổ chức công tác tiền lương và các khoản trích theo lương.
Chương II: Phương pháp hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Với khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, tuy rằng bản thân em đã có nhiều cố gắng học hỏi , tìm tòi nhưng chuyên đề không thể không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì thế em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo trong khoa để đề án của em ngày càng được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. KHÁI NIỆM VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Tiền lương là biều hiện bằng tiền của một bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương (hay tiền công) gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà người lao động đã tham gia thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài tiền lương (tiền công), để bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống lâu dài của người lao động, công chức, viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT mà theo chế độ tài chính hiện hành, các khoản này doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Quỹ BHXH được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm trợ cấp cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu, bệnh nghề nghiệp.
- Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang, phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ.
- KPCĐ phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ trong lo bảo vệ quyền lợi của người lao động.
2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN LƯƠNG
Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp, bao gồm các chức năng sau:
- Tiền lương là công cụ để thực hiện các chức năng phân phối thu nhập quốc dân, chức năng thanh toán giữa người sử dụng sức lao động và người lao động.
- Tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc trao đổi tiền tệ do thu nhập mang lại với các vật dụng sinh hoạt cần thiết cho người lao động và gia đình họ.
- Kích thích con người tham gia lao động bởi lẽ tiền lương là một bộ phận quan trọng của thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao động.
Do đó, tiền lương là một công cụ quan trọng trong quản lý. Người ta sử dụng nó để thúc đẩy người lao động hăng hái lao động và sáng tạo, coi như là một động lực trong sản xuất kinh doanh.
3. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG
Lịch sử xã hội loài người trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Một trong những đặc điểm của quan hệ sản xuất xã hội là hình thức phân phối. Phân phối là một trong những khâu quan trọng của tái sản xuất và trao đổi. Như vậy trong các hoạt động kinh tế thì sản xuất đóng vai trò quyết định, phân phối vào các khâu khác phụ thuộc vào sản xuất và do sản xuất quyết định nhưng có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực trở lại sản xuất.
Tổ sản phẩm xã hội là do người lao động tạo ra phải được đem phân phối cho tiêu dùng cá nhân, tích luỹ tái sản xuất mở rộng và tiêu dùng công cộng. Hinh thức phân phối vật phẩm cho tiêu dùng cá nhân dưới Chủ nghĩa xã hội (CNXH) được tiến hành theo nguyên tắc: "làm theo năng lực hưởng theo lao động". Bởi vậy, "phân phối theo lao động là một quy luật kinh tế". Phân phối theo lao động dưới chế độ CNXH chủ yếu là tiền lương và tiền thưởng.
Tiền lương dưới chế độ XHCN được hiểu theo cách đơn giản nhất đó là: số tiền mà người lao động nhận được sau một thời gian lao động nhất định hay sau khi đã hoàn thành một công việc nào đó. Còn hiểu theo nghĩa rộng: tiền lương là một phần thu nhập của nền kinh tế quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được Nhà nước phân phối kế hoạch cho công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến.
Như vậy, nếu xét theo quan điểm sản xuất: tiền lương là khoản đãi ngộ của sức lao động đã được tiêu dùng để làm ra sản phẩm. Trả lương thoả đáng cho người lao động là một nguyên tắc bắt buộc nếu muốn đạt kết quả kinh doanh cao.
Nếu xét trên quan điểm phân phối thì tiền lương là phần tư liệu tiêu dùng cá nhân dành cho người lao động, được phân phối dựa trên cơ sở cân đối giữa quỹ hàng hoá xã hội với công sức đóng góp của từng người. Nhà nước điều tiết toàn bộ hệ thống các quan hệ kinh tế: sản xuất, cung ứng vật tư, tiêu hao sản phẩm, xây dựng giá thành và ban hành chế độ, trả công lao động. Trong lĩnh vực trả công lao động Nhà nước quản lý tập trung bằng cách quyết định mức lương tối thiểu, ban hành hệ thống thang lương và phụ cấp. Trong hệ thống chính sách của Nhà nước quy định theo khu vực kinh tế quốc doanh và được áp đặt từ trên xuống. Sở dĩ như vậy là xuất phát từ nhận thức tuyệt đối hoá quy luật phân phối theo lao động và phân phối quỹ tiêu dùng cá nhân trên pham vi toàn xã hội.
Những quan điểm trên đây về tiền lương đã bị coi là không phù hợp với những điều kiện đặc điểm của một nền sản xuất hàng hoá.
4. QUAN ĐIỂM VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚi
4.1. Theo quan điểm của Mỹ
Theo chuẩn mực kế toán của Mỹ, thanh toán tiền lương là một phần hành kế toán quan trọng, có liên quan đến cả hai báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập. Chi phí phát sinh chủ yếu của các công ty là chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Trong một vài doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng và hàng không , chí phí tiền lương chiếm đến hơn một nửa trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Do vậy, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp rất quan trọng bởi lẽ số tiền lớn và phải thích ứng với những quy định của luật liên quan đến việc điều chỉnh thuế thu nhập. Người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính phải phản ứng các yêu cầu thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Đồng thời hệ thống kế toán của doanh nghiệp phải phát hiện ra những hành vi gian lận trong việc khai báo thu nhập. Bởi lẽ, mỗi người lao động được thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương trên cơ sở thời gian công việc của họ, họ được nhận lương trên bảng kê thanh toán tiền lương và doanh nghiệp phải có trách nhiệm kiểm tra báo cáo chính xác cho chính phủ.
4.1.1. Kế toán tiền lương
Tiền lương là khoản thu nhập mà doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động sinh sống, sinh hoạt, tái sản xuất và phát triển mọi mặt về vật chất và tính thần trong đời sống gia đình và xã hội. Nếu gọi sức lao động là hàng hoá thì tiền lương chính là giá cả của hàng hoá sức lao động. Nói cách khác tiền lương chính là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về mức độ trả công đối với một công việc cụ thể được thực hiện trong những điều kiện làm việc nhất định. Mặt khác tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Tuỳ theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay được xác định là một bộ phận của thu nhập, kết quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Các khoản trích theo lương hiện nay bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ.
3.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Để thực hiện chức năng của kế toán trong việc điều hành quản lý hoạt động của doanh nghiệp, kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Ghi chép, phản ánh, tổng hợp đầy đủ, kịp thời và chính xác về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động.
+ Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời.
+ Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương, BHXH… Đồng thời quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT. KPCĐ.
+ Tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương và các khoản trích HBXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng liên quan.
+ Định kỳ phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ từ đó đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiền năng lao động, tăng năng suất lao động, ngăn ngừa các vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách, chế độ về lao động tiền lương và các khoản trợ cấp BHXH, BHYT, chế độ sử dụng chi tiêu KPCĐ, chế độ phân phối theo lao động…
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1. NHỮNG ĐIỂM BẤT CẬP CỦA CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở VIỆT NAM
Dưới tác động tổng hoà các mối quan hệ thị trường, trong bối cảnh khi mà các doanh nghiệp được tự chủ về mặt tài chính, việc trả công cho người lao động ngày càng mang tính chất năng động cao và có sự phân hoá rõ rệt. Chính sách tiền lương được ban hành của Nhà nước đã thực hiện một bước tiến lên tiền tệ hoá lương, giảm bớt số thang lương, bảng lương và các chế độ phụ cấp, hệ thống tiền lương để phức tạp hơn, đáp ứng được một phần đòi hỏi của nền kinh tế hàng hoá.
Để nắm được tình hình thực tế làm cơ sỏ cho việc hoạch định chính sách, Liên bộ lao động thương binh và xã hội , tài chính, kế toán và đầu tư, thanh tra Nhà nước, kiểm toán Nhà nước, tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã tổ chức, kiểm tra và đánh giá tình hình hoạt động tổ chức lao động tiền lương và phụ cấp của trên 340 doanh nghiệp trung ương và 8 địa phương thuộc tất cả các ngành kinh tế ở 61 tỉnh thành, thành phố, từ các doanh nghiệp lớn có lợi nhuận và thu nhập cao đến các doanh nghiệp nhỏ làm ăn thua lỗ, tiền lương và phụ cấp thấp. Tình hình cơ bản như sau:
1.1. Mặt tích cực
+ Tất cả các doanh nghiệp đã thực hiện chuyển xếp lương theo đúng quy định tại nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ. Hệ thống lương, bảng lương mới có tác dụng trong việc phân phối thu nhập của người lao động và việc xếp lương mới đã tạo điều kiện đánh giá lại trình độ, chất lượng đội ngũ lao động, tạo điều kiện đủ hơn về chi phí tiền lương trong giá thành hay cho phí lưu thông, đảm bảo việc thu nộp BHXH, BHYT, thực hiện thống nhất và thuận lợi hơn. Tiền lương và thu nhập đã thực sự trở thành động lực để các doanh nghiệp sắp xếp lại tổ chức nhiều ngành nghề, tăng trưởng sản xuất, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất góp phần quản lý tốt hoạt động sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp không còn ăn vào vốn, khai thác với hiệu suất cao máy móc thiết bị, tiền vốn, tăng lợi nhuận, đồng thời tăng tiền lương và thu nhập cho người lao động. Doanh nghiệp cũng được chủ động hơn trong việc ký kết hợp đồng lao động và phân phối tiền lương, tiền thưởng.
+ Việc giao động giá tiền lương theo phân cấp quản lý là một chủ trương đúng và cần thiết.
+ Các doanh nghiệp có thu nhập cao, ổn định thì sổ sách kế toán rõ ràng, nề nếp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Nhà nước, nộp ngân sách lớn, kỷ luật lao động được duy trì nghiêm túc, trách nhiệm của người lao động đối với sản xuất và tài sản công được nâng cao.
1.2. Mặt tồn tại
+ Chế độ tiền lương cảu khu vực sản xuất kinh doanh, chủ yếu là mức lương tối thiểu phải thực hiện như khu vực hành chính sự nghiệp do đó không tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước được phép điều chỉnh yếu tố tiền lương, trong khi các doanh nghiệp liên doanh và tư nhân lại được lợi thế chủ động điều chỉnh mức lương tối thiểu để tính tiền công phù hợp với giá cả sức lao động trên thị trường, cho nên có nhiều cơ hội để cạnh tranh với doanh nghiệp Nhà nước, thu hút nhiều lao động tài năng từ các doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp của họ.
+ Nhiều doanh nghiệp không có hệ thống định mức lao động hay có nhưng lạc hậu, không được bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh hợp lý dẫn đến việc tuyển dụng và sử dụng lao động còn tuỳ tiện, chủ quan, không có cơ sở để xây dựng đúng kế hoạch kinh doanh và đơn giá tiền lương.
+ Tiền lương và thu nhập giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch lớn nhưng trên thực tế nếu đi sâu vào phân tích vấn đề tiền lương và thu nhập hiện nay còn có yếu tố chưa hợp lý, không hoàn toàn trả theo giá trị sức lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, không đảm bảo công bằng xã hội.
+ Từ năm 1985 đến nay, đã có khoảng trên 10% doanh nghiệp nợ lương công nhân, do việc quản lý, trả lương của các doanh nghiệp còn nhiều điều bất cấp, xảy ra nhiều sai sót trong việc thực hiện hạch toán kế toán tiền lương và phân phối tiền lương. Đa số doanh nghiệp Nhà nước không có cơ chế trả lương, thưởng phù hợp để khuyến khích nhiều ngưòi lao động giỏi.
1.3. Nguyên nhân còn tồn tại
+ Do hệ thống tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh áp dụng cũng như hệ thống lương cảu khu vực hành chính sự nghiệp cho nên khi giá sinh hoạt tăng và giá tiền công lao động trên thị trường biến động, tiền lương tối thiểu của khu vực sản xuất kinh doanh không được điều chỉnh tương xứng làm chi phí tiền lương hạch toán trong giá thành hay chi phí lưu thông không phản ánh đúng giá trị sức lao động, trong khi các chi phí là yếu tố "động" thường xuyên được điều chỉnh theo giá cả thị trường.
+ Tương quan giữa thông số tiền lương với năng suất lao động thông qua định mức lao động trong hệ thống chế độ tiền lương ngay từ đầu quy định đã không hợp lý, tiền lương không tương xứng với giá trị sức lao động. Để có đơn giá tiền lương và thu nhập đảm bảo tái sản xuất sức lao động nhằm ổn định sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tìm cách hạ định mức, tăng cấp bậc công việc, tính thêm, tính đúng về yếu tố ngoài quy định của Nhà nước.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
LỜI MỞ ĐẦU
Theo Mac, lao động của con người là một trong ba yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao động giữ một vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo sự phồn vinh của mọi quốc gia. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bù xứng đáng. Đó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để người lao động có thể tái sản xuất lao động đồng thời có thể tích luỹ được được gọi là tiền lương.
Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội, là nguồn khởi đầu của quá trình tái sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá. Vì vậy, việc hạch toán phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản xuất, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng xuất lao động, tăng tích luỹ và đồng thời sẽ cải thiện đời sống người lao động.
Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ). Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động.
Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và phụ thuộc vào tính chất của công việc. Vì vậy, việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đủ và thanh toán kịp thời có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế cũng như về mặt chính trị.Trong thời gian học tập vừa qua bản thân em đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên cùng sự hướng dẫn chu đáo của cô giáo Nguyễn Lan Anh, em chọn đề tài: "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương".
Kết cấu bài viết gồm có:
Chương I: Lý luận chung về tổ chức công tác tiền lương và các khoản trích theo lương.
Chương II: Phương pháp hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Với khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, tuy rằng bản thân em đã có nhiều cố gắng học hỏi , tìm tòi nhưng chuyên đề không thể không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì thế em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo trong khoa để đề án của em ngày càng được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. KHÁI NIỆM VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Tiền lương là biều hiện bằng tiền của một bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương (hay tiền công) gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà người lao động đã tham gia thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài tiền lương (tiền công), để bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống lâu dài của người lao động, công chức, viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT mà theo chế độ tài chính hiện hành, các khoản này doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Quỹ BHXH được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm trợ cấp cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu, bệnh nghề nghiệp.
- Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang, phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ.
- KPCĐ phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ trong lo bảo vệ quyền lợi của người lao động.
2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN LƯƠNG
Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp, bao gồm các chức năng sau:
- Tiền lương là công cụ để thực hiện các chức năng phân phối thu nhập quốc dân, chức năng thanh toán giữa người sử dụng sức lao động và người lao động.
- Tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc trao đổi tiền tệ do thu nhập mang lại với các vật dụng sinh hoạt cần thiết cho người lao động và gia đình họ.
- Kích thích con người tham gia lao động bởi lẽ tiền lương là một bộ phận quan trọng của thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao động.
Do đó, tiền lương là một công cụ quan trọng trong quản lý. Người ta sử dụng nó để thúc đẩy người lao động hăng hái lao động và sáng tạo, coi như là một động lực trong sản xuất kinh doanh.
3. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG
Lịch sử xã hội loài người trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Một trong những đặc điểm của quan hệ sản xuất xã hội là hình thức phân phối. Phân phối là một trong những khâu quan trọng của tái sản xuất và trao đổi. Như vậy trong các hoạt động kinh tế thì sản xuất đóng vai trò quyết định, phân phối vào các khâu khác phụ thuộc vào sản xuất và do sản xuất quyết định nhưng có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực trở lại sản xuất.
Tổ sản phẩm xã hội là do người lao động tạo ra phải được đem phân phối cho tiêu dùng cá nhân, tích luỹ tái sản xuất mở rộng và tiêu dùng công cộng. Hinh thức phân phối vật phẩm cho tiêu dùng cá nhân dưới Chủ nghĩa xã hội (CNXH) được tiến hành theo nguyên tắc: "làm theo năng lực hưởng theo lao động". Bởi vậy, "phân phối theo lao động là một quy luật kinh tế". Phân phối theo lao động dưới chế độ CNXH chủ yếu là tiền lương và tiền thưởng.
Tiền lương dưới chế độ XHCN được hiểu theo cách đơn giản nhất đó là: số tiền mà người lao động nhận được sau một thời gian lao động nhất định hay sau khi đã hoàn thành một công việc nào đó. Còn hiểu theo nghĩa rộng: tiền lương là một phần thu nhập của nền kinh tế quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được Nhà nước phân phối kế hoạch cho công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến.
Như vậy, nếu xét theo quan điểm sản xuất: tiền lương là khoản đãi ngộ của sức lao động đã được tiêu dùng để làm ra sản phẩm. Trả lương thoả đáng cho người lao động là một nguyên tắc bắt buộc nếu muốn đạt kết quả kinh doanh cao.
Nếu xét trên quan điểm phân phối thì tiền lương là phần tư liệu tiêu dùng cá nhân dành cho người lao động, được phân phối dựa trên cơ sở cân đối giữa quỹ hàng hoá xã hội với công sức đóng góp của từng người. Nhà nước điều tiết toàn bộ hệ thống các quan hệ kinh tế: sản xuất, cung ứng vật tư, tiêu hao sản phẩm, xây dựng giá thành và ban hành chế độ, trả công lao động. Trong lĩnh vực trả công lao động Nhà nước quản lý tập trung bằng cách quyết định mức lương tối thiểu, ban hành hệ thống thang lương và phụ cấp. Trong hệ thống chính sách của Nhà nước quy định theo khu vực kinh tế quốc doanh và được áp đặt từ trên xuống. Sở dĩ như vậy là xuất phát từ nhận thức tuyệt đối hoá quy luật phân phối theo lao động và phân phối quỹ tiêu dùng cá nhân trên pham vi toàn xã hội.
Những quan điểm trên đây về tiền lương đã bị coi là không phù hợp với những điều kiện đặc điểm của một nền sản xuất hàng hoá.
4. QUAN ĐIỂM VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚi
4.1. Theo quan điểm của Mỹ
Theo chuẩn mực kế toán của Mỹ, thanh toán tiền lương là một phần hành kế toán quan trọng, có liên quan đến cả hai báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập. Chi phí phát sinh chủ yếu của các công ty là chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Trong một vài doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng và hàng không , chí phí tiền lương chiếm đến hơn một nửa trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Do vậy, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp rất quan trọng bởi lẽ số tiền lớn và phải thích ứng với những quy định của luật liên quan đến việc điều chỉnh thuế thu nhập. Người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính phải phản ứng các yêu cầu thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Đồng thời hệ thống kế toán của doanh nghiệp phải phát hiện ra những hành vi gian lận trong việc khai báo thu nhập. Bởi lẽ, mỗi người lao động được thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương trên cơ sở thời gian công việc của họ, họ được nhận lương trên bảng kê thanh toán tiền lương và doanh nghiệp phải có trách nhiệm kiểm tra báo cáo chính xác cho chính phủ.
4.1.1. Kế toán tiền lương
Tiền lương là khoản thu nhập mà doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động sinh sống, sinh hoạt, tái sản xuất và phát triển mọi mặt về vật chất và tính thần trong đời sống gia đình và xã hội. Nếu gọi sức lao động là hàng hoá thì tiền lương chính là giá cả của hàng hoá sức lao động. Nói cách khác tiền lương chính là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về mức độ trả công đối với một công việc cụ thể được thực hiện trong những điều kiện làm việc nhất định. Mặt khác tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Tuỳ theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay được xác định là một bộ phận của thu nhập, kết quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Các khoản trích theo lương hiện nay bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ.
3.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Để thực hiện chức năng của kế toán trong việc điều hành quản lý hoạt động của doanh nghiệp, kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Ghi chép, phản ánh, tổng hợp đầy đủ, kịp thời và chính xác về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động.
+ Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời.
+ Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương, BHXH… Đồng thời quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT. KPCĐ.
+ Tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương và các khoản trích HBXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng liên quan.
+ Định kỳ phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ từ đó đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiền năng lao động, tăng năng suất lao động, ngăn ngừa các vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách, chế độ về lao động tiền lương và các khoản trợ cấp BHXH, BHYT, chế độ sử dụng chi tiêu KPCĐ, chế độ phân phối theo lao động…
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1. NHỮNG ĐIỂM BẤT CẬP CỦA CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở VIỆT NAM
Dưới tác động tổng hoà các mối quan hệ thị trường, trong bối cảnh khi mà các doanh nghiệp được tự chủ về mặt tài chính, việc trả công cho người lao động ngày càng mang tính chất năng động cao và có sự phân hoá rõ rệt. Chính sách tiền lương được ban hành của Nhà nước đã thực hiện một bước tiến lên tiền tệ hoá lương, giảm bớt số thang lương, bảng lương và các chế độ phụ cấp, hệ thống tiền lương để phức tạp hơn, đáp ứng được một phần đòi hỏi của nền kinh tế hàng hoá.
