Berwynne

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Giải pháp Marketing – Mix cho sản phẩm của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội xuất khẩu vào thị trường Mỹ
LỜI MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình phát triển chung của đất nước, Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội (Seaprodex Hà Nội) cũng đang trên đà đổi mới và đi lên nhanh chóng. Từ khi được tách ra khỏi Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (Seaprodex Việt Nam) và hoạt động dưới hình thức một công ty cổ phần thì công ty đã đạt được kết quả bước đầu như: sản lượng thuỷ sản xuất khẩu ngày càng tăng, tạo được uy tín và niềm tin với khách hàng tại một số thị trường chính như Nhật Bản, EU. Bên cạnh đó công ty cũng xúc tiến việc tìm kiếm và mở rộng thêm những thị trường mới như : Hàn Quốc, Nam Phi, Nga...Tuy nhiên công ty cũng gặp phải một số khó khăn, rào cản khi xuất khẩu sang một số thị trường trọng điểm trong đó có thị trường Mỹ. Cũng như một số công ty khác trong toàn ngành thuỷ sản Việt Nam, năm 2005 sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của công ty đã bị Mỹ xem xét áp dụng mức thuế chống bán phá giá. Vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của công ty sang thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này. Do phải chịu một mức thuế cao hơn nên sản phẩm của công ty không có tính cạnh tranh cao tại thị trường Mỹ và hầu như công ty không (hay ít) xuất sang thị trường này trong hai năm trở lại đây. Thị trường thuỷ sản Mỹ là một thị trường lớn, sức tiêu thụ cao nên việc bị loại bỏ khỏi thị trường này là một khó khăn lớn trong quá trình phát triển của công ty trong tương lai. Việc tìm cách tháo gỡ khó khăn trên là một vấn đề cấp thiết của công ty hiện nay. Với mong muốn góp một phần công sức của mình trong việc cải thiện tình hình xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ nên tui đã chọn đề tài “Giải pháp Marketing – Mix cho sản phẩm của công ty Cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội xuất khẩu vào thị trường Mỹ”
2- Mục đích nghiên cứu
Với phạm vi và nội dung của đề tài này, tui muốn gợi mở một số biện pháp nhằm tìm kiếm cơ hội giúp sản phẩm của công ty có thể xâm nhập và đứng vững tại thị trường Mỹ trong thời gian sắp tới.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.
- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ trong vòng 5 năm trở lại đây (2001-2005).
4- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, duy vật biện chứng.
Ngoài phần mở đầu, danh mục các bảng biểu và các chữ viết tắt thì kết cấu đề tài gồm có 3 phần chính sau:
Chương 1: Thị trường thuỷ sản Mỹ
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của công ty Seaprodex Hà Nội vào thị trường Mỹ
Chương 3: Giải pháp Marketing – Mix cho sản phẩm của công ty Seaprodex Hà Nội vào xuất khẩu vào thị trường Mỹ








Chương 1
THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN MỸ

1.1. Tổng quan về thị trường Mỹ
1.1.1. Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, với tổng diện tích là 9.631.418 km2, chiếm 6,2 diện tích toàn cầu và dân số là 295,7 triệu người (năm 2005). Mỹ là một nước liên bang với 50 bang trong đó có 48 bang nằm liền kề với nhau trong phần lục địa Bắc Mỹ và hai bang nằm bên ngoài là Alaska và Hawai. Kể từ giữa thế kỷ XIX nước Mỹ đã có những bước tiến vượt bậc trong việc phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, trở thành cường quốc kinh tế số một của thế giới. Hiện nay và trong nhiều thập kỷ nữa Mỹ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 2005, GDP của Mỹ ước đạt xấp xỉ 12,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 28% tổng GDP của toàn thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt trung bình 4,2%/năm. Thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ năm 2005 đạt 42.000 USD.
Mỹ là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thờì cũng là một trong ba nước thành viên sáng lập ra Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Mỹ đã có quan hệ buôn bán với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 20005 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ ước đạt 2.570 tỷ USD bằng 20% GDP. các bạn hàng lớn và quan trọng của Mỹ là Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Mêhicô....
Nền kinh tế của Mỹ rất mạnh và đóng vai trò chi phối nền kinh tế thế giới trong nhiều lĩnh vực quan trọng như: tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, y tế, giáo dục...Tuy nhiên, hiện nay mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ vào mậu dịch quốc tế ngày càng tăng thể hiện trong cán cân thương mại với các nước khác. Năm 2005, thâm hụt cán cân thương mại hàng hoá quốc tế của Mỹ là 716,7 triệu USD tăng 17,5% so với năm 2004 và chủ yếu là do thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc. Trong những năm tới ưu tiên trong chính sách ngoại thương của Mỹ là tăng cường việc khai phá và mở rộng những thị trường xuất nhập khẩu mới tiềm năng, trong đó có Việt Nam.
