ogc_vn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu


Nội dung đồ án của em bao gồm 4 phần chính:
Phần A: Về máy điện thoại kéo dài.
Phần này có tính chất giới thiệu về các loại điện thọai kéo dài cũng như cũng như cách hoạt động của nó.
Phần B: Phân tích sơ đồ khối máy điện thoại kéo dài.
Nội dung của phần này là phân tích sơ đồ khối chi tiết điển hình của máy điện thoại kéo dài, các chức năng của từng khối trong máy điện thoại cũng như sơ đồ các mạch tổng quát.
PhầnC: Phân tích sơ đồ mạch của máy điện thoại kéo dài Panasonic KX-TC1040.
Nội dung của phần này là phân tích các mạch điện cụ thể trong máy điện thoại Panasonic KX-TC1040 bao gồm cả máy chủ (Base unit) và máy cầm tay (Handset). Nguyên tắc hoạt động của từng mạch này rồi đi đến hoạt động của điện thoại.
PHẦN D: Hoạt động của điện thoại kéo dài trong mạng điện thoại công cộng.
Phần này giới thiệu về sơ đồ khối của tổng đài, các chức năng của báo hiệu trong mạng điện thoại công cộng và hoạt động của điện thoại kéo dài trong mạng điện thoại công cộng.
Mặc dù nhiệm vụ của đồ án là khá mới và phức tạp, nhưng dưới sự hướng dẫn vô cùng tận tình của Thầy Kiều Vĩnh Khánh đã giúp em hoàn thành bản đồ án này. Em xin chân thành Thank Thầy!
Em xin cảm ơn!


Phần A: Về máy điện thoại kéo dài
I. Giới thiệu chung
Điện thoại kéo dài (cordless phone) bao gồm một máy điện thoại chủ (base unit) và máy kéo dài (handset). Ngoài chức năng nghe gọi của máy chủ giống như một máy điện thoại thông thường trong mạng điện thoại công cộng thì điện thoại kéo dài có những đặc điểm khác như: Máy kéo dài có thể mang theo bên mình như một điện thoại di động mà khi có ai gọi đến hay cần gọi đến một thuê bao nào đó thì máy kéo dài có khả năng làm việc này mà người sử dụng không cần đến bên máy chủ. Bên cạnh đó thì máy chủ và máy kéo dài có thể liên lạc trực tiếp với nhau mà không cần thông qua tổng đài. Khoảng cách liên lạc giữa máy chủ và máy phụ hay giữa các máy con từ vài chục mét đến vài chục Km.
Máy chủ được nối với giắc điện thoại thông qua mạch nối dây điện thoại chuẩn về phía hệ thống điện thoại thì giống như một điện thoại thông thường, nhưng khi máy chủ nhận cuộc gọi tới từ một thuê bao điện thoại trong mạng điện thoại rồi qua quá trình điều chế thành tín hiệu vô tuyến FM và phát nó.
Máy kéo dài nhận tín hiệu vô tuyến và chuyển đổi thành tín hiệu điện rồi đưa tín hiệu này tới loa thành âm thanh mà ta có thể nghe được. Khi ta nói thì máy kéo dài phát tín hiệu thoại của chúng ta thông qua một tín hiệu vô tuyến FM thứ hai trở lại máy chủ. Máy chủ nhận tín hiệu này, chuyển thành tín hiệu điện và gửi tín hiệu điện này thông qua đường dây điện thoại đến các các thuê bao khác qua tổng đài.
Máy chủ và máy kéo dài hoạt động trên một cặp tần số cho phép chúng ta có thể nói và nghe ở cùng một thời điểm, được gọi là tần số song công.
II. Phân loại các loại điện thoại kéo dài.
2.1.Phân loại theo dải tần sử dụng:
2.1.1. Một số dải tần ở các nước
Ở các dải tần số sử dụng ở nước ta là:
• 43 – 44 MHZ
• 46 – 50 MHZ
• 72 – 73.5 MHZ
• 261.5 – 262.5 MHZ
• 263.5 – 264.5 MHZ
• 387.5 – 388.5 MHZ
• 389.5 - 390.5 MHZ
Ở các dải tần số sử dụng ở Mỹ là:
• 43 MHZ – 50 MHZ
• 900 MHZ
• 1.9 GHZ
• 2.4 GHZ
• 5.8 GHZ
2.1.2. Đặc điểm của một số dải tần
• Đặc điểm của điện thoại kéo dài sử dụng dải tần số tần số vô tuyến từ 43 MHZ – 50 MHZ
Điện thoại kéo dài cơ bản là một bộ thu phát tần số vô tuyến vì vậy khi liên lạc giữa máy chủ và máy phụ phải đặt trong một miền tần số vô tuyến. Tuy nhiên ngày nay thì loại điện thoại này không còn được sử dụng nhiều nữa vì nó có những vấn đề sau:
Chúng gây ra nhiễu đến các máy móc dùng điện trong nhà, hơn nữa tính bảo mật của nó không được cao. Ví dụ như những người hàng xóm xung quanh chúng ta cũng có một chiếc điện thoại cùng loại như vậy thì rất có thể chúng sẽ nghe được một cuộc hội thoại riêng của gia đình hàng xóm trên điện thoại của chúng ta và họ cũng có thể có điều tương tự với chúng ta. Điểu này thật phức tạp với những nơi mà mật độ dân cư đông đúc. Để khắc phục điều này người ta có thể cải tiến dung lượng nhiều đường, truyền nhiều kênh, mã hóa số…
• Đặc điểm của điện thoại kéo dài sử dụng dải tần số 900 MHZ.
Khi loại điện thoại kéo dài sử dụng tần số 900 MHZ ra đời đã tránh được những thiếu sót mà loại điện thoại kéo dài sử dụng tần số trong khoảng 43 MHZ – 50 MHZ gây ra. Tuy nhiên có một điều mới nảy sinh là các mạng điện thoại di động của phần lớn các quốc gia trên thế giới đều sử dụng ở phạm vi tần số này, dẫn đến phạm vi tần số này đã rất đông đúc nay lại càng đông đúc hơn. Điều này chính là nguyên nhân lý giải tại sao điện thoại kéo dài sử dụng tần số khoảng 2.4 GHZ ra đời.
• Đặc điểm của điện thoại kéo dài sử dụng dải tần 2.4 GHZ
Được dùng phổ biến ở các nước phát triển hiện nay, các công ty sản xuất loại điện thoại này là Sony, Panasonic, AT&T và Uniden. Loại điện thoại sử dụng dải tần số này được tăng cường tính bảo mật và khoảng cách liên lạc giữa máy mẹ và máy con so với các loại máy trước đó.
• Đặc điểm của điện thoại kéo dài sử dụng dải tần 5.8 GHZ
Loại điện thoại này đặc biệt có khả năng chống nhiễu cao nhất, nó có thể hoạt động tốt ở những vùng có nhiều sự hoạt động của các máy tính PC sử dụng công nghệ Wi-fi, dưới các đường điện cao thế,…
2.2. Phân loại dựa vào công nghệ sử dụng trong điện thoại.
• Loại điện thoại kéo dài sử dụng công nghệ tương tự.
• Loại điện thoại kéo dài sử dụng công nghệ tương tự và số.
2.3. Phân loại theo khoảng cách liên lạc giữa phần di động và phần cố định hay giữa các phần di động với nhau.
• Loại dùng trong các hộ gia đình: Loại này só khả năng liên lạc trong khoảng 100m, hay thấp hơn.
• Loại dùng trong một khu vực dân cư nhỏ: Loại này có thể liên lạc giữa máy mẹ và máy con hay giữa các máy con trong khoảng cách từ 1Km đến vài 4Km hay có thể xa hơn tùy thuộc vào điều kiện địa hình và thời tiết.
• Loại dùng trong phạm vi thành phố: Loại điện thoại này có khoảng cách liên lạc đến 50 Km, có thể lắp trên các phương tiện giao thông như các ô tô con, hay được mang theo bên người như một điện thoại di động bình thường.
2.4. Một số tham số của máy điện thoại kéo dài của hãng Panasonic
- Bộ suy giảm tiếng dội :
Tiếng dội là kết quả của sự phản xạ tín hiệu trên đường truyền, kết quả của tiếng dội gây nhiễu cho cả hai bên khi đàm thoại hay nói cách khác làm suy giảm chất lượng của thông tin liên lạc giữa hai bên, đối với các máy điện thoại thì đây là một tham số quan trọng và cần thiết do đó trong các máy điện thoại luôn có một mạch làm suy giảm tín hiệu khi nó bị dội trở về.Với máy điện thoại KX - T3000 thì tín hiệu thoại từ người nói được bộ suy hao nhận biết và lam suy giảm 40dB trên đường trở về.
- Tần số tín hiệu nhận của máy chủ: Một kênh với 49.6 - 49.9 MHz.
- Tần số tín hiệu nhận của máy phụ: Một kênh với 46.6 - 46.9MHz.
- Tần số tín hiệu truyền của máy chủ: Một kênh với 46.6 - 46.9MHz
- Tần số tín hiệu truyền của máy phụ: Một kênh với 49.6 - 49.9MHz.
- Độ nhạy của máy điện thoại:
Độ nhạy là một thông số quan trọng quyết định khả năng thu sóng của máy điện thoại từ đó quyết định khả năng, chất lượng của thông tin liên lạc
Hình d6: Sơ đồ mô tả đường đi của tín hiệu báo hiệu xuyên suốt
Qua hai kiểu báo hiệu trên ta thấy hình thức báo hiệu kiểu xuyên suốt tón ít thời gian báo hiệu hơn do các tổng đài trung gian phải xử lí ít các con số hơn.
Việc tổ chức mạng viễn thông thực tế phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: Cấu trúc tổ chức mạng viễn thông, các chính sách về giá cước trong mạng, vì vậy có những mạng viễn thông thực tế áp dụng kết hợp nhiều hình thức báo hiệu.Thường là hai kiểu báo hiệu: báo hiệu từng chặng và báo hiệu kiểu xuyên suốt.
- Hệ thống báo hiệu R2-CCITT trong mạng IDN:
Hệ thống báo hiệu R2 - CCITT là hệ thống báo hiệu kiểu kết hợp. Đó là hệ thống sử dụng các mã đa tần MFC và thực hiện chức năng báo hiệu ghi phát. Khi tổng đài chủ nhận được tín hiệu báo hiệu đường công nhận chiếm , tổng đài sẽ thực hiện quá trình báo hiệu R2.
Để truyền đi các thông tin địa chỉ , các đặc tính thuê bao, cũng như các tín hiệu điều khiển người ta sử dụng các tổ hợp trong bảng tần thoại.Cụ thể sử dụng tổ hợp hai trong 6 tần số để đặc trưng cho một tín hiệu nhất định, như các con số thập phân từ 0 - 9 ….
Báo hiệu ghi phát gồm các tín hiệu báo hiệu cho hướng đi và hướng về. Tuy nhiên đối với một hướng nếu chỉ sử dụng 15 tổ hợp tín hiệu báo hiệu thì sẽ không đủ các thông tin báo hiệu cần thiết cho quá trình thiết lập cuộc gọi, Vì vậy người ta tạo ra cho mỗi hướng báo hiệu hai nhóm tín hiệu báo hiệu. Hướng đi có nhóm I, nhóm II. Hướng về có nhóm B. Việc thay đổi nhóm báo hiệu trong quá trình báo hiệu giữa hai tổng đài thực hiện nhờ một tín hiệu điều khiển xác định.
Trong quá trình truyền thông tin báo hiệu R2 - MFC có hai phương tức truyền thông tin là:
•Báo hiệu kiểu bắt buộc :
Khi thực hiện quá trình trao đổi thông tin báo hiệu giữa hai tổng đài, kiểu báo hiệu bắt buộc là khi tổng đài chủ gọi phát di mọt thông tin báo hiệu nào đó , tổng đài bị gọi nhận được và trả lời cho tổng đài chủ gọi bằng một thông tin báo hiệu nhất định. Khi đó tổng đài chủ gọi mới tiếp tục phát đi tín hiệu báo hiệu tiếp theo. Sơ đồ báo hiệu kiểu bắt buộc như sau

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top