vanquang0512
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu
Lãi suất là giá cả của tiền tệ, là công cụ điều hành kinh tế vĩ mô. lãi suất tác động đến cung- cầu vốn thị trường, tạo động lực kích thích tiết kiệm, phân bổ các nguồn vốn tài chính, chống lạm phát thông qua kích thích hay hạn chế đầu tư.
Thực tiễn hoạt động ngân hàng trong thời kỳ mới vừa qua cho thấy lãi suất vừa là tín hiệu thị trường hết sức quan trọng để điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời lại là công cụ trong tay Ngân hàng Nhà nước để điều chỉnh các luồng vốn và khối lượng tiền nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã hoạch định và điều hành chính sách lãi suất một cách chủ động, nới lỏng dần sự kiểm soát lãi suất theo hướng tự do hoá, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội. Đối với Việt Nam hiện nay, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu. Sự di chuyển vốn giữa các quốc gia là tự do, lãi suất hoàn toàn được xác định theo quan hệ cung cầu, giá vốn vì vậy cũng phải được tự do hoá, mà Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó.
Từ chỗ lãi suất được quy định các mức cụ thể, thứ đến là quy định sàn lãi suất tiền gửi, trần lãi suất cho vay, rồi tự do hoá hầu hết lãi suất tiền gửi, chỉ khống chế trần lãi suất cho vay. Từ tháng 8/ 2000, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng lãi suất cơ bản, và đến tháng 6/ 2002 là cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận, một bước tiến quan trọng trong tiến trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm chú ý thường xuyên của nhiều người, nhiều ngành, đặc biệt là ngành Ngân hàng. Là một sinh viên khoa Ngân hàng- Tài chính, em mong muốn được nghiên cứu vấn đề này để được hiểu sâu về cơ chế lãi suất ngân hàng mà hiện nay là cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận đang được áp dụng cho hệ thống các NHTM Việt Nam. Vì vậy tên luận văn em thực hiện là : “Giải pháp áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tại các NHTM Việt Nam” (cụ thể tại Sở Giao dịch I- Ngân hàng Công Thương Việt Nam).
Bố cục của luận văn:
Lời mở đầu
Nội dung của luận văn được chia ra 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về lãi suất cho vay của NHTM
Chương 2: Thực trạng áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tại SGD I
Chương 3: Giải pháp áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận bằng VNĐ
Kết luận
Do sự hạn chế về kiến thức nên luận văn không thể không có những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô giáo khoa Ngân hàng- Tài chính, đặc biệt là thầy giáo Đặng Ngọc Đức, các cán bộ SGD I- NHCT VN để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I
Những vấn đề chung về lãi suất cho vay của NHTM
1.1. Lãi suất Ngân hàng
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế như huy động tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, thanh toán,... ngân hàng mua nguyên liệu và bán sản phẩm thông qua giá: Giá đó chính là lãi suất và các khoản phí khác. Với tư cách là trung gian tài chính, ngân hàng phải trả giá cho khách về phần lớn nguồn tiền mà ngân hàng huy động được cấu thành chi phí của ngân hàng và ngược lại khách hàng cũng phải trả giá cho các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp- cấu thành thu nhập của ngân hàng.
Lãi suất tiền gửi:
Tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng, là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận. Lãi suất tiền gửi là lãi suất hiện tại tính trên tài khoản tiền gửi được niêm yết tại tất cả các chi nhánh của ngân hàng. Lãi suất tiền gửi là lãi suất danh nghĩa, là lãi suất không tính đến tác động của lạm phát, hay nói cách khác lãi là lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng, hay các giấy tờ có giá.
Lãi suất tiền gửi = Lãi suất cơ bản + Tỷ lệ lạm phát
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư.
Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại hình tiền gửi khác nhau, có thể phân loại như sau:
Tiền gửi giao dịch ( tiền gửi thanh toán ): bao gồm
Đ Tiền gửi giao dịch không hưởng lãi
Đ Tiền gửi giao dịch hưởng lãi :
-Tài khoản NOW- negotiable order of withdrawal- tài khoản lệnh rút tiền có thể thương lượng.
-Tài khoản tiền gửi trên thị trường tiền tệ (MMDA): là tài khoản tiền gửi có thời hạn ngắn, có thể là vài ngày, vài tuần hay vài tháng. Lãi suất của loại này cao nhất trong 3 loại tiền gửi giao dịch không hưởng lãi.
-Tài khoản Super NOW (SNOW) : là tài khoản có thể được phát sec thường xuyên nên lãi suất của SNOW thấp hơn của MMDA.
Tiền gửi phi giao dịch ( tiền gửi tiết kiệm):
Lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này cao hơn nhiều so với tiền gửi giao dịch.
Các loại tiền gửi có các mức lãi suất khác nhau, và được tuân theo nguyên tắc :
ã Lãi suất bình quân thực dương, tương quan về an toàn và sinh lợi với các hoạt động đầu tư khác như mua vàng, bất động sản, chứng khoán;
ã Lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất cho vay với cùng kỳ hạn;
ã Lãi suất tỷ lệ thuận với kì hạn;
ã Lãi suất tỷ lệ thuận với quy mô;
ã Lãi suất tỷ lệ nghịch với tính thanh khoản;
ã Lãi suất tỷ lệ thuận với khả năng sử dụng của tiền gửi;
ã Lãi suất tỷ lệ nghịch với độ an toàn của ngân hàng và các tiện ích mà ngân hàng cung cấp.
Mỗi loại tiền gửi nói trên đều mang một mức lãi suất khác nhau. Nói chung, theo lý thuyết giá trị của tiền theo thời gian và theo mối quan hệ tỷ lệ thuận trong đường cong thu nhập thì tiền gửi có kỳ hạn thanh toán càng dài sẽ tạo ra mức lãi càng cao cho người gửi tiền. Ví dụ, tài khoản NOW và tài khoản tiết kiệm đều có thể được rút tiền ngay lập tức, và do đó lãi suất đối với loại này là thấp nhất.
Quy mô và mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lãi suất tiền gửi. Ví dụ, các ngân hàng ở Newyork, London nhờ vào quy mô lớn và sức mạnh tài chính nên có thể thu hút tiền gửi ở mức lãi suất bình quân thấp nhất, trong khi lãi suất thông báo ở các ngân hàng khác thường cao hơn. Những yếu tố quan trọng là triết lý về Marketing và mục tiêu của việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng nào quyết định chọn mục tiêu là cạnh tranh giành tiền gửi sẽ luôn luôn đặt ra mức lãi suất cao hơn để kéo khách hàng khỏi các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại khi ngân hàng muốn hạn chế quy mô của một loại hình tiền gửi nào đó, ngân hàng sẽ hạ lãi suất công bố thấp hơn mức lãi suất các đối thủ cạnh tranh đưa ra.
Hiện nay, hầu hết các nhà quản lý ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong việc định giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi- nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng. Một mặt, ngân hàng phải trả một mức lãi suất đủ lớn để thu hút và duy trì sự ổn định trong lượng tiền gửi của khách hàng. Mặt khác, ngân hàng phải cố gắng hạn chế việc trả lãi suất quá cao vì điều này sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Các nhà quản lý ngân hàng thường phải lựa chọn giữa hai mục tiêu tăng trưởng và khả năng sinh lời. Trả lãi suất cao hơn cho các khoản tiền gửi và các nguồn vốn khác giúp cho ngân hàng tăng trưởng nhanh hơn, nhưng lại có thể khiến cho lợi nhuận của ngân hàng giảm. Vì vậy nghiên cứu các phương pháp định giá tiền gửi là rất cần thiết, có nhiều mô hình định giá tiền gửi, chủ yếu gồm : Định giá theo chi phí- thu nhập; Định giá xâm nhập thị trường; Định giá có điều kiện; Định giá mục tiêu trọng điểm và Định giá theo quan hệ với khách hàng.
1.1.1.1. Định giá tiền gửi theo phương pháp tổng hợp chi phí- thu nhập
Mỗi dịch vụ liên quan tới tiền gửi thường được định giá sao cho khoản thu đủ bù đắp tất cả hay phần lớn chi phí cho việc cung cấp dịch vụ đó. Giá của các dịch vụ này được xác định theo công thức tổng hợp chi phí- thu nhập như sau:
Giá khách hàng phải trả cho một đơn vị dịch vụ tiền gửi = Chi phí hoạt động cho một đơn vị dịch vụ tiền gửi + Chi phí quản lý chung dự tính phân bổ cho bộ phận nhận tiền gửi + Định mức lợi nhuận từ một đơn vị dịch vụ tiền gửi
Việc định giá theo phương pháp này đòi hỏi ngân hàng phải tính toán chính xác chi phí cho mỗi dịch vụ tiền gửi, khuyến khích các ngân hàng đặt giá sát hơn với chi phí.
1.1.1.2. Định giá xâm nhập thị trường:
Xâm nhập thị trường là một phương pháp định giá không nhấn mạnh tới vấn đề lợi nhuận, ít nhất là trong ngắn hạn. ý tưởng ở đây là nâng cao lãi suất , thường là cao hơn hẳn mặt bằng lãi suất thị trường hay thu phí dịch vụ thấp hơn mức phí thị trường để có thể thu hút được nhiều khách hàng. Ngân hàng hy vọng rằng sự gia tăng nhanh chóng tiền gửi và những khoản tín dụng sẽ bù đắp một phần sự giảm sút trong lợi nhuận cận biên. Với chiến lược này, ngân hàng muốn tối đa hoá thị phần trong một thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng.
1.1.1.3. Định giá có điều kiện (Thiết lập bảng giá đối với các nhóm khách hàng gửi tiền)
Theo phương pháp này, khách hàng sẽ phải trả một khoản lệ phí rất nhỏ thậm chí là không phải trả lệ phí nếu số dư tiền gửi bình quân của họ cao hơn một mức nhất định hay khách hàng sẽ phải trả một lệ phí cao hơn nếu số dư tài khoản trung bình thấp hơn mức giới hạn. Do đó mức giá dịch vụ mà khách hàng phải trả phụ thuộc vào việc họ sử dụng tiền gửi như thế nào
Giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi thay đổi trên cơ sở một hay một số những yếu tố sau:
-Số lần giao dịch thực hiện qua tài khoản
-Số dư tài khoản trung bình trong một thời kỳ nhất định
-Kỳ hạn của tiền gửi theo ngày, tuần, hay tháng.
1.1.1.4. Định giá nhằm mục tiêu trọng điểm:
Mỗi ngân hàng đều xây dựng mục tiêu trọng điểm trong chiến lược hoạt động. Mục tiêu trọng điểm có thể gắn với lợi thế và duy trì lợi thế so sánh của ngân hàng. Định giá nhằm mục tiêu trọng điểm là xác định giá mang lại lợi thế so sánh cho khách hàng qua đó ngân hàng mong muốn thu hút các cá nhân và doanh nghiệp gửi tiền. Ví dụ: mục tiêu trọng điểm của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là phục vụ xuất nhập khẩu, do đó phí dịch vụ hay giá mua bán ngoại tệ thường ở mức thấp so với nhiều ngân hàng khác.
Ngày nay, trên các thị trường tiền gửi, sức cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cùng với việc ngày càng nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp định giá mục tiêu trọng điểm và phương pháp định giá có điều kiện đã khiến cho khách hàng có được thông tin tốt hơn và nhạy cảm hơn với giá tìm được cho mình sao cho có lợi nhất.
1.1.1.5. Định giá tiền gửi trên cơ sở mối quan hệ tổng thể với khách hàng.
Với ý tưởng tranh thủ những khách hàng tôt nhất, ngân hàng đã tiến hành định giá tiền gửi theo số lượng dịch vụ mà khách hàng sử dụng. Những khách hàng sử dụng từ hai dịch vụ trở lên có thể phải chịu lệ phí ở mức thấp, thậm chí không phải trả lệ phí, còn những khách hàng chỉ có quan hệ hạn chế với ngân hàng sẽ phải trả lệ phí cao hơn. Nhà quản lý cho rằng việc sử dụng nhiều các dịch vụ sẽ làm tăng sự phụ thuộc của khách hàng vào ngân hàng và điều này sẽ khiến khách hàng khó rời bỏ ngân hàng để tìm một ngân hàng khác. Bởi vậy, ít nhất là trên lý thuyết, chính sách định giá trên cơ sở quan hệ sẽ tạo sự trung thành của khách hàng và làm cho họ kém nhạy cảm hơn với lãi suất tiền gửi của đối thủ cạnh tranh.
Trong các phương pháp định giá trên, phương pháp định giá phổ biến nhất hiện nay là lập bảng định giá hay định giá có điều kiện, theo đó phí dịch vụ phụ thuộc vào mức độ sử dụng từng loại dịch vụ tiền gửi. Phương pháp này cho phép khách hàng dễ dàng lựa chọn kế hoạch tiền gửi để tối thiểu hoá chi phí, qua đó ngân hàng cũng nhận được các thông tin về thói quen sử dụng tiền của khách hàng.
Lãi suất cho vay:
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và truyền thống của ngân hàng. Khi cạnh tranh trên thị trường cho vay càng cao, ngân hàng càng phải cố gằng duy trì giá của các khoản tín dụng tại mức hợp lý, phù hợp với mặt bằng chung của thị trường tài chính. Trong một thị trường có tính cạnh tranh cao, ngân hàng chỉ có thể đóng vai trò là người chấp nhận giá, ngân hàng không thể là người đặt giá. Cùng với quá trình tự do hoá hoạt động ngân hàng tại nhiều quốc gia, sự gia tăng trong cạnh tranh đã thu hẹp đáng kể khả năng sinh lời của ngân hàng từ các nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay. Chính vì vậy, việc định giá chính xác các khoản cho vay ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
Lãi suất cho vay là tỷ lệ số tiền lãi so với số tiền gốc khách hàng vay phải trả cho ngân hàng thương mại.
Lãi suất cho vay = Lãi suất tiền gửi + Chi phí nghiệp vụ Ngân hàng
Nhiều yếu tố cần được xem xét khi định giá những khoản cho vay bao gồm:
ã Phí tổn lãi suất trực tiếp của các quỹ
ã Chi phí quản lý ngân hàng
ã Các chi phí để kiếm và điều hành khoản cho vay. Chi phí này phụ thuộc quy mô của khoản cho vay, số lãi suấtượng điều tra tín dụng cần thực hiện, chi phí bảo quản và duy trì sự kiểm soát vật cầm cố và chi phí để thu nợ.
ã Rủi ro tín dụng ( vỡ nợ ) của khoản cho vay.
ã Rủi ro đáo hạn ( lãi suất ) của khoản cho vay.
ã Mức lãi có thể chấp nhận đối với người vay từ nguồn vốn cạnh tranh, bao gồm người cho vay và các thị trường trái phiếu và thương phiếu.
ã Toàn bộ mối liên hệ giữa ngân hàng và người vay, điều này bao gồm lãi suất thu được ở số dư tiền gửi của người vay cũng như các chi phí nảy sinh trong việc thực hiện các dịch vụ như chi trả séc và thâu ngân các khoản được ký thác cho người vay.
ã Lợi tức có thể thu được nhờ các nguồn đầu tư khác.
ã Lợi tức chia cho vốn cổ phần.
Ngân hàng định lãi suất cho tất cả các loại hình cho vay, bao gồm :
1.1.2.1. Lãi suất cho vay kinh doanh:
Lãi suất áp dụng cho các hoạt động kinh doanh thường là thấp nhất trong số tất cả các mức lãi cho vay của ngân hàng, đặc biệt là các lãi suất cho vay ngắn hạn.
Các phương pháp định giá:
Phương pháp định giá tổng hợp chi phí:
Theo phương pháp này, ta có :
3.3. Một số kiến nghị :
3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành
-Nghiên cứu ban hành luật cạnh tranh và luật chống độc quyền để loại bỏ những tác động tiêu cực của cạnh tranh không lành mạnh.
-Cần có cơ chế lãi suất riêng đối với các đối tượng cho vay chính sách.
-Thực hiện phối hợp đồng bộ giữa NHNN và Bộ Tài chính nhằm tạo sự thống nhất giữa hai chính sách kinh tế cơ bản của nhà nước là chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá để có thể ổn định được thị trường lãi suất nếu có những cú sốc bất lợi khi thực hiện cho vay theo lãi suất thoả thuận.
3.3.2. Đối với NHNN:
Củng cố và phát triển hoạt động thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng
để NHNN có thể điều tiết được thị trường tiền tệ bằng các công cụ gián tiếp, cơ chế giám sát đủ mạnh để hạn chế rủi ro.
-Cần tiến tới kết hợp với việc cải tiến cơ chế tỷ giá, sao cho tỷ giá phản ánh đúng các yếu tố cung cầu thị trường hơn nữa.
-Rà soát và điều chỉnh hệ thống văn bản pháp quy cho phù hợp với cơ chế lãi suất mới.
-Có hệ thống thông tin kết nối với hệ thống NHTM có thị phần lớn và có khả năng chi phối hoạt động thị trường tiền tệ để nắm bắt kịp thời nguyên nhân biến động bất thường của lãi suất trên thị trường, qua đó có giải pháp điều tiết kịp thời và thích hợp.
-Cần ban hành một cơ chế quản lý việc cho vay theo lãi suất thoả thuận, cơ chế này cần thông thoáng, nhưng lại rất chặt chẽ, không can thiệp sâu vào tính tự chủ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, nhưng cũng không buông lỏng quản lý để các TCTD dùng lãi suất làm công cụ cạnh tranh không đúng pháp luật. Có chế tài đối với các TCTD phá vỡ mặt bằng lãi suất tín dụng.
3.3.3. Đối với các NHTM:
-Cần có các biện pháp đẩy mạnh sự phát triển và phối hợp hoạt động trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường hối đoái, thị trường chứng khoán. Nếu phát triển được các thị trường này và có sự phối hợp chặt chẽ thì chính sách cho vay theo lãi suất thoả thuận sẽ thành công với các ý nghĩa:
+Sự biến động lãi suất sẽ được giảm thiểu bởi sự biến động tương tác chu chuyển vốn giữa các thị trường.
+ý muốn tác động tới lãi suất của NHNN và những tác động chính sách cần thiết khác sẽ có cơ chế thuận lơị để đi vào nền kinh tế.