Có thể nới với sự đa dạng về chủng tộc của dân Mỹ, thu nhập bình quân đầu người cao, sức mua lớn và tâm lý thích tiêu dùng của người dân thì Mỹ trở thành một thị trường lớn cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ; tạo nên sức hút mạnh mẽ từ các nước xuất khâu trên toàn thế giới.
1.1.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ
Việt Nam và Mỹ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994 Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12/7/1995.Tháng 12 năm 2ô1 hiệp định thương mại song phương giữa hai nước (BTA) bắt đầu có hiệu lực. Gần đây nhất, ngày 20/12/2006 Tổng thống Bush đã ký luật thiết lập quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTA) với Việt Nam. Đây được coi là một mốc son quan trọng trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Song song với quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã không ngừng phát triển trong thời gian vừa qua. Kim ngạch thương mại hàng hoá hai chiều giữa hai nước đã tăng tử 220 triệu USD năm 1994 lên 9,5 tỷ USD vào năm 2006.
Hiện nay Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 40 của Mỹ. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng vọt từ khoảng 1 tỷ USD năm 2001 lên 8,5 tỷ USD năm 2006. Nếu tính riêng về xuất khẩu thì hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 35 vào thị trường Mỹ.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm qua chủ yếu gồm: dệt may, giày dép, đồ gỗ, thuỷ sản, nông sản...
1.2. Khái quát về ngành thuỷ sản Mỹ
Mỹ là một trong những quốc gia có nguồn lợi thuỷ hải sản rất phong phú vàđa dạng. Nhờ vào hệ thống quản lý khoa học và hiện đại của nhà nước đối với các nguồn lợi trên mà ngành thuỷ sản Mỹ cũng rất phát triển. Mỹ tập trung vào khai thác và nuôi trồng các loại thuỷ hải sản có giá trị cao, mang lại lợi nhuận lớn và rất được ưa chuộng tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Xu hướng trong những năm tới của ngành thuỷ sản Mỹ là hạn chế hoạt động đánh bắt đồng thời tăng cường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản đang ngày càng cạn kiệt như hiện nay.
1.2.1. Hoạt động khai thác thuỷ sản
Mỹ là nước có đường bờ biển dài tiếp giáp với hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương với trữ lượng thuỷ hải sản rất phong phú. Bên cạnh đó với sự trợ giúp của khoa học kĩ thuật hiện đại nên hoạt động khai thác thuỷ sản của Mỹ diễn ra rất sôi động và đạt năng suất cao. Các sản phẩm đánh bắt chủ yếu là cá và tôm.
Hạm tàu cá của Mỹ được phân bố hợp lý ở cả 3 tuyến ven bờ, xa bờ và viễn dương, được trang bị máy móc hiện đại tối tân với đội ngũ thợ thuyền và thuỷ thủ tay nghề cao. Hạm tàu cá của Mỹ có trên 30000 tàu với tổng trọng tải đăng ký trên 1,6 triệu tấn. Trong các sản phẩm cá khai thác thì cá Hồi là một trong những mặt hàng đem lai doanh thu cao nhất. Mỹ là nước đứng thứ hau thế giới về sản lượng cũng như giá trị khai thác cá Hồi chỉ sau Nhật Bản. Sản lượng khai thác chủ yếu tập trung ở hai loài là: cá Hồi bắc Thái Bình Dương và cá Hồi Đỏ Thái Bình Dương.
Hoạt động khai thác tôm cũng diễn ra sôi động không kém với đội tàu đánh bắt xa bờ rất hiện đại. Sản phẩm khai thác chủ yếu là tôm he nâu và tôm he bạc. Tôm hùm là nguồn lợi quý hiếm của Mỹ và được bảo vệ đặc biệt. Mỹ là nước khai thác tôm hùm lớn thứ hai trên thế giới sau Canada. Hoạt động khai thác tôm hùm của Mỹ chủ yếu diễn ra ở vùng biển phía đông Đại Tây Dương. Từ năm 1980 trở lại đây sản lượng khai thác tôm hùm của Mỹ liên tục tăng, chiếm 68% sản lượng tôm hùm khai thác của thế giới. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản của Mỹ chiếm 6% tổng sản lượng của thế giới, đứng thứ 5 sau các nước Trung Quốc, Pêru, Chi lê, Nhật Bản. Trong những năm gần đây sản lượng khai thác thuỷ sản nói chung của Mỹ có xu hướng giảm dần do chính sách hạn chế của Nhà nước nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ hải sản và môi trường biển.
1.2.2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
Mỹ là một trong 10 nước có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất thế giới. Nuôi trồng thuỷ sản ở Mỹ rất chú trọng vấn đề chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Thời gian tới Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách nuôi trồng thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái và không chú trọng tới việc tăng sản lượng. Trong vòng 10 năm từ 1990 đến 1999 sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của Mỹ chỉ tăng có 1,3 lần (từ 350000 tấn lên 460000 tấn).
Bảng 1.1: Sản lượng nuôi trồng của ngành thuỷ sản Mỹ
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Sản lượng (1000 tấn) 460 468 479 497 544 558 563
Giá trị (triệu USD) 798 887 935 866 806 786 779
Nguồn: CFA ( Casfish Farmers of America) - Hiệp hội Cá nheo Mỹ (2006)
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của Mỹ tập trung chủ yếu vào một số loài có nhu cầu cao trên thế giới như cá nheo (chiếm trên 60% sản lượng nuôi trồng), cá hồi (12%), tôm nước ngọt (7%), nhuyễn thể hai mảnh vỏ (ngao, vẹm, hàu) chiếm khoảng 5%, các loài thuỷ sản khác chỉ chiếm khoảng 15%. Trong những năm tới, các nhà nuôi trồng thuỷ sản Mỹ sẽ tập trung vào sản xuất, nuôi trồng các loại sản phẩm sạch đang rất được ưa chuộng hiện nay.
1.2.3. Hoạt động chế biến thuỷ sản
Chế biến thuỷ sản là hoạt động quan trọng nhất của ngàng thuỷ sản Mỹ. Mạng lưới các cơ sở chế biến thuỷ sản có mặt ở khắp nơi với tổng số khoảng 1300 cơ sở. Các cơ sở này đều được trang bị máy móc rất hiện đại với năng lực vào khoảng 740000 tấn thuỷ sản mỗi năm. Ngành chế biến thuỷ sản Mỹ vừa là để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước vừa để xuất khẩu. Do người tiêu dùng Mỹ ưa dùng các sản phẩm tinh chế và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nên các cơ sở chế biến thuỷ sản chú trọng áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất. Các sản phẩm chế biến chủ yếu bao gồm: sản phẩm tươi và đông lạnh, thuỷ sản đóng hộp và các sản phẩm phi thực phẩm (sản phẩm kỹ thuật).
1.3. Tình hình nhập khẩu hàng thuỷ sản của Mỹ
1.3.1. Tình hình tiêu thụ một số loại sản phẩm thuỷ sản chính tại Mỹ
- Tôm: là mặt hàng thuỷ sản được ưa thích nhất tại Mỹ và có khối lượng tiêu thụ rất lớn và cao hơn hẳn so với các loại thuỷ sản khác. Trong khi đó khả năng nuôi trồng và khai thác tôm tự nhiên của Mỹ là rất thấp. Vì vậy, trong nhiều năm qua nguồn cung cấp tôm chủ yếu cho thị trường Mỹ chủ yếu là hàng nhập khẩu. Mỗi năm Mỹ nhập khẩu tôm trị giá gần 4 tỷ USD chiếm khoảng 88% lượng tôm tiêu thụ tại Mỹ và chiếm 37% giá trị nhập khẩu tất cả các loại thuỷ sản.
- Cá ngừ: thị trường Mỹ hàng năm tiêu thụ khoảng 1/3 trong tổng số 2,2 tỷ hộp cá ngừ được bán ra trên toàn thế giới. Cá ngừ hộp không đắt và dễ chế biến nên tiêu thụ rất mạnh. Tuy nhiên, gần đây người tiêu dùng Mỹ ngày càng ưa thích cá ngừ tươi sống hơn.
- Cá hồi, cua biển và một số loại thuỷ sản khác: cá hồi, cua biển là hai loại thuỷ sản cao cấp có giá trị cao và tiêu thụ ổn định trên thị trường Mỹ. Cá da trơn, cua ghẹ, trai sò... ngày càng tiêu thụ mạnh.

- Các thành phần quan trọng mà một trang web hướng về xuất khẩu cần có như: giới thiệu về công ty (about us), giới thiệu về sản phẩm (Product Page), phần liên hệ ( contact us), danh bạ các đơn vị thành viên trực thuộc...
Công ty Seapeodex Hà Nội cũng đã xây dựng được trang web riêng của mình tại địa chỉ: . Tuy nhiên trang web này vẫn còn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và còn nhiều hạn chế bất cập như:
- Thiếu tính chuyên nghiệp cao thể hiện ở giao diên trang web chưa thực sự sinh động, màu phông nền không đẹp, thiếu hình ảnh minh hoạ.