Để nắm được tình hình thực tế làm cơ sỏ cho việc hoạch định chính sách, Liên bộ lao động thương binh và xã hội , tài chính, kế toán và đầu tư, thanh tra Nhà nước, kiểm toán Nhà nước, tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã tổ chức, kiểm tra và đánh giá tình hình hoạt động tổ chức lao động tiền lương và phụ cấp của trên 340 doanh nghiệp trung ương và 8 địa phương thuộc tất cả các ngành kinh tế ở 61 tỉnh thành, thành phố, từ các doanh nghiệp lớn có lợi nhuận và thu nhập cao đến các doanh nghiệp nhỏ làm ăn thua lỗ, tiền lương và phụ cấp thấp. Tình hình cơ bản như sau:
1.1. Mặt tích cực
+ Tất cả các doanh nghiệp đã thực hiện chuyển xếp lương theo đúng quy định tại nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ. Hệ thống lương, bảng lương mới có tác dụng trong việc phân phối thu nhập của người lao động và việc xếp lương mới đã tạo điều kiện đánh giá lại trình độ, chất lượng đội ngũ lao động, tạo điều kiện đủ hơn về chi phí tiền lương trong giá thành hay cho phí lưu thông, đảm bảo việc thu nộp BHXH, BHYT, thực hiện thống nhất và thuận lợi hơn. Tiền lương và thu nhập đã thực sự trở thành động lực để các doanh nghiệp sắp xếp lại tổ chức nhiều ngành nghề, tăng trưởng sản xuất, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất góp phần quản lý tốt hoạt động sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp không còn ăn vào vốn, khai thác với hiệu suất cao máy móc thiết bị, tiền vốn, tăng lợi nhuận, đồng thời tăng tiền lương và thu nhập cho người lao động. Doanh nghiệp cũng được chủ động hơn trong việc ký kết hợp đồng lao động và phân phối tiền lương, tiền thưởng.
+ Việc giao động giá tiền lương theo phân cấp quản lý là một chủ trương đúng và cần thiết.
+ Các doanh nghiệp có thu nhập cao, ổn định thì sổ sách kế toán rõ ràng, nề nếp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Nhà nước, nộp ngân sách lớn, kỷ luật lao động được duy trì nghiêm túc, trách nhiệm của người lao động đối với sản xuất và tài sản công được nâng cao.
1.2. Mặt tồn tại
+ Chế độ tiền lương cảu khu vực sản xuất kinh doanh, chủ yếu là mức lương tối thiểu phải thực hiện như khu vực hành chính sự nghiệp do đó không tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước được phép điều chỉnh yếu tố tiền lương, trong khi các doanh nghiệp liên doanh và tư nhân lại được lợi thế chủ động điều chỉnh mức lương tối thiểu để tính tiền công phù hợp với giá cả sức lao động trên thị trường, cho nên có nhiều cơ hội để cạnh tranh với doanh nghiệp Nhà nước, thu hút nhiều lao động tài năng từ các doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp của họ.
+ Nhiều doanh nghiệp không có hệ thống định mức lao động hay có nhưng lạc hậu, không được bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh hợp lý dẫn đến việc tuyển dụng và sử dụng lao động còn tuỳ tiện, chủ quan, không có cơ sở để xây dựng đúng kế hoạch kinh doanh và đơn giá tiền lương.
+ Tiền lương và thu nhập giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch lớn nhưng trên thực tế nếu đi sâu vào phân tích vấn đề tiền lương và thu nhập hiện nay còn có yếu tố chưa hợp lý, không hoàn toàn trả theo giá trị sức lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, không đảm bảo công bằng xã hội.
+ Từ năm 1985 đến nay, đã có khoảng trên 10% doanh nghiệp nợ lương công nhân, do việc quản lý, trả lương của các doanh nghiệp còn nhiều điều bất cấp, xảy ra nhiều sai sót trong việc thực hiện hạch toán kế toán tiền lương và phân phối tiền lương. Đa số doanh nghiệp Nhà nước không có cơ chế trả lương, thưởng phù hợp để khuyến khích nhiều ngưòi lao động giỏi.
1.3. Nguyên nhân còn tồn tại
+ Do hệ thống tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh áp dụng cũng như hệ thống lương cảu khu vực hành chính sự nghiệp cho nên khi giá sinh hoạt tăng và giá tiền công lao động trên thị trường biến động, tiền lương tối thiểu của khu vực sản xuất kinh doanh không được điều chỉnh tương xứng làm chi phí tiền lương hạch toán trong giá thành hay chi phí lưu thông không phản ánh đúng giá trị sức lao động, trong khi các chi phí là yếu tố "động" thường xuyên được điều chỉnh theo giá cả thị trường.
+ Tương quan giữa thông số tiền lương với năng suất lao động thông qua định mức lao động trong hệ thống chế độ tiền lương ngay từ đầu quy định đã không hợp lý, tiền lương không tương xứng với giá trị sức lao động. Để có đơn giá tiền lương và thu nhập đảm bảo tái sản xuất sức lao động nhằm ổn định sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tìm cách hạ định mức, tăng cấp bậc công việc, tính thêm, tính đúng về yếu tố ngoài quy định của Nhà nước.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: