metquyen256
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng marketing vào hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cùng với sự đổi mới chung của đất nước, ngành Ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể trong tổ chức và hoạt động, ngày càng thể hiện rõ vai trò đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế.
Vào đầu Thế kỷ 20, mục tiêu tổng quát của Đảng trong việc phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 là: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra, ngành Ngân hàng cần tiếp tục đổi mới, phát triển mạnh mẽ và nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ một cách toàn diện trong đó vấn đề có tính thời sự cấp bách là ứng dụng hiệu quả khoa học Marketing. Marketing trong Ngân hàng là toàn bộ quá trình quản lý và tổ chức của một Ngân hàng từ việc phát hiện ra nhu cầu đến việc đáp ứng tốt nhất mong muốn của các nhóm khách hàng đã chọn bằng hệ thống các chính sách, biện pháp thích ứng linh hoạt nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng nói riêng.
Như vậy, ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng là hết sức cần thiết, nó quyết định đến sự thành bại của Ngân hàng đặc biệt là trong vấn đề thu hút khách hàng, cạnh tranh. Hơn nữa, nó giúp Ngân hàng khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình.
Trên cơ sở quá trình thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, em nhận thấy cần thiết phải ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Một mặt, đảm bảo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, mặt khác góp phần vào công cuộc xây dựng nền kinh tế vững mạnh trong Thủ đô ngàn năm văn hiến.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Là một đề tài mới, nội dung rộng, phức tạp và liên quan đến các lĩnh vực tổ chức, công nghệ, quản trị thêm vào đó là hàng loạt các yếu tố, các mối quan hệ với nhiệm vụ phức tạp mà trong giới hạn về thời gian nghiên cứu và năng lực thực tế của một sinh viên để giải quyết toàn diện và triệt để vấn đề là một điều không thể thực hiện được. Do vậy, em giới hạn nghiên cứu đề tài trên góc độ tiếp cận theo đối tượng của môn học Marketing căn bản và Marketing dịch vụ tài chính.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở những tư duy mới về tổ chức - quản trị hoạt động kinh doanh Ngân hàng, những tư duy về kinh doanh theo triết lý Marketing, với từng luận đề mà đề tài đã đặt ra, em chọn và xây dựng các phương pháp nghiên cứu thích hợp với thời gian và khả năng phân tích của mình như: phân tích tổng hợp, phân tích chi tiết, thống kê, so sánh, tư duy lô gíc, sơ đồ hoá.
Với mục đích, giới hạn và phương pháp nghiên cứu được xác lập nói trên và được sự hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Nguyễn Đức Thảo - nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Phó giám đốc Học viện Ngân hàng, cùng với anh Nguyễn Tiến Dũng, trưởng phòng kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, các thầy cô trong quá trình giảng dạy và các bạn cùng học đã giúp em hoàn thành bản khoá luận này với kết cấu cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NGÂN HÀNG
Trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng, Marketing chỉ được bắt đầu tiếp cận và ứng dụng vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ 20 do sự cạnh tranh trên thị trường càng ngày càng gay gắt và mang tính toàn cầu. Các nhà ngân hàng buộc phải chủ động quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Riêng ở Việt Nam, khoa học Marketing chỉ chính thức được nghiên cứu về mặt học thuật và ứng dụng vào các cơ sở kinh doanh vào những năm cuối của thập niên 80- khi nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển căn bản sang nền kinh tế thị trường. Do đó, xét về phương diện tiếp cận lịch sử khoa học Marketing là khá chậm, từ đó dẫn đến hậu quả là Marketing còn quá mới mẻ, thậm chí xa lạ để hiểu biết và ứng dụng trong kinh doanh. Vậy Marketing Ngân hàng gồm những nội dung gì sẽ được trình bày cụ thể dưới đây.
