Một vài kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của công tác trợ giá cho VTHKCC vằng xe bus ở Hà Nội
* Kiến nghị đối với Nhà nước
- Nguồn trợ giá hàng năm từ ngân sách còn quá Ýt mới chỉ đủ bù đắp phần chênh lệch giữa doanh thu đảm bảo kinh doanh và doanh thu từ bán vé mà chưa có phần lợi Ých tài chính cho các đơn vị VTHKCC, nên chưa thu hút được đông đảo các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia vào hệ thống xe bus công cộng. Nay kiến nghị với Nhà nước để tăng nguồn trợ giá, nguồn trợ giá này có thể lấy từ:
+ Thuế đánh vào phương tiện cá nhân
+ Thuế thu nhập
+ Từ lộ phí bến bãi cầu phà
+ Thuế từ việc kinh doanh bất động sản
+ Trích một phần doanh thu từ xổ số
- Trong một tương lai không xa, xu thế tất yếu của trợ giá là giảm dần trợ trực tiÕp và trợ giá gián tiếp sẽ tăng. Chính vì vậy đề tài xin kiến nghị đối với một sóo chính sách của Nhà nước nhằm đưa VTHKCC phải kiến nghị và trở thành một loại phương tiện đi lại thông dụng ở Hà Nội
+ Miễn giảm thuế sử dụng đất cho các đơn vị tham gia VTHKCC bằng xe bus
+ Miễn các khoản nộ phí qua cầu và bến bãi cho xe bus
+ Đưa ra các chế tái nhằm hạn chế phương tiện cá nhân
+ Thiết lập những tuyến đường dành riêng cho xe bus
* Kiến nghị đối với cơ quan quản lý trợ giá
- Như đã biết, công tác kiểm tra giám sát là một khâu không thể thiếu và giữ một vị trí quan trọng trong việc quản lý trợ giá bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các định mức kinh tế - kỹ thuật của xe bus cũng như quá trình xác định mức trợ giá cho các đơn vị vận tải sao cho sát với thực tế. Từ đó đề tài có một số kiến nghị sau:
- Trước mắt cần bổ sung nhân lực cho đội kiểm tra giám sát thuộc trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị.
- Từng bước đưa trang thiết bị kỹ thuật vào công tác kiểm tra giám sát để thay thế dần sức người.
- Hiện nay ý thức khách hàng trong khâu sử dụng vé còn kém, cần có sự tuyên truyền để người dân thấy được lợi Ých của việc nhận vé khi trả tiền nhằm đảm bảo doanh thu giúp việc xác định đúng đối tượng và khối lượng trợ giá.
Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội ". Như đã trình bầy quản lý trợ giá là một lĩnh vực rất phức tạp, với thời gian nghiên cứu hạn hẹp cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong có được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng toàn thể những cá nhân quan tâm đến lĩnh vực này.
Một lần nữa tui xin chân thành Thank sự giúp đỡ của cô giáo Thạc sĩ . Nguyễn Thị Thực cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa vận tải - kinh tế cũng như các bộ của Trung tâm Quản lý và Điều hành GTĐT - Hà Nội đã giúp đỡ tui hoàn thành bản đồ án này.


MỤC LỤC

Lời nói đầu 1
Chương I: Tổng quan chung về trợ giá cho VTHKCC 3
I- Tổng quan về giao thông đô thị 3
1- Hệ thống giao thông đô thị và vị trí của nó trong đời sống kinh tế - xã hội đô thị 3
2- Sự cấu thành của hệ thống giao thông đô thị 3
3- Vận tải hàng khách công cộng và vị trí của nó với phát triển đô thị 5
3.1. Một số khái niệm 5
3.2. Nhu cầu vận tải và sự tất yếu cảu việc phát triển VTHKCC 6
3.3. Đặc điểm khai thác kỹ thuật và vai trò của VTHKCC bằng xe bus trong hệ thống VTHKCC 10
II- Tổng quan về trợ giá cho VTHKCC ở đô thị 12
1- Trợ giá và sự cần thiết phải trợ giá cho VTHKCC 12
2- cách trợ giá 15
2.1. Các hình thức trợ giá 15
2.2. Các phương pháp tính toán trợ giá 19
3- Các nhân tố ảnh hưởng đến mức trợ giá cho VTHKCC 20
4- Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến mức trợ giá cho VTHKCC 25
Chương II: Thực trạng của công tác trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội 30
I-Tổng quan chung vÒ trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị - Hà 30Nội
1- Nguyên tắc hoạt động 30
2- Nhiệm vụ và quyền hạn 31
3- Cơ cấu tổ chức 32
4- Các mối quan hệ 33
II- Thực trạng hoạt động xe bus công cộng ở Hà Nội 35
1- Đánh giá chung về hiện trạng hệ thống GTĐT - Hà Nội 35
2- Về mạng lưới tuyến xe bus 37
3- Về phương tiện xe bus Hà Nội 37
4- Về cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xe bus công cộng 38
5- Về công tác tổ chức quản lý và điều hành vận tải xe bus 40
6- Kết quả hoạt động của xe bus công cộng qua các năm 40
III- Tình hình trợ giá và quản lý trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội 41
1- Các hình thức trợ giá đang được áp dụng 41
1.1. Trợ giá gián tiếp 41
1.2. Trợ giá trực tiếp 42
2- Phương pháp tính trợ giá 43
2.1. Phương pháp tính toán trợ giá và cách xác định tổng mức trợ giá 43
2.2. Tình hình trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus qua các năm 44
3- Công tác quản lý trợ giá 47
3.1. Kiểm tra về số lượng phục vụ 47
3.2. Nghiệm thu sản phẩm 50
3.3. Cấp phát trợ giá 51
Kết luận qua phân tích hiện trạng 52
Chương III: Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội 54
I- Vai trò của quản lý trợ giá 54
1- Mục đích và yêu cầu của trợ giá 54
2- Vai trò của công tác quản lý trợ giá 55
II- Nội dung các phương pháp tính toán trợ giá 55
1- Tính trợ giá theo lượt hàng khách 55
2- Tính trợ giá theo số chuyến xe 56
3- Tính trợ giá theo lượt hành khách và theo tổng km xe chạy 56
4- Tính toán mức trợ giá dựa trên phân tích biểu đồ quan hệ thu chi 57
5- Tính toán mức trợ giá theo phương pháp tổng hợp theo lượt khách hàng về số chuyến xe chạy 57
6 - Đề xuất phương pháp tính trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội 60
III- Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá: 63
1- Trong công tác kiểm tra giám sát 63
1.1. Nội dung kiểm tra 63
1.2. Hình thức kiểm tra 64
2- Trong công tác nghiệm thu sản phẩm 68
2.1. Thiết kế các loại vé 69
2.2. Nghiệm thu sản phẩm VTHKCC 74
2.3. Xét duyệt và cấp phát trợ giá 75
Kết luận và một số kiến nghị. 78



Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua 15 năm cùng với cả nước thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, Hà Nội đã có những bước phát triển không ngừng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 9- 10%, đời sống của người dân đô thị đã được cải thiện một cách đáng kể…
Bên cạnh những thành tựu to lớn không thể phủ nhận đó những mặt tiêu cực xung quanh quá trình đô thị hoá cũng bắt đầu nảy sinh và trở thành những hiện tượng thường nhật gây nhiều mối quan tâm cho toàn xã hội như: tai nạn giao thông, ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường…
Để giải quyết vấn đề bức xúc trên, phát triển một mạng lưới cơ sở hạ tầng đường xá là chưa đủ mà còn cần có một hệ thống vận tải hành khách công cộng hiệu quả.
Theo chủ trương của chính phủ Việt Nam, VTHKCC đến năm 2020 phải đáp ứng được 50% nhu cầu đi lại của người dân trong đô thị với các chỉ tiêu an toàn, nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm… Tuy nhiên, hiện nay VTHKCC vẫn đang là một khâu yếu kém nhất trong hệ thống giao thông vận tải đô thị Hà Nội do đó để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi các nhà quản lý và điều hành giao thông đô thị phải đưa ra được các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của VTHKCC và một trong hệ thống các giải pháp đó là trợ giá cho VTHKCC.
Trợ giá cho VTHKCC ngoài việc xây dựng các phương pháp tính toán mức trợ giá thì quản lý trợ giá cũng là một khâu quan trọng, nó giúp cho nhà quản lý lựa chọn một phương pháp tính toán mức trợ giá hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế, phát huy được hiệu quả đồng tiền trợ giá của Nhà nước, đem lại lợi Ých kinh tế xã hội to lớn.
Trước đòi hỏi của thực tế về từng bước "hoàn thiện công tác quản lý trợ giá" nhằm phát triển một hệ thống VTHKCC hiệu quả. Được sự giúp đỡ của cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thực, của các cán bộ thuộc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cũng như của các thầy cô giáo trong khoa vận tải kinh tế trường đại học Giao thông vận tải, trong quá trình thực tập tốt nghiệp tui đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề này và hoàn thiện đề án với tiêu đề "Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội".
Do thời gian thực tập có hạn và do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, chắc chắn rằng bài viết này sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp phê bình của các thày, cô giáo trong Khoa Vận tải kinh tế trường Đại học Giao Thông Vận Tải và của các cán bộ công tác tại Trung Tâm Quản Lý và Điều Hành Giao Thông Đô Thị - Hà Nội

Chương I
Tổng quan chung về trợ giá vận tải hành khách công cộng.
I- Tổng quan về giao thông vận tải đô thị
1 - Hệ thống giao thông vận tải đô thị và vị trí của nó trong đời sống
kinh tế - xã hội đô thị:
Hệ thống giao thông vận tải đô thị được hiểu một cách chung nhất là tập hợp các công trình giao thông, các phương tiện vận tải khác nhau cùng tồn tại nhằm đảm bảo sự liên thông giữa các khu vực trong đô thị với nhau.
Chức năng của giao thông vận tải đô thị là liên hệ các địa phận cấu thành của đô thị với nhau mà cụ thể là các khu vực dân cư, khu vực công nghiệp, khu vực thương mại, các khu vực văn hoá, vui chơi giải trí...
Giao thông vận tải đô thị là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với lưu thông, giữa sản xuất với tiêu dùng, mở rộng mối quan hệ giao lưu giữa các khu vực trong đô thị và cấu thành nên hệ thống giao thông vận tải quốc gia.
Giao thông vận tải đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các chức năng đô thị khác cũng như phúc lợi xã hội của mọi người dân. Nó là một bộ phận cần thiết và không thể thiếu được của đô thị.
Giao thông vận tải đô thị có nhiệm vụ lưu thông vận tải hàng hoá, hành khách trong đô thị với yêu cầu đáp ứng đầy đủ, an toàn, nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm. Một hệ thống giao thông vận tải hiệu quả sẽ góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đô thị.
Mét quy luật chung cho sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các nước là giao thông vận tải đi trước. Sự phát triển giao thông vận tải phải được ưu tiên hàng đầu về thời gian cũng như kinh phí đầu tư, ngoài ra cũng cần có sự chú ý đến quỹ đất giành cho giao thông vận tải.
2 - Sự cấu thành của hệ thống giao thông vận tải đô thị:
Hệ thống giao thông vận tải đô thị được cấu thành bởi hai hệ thống cơ bản đó là: hệ thống giao thông và hệ thống vận tải.
* Các thành phần chính của hệ thống giao thông bao gồm hai loại:
- Hệ thống giao thông động: là hệ thống đường xá các công trình trên đường và các công trình kiến trúc khác.
- Hệ thống giao thông tĩnh: là hệ thống các điểm đỗ, garage, bến bãi phục vụ cho hoạt động của phương tiện và sự đi lại của hành khách.
* Các thành phần chính của hệ thống vận tải có thể được xem xét trên hai quan điểm:
- Theo quan điểm về sở hữu:
+ Vận tải công cộng.
+ Vận tải cá nhân.
- Theo quan điểm về đối tượng chuyên chở:
+ Hệ thống vận tải hành khách.
+ Vận tải hàng hoá.
+ Vận tải chuyên dùng.
Sơ đồ 1.1 - Mô phỏng hệ thống giao thông vận tải đô thị Qua sơ đồ 1.1, ta thấy rằng vận tải hành khách công cộng là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống giao thông vận tải đô thị và nó có mối quan hệ qua lại mật thiết với các bộ phận cấu thành khác.
3 - Vận tải hành khách công cộng và vị trí của nó với phát triển đô thị:
3.1 - Một số khái niệm:
Để có một cái nhìn rõ nét về vận tải hành khách công cộng trước hết ta tìm hiểu một số khái niệm có liên quan.
* Giao thông: là luồng dịch chuyển của các phương tiện vận tải và mối quan hệ giữa chúng trong một mạng lưới đường.
* Vận tải: là sự dịch chuyển của hàng hoá hay hành khách từ điểm này đến điểm khác trong không gian và theo thời gian.
* Vận tải đô thị: được hiểu là tập hợp các cách vận tải khác nhau của một đô thị cùng đồng thời tồn tại với mục đích thoả mãn nhu cầu vận chuyển của xã hội trong thành phố.
* Vận tải hành khách công cộng: là các loại hình vận tải có thu tiền cước theo giá quy định, hoạt động trên hành trình và theo biểu đồ quy định nhằm phục vô nhu cầu đi lại của nhân dân trong thành phố và các vùng phụ cận.
* Luồng hành khách: là những dòng giao lưu đi lại giữa các vùng trong phạm vi thu hút của vận tải hành khách công cộng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top