-Cần xây dựng một chiến lược phát triển cạnh tranh lành mạnh, không bị lao vào những cuộc chiến về lãi suất ngắn hạn, vừa ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tốn sức lực, tiền của của ngân hàng.
-Cần xây dựng bộ phận quản lý vốn khả dụng, nhằm đảm bảo việc xác định chính xác cung cầu vốn trên thị trường, qua đó xác
-Nâng cao vai trò của Hiệp hội Ngân hàng nhằm phối hợp và thống nhất hoạt động giữa các NHTM.
Contents
Lời mở đầu 1
Chương I 3
Những vấn đề chung về lãi suất cho vay của NHTM 3
1.1. Lãi suất Ngân hàng 3
Lãi suất tiền gửi: 3
1.1.1.1. Định giá tiền gửi theo phương pháp tổng hợp chi phí- thu nhập 6
1.1.1.2. Định giá xâm nhập thị trường: 6
1.1.1.3. Định giá có điều kiện (Thiết lập bảng giá đối với các nhóm khách hàng gửi tiền) 6
1.1.1.4. Định giá nhằm mục tiêu trọng điểm: 7
1.1.1.5. Định giá tiền gửi trên cơ sở mối quan hệ tổng thể với khách hàng. 7
Với ý tưởng tranh thủ những khách hàng tôt nhất, ngân hàng đã tiến hành định giá tiền gửi theo số lượng dịch vụ mà khách hàng sử dụng. Những khách hàng sử dụng từ hai dịch vụ trở lên có thể phải chịu lệ phí ở mức thấp, thậm chí không phải trả lệ phí, còn những khách hàng chỉ có quan hệ hạn chế với ngân hàng sẽ phải trả lệ phí cao hơn. Nhà quản lý cho rằng việc sử dụng nhiều các dịch vụ sẽ làm tăng sự phụ thuộc của khách hàng vào ngân hàng và điều này sẽ khiến khách hàng khó rời bỏ ngân hàng để tìm một ngân hàng khác. Bởi vậy, ít nhất là trên lý thuyết, chính sách định giá trên cơ sở quan hệ sẽ tạo sự trung thành của khách hàng và làm cho họ kém nhạy cảm hơn với lãi suất tiền gửi của đối thủ cạnh tranh. 7
Lãi suất cho vay: 8
1.1.2.1. Lãi suất cho vay kinh doanh: 9
1.1.2.2. Lãi suất cho vay tiêu dùng: 11
1.1.2.3. Lãi suất cho vay bất động sản 12
Lãi suất cho vay liên ngân hàng: 12
1.2. Cơ chế lãi suất cho vay của ngân hàng: 13
1.2.1. Lãi suất cố định: 13
1.2.2. Lãi suất thả nổi: 14
1.2.3.Khung lãi suất ( lãi suất cơ bản) 15
1.3. Lãi suất cho vay thoả thuận 15
1.3.1. Cơ sở khoa học, thực tiễn của lãi suất thỏa thuận 16
1.3.2. Tác động tích cực và tính tất yếu của việc thay đổi cơ chế lãi suất theo hướng thị trường: 19
1.3.2.1. Tác động ảnh hưởng tích cực 19
1.3.2.2.Tác động ảnh hưởng tiêu cực: 21
1.3.2.3. Tính tất yếu: 21
1.3.2.3.1. ý nghĩa thực sự của lãi suất tín dụng: 21
1.3.2.3.1.1.ý nghĩa thương mại 21
1.3.2.3.1.2. ý nghĩa xã hội: 22
1.3.2.3.1.3. ý nghĩa thực tiễn 23
1.3.2.3.2.Thực hiện chính sách lãi suất trong thời gian qua: 24
1.3.2.3.2.1. Thời kỳ bao cấp: 24
1.3.2.3.2.2. Trong thời kỳ đổi mới: 24
1.3.2.3.3. Thực hiện lãi suất cho vay thỏa thuận bằng VNĐ: 25
1.3.2.3.3.1. Xuất phát từ thực tế: 25
1.3.2.3.3.2. Các yếu tố khách quan 26
1.4. Yêu cầu và điều kiện áp dụng lãi suất thả nổi trong hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam. 28
Xét về điều kiện kinh tế vĩ mô: 29
1.4.2. Xét về các điều kiện tiên quyết trong khu vực tài chính: 29
Chương 2 33
Thực trạng áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận bằng VNĐ tại các NHTM nói chung và tại Sở Giao dịch I- NHCT Việt Nam. 33
2.1. Khái quát về Sở Giao dịch I- Ngân hàng Công Thương Việt Nam.(SGD I- NHCTVN). 33
2.1.1. Khái quát về bộ máy tổ chức của SGD I- NHCTVN 33
2.1.1.2.1. Nghĩa vụ 34
2.1.1.2.2. Quyền hạn 34
2.1.1.3. Tổ chức bộ máy điều hành của SGD I- NHCTVN 35
2.1.1.3.2. Nhiệm vụ các phòng ban: 36
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I- NHCTVN 39
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn 39
2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn: 41
2.2. Diễn biến lãi suất ở Việt Nam từ trước tới nay: 44
2.2.1. Giai đoạn từ 6/1992 đến cuối 1995: 44
2.2.2. Giai đoạn từ 1996- đến tháng 7/2000: 44
2.2.3. Giai đoạn từ 5/8/2000 đến nay: 45
2.3. Việc thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tại SGD I 46
2.3.1. Các văn bản hướng dẫn về cơ chế lãi suất cho vay: 46
2.3.2.Tình hình thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận : 49
Chương 3 : 52
Một số giải pháp áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tại các NHTM Việt Nam 52
3.1. Điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay: 52
3.1.1. Những khó khăn và thách thức chung tác động đến SGD I- NHCTVN 52
3.1.2. Định hướng, mục tiêu của SGD I- NHCTVN với quá trình thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận: 53
3.2. Những giải pháp : 54
3.2.1.Giải pháp đối với SGD I – NHCTVN: 54
3.2.2.Giải pháp đối với NHNN: 56
3.3. Một số kiến nghị : 61
3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành 61
3.3.2. Đối với NHNN: 61
3.3.3. Đối với các NHTM: 62
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lời mở đầu
Lãi suất là giá cả của tiền tệ, là công cụ điều hành kinh tế vĩ mô. lãi suất tác động đến cung- cầu vốn thị trường, tạo động lực kích thích tiết kiệm, phân bổ các nguồn vốn tài chính, chống lạm phát thông qua kích thích hay hạn chế đầu tư.
Thực tiễn hoạt động ngân hàng trong thời kỳ mới vừa qua cho thấy lãi suất vừa là tín hiệu thị trường hết sức quan trọng để điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời lại là công cụ trong tay Ngân hàng Nhà nước để điều chỉnh các luồng vốn và khối lượng tiền nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã hoạch định và điều hành chính sách lãi suất một cách chủ động, nới lỏng dần sự kiểm soát lãi suất theo hướng tự do hoá, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội. Đối với Việt Nam hiện nay, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu. Sự di chuyển vốn giữa các quốc gia là tự do, lãi suất hoàn toàn được xác định theo quan hệ cung cầu, giá vốn vì vậy cũng phải được tự do hoá, mà Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó.
Từ chỗ lãi suất được quy định các mức cụ thể, thứ đến là quy định sàn lãi suất tiền gửi, trần lãi suất cho vay, rồi tự do hoá hầu hết lãi suất tiền gửi, chỉ khống chế trần lãi suất cho vay. Từ tháng 8/ 2000, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng lãi suất cơ bản, và đến tháng 6/ 2002 là cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận, một bước tiến quan trọng trong tiến trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm chú ý thường xuyên của nhiều người, nhiều ngành, đặc biệt là ngành Ngân hàng. Là một sinh viên khoa Ngân hàng- Tài chính, em mong muốn được nghiên cứu vấn đề này để được hiểu sâu về cơ chế lãi suất ngân hàng mà hiện nay là cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận đang được áp dụng cho hệ thống các NHTM Việt Nam. Vì vậy tên luận văn em thực hiện là : “Giải pháp áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tại các NHTM Việt Nam” (cụ thể tại Sở Giao dịch I- Ngân hàng Công Thương Việt Nam).
Bố cục của luận văn:
Lời mở đầu
Nội dung của luận văn được chia ra 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về lãi suất cho vay của NHTM
Chương 2: Thực trạng áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tại SGD I
Chương 3: Giải pháp áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận bằng VNĐ
Kết luận
Do sự hạn chế về kiến thức nên luận văn không thể không có những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô giáo khoa Ngân hàng- Tài chính, đặc biệt là thầy giáo Đặng Ngọc Đức, các cán bộ SGD I- NHCT VN để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I
Những vấn đề chung về lãi suất cho vay của NHTM
1.1. Lãi suất Ngân hàng
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế như huy động tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, thanh toán,... ngân hàng mua nguyên liệu và bán sản phẩm thông qua giá: Giá đó chính là lãi suất và các khoản phí khác. Với tư cách là trung gian tài chính, ngân hàng phải trả giá cho khách về phần lớn nguồn tiền mà ngân hàng huy động được cấu thành chi phí của ngân hàng và ngược lại khách hàng cũng phải trả giá cho các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp- cấu thành thu nhập của ngân hàng.
Lãi suất tiền gửi:
Tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng, là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận. Lãi suất tiền gửi là lãi suất hiện tại tính trên tài khoản tiền gửi được niêm yết tại tất cả các chi nhánh của ngân hàng. Lãi suất tiền gửi là lãi suất danh nghĩa, là lãi suất không tính đến tác động của lạm phát, hay nói cách khác lãi là lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng, hay các giấy tờ có giá.
Lãi suất tiền gửi = Lãi suất cơ bản + Tỷ lệ lạm phát
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư.
Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại hình tiền gửi khác nhau, có thể phân loại như sau:
Tiền gửi giao dịch ( tiền gửi thanh toán ): bao gồm
Đ Tiền gửi giao dịch không hưởng lãi
Đ Tiền gửi giao dịch hưởng lãi :
-Tài khoản NOW- negotiable order of withdrawal- tài khoản lệnh rút tiền có thể thương lượng.
-Tài khoản tiền gửi trên thị trường tiền tệ (MMDA): là tài khoản tiền gửi có thời hạn ngắn, có thể là vài ngày, vài tuần hay vài tháng. Lãi suất của loại này cao nhất trong 3 loại tiền gửi giao dịch không hưởng lãi.
-Tài khoản Super NOW (SNOW) : là tài khoản có thể được phát sec thường xuyên nên lãi suất của SNOW thấp hơn của MMDA.
Tiền gửi phi giao dịch ( tiền gửi tiết kiệm):
Lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này cao hơn nhiều so với tiền gửi giao dịch.
Các loại tiền gửi có các mức lãi suất khác nhau, và được tuân theo nguyên tắc :
ã Lãi suất bình quân thực dương, tương quan về an toàn và sinh lợi với các hoạt động đầu tư khác như mua vàng, bất động sản, chứng khoán;
ã Lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất cho vay với cùng kỳ hạn;
ã Lãi suất tỷ lệ thuận với kì hạn;
ã Lãi suất tỷ lệ thuận với quy mô;
ã Lãi suất tỷ lệ nghịch với tính thanh khoản;
ã Lãi suất tỷ lệ thuận với khả năng sử dụng của tiền gửi;
ã Lãi suất tỷ lệ nghịch với độ an toàn của ngân hàng và các tiện ích mà ngân hàng cung cấp.
Mỗi loại tiền gửi nói trên đều mang một mức lãi suất khác nhau. Nói chung, theo lý thuyết giá trị của tiền theo thời gian và theo mối quan hệ tỷ lệ thuận trong đường cong thu nhập thì tiền gửi có kỳ hạn thanh toán càng dài sẽ tạo ra mức lãi càng cao cho người gửi tiền. Ví dụ, tài khoản NOW và tài khoản tiết kiệm đều có thể được rút tiền ngay lập tức, và do đó lãi suất đối với loại này là thấp nhất.
Quy mô và mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lãi suất tiền gửi. Ví dụ, các ngân hàng ở Newyork, London nhờ vào quy mô lớn và sức mạnh tài chính nên có thể thu hút tiền gửi ở mức lãi suất bình quân thấp nhất, trong khi lãi suất thông báo ở các ngân hàng khác thường cao hơn. Những yếu tố quan trọng là triết lý về Marketing và mục tiêu của việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng nào quyết định chọn mục tiêu là cạnh tranh giành tiền gửi sẽ luôn luôn đặt ra mức lãi suất cao hơn để kéo khách hàng khỏi các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại khi ngân hàng muốn hạn chế quy mô của một loại hình tiền gửi nào đó, ngân hàng sẽ hạ lãi suất công bố thấp hơn mức lãi suất các đối thủ cạnh tranh đưa ra.
Hiện nay, hầu hết các nhà quản lý ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong việc định giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi- nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng. Một mặt, ngân hàng phải trả một mức lãi suất đủ lớn để thu hút và duy trì sự ổn định trong lượng tiền gửi của khách hàng. Mặt khác, ngân hàng phải cố gắng hạn chế việc trả lãi suất quá cao vì điều này sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Các nhà quản lý ngân hàng thường phải lựa chọn giữa hai mục tiêu tăng trưởng và khả năng sinh lời. Trả lãi suất cao hơn cho các khoản tiền gửi và các nguồn vốn khác giúp cho ngân hàng tăng trưởng nhanh hơn, nhưng lại có thể khiến cho lợi nhuận của ngân hàng giảm. Vì vậy nghiên cứu các phương pháp định giá tiền gửi là rất cần thiết, có nhiều mô hình định giá tiền gửi, chủ yếu gồm : Định giá theo chi phí- thu nhập; Định giá xâm nhập thị trường; Định giá có điều kiện; Định giá mục tiêu trọng điểm và Định giá theo quan hệ với khách hàng.
1.1.1.1. Định giá tiền gửi theo phương pháp tổng hợp chi phí- thu nhập
Mỗi dịch vụ liên quan tới tiền gửi thường được định giá sao cho khoản thu đủ bù đắp tất cả hay phần lớn chi phí cho việc cung cấp dịch vụ đó. Giá của các dịch vụ này được xác định theo công thức tổng hợp chi phí- thu nhập như sau:
Giá khách hàng phải trả cho một đơn vị dịch vụ tiền gửi = Chi phí hoạt động cho một đơn vị dịch vụ tiền gửi + Chi phí quản lý chung dự tính phân bổ cho bộ phận nhận tiền gửi + Định mức lợi nhuận từ một đơn vị dịch vụ tiền gửi
Việc định giá theo phương pháp này đòi hỏi ngân hàng phải tính toán chính xác chi phí cho mỗi dịch vụ tiền gửi, khuyến khích các ngân hàng đặt giá sát hơn với chi phí.
1.1.1.2. Định giá xâm nhập thị trường:
Xâm nhập thị trường là một phương pháp định giá không nhấn mạnh tới vấn đề lợi nhuận, ít nhất là trong ngắn hạn. ý tưởng ở đây là nâng cao lãi suất , thường là cao hơn hẳn mặt bằng lãi suất thị trường hay thu phí dịch vụ thấp hơn mức phí thị trường để có thể thu hút được nhiều khách hàng. Ngân hàng hy vọng rằng sự gia tăng nhanh chóng tiền gửi và những khoản tín dụng sẽ bù đắp một phần sự giảm sút trong lợi nhuận cận biên. Với chiến lược này, ngân hàng muốn tối đa hoá thị phần trong một thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng.
1.1.1.3. Định giá có điều kiện (Thiết lập bảng giá đối với các nhóm khách hàng gửi tiền)
Theo phương pháp này, khách hàng sẽ phải trả một khoản lệ phí rất nhỏ thậm chí là không phải trả lệ phí nếu số dư tiền gửi bình quân của họ cao hơn một mức nhất định hay khách hàng sẽ phải trả một lệ phí cao hơn nếu số dư tài khoản trung bình thấp hơn mức giới hạn. Do đó mức giá dịch vụ mà khách hàng phải trả phụ thuộc vào việc họ sử dụng tiền gửi như thế nào
Giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi thay đổi trên cơ sở một hay một số những yếu tố sau:
-Số lần giao dịch thực hiện qua tài khoản
-Số dư tài khoản trung bình trong một thời kỳ nhất định
-Kỳ hạn của tiền gửi theo ngày, tuần, hay tháng.
1.1.1.4. Định giá nhằm mục tiêu trọng điểm:
Mỗi ngân hàng đều xây dựng mục tiêu trọng điểm trong chiến lược hoạt động. Mục tiêu trọng điểm có thể gắn với lợi thế và duy trì lợi thế so sánh của ngân hàng. Định giá nhằm mục tiêu trọng điểm là xác định giá mang lại lợi thế so sánh cho khách hàng qua đó ngân hàng mong muốn thu hút các cá nhân và doanh nghiệp gửi tiền. Ví dụ: mục tiêu trọng điểm của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là phục vụ xuất nhập khẩu, do đó phí dịch vụ hay giá mua bán ngoại tệ thường ở mức thấp so với nhiều ngân hàng khác.
Ngày nay, trên các thị trường tiền gửi, sức cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cùng với việc ngày càng nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp định giá mục tiêu trọng điểm và phương pháp định giá có điều kiện đã khiến cho khách hàng có được thông tin tốt hơn và nhạy cảm hơn với giá tìm được cho mình sao cho có lợi nhất.
1.1.1.5. Định giá tiền gửi trên cơ sở mối quan hệ tổng thể với khách hàng.
Với ý tưởng tranh thủ những khách hàng tôt nhất, ngân hàng đã tiến hành định giá tiền gửi theo số lượng dịch vụ mà khách hàng sử dụng. Những khách hàng sử dụng từ hai dịch vụ trở lên có thể phải chịu lệ phí ở mức thấp, thậm chí không phải trả lệ phí, còn những khách hàng chỉ có quan hệ hạn chế với ngân hàng sẽ phải trả lệ phí cao hơn. Nhà quản lý cho rằng việc sử dụng nhiều các dịch vụ sẽ làm tăng sự phụ thuộc của khách hàng vào ngân hàng và điều này sẽ khiến khách hàng khó rời bỏ ngân hàng để tìm một ngân hàng khác. Bởi vậy, ít nhất là trên lý thuyết, chính sách định giá trên cơ sở quan hệ sẽ tạo sự trung thành của khách hàng và làm cho họ kém nhạy cảm hơn với lãi suất tiền gửi của đối thủ cạnh tranh.
Trong các phương pháp định giá trên, phương pháp định giá phổ biến nhất hiện nay là lập bảng định giá hay định giá có điều kiện, theo đó phí dịch vụ phụ thuộc vào mức độ sử dụng từng loại dịch vụ tiền gửi. Phương pháp này cho phép khách hàng dễ dàng lựa chọn kế hoạch tiền gửi để tối thiểu hoá chi phí, qua đó ngân hàng cũng nhận được các thông tin về thói quen sử dụng tiền của khách hàng.
Lãi suất cho vay:
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và truyền thống của ngân hàng. Khi cạnh tranh trên thị trường cho vay càng cao, ngân hàng càng phải cố gằng duy trì giá của các khoản tín dụng tại mức hợp lý, phù hợp với mặt bằng chung của thị trường tài chính. Trong một thị trường có tính cạnh tranh cao, ngân hàng chỉ có thể đóng vai trò là người chấp nhận giá, ngân hàng không thể là người đặt giá. Cùng với quá trình tự do hoá hoạt động ngân hàng tại nhiều quốc gia, sự gia tăng trong cạnh tranh đã thu hẹp đáng kể khả năng sinh lời của ngân hàng từ các nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay. Chính vì vậy, việc định giá chính xác các khoản cho vay ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
Lãi suất cho vay là tỷ lệ số tiền lãi so với số tiền gốc khách hàng vay phải trả cho ngân hàng thương mại.
Lãi suất cho vay = Lãi suất tiền gửi + Chi phí nghiệp vụ Ngân hàng
Nhiều yếu tố cần được xem xét khi định giá những khoản cho vay bao gồm:
ã Phí tổn lãi suất trực tiếp của các quỹ
ã Chi phí quản lý ngân hàng
ã Các chi phí để kiếm và điều hành khoản cho vay. Chi phí này phụ thuộc quy mô của khoản cho vay, số lãi suấtượng điều tra tín dụng cần thực hiện, chi phí bảo quản và duy trì sự kiểm soát vật cầm cố và chi phí để thu nợ.
ã Rủi ro tín dụng ( vỡ nợ ) của khoản cho vay.
ã Rủi ro đáo hạn ( lãi suất ) của khoản cho vay.
ã Mức lãi có thể chấp nhận đối với người vay từ nguồn vốn cạnh tranh, bao gồm người cho vay và các thị trường trái phiếu và thương phiếu.
ã Toàn bộ mối liên hệ giữa ngân hàng và người vay, điều này bao gồm lãi suất thu được ở số dư tiền gửi của người vay cũng như các chi phí nảy sinh trong việc thực hiện các dịch vụ như chi trả séc và thâu ngân các khoản được ký thác cho người vay.
ã Lợi tức có thể thu được nhờ các nguồn đầu tư khác.
ã Lợi tức chia cho vốn cổ phần.
Ngân hàng định lãi suất cho tất cả các loại hình cho vay, bao gồm :
1.1.2.1. Lãi suất cho vay kinh doanh:
Lãi suất áp dụng cho các hoạt động kinh doanh thường là thấp nhất trong số tất cả các mức lãi cho vay của ngân hàng, đặc biệt là các lãi suất cho vay ngắn hạn.
Các phương pháp định giá:
Phương pháp định giá tổng hợp chi phí:
Theo phương pháp này, ta có :
3.3. Một số kiến nghị :
3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành
-Nghiên cứu ban hành luật cạnh tranh và luật chống độc quyền để loại bỏ những tác động tiêu cực của cạnh tranh không lành mạnh.
-Cần có cơ chế lãi suất riêng đối với các đối tượng cho vay chính sách.
-Thực hiện phối hợp đồng bộ giữa NHNN và Bộ Tài chính nhằm tạo sự thống nhất giữa hai chính sách kinh tế cơ bản của nhà nước là chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá để có thể ổn định được thị trường lãi suất nếu có những cú sốc bất lợi khi thực hiện cho vay theo lãi suất thoả thuận.
3.3.2. Đối với NHNN:
Củng cố và phát triển hoạt động thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng
để NHNN có thể điều tiết được thị trường tiền tệ bằng các công cụ gián tiếp, cơ chế giám sát đủ mạnh để hạn chế rủi ro.
-Cần tiến tới kết hợp với việc cải tiến cơ chế tỷ giá, sao cho tỷ giá phản ánh đúng các yếu tố cung cầu thị trường hơn nữa.
-Rà soát và điều chỉnh hệ thống văn bản pháp quy cho phù hợp với cơ chế lãi suất mới.
-Có hệ thống thông tin kết nối với hệ thống NHTM có thị phần lớn và có khả năng chi phối hoạt động thị trường tiền tệ để nắm bắt kịp thời nguyên nhân biến động bất thường của lãi suất trên thị trường, qua đó có giải pháp điều tiết kịp thời và thích hợp.
-Cần ban hành một cơ chế quản lý việc cho vay theo lãi suất thoả thuận, cơ chế này cần thông thoáng, nhưng lại rất chặt chẽ, không can thiệp sâu vào tính tự chủ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, nhưng cũng không buông lỏng quản lý để các TCTD dùng lãi suất làm công cụ cạnh tranh không đúng pháp luật. Có chế tài đối với các TCTD phá vỡ mặt bằng lãi suất tín dụng.
3.3.3. Đối với các NHTM:
-Cần có các biện pháp đẩy mạnh sự phát triển và phối hợp hoạt động trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường hối đoái, thị trường chứng khoán. Nếu phát triển được các thị trường này và có sự phối hợp chặt chẽ thì chính sách cho vay theo lãi suất thoả thuận sẽ thành công với các ý nghĩa:
+Sự biến động lãi suất sẽ được giảm thiểu bởi sự biến động tương tác chu chuyển vốn giữa các thị trường.
+ý muốn tác động tới lãi suất của NHNN và những tác động chính sách cần thiết khác sẽ có cơ chế thuận lơị để đi vào nền kinh tế.