1.1 HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- Sự ra đời của Ngân hàng đã tạo ra bước ngoặt lớn trong sự phát triển các hoạt động kinh tế của con người. Với tư cách là một trung gian Tài chính, Ngân hàng thương mại (NHTM) là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, tham gia hoạt động trên thị trường Tài chính tiền tệ. Chất liệu kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là “Quyền sử dụng các loại tiền tệ”.
- NHTM hoạt động kinh doanh tiền tệ trên cơ sở “đi vay” để “cho vay” thông qua nghiệp vụ tín dụng và tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất. Nhìn chung, hoạt động NHTM góp phần phát triển nền kinh tế và là bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường .
1.1.1. Chức năng của Ngân hàng thương mại:
Tầm quan trọng của các NHTM được thể hiện qua các chức năng của nó. Các chức năng của NHTM có thể được nêu ra dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng nhìn chung được nhiều nhà kinh tế chấp nhận ở các chức năng sau:
• Trung gian tín dụng :
Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay, mặt khác trên cơ sở số vốn huy động được, Ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể kinh tế, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay, hay nói cách khác nghiệp vụ tín dụng của NHTM là đi vay để cho vay.
Thật vậy, vốn sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế vận động liên tục và biểu hiện dưới các hình thái khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất tạo thành chu kỳ tuần hoàn và luân chuyển vốn, điểm xuất phát và kết thúc của một vòng tuần hoàn này thể hiện dưới dạng tiền tệ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của các doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại ở cả ba giai đoạn: dự trữ - sản xuất - lưu thông. Từ đó dẫn đến hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời. Đây là hiện tượng mang tính chất tạm thời nhưng xảy ra thường xuyên và phổ biến trong bất kỳ nền kinh tế nào, làm nảy sinh yêu cầu ngày càng bức thiết phải giải
KẾT LUẬN
Từ phân tích thực tiễn cho thấy, Marketing có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Điều đó đòi hỏi các Ngân hàng phải nhanh chóng thay đổi quan điểm của mình về công việc kinh doanh, thị trường và khách hàng. Nhất là trong môi trường với sự biến đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ, những chính sách mới, mức độ cạnh tranh và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh như thế mỗi Ngân hàng phải có những chiến lược lâu dài và cả những chiến lược dự phòng hướng theo thị trường và luôn thoả mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu bằng những biện pháp vượt trội đối thủ cạnh tranh.
Qua nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh, xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà nội, em nhận thấy Ngân hàng đã tiìm thấy cho mình những bước đi phù hợp và đã gặt hái được nhiều thành công quan trọng bước đầu đối với một Ngân hàng trẻ. Tuy nhiên, trước những thách thức và khó khăn, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà nội nhận thấy cần thiết phải thay đổi căn bản phong cách kinh doanh truyền thống sang kinh doanh theo triết lý Marketing.
Mặc dù đã được hoàn thành nhưng do trình độ, cũng như thời gian nghiên cứu còn có nhiều hạn chế nên khoá luân không thể tránh được những thiếu sót nhất định. Vì vậy, bất cứ một ý kiến đóng góp nào cũng là điều rất quý báu để việc nghiên cứu hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin Thank Tiến sỹ Nguyễn Đức Thảo và toàn thể các anh chị, cô chú trong phòng kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội, các thầy cô trong Khoa nghiệp vụ kinh doanh, các bạn đồng học đã giúp đỡ em hoàn thành bản khoá luận này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Philip Kotle, Marketing căn bản, Nxb Thống kê 1994.
2. Paul R.Timm, 50 thuật giữ khách hàng, Nxb Văn hoá thông tin.
3. Jacques Horvitz, Thuật chinh phục khách hàng, Nxb Thống kê 1993.
4. Edward W. Reed & Edwad K.Gill, Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993.
5. David Cox, Nghiệp vụ Ngân hàng Thươn mại, Nxb Chính trị Quốc gia 1997.
6. Marketing, Quản lý kênh Marketing, Nxb thống kê 1998.
7. Marketing dịch vụ tái chính, Học viện Ngân hàng 2000.
8. Tạp chính sách Ngân hàng, Tài chính tiền tệ, thời báo kinh tế 2000, 2001.
9. Văn kiện đại hội Đảng IX
10. Các báo cáo, kế hoạch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phất triển Nông thôn Hà nội
11. Cẩm nang quản lý tín dụng của Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng.
12. Quản trị kinh doanh ngân hàng của Khoa nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 4
1.1 Hoạt động của ngân hàng thương mại 4
1.1.1. Chức năng của Ngân hàng thương mại: 5
1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại 9
1.1.3. Xu hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng hiện đại . 10
1.2. Chức năng và vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng . 141
1.2.1. Khái niệm về Marketing Ngân hàng. 141
1.2.2. Chức năng của Marketing Ngân hàng 163
1.2.3. Vai trò của Marketing Ngân hàng: 174
1.3. Nội dung cơ bản của Marketing Ngân hàng. 17
1.3.1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu và xác định thị trường mục tiêu. 18
1.3.1.1. Nghiên cứu thị trường 18
1.3.1.2. Xác định thị trường mục tiêu: 27
1.3.2. Hoạch định chiến lược Marketing; 341
1.3.2.1. Chiến lược sản phẩm của Ngân hàng 341
1.3.2.2. Chiến lược giá 396
1.3.2.3. Chiến lược phân phối 37
1.3.2.4. Chiến lược giao tiếp - khuếch trương 39
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing Ngân hàng 430
1.4.1. Nhân tố chủ quan: 441
1.4.2. Các nhân tố khách quan: 474
1.5. Đánh giá chiến lược Marketing của Ngân hàng Việt Nam. 496
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 49
2.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn HN 49
2.1.1. Môi trường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội 49
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 51
2.2 Thực trạng hoạt động Marketing tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội . 541
2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu: 563
2.2.2. Hoạch định chiến lược Marketing. 58
2.2.2.1. Chiến lược sản phẩm : 58
2.2.2.2. Chiến lược lãi suất và phí dịch vụ.........................................63
2.2.2.3. Mạng lưới phân phối............................................................64
2.2.2.4 Hoạt động giao tiếp khuếch trương. 685
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 670
2.4. Những tồn tại và nguyên nhân. 796
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG MARKETING VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI. 80
3.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 80.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 82
3.2.1. Hình thành bộ phận chuyên trách về Marketing trong mô hình tổ chức . 82
3.2.2. Triển khai các hoạt động Marketing: 8253.2.2.1. Nâng cao chất lượng nghiên cứu thị trường. 85
3.2.2.2. Đa dạng hoá nghiệp vụ, dịch vụ cung ứng cho khách hàng. 87
3.2.2.3. Xây dựng chính sách lãi suất và phí dịch vụ hợp lý, linh hoạt, mềm dẻo theo tín hiệu thị trường. 93
3.2.2.4. Nâng cao chất lượng công tác phân phối nhằm đưa sản phẩm tới khách hàng tốt hơn. 94
3.2.2.5. Đẩy mạnh hoạt động giao tiếp - khuếch trương: 97
3.2.2.6. Hoạch định chiến lược khách hàng. 101
3.3. Kiến nghị: 109
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước. 109
3.3.1.1. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ hơn cho hoạt động tín dụng Ngân hàng. 109
3.3.1.2. Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng. 111
3.3.1.3. Nhà nước cần có chính sách riêng để quản lý cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng. 112
3.3.1.4.Thành lập cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm các Doanh nghiệp. 112
3.3.2. Những kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: 113
3.3.2.1. Bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời đầy đủ cho các NHTM. 113
3.3.2.2.Ngân hàng Nhà nước cần tăng thêm quyền tự chủ cho các NHTM. 114
3.3.3. Những kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: 115
3.4 Kiến nghị đối với Ban Lãnh đạo ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội : 115
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng marketing vào hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cùng với sự đổi mới chung của đất nước, ngành Ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể trong tổ chức và hoạt động, ngày càng thể hiện rõ vai trò đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế.
Vào đầu Thế kỷ 20, mục tiêu tổng quát của Đảng trong việc phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 là: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra, ngành Ngân hàng cần tiếp tục đổi mới, phát triển mạnh mẽ và nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ một cách toàn diện trong đó vấn đề có tính thời sự cấp bách là ứng dụng hiệu quả khoa học Marketing. Marketing trong Ngân hàng là toàn bộ quá trình quản lý và tổ chức của một Ngân hàng từ việc phát hiện ra nhu cầu đến việc đáp ứng tốt nhất mong muốn của các nhóm khách hàng đã chọn bằng hệ thống các chính sách, biện pháp thích ứng linh hoạt nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng nói riêng.
Như vậy, ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng là hết sức cần thiết, nó quyết định đến sự thành bại của Ngân hàng đặc biệt là trong vấn đề thu hút khách hàng, cạnh tranh. Hơn nữa, nó giúp Ngân hàng khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình.
Trên cơ sở quá trình thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, em nhận thấy cần thiết phải ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Một mặt, đảm bảo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, mặt khác góp phần vào công cuộc xây dựng nền kinh tế vững mạnh trong Thủ đô ngàn năm văn hiến.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Là một đề tài mới, nội dung rộng, phức tạp và liên quan đến các lĩnh vực tổ chức, công nghệ, quản trị thêm vào đó là hàng loạt các yếu tố, các mối quan hệ với nhiệm vụ phức tạp mà trong giới hạn về thời gian nghiên cứu và năng lực thực tế của một sinh viên để giải quyết toàn diện và triệt để vấn đề là một điều không thể thực hiện được. Do vậy, em giới hạn nghiên cứu đề tài trên góc độ tiếp cận theo đối tượng của môn học Marketing căn bản và Marketing dịch vụ tài chính.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở những tư duy mới về tổ chức - quản trị hoạt động kinh doanh Ngân hàng, những tư duy về kinh doanh theo triết lý Marketing, với từng luận đề mà đề tài đã đặt ra, em chọn và xây dựng các phương pháp nghiên cứu thích hợp với thời gian và khả năng phân tích của mình như: phân tích tổng hợp, phân tích chi tiết, thống kê, so sánh, tư duy lô gíc, sơ đồ hoá.
Với mục đích, giới hạn và phương pháp nghiên cứu được xác lập nói trên và được sự hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Nguyễn Đức Thảo - nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Phó giám đốc Học viện Ngân hàng, cùng với anh Nguyễn Tiến Dũng, trưởng phòng kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, các thầy cô trong quá trình giảng dạy và các bạn cùng học đã giúp em hoàn thành bản khoá luận này với kết cấu cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NGÂN HÀNG
Trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng, Marketing chỉ được bắt đầu tiếp cận và ứng dụng vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ 20 do sự cạnh tranh trên thị trường càng ngày càng gay gắt và mang tính toàn cầu. Các nhà ngân hàng buộc phải chủ động quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Riêng ở Việt Nam, khoa học Marketing chỉ chính thức được nghiên cứu về mặt học thuật và ứng dụng vào các cơ sở kinh doanh vào những năm cuối của thập niên 80- khi nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển căn bản sang nền kinh tế thị trường. Do đó, xét về phương diện tiếp cận lịch sử khoa học Marketing là khá chậm, từ đó dẫn đến hậu quả là Marketing còn quá mới mẻ, thậm chí xa lạ để hiểu biết và ứng dụng trong kinh doanh. Vậy Marketing Ngân hàng gồm những nội dung gì sẽ được trình bày cụ thể dưới đây.
