Taylor

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

Lời mở đầu

Trước xu thế mở cửa nền kinh tế đón nhận những văn minh văn hoá, khoa học kỹ thuật từ bên ngoài, trước xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, nhu cầu phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam ngày càng lớn. Nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao hoạt động đầu tư ngày càng nhiều trong đó chủ yếu là đầu tư theo dự án. Cụ thể, hầu hết các dự án đầu tư lớn nhỏ tại Việt Nam trong những năm gần đây đều đầu tư theo dự án. Tuy nhiên thực trạng hoạt đông đầu tư theo dự án vẫn còn tràn lan, dàn trải, chưa hiệu quả gây lãng phí nguồn tài chính quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của các dự án trong sự phát triển kinh tế của quốc gia nói chung và lợi ích của doanh nghiệp nói riêng cụ thể tại đơn vị tui thực tập là công ty công trình giao thông 874 (thuộc tổng 8- bộ giao thông vận tải) tui đã lựa chọn đề tài “ nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty công trình giao thông 874” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Tại công ty xây dựng công trình giao thông 874 các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hầu hết đầu tư theo các dự án.Việc đầu tư theo dự án có hiệu quả quyết định phần lớn sự thành bại của công ty. Do đó mà thẩm định tài chính dự án là công việc hết sức quan trọng đối với công ty. Tuy đã được chú trọng song do tính phức tạp riêng có mà công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty còn gặp nhiều bất cập. Sau thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty tui đã nhận thấy được tầm quan trọng của công việc thẩm định tài chính dự án do đó tui đã chọn đề tài “nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty” với mong muốn đóng góp một phần công sức của mình vào sự thành công của công ty. Thông qua đề tài này tui cũng muốn áp dụng những kiến thức đã được học trên giảng đường đại học vào thực tế để nâng cao kỹ năng của mình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu các dự án đầu tư mà công ty xây dựng công trình giao thông 874 thực hiện trong những năm gần đây và tiến hành phân tích một dự án điển hình: Dự án nâng cấp mở rộng QL 32A, QL 32B, QL 37 đoạn Cổ Tiết- Thu Cúc- Mường Tơi- Gia Phù( Phú Thọ) đoạn Km108- Km118.
Phương pháp nghiên cứu đề tài: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh cùng với việc sử dụng các số liệu thực tế minh hoạ, đồng thời có sự tham khảo các tài liệu liên quan đến lĩnh vực tài chính.
Kết cấu của đề tài: ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 phần:
Phần I : Những vấn đề cơ bản về dự án và thẩm định tài chính dự án của doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty xây dựng công trình giao thông 874.
Phần III: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty xây dựng công trình giao thông 874.
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 DỰ ÁN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm dự án
Doanh nghiệp là một thực thể của xã hội. Giống như những thực thể khác trong xã hội, doanh nghiệp có những hoạt động riêng để tự tồn tại và phát triển. Có nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp.Doanh nghiệp có thể hiểu là chủ thể kinh tế độc lập hay là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Theo luật doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp có thể thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ trên thị trường. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu.
Để thực hiện được mục tiêu đó doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động. Những hoạt động đó có thể là hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động cung ứng các dịch vụ và hoạt động đầu tư. Trong đó đầu tư là một hoạt động vô cùng quan trọng của bất kỳ tổ chức nào trong nền kinh tế. Có thể hiểu một cách đơn giản đầu tư là hoạt động bỏ vốn với hy vọng đạt được lợi ích tài chính, kinh tế xã hội trong tương lai. Muốn đạt được mục tiêu là tối đa hóa giá trị của mình, doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động đầu tư. Lấy ví dụ về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp: doanh nghiệp mới thành lập thường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mua trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Đối với những doanh nghiệp đã thành lập, có thể bỏ vốn xây dựng mới cơ sở hạ tầng, đổi mới dây truyền công nghệ, phát triển sản phẩm mới.
Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư, các hoạt động đầu tư đều được thực hiện theo dự án. Vậy dự án là gì? Theo WORLD BANK (ngân hàng thế giới) dự án là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí có liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong thời gian nhất định. Theo từ điển về quản lý dự án AFNOR, dự án là hoạt động đặc thù tạo nên một thực thể mới một cách có phương pháp với các nguồn lực đã định. Theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ về đầu tư và xây dựng, dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hay duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
Một cách tổng quát nhất, dự án được hiểu là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai ý tưởng đã đặt ra(mục tiêu nhất định) với nguồn lực và thời gian xác định.
Mỗi doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và lựa chọn dự án cho riêng mình. Việc tìm kiếm dự án phụ thuộc vào mục tiêu, lĩnh vực kinh doanh và khả năng tìm kiếm của doanh nghiệp. Trong các dự án tìm kiếm được doanh nghiệp sẽ lựa chọn đầu tư vào dự án đem lại lợi ích lớn nhất, không chỉ dừng lại ở lợi ích kinh tế mà cả lợi ích xã hội. Như vậy có thể thấy dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý, các tổ chức tài chính, nhà nước và các đối tượng có liên quan khác.
1.1.2 Vai trò của dự án
Trong nền kinh tế hiện đại, nhu cầu đầu tư, nhu cầu phát triển ngày càng tăng. Nhu cầu đó được đặt trong môi trường cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Nguồn lực ngày càng khan hiếm, thời gian và thông tin trở thành những thước đo của sự thành công. Để không lãng phí nguồn lực và chắc chắn sẽ thành công, người ta thường đầu tư theo dự án. Vì hầu hết các dự án đều được thẩm định trước khi được triển khai nên đầu tư theo dự án sẽ giảm thiểu rủi ro cho chủ đầu tư. Dự án giúp chủ đầu tư quản lý vốn, vật tư, lao động trong quá trình thực hiện đầu tư một cách dễ dàng hơn. Không chỉ có vậy, hoạt động đầu tư theo dự án còn làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển kinh tế ngân hàng nên đơn giản hóa các thủ tục cho vay đặc biệt đối với những khách hành quen thuộc, ngân hàng đã nắm bắt rõ những thông tin về họ. Thực tế cho thấy thủ tục vay vốn của các doanh nghiệp còn phức tạp, doanh nghiệp thường phải mất nhiều thời gian mới có thể vay được vốn ngân hàng. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến thời gian thi công dự án.
3.3.2 Đối với cơ quan cấp trên
Đối với các cơ quan cấp trên như tổng công ty xây dựng 8, bộ giao thông vận tải hay một số đơn vị khác nên tạo điều kiện thuận lợi hoạt động cho công ty. Ví dụ như tổng công ty xây dựng 8 có thể giảm khoản trích nộp về tổng công ty, tăng số lượng các dự án giao cho công ty xây dựng công trình giao thông 874 và một số các hoạt động khác.


Bảng tính khấu hao

Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Quý IV/2002
Quý I/2003
Quý II/2003
Quý III/2003
Quý IV/2003
Quý I/2004
Quý II/2004
Quý III/2004
Quý IV/2004
1
Khấu hao
454.62
240.16
24.61
259.86
318.26
8,022.64
111.37
126.33
68.03
Bảng dòng tiền dự báo cho dự án

Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Quý IV/2002
Quý I/2003
Quý II/2003
Quý III/2003
Quý IV/2003
Quý I/2004
Quý II/2004
Quý III/2004
Quý IV/2004
1
Doanh thu
3,393.00
4,353.00
0.00
2,355.00
2,019.00
0.00
0.00
0.00
1,233.00
2
Chi phí vật liệu
1,598.06
844.20
1,567.81
913.44
1,118.73
282.01
391.47
444.09
239.12
3
Chi phí nhân công
297.75
157.29
292.11
170.19
208.44
52.54
72.94
82.74
44.55
4
Chi phí khác
54.14
54.14
54.14
54.14
54.14
54.14
54.14
54.14
54.14
5
Khấu hao
454.62
240.16
24.61
259.86
318.26
8,022.64
111.37
126.33
68.03
6
EBIT
988.43
3,057.21
-1,938.66
957.37
319.43
-8,411.34
-629.92
-707.30
827.16
7
Lãi vay
72.00
53.70
30.23
30.23
17.53
6.65
6.65
6.65
6.65
8
EBT
916.43
3,003.50
-1,968.90
927.14
301.89
-8,417.99
-636.57
-713.95
820.51
9
Lợi nhuận sau thuế
659.83
2,162.52
-1,417.61
667.54
217.36
-6,060.95
-458.33
-514.05
590.76
10
Trả trước tiền Vật liệu
470.02
603.00
0.00
326.23
279.68
0.00
0.00
0.00
170.80
11
Khấu hao
454.62
240.16
24.61
259.86
318.26
8,022.64
111.37
126.33
68.03
12
Trả gốc
762.30
977.98
0.00
529.09
453.61
0.00
0.00
0.00
277.02
13
Vốn đầu tư ban đầu
-954.58
14
FCF
-132.42
2,027.70
-1,393.00
724.53
361.70
1,961.69
-346.96
-387.71
552.58
15
NPV
2,745.71

Kết luận
“Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án” không phải là chủ đề quá xa lạ. Nó đã được nghiên cứu bởi rất nhiều các nhà kinh tế và trở thành đề tài luận văn tốt nghiệp của nhiều người. Tuy nhiên đối với từng doanh nghiệp khác nhau tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án là khác nhau do đó đây luôn là một chủ đề mới mẻ cho những ai muốn nghiên cứu về thẩm định tài chính dự án. Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu đầu tư càng cao thì tính hiệu quả của các dự án càng lớn, việc thẩm định tài chính dự án phải có chất lượng cao để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Để hoàn thành báo cáo này tui xin chân thành Thank các cán bộ trong công ty công trình giao thông 874 nói chung và các anh chị trong phòng kế hoạch nói riêng đã giúp tui thu thập số liệu, giải thích tận tình những vướng mắc mà tui gặp phải. tui xin đặc biệt Thank thầy giáo hướng dẫn PGS.Ts Nguyễn Hữu Tài đã góp ý và sửa chữa những sai sót do nhận thức còn hạn chế của tôi.
Trên đây là báo cáo chuyên đề. tui hy vọng rằng nó sẽ là tư liệu tốt để tui phát triển thành luận văn tốt nghiệp. Do quá trình nhận thức còn nhiều hạn chế tui xin các quý thầy cô và các bạn trong quá trình tham khảo sẽ chỉ bảo cho tui những phần còn sai sót.
tui xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp Chủ biên PGS.Ts Lưu Thị Hương – NXB Thống kê 2003
2. Giáo trình Thẩm định tài chính dự án Chủ biên PGS.Ts Lưu Thị Hương – NXB Tài chính 2004
3. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chủ biên TS Phan Thu Hà – NXB Thống kê 2004
4. Báo cáo kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính các năm của công ty xây dựng công trình giao thông 874.
5. Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh các năm và phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm tới – Công ty xây dựng công trình giao thông 874.
6. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công dự án nâng cấp mở rộng QL 32A, QL 32B và QL 37 – Công ty tư vấn xây dựng công trình giao thông 2 – 278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.
7. Tập dự toán xây lắp dự án nâng cấp mở rộng QL 32A, QL 32B và QL 37 - Sở giao thông vận tải Phú Thọ - Ban quản lý dự án giao thông Phú Thọ.
8. Hand book on Economics analysis of Investment Operation Tác giả: PedroBelli, Jock Anderson, Howard Barnum, JohnDixon, Jee-PengTan.

Các văn bản pháp luật
1. Nghị định số 52/1999/NĐ – CP ngày 08/07/1999 của chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
2. Nghị định số 12/2000/NĐ – CP ngày 05/05/2000 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ – CP
3. Nghị định số 16/2005/NĐ – CP ngày 07/02/2005 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình.
4. Thông tư số 15/2000/TT – BXD ngày 13/11/2000 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng.

Môc lôc
Lời mở đầu 1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA DOANH NGHIỆP 2
1.1 DỰ ÁN CỦA DOANH NGHIỆP 2
1.1.1 Khái niệm dự án 2
1.1.2 Vai trò của dự án 3
1.1.3 Phân loại dự án 4
1.1.4 Các giai đoạn của dự án 5
1.1.4.1 Xác định dự án 5
1.1.4.2 Phân tích và lập dự án đầu tư 5
1.1.4.3 Duyệt dự án 6
1.1.4.4 Thực hiện dự án 7
1.1.4.5 Nghiệm thu, tổng kết và giải thể 7
1.2 THẨM ĐỊNH DỰ ÁN 7
1.2.1 Khái niệm thẩm định dự án 7
1.2.2 Nội dung thẩm định dự án 8
1.2.2.1 Thẩm định kỹ thuật 8
1.2.2.2 Thẩm định kinh tế xã hội của dự án 8
1.2.2.3 Thẩm định thị trường 9
1.2.2.4 Thẩm định tài chính dự án 9
1.3 THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 9
1.3.1 Khái niệm, mục đích ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án 9
13.2 Nội dung của thẩm định tài chính dự án 10
1.3.2.1 Dự toán vốn đầu tư 10
1.3.2.2 Dự tính các dòng tiền của dự án 12
1.3.2.3 Xác định lãi suất chiết khấu 15
1.3.2.4 Xét các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án 16
1.3.2.5 Đánh giá rủi ro của dự án 19
1.4 Chất lượng thẩm định tài chính dự án 20
1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án 21
1.4.1.1 Sự tuân thủ quy trình thẩm định 21
1.4.1.2 Thời gian và chi phí thẩm định 21
1.4.1.3 Kết quả thẩm định 22
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án 23
1.4.2.1 Các yếu tố chủ quan 23
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 874 25
2.1 TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 874 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý của công ty XD.CTGT 874 27
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 27
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận Tổng công ty 28
2.1.2.3 Quy trình công nghệ 29
2.2 CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 874 32
2.2.1 Tổng hợp các dự án của công ty trong những năm gần đây 32
2.2.2 Công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty 33
2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động thẩm định tài chính dự án tại công ty 38
2.31. Những kết quả đạt được 38
2.3.2 Những hạn chế 39
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 40
PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 874 41
3.1 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 41
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty 42
3.2.1 Đối với lãnh đạo công ty 42
3.2.3 Đối với cán bộ thực hiện thẩm định 42
3.2.3 Nội dung thẩm định 42
3.3 Một số kiến nghị đối với ngân hàng, cơ quan cấp trên. 42
3.3.1 Đối với ngân hàng 42
3.3.2 Đối với cơ quan cấp trên 42
Kết luận 44


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top