- Thiếu nhiều thông tin như: thông tin về thị trường, định hướng phát triển trong tương lai và khách hàng không thể đặt hàng hay giao dịch trực tiếp với công ty qua trang web mà vẫn phải đến trực tiếp tại công ty.
Trước thực tế trên có thể đưa ra một số kiến nghị, biện pháp nhằm cải thiện tình hình, tăng tính hiệu quả của trang web của công ty như:
- Luôn cập nhật các thông tin mà khách hàng quan tâm lên trang web (có thể cập nhật từng ngày hay theo tuần tuỳ theo mức độ cần thiết của thông tin.
- Thiết kế lại giao diện của trang web cho sinh động, cho thêm nhiều hinh ảnh minh hoạ, giới thiệu về công ty.
- Đăng ký từ khoá trên các trang tìm kiếm lớn như Google hay Yahoo...
- Quan trọng hơn cả là phần “Liên hệ” hay Contact cần được đầu tư hơn, trả lời nhanh chóng, kịp thời mọi thắc mắc cũng như ý kiến của khách hàng và người tiêu dùng. Đặc biệt là nên có thêm dịch vụ đặt hàng trước qua trang web sau đó mới đến giao dịch trực tiếp tại công ty như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí về tiền bạc, công sức cho cả hai bên khách hàng và công ty.
3.6.3. Thư điện tủ
Thư điện tử ngày càng trở nên quan trọng trong môi trường kinh doanh như hiện nay vì lợi ích to lớn của nó như: chi phí rẻ, tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn rất nhiều so với viết thư giấy.Khi sử dụng công cụ thư điện tử để giao dịch với các khách hàng Mỹ công ty nên chú ý một số vấn đề sau:
- Công ty không nên dùng hộp thư điện tử không mất tiền như trên mạng Yahoo hay Hotmail...trong giao dịch kinh doanh vì nó sẽ bị đánh giá là thiếu độ tin cậy, thiếu tính chuyên nghiệp.
- Khi viết thư điện tử thì nên chú ý viết ngắn gọn vào ngay vấn đề và chỉ nêu những ý chính, tránh rườm rà gây khó chịu cho người đọc. Đối với các khách hàng Mỹ thì ngôn ngữ bắt buộc là tiếng Anh vì vậy công ty phải cẩn thận trong việc dùng từ, câu chữ tránh phạm phải những lỗi sai về chính tả, cách nói lóng...
Hiện nay, công ty Seaprodex Hà Nội cũng có hòm thư điện tử dùng chung cho cả công ty. Tuy nhiên, để hướng vào đối tượng khách hàng nước ngoài và chủ yếu là giao dich xuất nhập khẩu thì công ty nên mở một hòm thư riêng cho Phòng Xuất nhập khẩu bên cạnh hòm thư chung cho cả công ty. Như vậy, khách hàng muốn mua hay nhập khẩu hàng hoá sẽ liên hệ trực tiếp với phòng xuất, sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.
3.6.4. Thư chào hàng
Đây cũng là một công cụ quảng bá rất quan trọng được nhiều công ty sử dụng, đặc biệt là các công ty xuất nhập khẩu. Người Mỹ rất quý và tiết kiệm thời gian nên thư chào hàng phải ngắn gon, xúc tích. Thông thường một lá thư chào hàng chỉ nên gồm 4 đoạn chính là:
- Đoạn mở đầu: đây là đoạn quan trọng nhất vì nó toát lên được mục đích của thư và thu hút được sự chú ý, kích thích sự tò mò muốn đọc tiếp của khách hàng.
- Đoạn 2: phát triển sự quan tâm của khách hàng với sản phẩm của công ty.
- Đoạn 3: thuyết phục khách hàng mua hàng
- Đoạn 4: khuyến khích và hướng dẫn cho khách hàng mua hàng hay liên hệ với công ty.