1.1 HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- Sự ra đời của Ngân hàng đã tạo ra bước ngoặt lớn trong sự phát triển các hoạt động kinh tế của con người. Với tư cách là một trung gian Tài chính, Ngân hàng thương mại (NHTM) là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, tham gia hoạt động trên thị trường Tài chính tiền tệ. Chất liệu kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là “Quyền sử dụng các loại tiền tệ”.
- NHTM hoạt động kinh doanh tiền tệ trên cơ sở “đi vay” để “cho vay” thông qua nghiệp vụ tín dụng và tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất. Nhìn chung, hoạt động NHTM góp phần phát triển nền kinh tế và là bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường .
1.1.1. Chức năng của Ngân hàng thương mại:
Tầm quan trọng của các NHTM được thể hiện qua các chức năng của nó. Các chức năng của NHTM có thể được nêu ra dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng nhìn chung được nhiều nhà kinh tế chấp nhận ở các chức năng sau:
• Trung gian tín dụng :
Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay, mặt khác trên cơ sở số vốn huy động được, Ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể kinh tế, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay, hay nói cách khác nghiệp vụ tín dụng của NHTM là đi vay để cho vay.
Thật vậy, vốn sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế vận động liên tục và biểu hiện dưới các hình thái khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất tạo thành chu kỳ tuần hoàn và luân chuyển vốn, điểm xuất phát và kết thúc của một vòng tuần hoàn này thể hiện dưới dạng tiền tệ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của các doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại ở cả ba giai đoạn: dự trữ - sản xuất - lưu thông. Từ đó dẫn đến hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời. Đây là hiện tượng mang tính chất tạm thời nhưng xảy ra thường xuyên và phổ biến trong bất kỳ nền kinh tế nào, làm nảy sinh yêu cầu ngày càng bức thiết phải giải
KẾT LUẬN
Từ phân tích thực tiễn cho thấy, Marketing có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Điều đó đòi hỏi các Ngân hàng phải nhanh chóng thay đổi quan điểm của mình về công việc kinh doanh, thị trường và khách hàng. Nhất là trong môi trường với sự biến đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ, những chính sách mới, mức độ cạnh tranh và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh như thế mỗi Ngân hàng phải có những chiến lược lâu dài và cả những chiến lược dự phòng hướng theo thị trường và luôn thoả mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu bằng những biện pháp vượt trội đối thủ cạnh tranh.
Qua nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh, xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà nội, em nhận thấy Ngân hàng đã tiìm thấy cho mình những bước đi phù hợp và đã gặt hái được nhiều thành công quan trọng bước đầu đối với một Ngân hàng trẻ. Tuy nhiên, trước những thách thức và khó khăn, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà nội nhận thấy cần thiết phải thay đổi căn bản phong cách kinh doanh truyền thống sang kinh doanh theo triết lý Marketing.
Mặc dù đã được hoàn thành nhưng do trình độ, cũng như thời gian nghiên cứu còn có nhiều hạn chế nên khoá luân không thể tránh được những thiếu sót nhất định. Vì vậy, bất cứ một ý kiến đóng góp nào cũng là điều rất quý báu để việc nghiên cứu hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin Thank Tiến sỹ Nguyễn Đức Thảo và toàn thể các anh chị, cô chú trong phòng kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội, các thầy cô trong Khoa nghiệp vụ kinh doanh, các bạn đồng học đã giúp đỡ em hoàn thành bản khoá luận này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Philip Kotle, Marketing căn bản, Nxb Thống kê 1994.
2. Paul R.Timm, 50 thuật giữ khách hàng, Nxb Văn hoá thông tin.
3. Jacques Horvitz, Thuật chinh phục khách hàng, Nxb Thống kê 1993.
4. Edward W. Reed & Edwad K.Gill, Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993.
5. David Cox, Nghiệp vụ Ngân hàng Thươn mại, Nxb Chính trị Quốc gia 1997.
6. Marketing, Quản lý kênh Marketing, Nxb thống kê 1998.
7. Marketing dịch vụ tái chính, Học viện Ngân hàng 2000.
8. Tạp chính sách Ngân hàng, Tài chính tiền tệ, thời báo kinh tế 2000, 2001.
9. Văn kiện đại hội Đảng IX
10. Các báo cáo, kế hoạch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phất triển Nông thôn Hà nội
11. Cẩm nang quản lý tín dụng của Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng.
12. Quản trị kinh doanh ngân hàng của Khoa nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 4
1.1 Hoạt động của ngân hàng thương mại 4
1.1.1. Chức năng của Ngân hàng thương mại: 5
1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại 9
1.1.3. Xu hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng hiện đại . 10
1.2. Chức năng và vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng . 141
1.2.1. Khái niệm về Marketing Ngân hàng. 141
1.2.2. Chức năng của Marketing Ngân hàng 163
1.2.3. Vai trò của Marketing Ngân hàng: 174
1.3. Nội dung cơ bản của Marketing Ngân hàng. 17
1.3.1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu và xác định thị trường mục tiêu. 18
1.3.1.1. Nghiên cứu thị trường 18
1.3.1.2. Xác định thị trường mục tiêu: 27
1.3.2. Hoạch định chiến lược Marketing; 341
1.3.2.1. Chiến lược sản phẩm của Ngân hàng 341
1.3.2.2. Chiến lược giá 396
1.3.2.3. Chiến lược phân phối 37
1.3.2.4. Chiến lược giao tiếp - khuếch trương 39
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing Ngân hàng 430
1.4.1. Nhân tố chủ quan: 441
1.4.2. Các nhân tố khách quan: 474
1.5. Đánh giá chiến lược Marketing của Ngân hàng Việt Nam. 496
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 49
2.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn HN 49
2.1.1. Môi trường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội 49
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 51
2.2 Thực trạng hoạt động Marketing tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội . 541
2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu: 563
2.2.2. Hoạch định chiến lược Marketing. 58
2.2.2.1. Chiến lược sản phẩm : 58
2.2.2.2. Chiến lược lãi suất và phí dịch vụ.........................................63
2.2.2.3. Mạng lưới phân phối............................................................64
2.2.2.4 Hoạt động giao tiếp khuếch trương. 685
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 670
2.4. Những tồn tại và nguyên nhân. 796
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG MARKETING VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI. 80
3.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 80.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 82
3.2.1. Hình thành bộ phận chuyên trách về Marketing trong mô hình tổ chức . 82
3.2.2. Triển khai các hoạt động Marketing: 8253.2.2.1. Nâng cao chất lượng nghiên cứu thị trường. 85
3.2.2.2. Đa dạng hoá nghiệp vụ, dịch vụ cung ứng cho khách hàng. 87
3.2.2.3. Xây dựng chính sách lãi suất và phí dịch vụ hợp lý, linh hoạt, mềm dẻo theo tín hiệu thị trường. 93
3.2.2.4. Nâng cao chất lượng công tác phân phối nhằm đưa sản phẩm tới khách hàng tốt hơn. 94
3.2.2.5. Đẩy mạnh hoạt động giao tiếp - khuếch trương: 97
3.2.2.6. Hoạch định chiến lược khách hàng. 101
3.3. Kiến nghị: 109
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước. 109
3.3.1.1. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ hơn cho hoạt động tín dụng Ngân hàng. 109
3.3.1.2. Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng. 111
3.3.1.3. Nhà nước cần có chính sách riêng để quản lý cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng. 112
3.3.1.4.Thành lập cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm các Doanh nghiệp. 112
3.3.2. Những kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: 113
3.3.2.1. Bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời đầy đủ cho các NHTM. 113
3.3.2.2.Ngân hàng Nhà nước cần tăng thêm quyền tự chủ cho các NHTM. 114
3.3.3. Những kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: 115
3.4 Kiến nghị đối với Ban Lãnh đạo ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội : 115
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: