vi_vu_thangngay

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
Cơ chế thị trường và quy luật khắt khe của nó buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán. Trong đó việc xác định các yếu tố đầu vào hợp lý sao cho kết quả đầu ra cao nhất với giá cả và chất lượng sản phẩm có sức hút đối với người tiêu dùng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý.
Để tồn tại và phát triển được, ngoài nhiệm vụ sản xuất được nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, doanh nghiệp còn phải đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đó là nguyên vật liệu. Đây là một trong ba yếu tố chiếm tỷ trọng lớn quyết định đến giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc quản lý chặt chẽ vật liệu trong quá trình thu mua, dự trữ bảo quản và sử dụng có ý nghĩa lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm vốn.
Công ty CP Xây Dựng A&P đã và đang vận hành công tác kế toán trong quản lý một cách khoa học. Công ty đã chú trọng nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán, không ngừng nâng cao trình độ cán bộ và trang thiết bị hiện đại trong công tác quản lý doanh nghiệp. Bởi thế công ty đã thu được những kết quả trong công tác kế toán, trong đó có kế toán nguyên vật liệu giữ một vai trò quan trọng trong quản lý.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu trong công ty, đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Kiều Thị Thu Hiền và các anh chị phòng kế toán công ty, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu” tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P làm khóa luận tốt nghiệp.
Kết cấu của khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận, còn bao gồm 3 phần chính:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp.
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P.
Mục đích của đề tài là đi sâu nghiên cứu việc vận dụng lý thuyết về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp vào thực tế công việc tại công ty.Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn và trình độ bản thân còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.










Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.
1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng đến kế toán nguyên vật liệu.
Xây dựng cơ bản (XDCB) là nghành sản xuất vật chất có vị trí hết sức quan trọng trong nghành kinh tế quốc dân. XDCB còn là quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo, hiện đại hóa khôi phục các công trình nhà máy, xí nghiệp, đường xá, cầu cống, nhà cửa…nhằm phục vụ cho đời sống xã hội. Đây còn là nghành sản xuất đặc biệt ở chỗ nó có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các nghành trong nền kinh tế quốc dân. So với các nghành kinh tế quốc dân khác, XDCB có những đặc điểm kỹ thuật đặc trưng, thể hiện rõ nét ở vật liệu xây dựng, sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của nghành.
Sản phẩm XDCB cũng được tiến hành sản xuất một cách liên tục từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành. Sản phẩm XDCB là những công trình phục vụ cho sản xuất hay dân dụng, chúng được gắn liền trên một địa điểm nhất định như: đất đai, mặt nước, mặt…, nó được cấu thành từ vật liệu xây dựng, nhân công và máy móc thiết bị. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là có quy mô, kết cấu phức tạp, thời gian thi công tương đối dài và có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn. Hơn nữa sản phẩm XDCB mang tính chất cố định nơi sản xuất. Sản phẩm sau khi hoàn thành cũng là nơi tiêu thụ hay đưa vào hoạt động. Sản phẩm xây dựng đa dạng nhưng mang tính chất đơn chiếc, một công trình xây dựng được thiết kế kỹ thuật riêng tại một thời điểm nhất định. Quá trình khởi công xây dựng cho đến khi công trình bàn giao được đưa vào sử dụng thường là thời gian dài bởi vì nó phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp về kỹ thuật của công trình.
Một đặc điểm đặc trưng nữa là sản xuất cơ bản thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết… và do đó việc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ khi thời tiết môi trường thuận lợi. Vì trong điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng thi công và phát sinh thêm khối lượng công trình, có thể phải phá đi làm lại và các bị thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất. Doanh nghiệp cần có kế hoạch điều động cho phù hợp nhằm tiết kiệm để hạ giá thành.
Do những đặc điểm trên chúng ta cần xem xét những yếu tố tham gia cấu thành nên sản phẩm xây dựng. Trong thời gian sản xuất thi công xây dựng để tạo ra sản phẩm cần sử dụng rất nhiều yếu tố về vật tư và nhân lực. Việc lập kế hoạch XDCB cần cân nhắc thận trọng, nêu rõ các yêu cầu về vật tư tiền vốn, nhân công thông thường trong cấu tạo của sản phẩm xây dựng thì chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn nên yêu cầu đặt ra phải sử dụng vật liệu tiết kiệm, có hiệu quả. Một công cụ để giúp cho việc lập kế hoạch được thuận tiện và chính xác để đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, đảm bảo chất lượng thi công công trình đó là công tác kế toán mà cụ thể là kế toán nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng cơ bản.
1.2 Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp.
* Khái niệm nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa như: sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí, xây dựng … Nguyên vật liệu hình thành từ những nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn góp… được sử dụng để phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng,cho quản lý doanh nghiệp.
* §Æc ®iÓm :
Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu trình sản xuất nhất định, và khi tham gia vào quá trình sản xuất dưới tác động của lao động nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hay thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản thì nguyên vật liệu cũng chính là đối tượng lao động, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Do đó vật liệu sử dụng trong các nghành, các doanh nghiệp xây lắp rất đa dạng, phong phú về chủng loại và phức tạp về kỹ thuật. Trong mỗi quá trình sản xuất: Về mặt hiện vật: Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, nguyên vật liệu được tiêu dùng không giữ nguyên hình thái ban đầu. Về mặt kỹ thuật: nguyên vật liệu là những tài sản vật chất tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, phức tạp về đặc tính lý hóa dễ bị tác động của thời tiết, khí hậu, môi trường xung quanh. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động nhưng không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu. Đối tượng là nguyên vật liệu chỉ khi đối tượng lao động được thay đổi do lao động có ích của con người.
* Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp được nhập về doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau như nhập khẩu, liên doanh liên kết, đối lưu vật tư…Nên việc quản lý vật liệu càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn. Yêu cầu đặt ra đối với việc quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp là:
- Ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất ngay từ khâu thu mua bảo quản, nhập kho hay xuất kho đều phải sử dụng một cách hợp lý nhất.
- Trong khâu thu mua cần quản lý về mặt số lượng, khối lượng, đơn giá, chủng loại để làm sao đạt được chi phí vật liệu ở mức thấp nhất với sản lượng, chất lượng sản phẩm cao nhất.
- Đối với khâu bảo quản cần đảm bảo đúng chế độ quy định phù hợp với từng tính chất lý hóa của mỗi loại nguyên vật liệu. Tránh tình trạng sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng do khâu bảo quản không tốt.
- Đối với khâu dự trữ: Đảm bảo một lượng dự trữ nhất định vừa đủ để quá trình sản xuất không bị gián đoạn, nghĩa là phải dự trữ sao cho không nhỏ hơn mức dự trữ tối thiểu và không vượt quá mức dự trữ tối đa, đảm bảo cho quá trình sản xuất thường xuyên liên tục, tránh tình trạng ngưng trệ sản xuất vì thếu nguyên vật liệu.
- Cuối cùng là khâu sử dụng: Cần thực hiện theo đúng các định mức tiêu hao theo bảng định mức sao cho việc sử dụng đó là hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.
Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và kế toán guyên vật liệu trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống danh điểm và số danh điểm cho nguyên vật liệu. hệ thống danh điểm và số danh điểm của nguyên vật liệu phải rõ ràng, chính xác, tương ứng với quy cách chủng loại của nguyên vật liệu.
Để quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm thì doanh nghiệp phải có kế hoạch mua, dự trữ nguyên vật liệu ở một mức độ hợp lý. Do vậy, các doanh nghiệp phải xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm nguyên vật liệu, tránh dự trữ quá nhiều hay quá ít một loại nguyên vật liệu nào đó. Định mức tồn kho của nguyên vật liệu còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Để bảo quản tốt nguyên vật liệu, giảm thiểu hư hao, mất mát các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn kĩ thuật, bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý nguyên vật liệu tồn kho và thực hiện các nhiệm vụ nhập, xuất kho, tránh việc bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư.
1.3.Phân loại và tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp.
1.3.1.Phân loại nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò, công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện đó đòi hỏi phải phân loại nguyên vật liệu thì mới tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu.
Phân loại nguyên vật liệu là sắp xếp các thứ nguyên vật liệu cùng loại với nhau theo một đặc trưng nhất định nào đó thành từng nhóm để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán.
Trong thực tế của công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, đặc trưng để phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất là vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh. Theo đặc trưng này nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp được phân ra các loại như sau:
- Nguyên liệu: và vật liệu chính là những nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành nên hình thái vật chất chủ yếu của sản phẩm như bông trong các doanh nghiệp dệt kéo sợi, sắt, thép, sỏi trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp... Nguyên liệu ở đây dùng để chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp.
- Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, được dùng kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao chức năng chất lượng của sản phẩm hay dùng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường hay dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý.
- Nhiên liệu: là những thứ dùng để tạo ra nhiệt năng như than đá, than bùn, củi, xăng dầu, ga... Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra một loại riêng vì việc tiêu dùng và sản xuất nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các vật liệu phụ thông thường.
- Phụ tùng thay thế: là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp để bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐ đòi hỏi các doanh nghiệp phải mua sắm dự trữ các loại phụ tùng thay thế.
- Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản: là các loại vật liệu thiết bị phục vụ cho hoạt động xây lắp, XDCB tái tạo TSCĐ.
- Vật liệu khác: là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng hay phế liệu thu hồi.
Hạch toán theo cách phân loại nói trên đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại nguyên vật liệu. Để đảm bảo thuận tiện, tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng thứ nguyên vật liệu, trên cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng của nguyên vật liệu, các doanh nghiệp phải tiếp tục chi tiết và hình thành nên “ Sổ danh điểm vật liệu”. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, mã kí hiệu, quy cách, số hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán của từng danh điểm nguyên vật liệu (theo mẫu sau).
• Chương 1: Những lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu………… 3
1.1 : Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng đến kế toán nguyên
vật liệu ....……............................................................................................... 3
1.2 : Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong
doanh nghiệp xây lắp………………………………………………… ....4
1.3 : Phân loại và tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp……… 6
1.4 : Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp……….14
1.5 :Chứng từ và kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong các doanh
nghiệp xây lắp……………………………………………………………… 15
1.6 : Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu. ……………………………………… 21
1.7 : Sổ sách sử dụng để kế toán nguyên vật liệu………………………………. 35
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P…………………………................................……………………… 48
2.1 Giới thiệu chung về công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P…………… ..48
2.2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P …………………………...................…………………………........……………. 57
Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P…………................................………………………………………. 84
3.1: Đánh giá khái quát tình hình kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P ……........................................................................................ 84
3.2: Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P ….............................…………............................................. 86
3.3: Giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P ……………...................…………................................................... 87
Kết luận…………………………………………………………………………92
Tài liệu tham khảo.................................................................................................94


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top