tinhyeu_dauchi_noimotloi_bmt
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi Việt Nam là thành viên WTO, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, vẫn còn nhiều khó khăn thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để có thể sánh tầm với thế giới. Đối với hệ thống ngân hàng của nước ta, trong những năm qua đã có nhiều thành tựu quan trọng trong đổi mới, đã trưởng thành và lớn mạnh hơn nhiều so với trước đây, trong đó có Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống,Vietcombank đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng ... thông qua các công ty con và công ty liên doanh. Sau 45 năm hoạt động, Vietcombank đã phát triển thành một ngân hàng đa năng. Trở thành chi nhánh cấp 1 từ cuối năm 2006, sau 2 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (Vietcombank Thăng Long) đã đạt được tiến bộ không ngừng về mọi mặt.
Sau một thời gian thực tập ở Vietcombank Thăng Long, được anh chị cán bộ giúp đỡ, với kiến thức của mình, em đã hoàn thành báo cáo thực tập này. Báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Vietcombank Thăng Long.
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long.
Phần 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long.
NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung về Vietcombank Thăng Long.
1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Từ tháng 5/1955, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, cách mạng chuyển sang giai đoạn mới. Miền Bắc hòa bình tạo điều kiện thuận lợi cho sự thông thương rộng rãi với bên ngoài trên cả các mặt đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Các quan hệ chính trị, ngoại giao, văn hóa, kinh tế giữa nước ta với các nước lần lượt được mở rộng. Trong bối cảnh đó, các hoạt động ngoại hối, tín dụng và thanh toán quốc tế của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng và mang những nội dung mới. Để đáp ứng các yêu cầu mới, bộ máy Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cũng có sự tăng cường về tổ chức và nhân sự. Hàng loạt những nghiệp vụ mới đã đặt ra nhu cầu về tổ chức mới, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại hối. Ngày 20/1/1955, Sở quản lý ngoại hối được thành lập theo Nghị định 443/TTg của Thủ tướng chính phủ, tiền thân của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Sở này là một loại hình ngân hàng đối ngoại vừa ở cấp vĩ mô vừa ở ngân hàng cấp cơ sở, nó thực hiện cơ chế ngân hàng một cấp ngay tại bộ máy của chính Ngân hàng quốc gia Việt Nam Trung ương.
Từ thập kỷ 60 trở đi, tình hình mới đòi hỏi phải có những thay đổi và chuyên môn hóa hơn nữa về mặt tổ chức. Cho đến năm 1960, Việt Nam đã có quan hệ với 141 ngân hàng ở 34 nước. Trong quan hệ đó, nếu nhập cuộc cả hai chức năng quản lý và kinh doanh ngoại tệ vào một đầu mối thì không còn thuận lợi cho việc giải quyết những quan hệ đã ngày càng đa dạng hơn và phức tạp hơn trước nhiều. Tại bộ máy Ngân hàng Nhà nước Trung ương cũng đã đến lúc đặt ra yêu cầu thành lập 1 ngân hàng chuyên nghiệp ngoại hối, có vị trí pháp lý và chức danh giao dịch trên thương trường Việt Nam và quốc tế, thay thế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước. Đó là xu hướng chung của các nước lúc bấy giờ.
Ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương. Theo Quyết định nói trên, Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
+ Tên tiếng Anh:
Bank for Foreign Trade of Vietnam.
+ Tên viết tắt:
Vietcombank.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Nhà nước.
Là ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất ở Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn được biết đến như một ngân hàng đứng đầu về nguồn vốn và có uy tín trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế.
Cho đến nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã phát triển thành một hệ thống gồm 25 chi nhánh trong nước và 29 chi nhánh cấp 2, 1 công ty tài chính và 3 văn phòng thay mặt ở nước ngoài, 1 công ty chứng khoán, 1 công ty thuê mua tài chính, 1 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, góp vốn cổ phần vào 5 doanh nghiệp và 7 ngân hàng, tham gia 3 liên doanh với nước ngoài.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là thành viên Ban Giám đốc Hiệp hội Ngân hàng Châu Á nhiệm kỳ 2000-2002. Đây là lần thứ tư liên tiếp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được bầu và cũng là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam trúng cử vào vị trí danh dự này.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã thiết lập quan hệ đại lý với 1500 ngân hàng tại gần 100 nước trên khắp các châu lục của thế giới; là đại lý chính thức của tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế MoneyGram; là đại lý thanh toán 5 loại thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard, JCB, American Express và Dinners Club đồng thời phát hành 3 loại thẻ: Vietcombank-Visa, Vietcombank-MasterCard và Vietcombank American Express.
Năm 1995, Ngân hàng TMCP Ngoại thương là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được tạp chí AsiaMoney bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam".
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng TMCP Ngoại thương theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Từ năm 1996-2001, sáu năm liên tiếp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được Ngân hàng JP Morgan Chase của Hoa Kỳ tặng giải thưởng "Chất lượng dịch vụ tốt nhất" trong giao dịch thanh toán quốc tế qua hệ thống SWIFT.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương cũng vinh dự được tạp chí The Bankers thuộc tập đoàn tài chính quốc tế Financial Times của Anh Quốc trao tặng danh hiệu "Ngân hàng tốt nhất" năm 2000, 2001, 2002 và 2003.
Năm 2003 nhận giải thưởng "Ngân hàng có chất lượng dịch vụ thanh toán tốt nhất" của The Bank Of New York, "Giải thưởng vàng về quản lý tiền mặt và chất lượng thanh toán toàn cầu" của HSBC chi nhánh Hoa Kỳ và "Giải thưởng Ngân hàng có chất lượng thanh toán Đôla Mỹ tốt nhất" của Deutsche Bank trao tặng năm 2004.
Trong những năm qua, bằng những nỗ lực vượt bậc và được sự ủng hộ của đông đảo khách hàng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã giữ vững là ngân hàng thương mại có mức tăng trưởng vào bậc nhất ở Việt Nam.
Năm 2008, sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với việc chuyển đổi hoạt động sang cơ chế cổ phần. Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần trong việc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2020.
1.2. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long tiền thân là chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy được thành lập ngày 3/3/2003 là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Hà nội.
Đến ngày 18/12/2006, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Ngày 1/8/2007, chi nhánh Thăng Long đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long theo quyết định số 567/QĐ-NHNT-TCCB-ĐT ban hành ngày 11/7/2007 và có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2007. Từ đó đến nay, ngân hàng hoạt động với tên giao dịch chính thức bằng tiếng việt là:
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
Tên giao dịch bằng tiếng Anh:
Bank for Foreign Trade of Việt Nam – Thang Long Branch.
Trụ sở chi nhánh:
Số 98 – Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội.
Vietcombank Thăng Long là một trong những chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam áp dụng hệ thống thông tin hiện đại cung cấp các dịch vụ tự động hóa cao như thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền ATM, thẻ ATM connect 24,... hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và có 2 phòng giao dịch nhằm đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
Mô hình tổ chức hiện tại của Vietcombank Thăng Long là một mô hình hiện đại, bao gồm các phòng ban như: phòng giám đốc, phòng phó giám đốc, phòng kế toán thanh toán và dịch vụ ngân hàng, phòng ngân quỹ, phòng quan hệ khách hàng, phòng hành chính nhân sự, phòng thanh toán quốc tế, tổ kiểm tra nội bộ, .. với hơn 65 cán bộ nhân viên. Việc phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm. Chính vì vậy, có thể khái quát mô hình tổ chức
LỜI KẾT
Năm 2008 khép lại với biết bao sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới, cũng là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Thăng Long, năm 2008 bên cạnh một số hạn chế đã đạt được những thành công nhất định về nhiều mặt và dần khẳng định được vai trò của mình trong khu vực.
Đã bước sang năm 2009, nhìn lại những gì mà chi nhánh Thăng Long đã đạt được cũng như hạn chế, tồn tại, bài học kinh nghiệm, chúng ta có thể tin tưởng rằng, chi nhánh sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt kế hoạch mà Ngân hàng Ngoại thương giao cho, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong năm 2009.
Em xin chân thành Thank các anh chị cán bộ phòng tín dụng tại Vietcombank Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1. Giới thiệu chung về Vietcombank Thăng Long. 2
1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 2
1.2. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long. 6
1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. 7
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long. 9
2.1. Kết quả đạt được. 9
2.2. Hạn chế. 14
2.3. Nguyên nhân. 14
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long. 16
3.1. Định hướng phát triển của Vietcombank Thăng Long trong thời gian tới. 16
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long. 17
3.3. Kiến nghị. 19
LỜI KẾT 21
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi Việt Nam là thành viên WTO, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, vẫn còn nhiều khó khăn thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để có thể sánh tầm với thế giới. Đối với hệ thống ngân hàng của nước ta, trong những năm qua đã có nhiều thành tựu quan trọng trong đổi mới, đã trưởng thành và lớn mạnh hơn nhiều so với trước đây, trong đó có Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống,Vietcombank đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng ... thông qua các công ty con và công ty liên doanh. Sau 45 năm hoạt động, Vietcombank đã phát triển thành một ngân hàng đa năng. Trở thành chi nhánh cấp 1 từ cuối năm 2006, sau 2 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (Vietcombank Thăng Long) đã đạt được tiến bộ không ngừng về mọi mặt.
Sau một thời gian thực tập ở Vietcombank Thăng Long, được anh chị cán bộ giúp đỡ, với kiến thức của mình, em đã hoàn thành báo cáo thực tập này. Báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Vietcombank Thăng Long.
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long.
Phần 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long.
NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung về Vietcombank Thăng Long.
1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Từ tháng 5/1955, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, cách mạng chuyển sang giai đoạn mới. Miền Bắc hòa bình tạo điều kiện thuận lợi cho sự thông thương rộng rãi với bên ngoài trên cả các mặt đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Các quan hệ chính trị, ngoại giao, văn hóa, kinh tế giữa nước ta với các nước lần lượt được mở rộng. Trong bối cảnh đó, các hoạt động ngoại hối, tín dụng và thanh toán quốc tế của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng và mang những nội dung mới. Để đáp ứng các yêu cầu mới, bộ máy Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cũng có sự tăng cường về tổ chức và nhân sự. Hàng loạt những nghiệp vụ mới đã đặt ra nhu cầu về tổ chức mới, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại hối. Ngày 20/1/1955, Sở quản lý ngoại hối được thành lập theo Nghị định 443/TTg của Thủ tướng chính phủ, tiền thân của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Sở này là một loại hình ngân hàng đối ngoại vừa ở cấp vĩ mô vừa ở ngân hàng cấp cơ sở, nó thực hiện cơ chế ngân hàng một cấp ngay tại bộ máy của chính Ngân hàng quốc gia Việt Nam Trung ương.
Từ thập kỷ 60 trở đi, tình hình mới đòi hỏi phải có những thay đổi và chuyên môn hóa hơn nữa về mặt tổ chức. Cho đến năm 1960, Việt Nam đã có quan hệ với 141 ngân hàng ở 34 nước. Trong quan hệ đó, nếu nhập cuộc cả hai chức năng quản lý và kinh doanh ngoại tệ vào một đầu mối thì không còn thuận lợi cho việc giải quyết những quan hệ đã ngày càng đa dạng hơn và phức tạp hơn trước nhiều. Tại bộ máy Ngân hàng Nhà nước Trung ương cũng đã đến lúc đặt ra yêu cầu thành lập 1 ngân hàng chuyên nghiệp ngoại hối, có vị trí pháp lý và chức danh giao dịch trên thương trường Việt Nam và quốc tế, thay thế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước. Đó là xu hướng chung của các nước lúc bấy giờ.
Ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương. Theo Quyết định nói trên, Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
+ Tên tiếng Anh:
Bank for Foreign Trade of Vietnam.
+ Tên viết tắt:
Vietcombank.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Nhà nước.
Là ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất ở Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn được biết đến như một ngân hàng đứng đầu về nguồn vốn và có uy tín trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế.
Cho đến nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã phát triển thành một hệ thống gồm 25 chi nhánh trong nước và 29 chi nhánh cấp 2, 1 công ty tài chính và 3 văn phòng thay mặt ở nước ngoài, 1 công ty chứng khoán, 1 công ty thuê mua tài chính, 1 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, góp vốn cổ phần vào 5 doanh nghiệp và 7 ngân hàng, tham gia 3 liên doanh với nước ngoài.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là thành viên Ban Giám đốc Hiệp hội Ngân hàng Châu Á nhiệm kỳ 2000-2002. Đây là lần thứ tư liên tiếp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được bầu và cũng là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam trúng cử vào vị trí danh dự này.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã thiết lập quan hệ đại lý với 1500 ngân hàng tại gần 100 nước trên khắp các châu lục của thế giới; là đại lý chính thức của tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế MoneyGram; là đại lý thanh toán 5 loại thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard, JCB, American Express và Dinners Club đồng thời phát hành 3 loại thẻ: Vietcombank-Visa, Vietcombank-MasterCard và Vietcombank American Express.
Năm 1995, Ngân hàng TMCP Ngoại thương là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được tạp chí AsiaMoney bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam".
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng TMCP Ngoại thương theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Từ năm 1996-2001, sáu năm liên tiếp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được Ngân hàng JP Morgan Chase của Hoa Kỳ tặng giải thưởng "Chất lượng dịch vụ tốt nhất" trong giao dịch thanh toán quốc tế qua hệ thống SWIFT.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương cũng vinh dự được tạp chí The Bankers thuộc tập đoàn tài chính quốc tế Financial Times của Anh Quốc trao tặng danh hiệu "Ngân hàng tốt nhất" năm 2000, 2001, 2002 và 2003.
Năm 2003 nhận giải thưởng "Ngân hàng có chất lượng dịch vụ thanh toán tốt nhất" của The Bank Of New York, "Giải thưởng vàng về quản lý tiền mặt và chất lượng thanh toán toàn cầu" của HSBC chi nhánh Hoa Kỳ và "Giải thưởng Ngân hàng có chất lượng thanh toán Đôla Mỹ tốt nhất" của Deutsche Bank trao tặng năm 2004.
Trong những năm qua, bằng những nỗ lực vượt bậc và được sự ủng hộ của đông đảo khách hàng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã giữ vững là ngân hàng thương mại có mức tăng trưởng vào bậc nhất ở Việt Nam.
Năm 2008, sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với việc chuyển đổi hoạt động sang cơ chế cổ phần. Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần trong việc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2020.
1.2. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long tiền thân là chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy được thành lập ngày 3/3/2003 là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Hà nội.
Đến ngày 18/12/2006, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Ngày 1/8/2007, chi nhánh Thăng Long đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long theo quyết định số 567/QĐ-NHNT-TCCB-ĐT ban hành ngày 11/7/2007 và có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2007. Từ đó đến nay, ngân hàng hoạt động với tên giao dịch chính thức bằng tiếng việt là:
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
Tên giao dịch bằng tiếng Anh:
Bank for Foreign Trade of Việt Nam – Thang Long Branch.
Trụ sở chi nhánh:
Số 98 – Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội.
Vietcombank Thăng Long là một trong những chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam áp dụng hệ thống thông tin hiện đại cung cấp các dịch vụ tự động hóa cao như thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền ATM, thẻ ATM connect 24,... hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và có 2 phòng giao dịch nhằm đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
Mô hình tổ chức hiện tại của Vietcombank Thăng Long là một mô hình hiện đại, bao gồm các phòng ban như: phòng giám đốc, phòng phó giám đốc, phòng kế toán thanh toán và dịch vụ ngân hàng, phòng ngân quỹ, phòng quan hệ khách hàng, phòng hành chính nhân sự, phòng thanh toán quốc tế, tổ kiểm tra nội bộ, .. với hơn 65 cán bộ nhân viên. Việc phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm. Chính vì vậy, có thể khái quát mô hình tổ chức
LỜI KẾT
Năm 2008 khép lại với biết bao sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới, cũng là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Thăng Long, năm 2008 bên cạnh một số hạn chế đã đạt được những thành công nhất định về nhiều mặt và dần khẳng định được vai trò của mình trong khu vực.
Đã bước sang năm 2009, nhìn lại những gì mà chi nhánh Thăng Long đã đạt được cũng như hạn chế, tồn tại, bài học kinh nghiệm, chúng ta có thể tin tưởng rằng, chi nhánh sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt kế hoạch mà Ngân hàng Ngoại thương giao cho, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong năm 2009.
Em xin chân thành Thank các anh chị cán bộ phòng tín dụng tại Vietcombank Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1. Giới thiệu chung về Vietcombank Thăng Long. 2
1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 2
1.2. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long. 6
1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. 7
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long. 9
2.1. Kết quả đạt được. 9
2.2. Hạn chế. 14
2.3. Nguyên nhân. 14
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long. 16
3.1. Định hướng phát triển của Vietcombank Thăng Long trong thời gian tới. 16
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thăng Long. 17
3.3. Kiến nghị. 19
LỜI KẾT 21
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: