anvit_ihmv
New Member
Download miễn phí Đề tài Nước ta cần chủ động tham gia vào toàn cầu hoá và quốc tế hoá kinh tế
Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, sau mấy chục năm liên tiếp bị chiến tranh tàn phá. Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ hực hiện chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường, trong điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều thử thách khắc nghiệt. Từ một nền kinh tế tự túc tự cấp, nghèo nàn lạc hậu, bắt đầu mở cửa, tiếp xúc trực diện với một thị trường rộng lớn, nơi có nhiều quan hệ kinh tế cạnh tranh khốc liệt, đang có nhiều quốc gia, tập đoàn kinh tế tư bản giầu mạnh luôn gây sức ép, muốn thao túng cả nền kinh tế tài chính thế giới.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-26-de_tai_nuoc_ta_can_phai_chu_dong_tham_gia_vao_toan_cau_hoa_v.Vtlp3B7LaO.swf /tai-lieu/de-tai-nuoc-ta-can-phai-chu-dong-tham-gia-vao-toan-cau-hoa-va-quoc-te-hoa-kinh-te-77648/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, bắt buộc những nước đang phát triển phải nâng cao trình độ về mọi mặt, phải đổi mới công nghệ, cải tiến cách quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động. Tất cả những điều đó đưa đến một kết quả là: các nước phát triển thì ngày càng giàu có, còn các nước đang phát triển cũng phát triển mạnh mẽ về lực lượng sản xuất. Sự phát triển của các nước NICs, đặc biệt là những “con rồng” Châu á trong mấy thập kỷ qua đã chứng minh điều đó.
c- Tranh thủ được kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước đi trước để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội . Nếu như trước đây việc chuyển giao kỹ thuật chỉ là hình thức chủ yếu, thì hiện nay chuyển giao công nghệ diễn ra rất nhanh chóng, làm cho các nước lạc hậu có thể rút ngắn thời gian phát triển của mình. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường để khai thông thị trường nước ta với khu vực và thế giới, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả, qua đó mà kỹ thuật công nghệ mới có điều kiện du nhập vào nước ta đồng thời tạo cơ hội để chúng ta lựa chọn kỹ thuật, công nghệ quốc gia. Trong cạnh tranh quốc tế, có thể công nghệ này là cũ đối với các nước phát triển nhưng lại là mới và có hiệu quả tại một nước đang phát triển như Việt Nam. Trong những thập niên vừa qua cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh, làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới và đã tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận những phát triển mới này. Sự xuất hiện và hoạt động của nhiều khu công nghiệp mới và hiện đại như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình Dương…và những khu liên doanh trong ngành công nghệ dầu khí đã minh chứng điều đó. Bưu chính viễn thông và giao thông vận tải bao phủ toàn cầu làm cho năng suất lao động tăng nhanh không có giới hạn cuối cùng. Điều đó cũng có nghĩa là giá thành sản phẩm không ngừng giảm xuống, sức mua của đồng tiền tăng lên. Cuối cùng là đời sống người dân không ngừng được cải thiện .
d- Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội mở rộng giao lưu các nguồn lực của nước ta khai thông giao lưu với các nước. Ta có thể thông qua hội nhập để xuất khẩu lao động hay có thể sử dụng lao động thông qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu. Đồng thời tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, công nghệ mới các phát minh sáng chế mà ta chưa từng có. Đồng thời hội nhập kinh tế quốc tế góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong nhiều lĩnh vực. Phần lớn các cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh đã được đào tạo ở cả trong và ngoài nước. Chỉ tính riêng trong các công trình đầu tư nước ngoàidã có khoảng 30 vạn lao động trực tiếp, 600 cán bộ quản lý và 25 000 cán bộ khoa học kỹ thuật đã được đào tạo.
e-Toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy quá trình nhất thể hoá kinh tế khu vực phát triển nhanh chóng, trao đổi kinh tế giữa các khu vực ngày càng quan trọng, tăng thêm sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa các nền kinh tế và khu vực kinh tế. Theo thống kê của liên hợp quốc trong những năm 60 có khoảng 19 tổ chức nhất thể hoá kinh tế khu vực, những năm 70 có 28 tổ chức, những năm 80 con số này là 32 và những năm 90 đã lên tới gần 60 tổ chức với hơn 160 nước tham gia dưới các loại hình và mức độ khác nhau. Sự gia tăng các tổ chức nhất thể hoá kinh tế góp phần thúc đẩy nhanh chống quá trình toàn cầu hoá kinh tế, việc giao lưu trao đổi các hoạt động kinh tế để tìm kiếm lợi ích giữa các nền kinh tế, các khu vực kinh tế ngày một gia tăng, làm cho nền kinh tế mỗi quốc gia, khu vực trở thành một bộ phận của kinh tế thế giới, hình thành một cục diện kinh tế thế giới mới. Một cục diện trong đó các thành viên tồn tại trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau để cùng phát triển. Nó cho phép giảm thiểu chướng ngại trong việc lưu chuyển vốn, hàng hoá, dịch vụ, nguồn nhân lực… giữa các nền kinh tế, các khu vực kinh tế, làm tăng vai trò kinh tế đối ngoại, mậu dịch và đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của mỗi nước, làm cho việc phân bố các nguồn lực trên thế giới hợp lý và có hiệu quả hơn.
g-Thúc đẩy mạnh mẽ lực lượng sản xuất phát triển:Toàn cầu hoá, mà trước hết là toàn cầu hoá về kinh tế, bắt nguồn từ sự phát triển lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hoá của sản xuất trên phạm vi quốc tế. Điều này có nghĩa là từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trong nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, cùng với sự thôi thúc của động lực đạt lợi nhuận cao của gia cấp tư sản, xu thế toàn cầu hoá đã xuất hiện. Khi đã xuất hiện, nó tác động trở lại làm cho lực lượng sản xuất trên thế giới nói chung và ở các nước đang phát triển nói riêng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Với mục tiêu dành lợi nhuận tối đa, thông qua các mối liên hệ quốc tế rộng rãi do toàn cầu hoá đưa lại, các nước phát triển đang tìm cách đầu tư vào các nước đang phát triển. Ngược lại, để đưa đất nước tiến nhanh, các nước đang phát triển cũng có nhu cầu thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn từ nước ngoài. Sự gặp gỡ của hai nhu cầu này làm dòng chảy về vốn, công nghệ, dịch vụ từ các nước phát triển chuyển vào các nước đang phát triển ngày càng tăng.
B- Thách thức:
Trong tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế bên cạnh những cơ hội phát triển cũng đặt ra không ít những khó khăn và thách thức.Những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản là các nước công nghiệp phát triển đặc biệt là Mỹ hiện còn chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới, thao túng quá trình toàn cầu hoá. Chính vì vậy mà “Báo cáo về sự phát triển nhân loại 1999 của chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) ” đã cho rằng toàn cầu hoá phục vụ thiểu số. Giáo sư JaimePuyana chuyên gia hàng đầu của viện công nghệ Masachusette (Mỹ) đã khẳng định rằng : “ Bức tranh toàn cầu hoá không có gì sáng sủa và điều mà người ta quen gọi là toàn cầu hoá sẽ là : toàn cầu hoá man rợ. Những gì sắp đạt được sẽ là tiền đề cho một quá trìn...