KẾT LUẬN

Thị trường Mỹ luôn là một thị trường tiêu dùng lớn và hấp dẫn nhất thế giới. Thị trường Mỹ tuy hấp dẫn nhưng rất khó tính trong tiêu dùng và luôn ẩn chứa nhiều thách thức, rủi ro đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói riêng. Công ty Cổ phần XNK thuỷ sản Hà Nội – Seaprodex Hà Nội là một công ty lớn, có tiềm năng mở rộng và phát triển. Và muốn mở rộng và phát triển nhanh thì cách tốt nhất là thâm nhập các thị trường lớn như thị trường Mỹ. Nếu đã thâm nhập được vào thị trường này và được người tiêu dùng ở đây chấp nhận thì sẽ là bàn đạp tốt để công ty hướng ra các thị trường khác cũng như thị trường toàn cầu. Mặc dù hiện tại công ty còn gặp phải một số khó khăn, thách thức song tui tin rằng với những chiến lược, định hướng phát triển cụ thể dành riêng cho thị trường này sẽ giũp công ty tìm ra cách giải bài toán “thị trường Mỹ” một cách tốt nhất. Trên đây là một số kiến nghị, giải pháp mang tính khách quan của bản thân tui nhằm góp phần khởi động và thúc đẩy trở lại hoạt động xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ trong tương lai. Việc thực hiện và áp dụng các biện pháp này còn phụ thuộc vào một số các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhằm tìm ra cách làm tốt nhất.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN MỸ 3
1.1. Tổng quan về thị trường Mỹ 3
1.1.1. Khái quát về nền kinh tế Mỹ 3
1.1.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ 4
1.2. Khái quát về ngành thuỷ sản Mỹ 5
1.2.1. Hoạt động khai thác thuỷ sản 5
1.2.2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản 6
1.2.3. Hoạt động chế biến thuỷ sản 7
1.3. Tình hình nhập khẩu hàng thuỷ sản của Mỹ 7
1.3.1. Tình hình tiêu thụ một số loại sản phẩm thuỷ sản chính tại Mỹ 7
1.3.2. Sản lượng nhập khẩu 8
1.3.3. Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu 10
1.3.4. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 12
1.4. Kênh phân phối hàng thuỷ sản trên thị trường Mỹ 14
1.4.1. Kênh bán buôn 14
1.5.2. Kênh bán lẻ 15
Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY SEPRODEX HÀ NỘI VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 17
2.1. Tổng quan về công ty Seaprodex Hà Nội 17
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 17
2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý 19
2.1.3. Nguồn lực: 19
2.1.3.1. Vốn và cơ cấu vốn: 19
2.1.3.2. Lao động: 21
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 21
2.1.4.1. Doanh thu 21
2.1.4.2. Lợi nhuận: 22
2.1.4.3. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu 23
2.1.5. Hoạt động Marketing-Mix 24
2.2. Môi trường Marketing tại thị trường Mỹ 29
2.2.1. Môi trường kinh tế 29
2.2.1.1. Thông tin kinh tế chung 29
2.2.1.2. Hệ thống tiêu thụ 30
2.2.1.2 Mức tiêu thụ 31
2.2.2. Môi trường luật pháp 31
1.2.2.1. Hàng rào thuế quan 31
1.2.2.2. Hàng rào phi thuế quan 33
2.3. Tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty vào thị trường Mỹ 35
2.3.1.Tình hình xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 35
2.3.1.1. Kết quả 36
2.3.1.2. Thuận lợi 38
2.3.1.3. Khó khăn 38
2.3.2.Tình hình xuất khẩu của Seaprodex Hà Nội vào thị trường Mỹ 41
2.3.2.1. Kết quả 41
2.3.2.2. Thuận lợi 42
2.3.2.3. Khó khăn 42
Chương 3: GIẢI PHÁP MARKETING-MIX CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SEAPRODEX HÀ NỘI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 44
3.1. Sở thích và xu hướng tiêu dùng hàng thuỷ sản của người dân Mỹ 44
3.2. Chiến lược của công ty Seaprodex Hà Nội xuất khẩu vào Mỹ 45
3.3. Chiến lược sản phẩm xuất khẩu 45
3.3.1. Quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của Mỹ 48
3.3.2. Thiết kế bao bì và nhãn mác sản phẩm phù hợp với yêu cầu của Mỹ 50
3.4. Chiến lược giá xuất khẩu 50
3.4.1. Các phương pháp tính giá xuất khẩu 50
3.4.2. Các biện pháp điều tiết giá xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong điều kiện bị áp thuế chống bán phá giá 52
3.5. Chiến lược phân phối tại thị trường Mỹ 53
3.6. Chiến lược xúc tiến vào thị trường Mỹ 55
3.6.1. Tham gia các hội chợ thuỷ sản quốc tế 55
3.6.2. Quảng cáo qua trang Web của công ty 59
3.6.3. Thư điện tủ 60
3.6.4. Thư chào hàng 61
KẾT LUẬN 62

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix của Công ty TNHH Jollibee Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp của hoạt động marketing mix tại công ty TNHH tã giấy diana Luận văn Kinh tế 0
K Đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Marketing trong kinh doanh dịch vụ tại công ty V.M .I Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top