-Cần xây dựng một chiến lược phát triển cạnh tranh lành mạnh, không bị lao vào những cuộc chiến về lãi suất ngắn hạn, vừa ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tốn sức lực, tiền của của ngân hàng.
-Cần xây dựng bộ phận quản lý vốn khả dụng, nhằm đảm bảo việc xác định chính xác cung cầu vốn trên thị trường, qua đó xác
-Nâng cao vai trò của Hiệp hội Ngân hàng nhằm phối hợp và thống nhất hoạt động giữa các NHTM.
Contents
Lời mở đầu 1
Chương I 3
Những vấn đề chung về lãi suất cho vay của NHTM 3
1.1. Lãi suất Ngân hàng 3
Lãi suất tiền gửi: 3
1.1.1.1. Định giá tiền gửi theo phương pháp tổng hợp chi phí- thu nhập 6
1.1.1.2. Định giá xâm nhập thị trường: 6
1.1.1.3. Định giá có điều kiện (Thiết lập bảng giá đối với các nhóm khách hàng gửi tiền) 6
1.1.1.4. Định giá nhằm mục tiêu trọng điểm: 7
1.1.1.5. Định giá tiền gửi trên cơ sở mối quan hệ tổng thể với khách hàng. 7
Với ý tưởng tranh thủ những khách hàng tôt nhất, ngân hàng đã tiến hành định giá tiền gửi theo số lượng dịch vụ mà khách hàng sử dụng. Những khách hàng sử dụng từ hai dịch vụ trở lên có thể phải chịu lệ phí ở mức thấp, thậm chí không phải trả lệ phí, còn những khách hàng chỉ có quan hệ hạn chế với ngân hàng sẽ phải trả lệ phí cao hơn. Nhà quản lý cho rằng việc sử dụng nhiều các dịch vụ sẽ làm tăng sự phụ thuộc của khách hàng vào ngân hàng và điều này sẽ khiến khách hàng khó rời bỏ ngân hàng để tìm một ngân hàng khác. Bởi vậy, ít nhất là trên lý thuyết, chính sách định giá trên cơ sở quan hệ sẽ tạo sự trung thành của khách hàng và làm cho họ kém nhạy cảm hơn với lãi suất tiền gửi của đối thủ cạnh tranh. 7
Lãi suất cho vay: 8
1.1.2.1. Lãi suất cho vay kinh doanh: 9
1.1.2.2. Lãi suất cho vay tiêu dùng: 11
1.1.2.3. Lãi suất cho vay bất động sản 12
Lãi suất cho vay liên ngân hàng: 12
1.2. Cơ chế lãi suất cho vay của ngân hàng: 13
1.2.1. Lãi suất cố định: 13
1.2.2. Lãi suất thả nổi: 14
1.2.3.Khung lãi suất ( lãi suất cơ bản) 15
1.3. Lãi suất cho vay thoả thuận 15
1.3.1. Cơ sở khoa học, thực tiễn của lãi suất thỏa thuận 16
1.3.2. Tác động tích cực và tính tất yếu của việc thay đổi cơ chế lãi suất theo hướng thị trường: 19
1.3.2.1. Tác động ảnh hưởng tích cực 19
1.3.2.2.Tác động ảnh hưởng tiêu cực: 21
1.3.2.3. Tính tất yếu: 21
1.3.2.3.1. ý nghĩa thực sự của lãi suất tín dụng: 21
1.3.2.3.1.1.ý nghĩa thương mại 21
1.3.2.3.1.2. ý nghĩa xã hội: 22
1.3.2.3.1.3. ý nghĩa thực tiễn 23
1.3.2.3.2.Thực hiện chính sách lãi suất trong thời gian qua: 24
1.3.2.3.2.1. Thời kỳ bao cấp: 24
1.3.2.3.2.2. Trong thời kỳ đổi mới: 24
1.3.2.3.3. Thực hiện lãi suất cho vay thỏa thuận bằng VNĐ: 25
1.3.2.3.3.1. Xuất phát từ thực tế: 25
1.3.2.3.3.2. Các yếu tố khách quan 26
1.4. Yêu cầu và điều kiện áp dụng lãi suất thả nổi trong hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam. 28
Xét về điều kiện kinh tế vĩ mô: 29
1.4.2. Xét về các điều kiện tiên quyết trong khu vực tài chính: 29
Chương 2 33
Thực trạng áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận bằng VNĐ tại các NHTM nói chung và tại Sở Giao dịch I- NHCT Việt Nam. 33
2.1. Khái quát về Sở Giao dịch I- Ngân hàng Công Thương Việt Nam.(SGD I- NHCTVN). 33
2.1.1. Khái quát về bộ máy tổ chức của SGD I- NHCTVN 33
2.1.1.2.1. Nghĩa vụ 34
2.1.1.2.2. Quyền hạn 34
2.1.1.3. Tổ chức bộ máy điều hành của SGD I- NHCTVN 35
2.1.1.3.2. Nhiệm vụ các phòng ban: 36
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I- NHCTVN 39
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn 39
2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn: 41
2.2. Diễn biến lãi suất ở Việt Nam từ trước tới nay: 44
2.2.1. Giai đoạn từ 6/1992 đến cuối 1995: 44
2.2.2. Giai đoạn từ 1996- đến tháng 7/2000: 44
2.2.3. Giai đoạn từ 5/8/2000 đến nay: 45
2.3. Việc thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tại SGD I 46
2.3.1. Các văn bản hướng dẫn về cơ chế lãi suất cho vay: 46
2.3.2.Tình hình thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận : 49
Chương 3 : 52
Một số giải pháp áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tại các NHTM Việt Nam 52
3.1. Điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay: 52
3.1.1. Những khó khăn và thách thức chung tác động đến SGD I- NHCTVN 52
3.1.2. Định hướng, mục tiêu của SGD I- NHCTVN với quá trình thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận: 53
3.2. Những giải pháp : 54
3.2.1.Giải pháp đối với SGD I – NHCTVN: 54
3.2.2.Giải pháp đối với NHNN: 56
3.3. Một số kiến nghị : 61
3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành 61
3.3.2. Đối với NHNN: 61
3.3.3. Đối với các NHTM: 62
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: