levelpro125

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Lời mở đầu

Chương I:Những vấn đề lý luận chung về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế.

I/ Đầu tư
1.Khái niệm Trang 6
2.Phân loại đầu tư Trang 6
Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
II/Tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 8
1.Khái niệm Trang 8
1.1_Tăng trưởng kinh tế Trang 8
1.2_Phát triển kinh tế Trang 8
2.Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 9
3.Một số chỉ tiêu đánh giá. Trang 10
3.1_Một số thước đo của sự tăng trưởng Trang 10
3.1.1.Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) Trang 10
3.1.2.Tổng thu nhập quốc dân(GNI) Trang 11
3.1.3.Thu nhập bình quân đầu người Trang 11
3.2_Các chỉ số về cơ cấu kinh tế Trang 12
3.2.1.Cơ cấu ngành Trang 12
3.2.2.Cơ cấu vùng Trang 13
3.2.3.Cơ cấu thành phần kinh tế Trang 13
3.2.4.Cơ cấu khu vực thể chế Trang 14
3.2.5.Cơ cấu tích lũy và tiêu dùng (tái sản xuất) Trang 14
3.2.6.Cơ cấu thương mại sản xuất Trang 14
3.3_Đánh giá sự phát triển xã hội Trang 15
3.3.1.Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người Trang 15
3.3.2.Chỉ tiêu cùng kiệt đói và bất bình đẳng Trang 16
3.3.3. Chỉ tiêu môi trường sinh thái Trang 17
Chương II: Vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế qua các lý thuyết kinh tế và đầu tư. Trang 20
I/ Tác động của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 20
1. Đầu tư tác động đến tổng cung của nền kinh tế Trang 20
1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển Trang 20
1.1.1. Nội dung của lý thuyết Trang 21
1.1.2. Vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển Trang 22
1.1.3. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Trang 22
1.2. Quan điểm tăng trưởng kinh tế của Marx( 1818-1883) Trang 23
1.2.1. Nội dung của quan điểm Trang 23
1.2.2. Vai trò của đầu tư Trang 24
1.3. Mô hình số nhân đầu tư Trang 24
1.3.1. Nội dung mô hình Trang 24
1.3.2. Vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển Trang 25
1.4. Lý thuyết gia tốc đầu tư Trang 26
1.4.1. Tư tưởng trung tâm của mô hình gia tốc đầu tư Trang 26
1.4.2. Nội dung của lý thuyết gia tốc đầu tư Trang 26
1.4.3. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển. Trang 27
1.4.4. Nhận xét về lý thuyết gia tốc đầu tư Trang 27
1.5. Mô hình Harrod-Domar Trang 29
1.5.1. Tư tưởng trung tâm của mô hình. Trang 29
1.5.2. Nội dung của mô hình Harrod-Domar Trang 30
1.5.3. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 32
1.5.4. Ưu điểm và hạn chế của mô hình Trang 32
1.6. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế hiện đại Trang 33
1.6.1.Nội dung của lý thuyết Trang 33
1.6.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 34

2.Đầu tư là nhân tố kích thích tổng cầu của nền kinh tế . Trang 35
2.1.Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế Trang 35
2.1.1Nội dung mô hình của Keynes Trang 35
2.1.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 36
2.1.3.Ưu ,nhược điểm của mô hình Trang 37

2.2. Mô hình thu nhập quốc dân Trang 37
2.2.1.Nội dung mô hình Trang 37
2.2.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 38

3.Đầu tư tạo ra sự phát triển cho các ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế Trang 39
3.1. Mô hình các giai đoạn phát triển của W.Rostow Trang 39
3.1.1.Nội dung mô hình Trang 39
3.1.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 40
3.1.3.Ư u điểm và hạn chế của mô hình Trang 41

3.2. Mô hình hai khu vực của A.Lewis Trang 41
3.2.1.Tư tưởng trung tâm của mô hình Trang 41
3.2.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 42
3.2.3.Hạn chế của mô hình Trang 43
3.3.Mô hình hai khu vực của trường phái tân cổ điển Trang 43
3.3.1.Nội dung mô hình Trang 44
3.3.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 44
3.3.3.Hạn chế của mô hình Trang 45
3.4.Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima Trang 45
3.4.1.Nội dung mô hình Trang 45
3.4.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 47
3.4.3.Ư u điểm và hạn chế của mô hình Trang 48

4. Đầu tư được coi là cú huý‎ch từ bên ngoài giúp các nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo: Lý thuyết vòng luẩn quẩn của sự cùng kiệt khổ. Trang 49
4.1.Nội dung của lý thuyết Trang 49
4.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 50

5. Đầu tư đúng hướng cho phép khai thác lợi thế tuyệt đối và tương đối, thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Trang 51
5.1.Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith Trang 51
5.1.1.Nội dung mô hình Trang 51
5.1.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 53
5.1.3.Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Trang 53
5.2.Lợi thế so sánh của David Ricardo Trang 54
5.2.1.Nội dung mô hình Trang 54
5.2.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 56
5.2.3.Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Trang 56
5.3.L‎ý thuyết của Heckscher-Ohlin về lợi thế tương đối. Trang 57
5.3.1.Nội dung mô hình Trang 57
5.3.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 60
5.3.3.Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Trang 60


II/ Tác động ngược trở lại của tăng trưởng và phát triển tới đầu tư Trang 61
1.Tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần cải thiện môi trường đầu tư Trang 61
2.Tăng trưởng và phát triển kinh tế làm tăng tỷ lệ tích lũy, cung cấp thêm vốn cho đầu tư Trang 61
3. Tăng trưởng kinh tế góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển Trang 62

Chương III: Thực trạng về mối quan hệ qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 – 2010 Trang 63

I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 Trang 63
1. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư Trang 63
2. Tình hình tăng trưởng & phát triển kinh tế Việt Nam từ 2001-2010 Trang 66

II. MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM Trang 68
1. Tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 68
1.1. Tác động của đầu tư đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam Trang 68
1.2. Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến chất lượng tăng trưởng kinh tế thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trang 76
1.3. Đầu tư là cú huých từ bên ngoài giúp các nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói cùng kiệt Trang 81
1.4. Đầu tư đúng hướng góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương Trang 84
2. Tác động ngược lại của tăng trưởng và phát triển kinh tế đến đầu tư Trang 88
2.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần cải thiện môi trường đầu tư Trang 88
2.2. Tăng trưởng và phát triển kinh tế làm tăng tỷ lệ tích luỹ, cung cấp thêm vốn cho đầu tư Trang 91
2.3. Tăng trưởng kinh tế góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển Trang 91

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾ Trang 94

I. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Trang 94
1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và bố trí kế hoạch đầu tư Trang 94
2. Phân bổ và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả Trang 94
2.1. Nguồn vốn trong nước Trang 94
2.2. Nguồn vốn từ nước ngoài (gồm ODA và FDI) Trang 96
3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động Trang 97
4. Đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Trang 97
5. Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư Trang 98

II. GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Trang 100
1. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nhằm thu hút đầu tư Trang 100
1.1. Giải pháp thu hút đầu tư từ nguồn vốn trong nước Trang 100
1.1.1.Chính sách tài chính Trang 100
1.1.2. Chính sách tiền tệ và tín dụng Trang 101
1.2. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư từ nước ngoài Trang 102
1.2.1.Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA Trang 102
1.2.2.Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI Trang 102
2. Áp dụng chặt chẽ các biện pháp về quản lý môi trường. Trang 105

KẾT LUẬN Trang 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO




DỰA VÀO CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ, GIẢI THÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn hai muơi năm đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về kinh tế, văn hoá và xã hội. Điều đó thể hiện con đường phát triển đúng đắn mà Đảng và nhà nước ta đã lựa chọn. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đến nay có thể khẳng định rằng Việt Nam đã bước đầu thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng vị thế quốc gia lên một tầm cao mới trên trường khu vực cũng như quốc tế.
Từ năm 2001 – 2010, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, đặc biệt năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong lịch sử: 8,5%. Một vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm thế nào để duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ấy trong một thời gian dài. Từ nhà kinh tế học cổ điển đến nhà kinh tế học hiện đại đều cho rằng đầu tư và tích lũy vốn trong đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng trong sản xuất. Để tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững thì một trong những điều kiện quan trọng là phải mở rộng đầu tư. Sau hơn một năm trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã chứng tỏ được mình là một điểm thu hút đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng lên hết sức ấn tượng, vốn thực hiện năm 2007 là 8 tỷ USD, năm 2010 là 11 tỷ USD. Nhưng đồng nghĩa với nó là nền kinh tế nước ta đang phải đương đầu với bài toán lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại.
Thực trạng này như một hồi chuông thông báo các nhà kinh tế Việt Nam cần có một cái nhìn tổng quan và đánh giá đúng đắn về vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển, nhằm giải quyết bài toán trên. Nhận thức được tính chất quan trọng của vấn đề, chúng em xin trình bày đề tài: “Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế ”, với mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tối đa mối quan hệ này để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Trong quá trình trình bày không thể không có những thiếu sót, chúng em mong thầy và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để bài làm được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ , TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
I. ĐẦU TƯ
1. Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư, có thể nói rằng đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt các kết quả đó.
Như vậy mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hi sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.
Trên góc độ kinh tế học vĩ mô: Đầu tư là hoạt động mua “tư bản hiện vật” như máy móc, xây dựng nhà xưởng … nhằm thay thế một phần tài sản đã hao mòn để nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Tóm lại ,Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó với kì vọng đem lại cho nền kinh tế và xã hội những kết quả (hay lợi ích) trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả (hay lợi ích) đó.
2. Phân loại đầu tư.
Trong thực tế, có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư. Tùy từng góc độ tiếp cận với những tiêu thức khác nhau người ta cũng có thể có các cách phân chia hoạt động đầu tư khác nhau (theo bản chất của các đối tượng đầu tư, theo phân cấp quản lý, theo nguồn vốn đầu tư…). Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng ta sẽ phân loại đầu tư theo tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư. Như vậy, theo đó hoạt động đầu tư được phân thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
- Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành, quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Người có vốn thông qua tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển. Đó là việc các chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hay có hoàn lại với lãi suất thấp cho chính phủ các nước khác vay để phát triển kinh tế xã hội; là việc cá nhân, các tổ chức mua các chứng chỉ có giá như trái phiếu, cổ phiếu...để hưởng lợi (gọi là đầu tư tài chính), trong trường hợp này nhà đầu tư có thể được hưởng các lợi ích vật chất (như cổ tức, tiền lãi trái phiếu), lợi ích phi vật chất (quyền biểu quyết, quyền tiên mãi) nhưng không được tham gia trực tiếp quản lý tài sản mà mình bỏ vốn đầu tư. Đầu tư gián tiếp là cách huy động vốn cho đầu tư phát triển.
- Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý , điều hành quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Loại đầu tư này tạo nên những năng lực sản xuất phục vụ mới (cả về lượng và chất).Đây là loại đầu tư để tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để tăng việc làm cho người lao động, là tiền đề để thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư chuyển dịch. Đầu tư trực tiếp được thực hiện bởi nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài,được thực hiện ở nước sở tại và cả ở nước ngoài.Do vậy, việc cân đối giữa hai luồng vốn đầu tư ra và vào và việc coi trọng cả hai luồng vốn này là hết sức cần thiết.
Đầu tư trực tiếp bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.Trong đó đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản.Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng giá trị tài sản.Chẳng hạn như đầu tư mua một số lượng cổ phiếu với mức khống chế để có thể tham gia hội đồng quản trị một công ty, các trường hợp thôn tính, sáp nhập doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.


Trong xu thế hội nhập và phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao chiến lược và chính sách phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong đó khoa học và công nghệ là nền tảng của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thụât, xây dựng các khu công nghệ cao là một trong những giải pháp đột phá, nhằm nâng cao năng lực công nghệ nội sinh của Quốc gia, góp phần nhanh chóng đưa Việt Nam hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu hoá đầy thách thức hiện nay.
Theo đó, tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm gần đây giữ ở mức 10% GDP, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế. Theo đánh giá của WB, nhờ sự đầu tư này mà mạng lưới đường bộ Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi chiều dài so với năm 1990. Chất lượng các con đường cũng cải thiện rõ rệt. Tất cả các khu vực đô thị và 88% các hộ gia đình nông thôn có điện. Số người được dùng nước sạch tăng từ 26% dân số năm 1993 lên đến 49% dân số năm 2002, và trong cùng khoảng thời gian, số người có hố xí vệ sinh tăng từ 10% lến 25% dân số…
Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý có những thách thức mới đang nổi lên cần có một chiến lược cơ sở hạ tầng thay đổi. Đó là việc vai trò của các nhà tài trợ quốc tế rất lớn với gần 40% tổng đầu tư cơ sở hạ tầng. Khi Việt Nam giàu mạnh hơn, hỗ trợ từ các nhà tài trợ sẽ giảm và việc tìm kiếm nguồn tài chính thay thế là rất cần thiết. Thách thức nữa là mỗi năm có khoảng một triệu người từ các vùng nông thôn chuyển đến các thành phố của Việt Nam . Do đó, cần nâng cao việc quản lý và lập kế hoạch đô thị. Đặc biệt cần kiểm soát tốt hơn những nhu cầu xây dựng nhà ở không theo qui hoạch và cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản trước khi tiến hành xây dựng. WB cũng thông báo Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách điều hành, giải quyết vấn đề động cơ doanh nghiệp và tham nhũng. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa những người có thu nhập cao nhất và thu nhập thấp nhất lại tăng lên cũng là vấn đề. Vì vậy cần tập trung nguồn hỗ trợ tài chính của chính phủ cho cơ sở hạ tầng để mang lại lợi ích cho những người dân cùng kiệt nhất.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là xây dựng giao thông, thực hiện “ giao thông đi trước một bước”. Có hệ thống giao thông đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế, thương mại, trao đổi hàng hoá giữa cộng đồng dân cư vùng cùng kiệt nông thông miền núi với dân cư vùng thành thị. Từ đó cũng tạo điều kiện dễ dàng cung cấp các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, thông tin liên lạc đối với dân cư vùng nghèo, vùng khó khăn. Tiếp theo việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông là đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng quan trọng khác như: cơ sở y tế khám chữa bệnh; cơ sở giáo dục dạy nghề; hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt, các công trình thuỷ lợi, phục vụ sản xuất cho cộng đồng dân cư các vùng nghèo.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Quản trị nhân lực là các cách thức quản lý người lao động trong một công ty dựa vào các chính sách hay kinh nghiệm quản lý của công ty Luận văn Kinh tế 0
D Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) Văn hóa, Xã hội 0
K Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở Miền Trung và đề xuất nhân rộng Luận văn Sư phạm 1
E Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long Địa lý & Du lịch 0
M Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn Văn hóa, Xã hội 2
S Liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang Văn hóa, Xã hội 0
D Xác định các đặc trưng của thanh nhiên liệu hạt nhân dựa vào bức xạ gamma năng lượng thấp và tia X Khoa học Tự nhiên 0
T Việc thực hiện phương pháp giảng dạy ngoại ngữ dựa vào các nhiệm vụ được giao: Một điển cứu ở trường THPT Ngoại ngữ 0
G Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng. Tài liệu chưa phân loại 0
R Dựa vào các lí thuyết kinh tế và đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top