firstlove_85dn
New Member
Download miễn phí Dự tính sự biến đổi của một số chỉ số mưa lớn trên lãnh thổ Việt Nam bằng mô hình khí hậu khu vực RegCM3
Hệ số tương quan không gian và tương quan thời gian giữa mô phỏng của mô hình với
quan trắc đối với chỉ số R95p được thể hiện trong bảng 3. Trên toàn vùng nghiên cứu, hệ số
tương quan không gian là 0,115 và tương quan thời gian là 0,082. Hệ số tương quan không
gian toàn vùng tính cho chỉ số R95p thấp hơn so với Rx1day. Tuy nhiên, hệ số tương quan không
gian trên từng vùng của chỉ số R95p tốt hơn so với Rx1day. Hai vùng có hệ số tương quan âm
là vùng B3 (-0,332) và vùng N1 (-0,085).
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-02-25-du_tinh_su_bien_doi_cua_mot_so_chi_so_mua_lon_tren.tIXAkqrklJ.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-60859/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
hư ngày càng phức tạphơn, thể hiện ở sự gia tăng về tần suất và cường
_______
* Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-37562801.
E-mail: [email protected]
độ. Chính vì vậy, nghiên cứu biến đổi của hiện
tượng mưa lớn là một trong những bài toán thu
hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
trên thế giới, nhất là trong những năm gần đây
[1-7]. Các phân tích dựa trên số liệu mưa quan
trắc trong quá khứ cho thấy độ dài của các đợt
mưa và số lượng sự kiện mưa lớn tăng lên đáng
kể. Tần suất mưa lớn tăng trên một số khu vực
trên thế giới, tổng lượng mưa năm trong các sự
kiện mưa lớn tăng lên trên nhiều vùng thuộc
nước Mỹ, trung Âu và nam Australia [5]. Sự
thay đổi của tần suất mưa lớn luôn lớn hơn sự
thay đổi của tổng lượng mưa. Trên một số khu
L.N. Quân, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 200-210
201
vực, xuất hiện xu thế tăng của mưa lớn trong
khi tổng lượng mưa quan trắc được thậm chí
giảm [6,7]. Khi phân tích số liệu giáng thủy
ngày ở các nước khu vực Đông Nam Á trong
thời kỳ từ 1950 đến 2000, Endo và CS [4] cũng
đã chỉ ra rằng số ngày ẩm ướt (ngày có giáng
thủy trên 1mm) có xu hướng giảm, trong khi đó
cường độ giáng thủy trung bình của những ngày
ẩm ướt lại có xu hướng tăng lên. Mưa lớn tăng
lên ở phía nam Việt Nam, phía bắc Myanma và
ở đảo Visayas và Luzon của Philipin trong khi
đó lại giảm ở phía bắc Việt Nam. Gần đây hơn,
Vũ Thanh Hằng và CS [19] đã sử dụng số liệu
lượng mưa ngày tại các trạm quan trắc trên 7
vùng khí hậu Việt Nam thời kỳ 1961-2007 để
xác định xu thế biến đổi của lượng mưa ngày
cực đại. Kết quả nhận được cho thấy, trong thời
kỳ 1961-2007, lượng mưa ngày cực đại có xu
thế tăng hầu như trên mọi vùng khí hậu, ngoại
trừ vùng Đồng bằng Bắc Bộ (B3), tuy nhiên sự
biến đổi đó cũng có những khác biệt giữa các
thời đoạn. Trong giai đoạn 1961-1990, xu thế
tăng của lượng mưa ngày cực đại biểu hiện rõ ở
hầu hết các vùng khí hậu, ngoại trừ vùng Tây
Bắc (B1), tăng phát triển nhất là vùng Bắc Trung
Bộ (B4) và Nam Trung Bộ (N1). Trong thời
đoạn 1991-2000, ở các vùng khí hậu B1 và B2
(Đông Bắc) lượng mưa ngày cực đại có xu thế
giảm, các vùng khí hậu khác có xu thế ngược
lại. Những năm 2001-2007 là thời kỳ có lượng
mưa ngày cực đại tăng mạnh ở tất cả các vùng
khí hậu trên cả nước.
Dự tính khí hậu tương lai nói chung, dự tính
các hiện tượng khí hậu cực đoan nói riêng
không thể dựa trên số liệu quan trắc thực tế.
Hơn nữa, do các hiện tượng khí hậu cực đoan
thường chỉ được xác định thông qua các yếu tố
quan trắc được nên việc dự tính chúng trong
tương lai dựa trên sản phẩm mô hình là cần
thiết [14]. Do đó, bên cạnh những công trình
nghiên cứu, khảo sát sự biến đổi của mưa lớn
dựa trên các chuỗi số liệu quan trắc, hướng tiếp
cận sử dụng các mô hình động lực để mô phỏng
và dự tính hiện tượng này cũng được phát triển
khá mạnh [11-13,16,18]. Trong nghiên cứu mô
phỏng, cả mô hình toàn cầu và mô hình khu vực
đều được sử dụng. Nói chung, các kết quả đánh
giá cho thấy phân bố mưa trong trường hợp sử
dụng mô hình có độ phân giải cao đáng tin cậy
hơn độ phân giải thô. Emori và CS (2005) [3]
đã chỉ ra rằng các mô hình hoàn lưu chung khí
quyển (AGCM) với độ phân giải cao có thể mô
phỏng tốt các cực trị mưa nếu mô hình có khả
năng kìm hãm đối lưu khi độ ẩm tương đối tại
các vùng lân cận nhỏ hơn 80%. Hay nói cách
khác, cực trị mưa được mô phỏng từ các mô
hình khí hậu toàn cầu (GCM) rất nhạy với các
sơ đồ tham số hóa đối lưu, và không phải lúc
nào độ phân giải cao cũng tạo ra kết quả mô
phỏng mưa tốt mà phải kết hợp sự cải tiến trong
các sơ đồ tham số hóa đối lưu và mây [9].
Đặc biệt hướng tiếp cận ứng dụng mô hình
khí hậu khu vực (RCM) để mô phỏng các hiện
tượng khí hậu cực trị nói chung, mưa lớn nói
riêng đã phát triển rất mạnh và thu được những
thành quả đáng ghi nhận. Chẳng hạn, Halenka
T. và CS [8] đã mô phỏng các cực trị giáng thủy
và nhiệt độ trên khu vực Cộng hòa Czech thời
kỳ 40 năm từ 1961-2000 bằng mô hình
RegCM3; Boroneant C. và CS [2] đã khảo sát
khả năng biến đổi của cường độ giáng thủy và
cực trị mưa trên khu vực Alps gần bờ biển nước
Pháp bằng RegCM trong bối cảnh BĐKH toàn
cầu, v.v. Ngoài việc mô phỏng khí hậu quá khứ,
các RCM cũng đã được ứng dụng như là công
cụ hạ thấp qui mô động lực (Dynamical
Downscaling) để nghiên cứu BĐKH tương lai.
Theo hướng này nhiều công trình đã sử dụng
sản phẩm dự tính khí hậu tương lai của các
GCM theo các kịch bản phát thải khí nhà kính
làm điều kiện biên cho các RCM để nhận được
kết quả dự tính khí hậu chi tiết hơn trên qui mô
khu vực và địa phương. Chẳng hạn, Islam Siraj
ul và CS [10] đã ứng dụng mô hình PRECIS để
L.N. Quân, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 200-210
202
nghiên cứu biến động tương lai của các chỉ số
cực đoan nhiệt độ mà cụ thể là biến đổi trong
tần suất kéo dài các đợt nóng và lạnh trên
Pakistan. Boroneant C. và CS [2] đã ứng dụng
mô hình RegCM để nghiên cứu sự biến đổi của
cường độ giáng thủy và cực trị mưa trên khu
vực Alps thời kỳ 1961-1990 và dự tính khí hậu
tương lai (thời kỳ 2071-2100) theo hai kịch bản
phát thải khí nhà kính A2 và B2.
Có nhiều cách tiếp cận trong nghiên cứu sự
biến đổi của các hiện tượng cực đoan, trong đó
cách tiếp cận dựa trên các chỉ số khí hậu cực
đoan do Chương trình nghiên cứu khí hậu thế
giới (World Climate Research Programme -
WCRP) và nhóm chuyên gia giám sát và phát
hiện BĐKH (Expert Team on Climate Change
Detection, Monitoring and Indices -
ETCCDMI) được sử dụng khá rộng rãi [17]. Có
tất cả 27 chỉ số được đề xuất, trong đó 16 chỉ số
liên quan đến nhiệt độ và 11 chỉ số liên quan
đến mưa.
Trong bài này sẽ trình bày một số kết quả
dự tính sự biến đổi của các chỉ số Rx1day
(lượng mưa ngày lớn nhất) và R95p (tổng lượng
mưa lớn) thường được sử dụng trong các
nghiên cứu về dự tính biến đổi mưa lớn [1, 20]
ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 21 theo kịch
bản phát thải A1B bằng mô hình RegCM. Mục
2 dưới đây sẽ mô tả phương pháp và nguồn số
liệu. Kết quả mô phỏng cho thời kỳ chuẩn và dự
tính cho tương lai được dẫn ra trong các mục 3
và 4. Một số kết luận sẽ được trình bày trong
mục 5.
2. Mô hình và số liệu
Mô hình khí hậu khu vực RegCM phiên bản
3 của trung tâm quốc gia nghiên cứu khí quyển
(National Center of Atmospheric Research –
NCAR) được sử dụng để mô phỏng các điều
kiện khí hậu trên khu vực Việt Nam trong thời
kỳ chuẩn (1980-1999) và dự tính khí hậu trong
thế kỷ 21 (2001-2050). Điều kiện biên và điều
kiện ban đầu cho RegCM3 là từ mô hình
CCSM3 của NCAR với điều kiện phát thải thực
trong thời kỳ chuẩn và theo kịch bản A1B trong
thế kỷ 21.
Mô hình được chạy với độ phân giải ngang
là 36 km với 18 mực t...