napoleon_hennessy
New Member
Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ Ở VIỆT NAM 6
1.1. Khái niệm đặc điểm và nguyên tắc pháp luật về thừa kế ở Việt Nam 6
1.2. Vai trò và tiêu chí hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam 17
1.3. Pháp luật về thừa kế một số nước trên thế giới và kinh nghiệm có thể vận dụng 26
Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ Ở VIỆT NAM 39
2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về thừa kế ở Việt Nam 39
2.2. Thực trạng pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay 59
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ Ở VIỆT NAM 80
3.1. Yêu cầu khách quan và những quan điểm hoàn thiện pháp luật về thừa kế 80
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay 91
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
trong cùng một thời điểm hay không thể xác định được ai chết trước thì không ai được thừa kế của ai, di sản của người nào chia cho người thừa kế của người đó. Mặt khác, nếu các con dâu, rể, con cháu sống chung trong gia đình, người nào có đóng góp đáng kể trong việc duy trì và phát triển khối tài sản chung thì khi bố mẹ, ông bà chết trước được tính chia một phần tương xứng với công sức đã đóng góp với danh nghĩa là người có quyền lợi chung. Có thể nói rằng Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 là văn bản pháp lý đầu tiên quy định khá chi tiết về thừa kế từ sau cách mạng tháng 8 đến trước khi có PLVTK 1990. Thông tư 81 là văn bản thừa kế được áp dụng thống nhất cho cả nước, đóng vai trò là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Thông tư đã kế thừa và tiếp tục phát huy những quy định có nội dung tiến bộ, thể hiện bản chất và ý nghĩa của PLVTK của nhà nước XHCN, xoá bỏ những tàn tích của chế độ thừa kế xã hội phong kiến Việt Nam, những biểu hiện của tư tưởng gia trưởng, trọng nam, khinh nữ.
Tuy có một vị trí quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển, PLVTK ở nước ta, nhưng Thông tư 81 còn có những hạn chế nhất định, chưa ngang tầm với quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Chẳng hạn, việc quy định người thừa kế chỉ có hai hàng là thu hẹp diện những người thừa kế, chưa thật sự bảo đảm quyền được hưởng thừa kế, của những người thân, người để lại di sản thừa kế, vấn đề thừa kế thế vị cũng còn sơ lược; quy định về người không được thừa kế chưa đầy đủ, rõ ràng (Chỉ có hai trường hợp không được thừa kế, đó là người đã giết người để lại thừa kế, hay người thừa kế cùng hàng với mình để chiếm toàn bộ di sản, hay làm tăng thêm kỷ phần cho bản thân). Còn các trường hợp khác như hành vi lừa dối, cưỡng bức hay đe doạ người để lại di sản trong việc lập di chúc để giành lợi cho bản thân, vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng... thì Thông tư không quy định. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một văn bản pháp luật chuẩn mực hơn, có nội dung đầy đủ và hoàn chỉnh hơn để điều chỉnh các quan hệ thừa kế.
Vào những năm cuối thập kỷ 80, thế kỷ XX, Nhà nước ta phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách pháp luật nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế và cho phép nhiều hình thức sở hữu khác nhau tồn tại, trong đó hình thức sở hữu cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân được thừa nhận [76, tr.91].
Hơn nữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã được ban hành để tiếp tục xây dựng, củng cố gia đình XHCN, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình được củng cố, xoá bỏ hủ tục, lạc hậu một cách triệt để nhất. Quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân được tôn trọng thực hiện và được bảo đảm bằng pháp luật. Để đáp ứng với sự biến đổi, phát triển không ngừng của xã hội, cũng như khắc phục những nội dung còn thiếu và chưa phù hợp với đời sống thực tế trong Thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế trước đó, ngày 30/8/1990 Hội đồng nhà nước CHXHCNVN đã thông qua pháp lệnh thừa kế, có hiệu lực từ ngày 10/9/1990.
Pháp lệnh thừa kế gồm 38 điều, chia làm 6 chương, trong đó đã xác định được những nguyên tắc cơ bản về thừa kế, về quyền bình đẳng thừa kế của công dân, thừa kế theo di chúc, diện và hàng thừa kế, thời hiệu, yêu cầu chia di sản thừa kế...
Về thừa kế theo di chúc: Quy định tại chương II từ Điều 10 đến Điều 23 của Pháp lệnh thừa kế 1990. Theo pháp lệnh công dân có quyền lập di chúc để chuyển quyền sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản của mình cho một người hay nhiều người trong hay ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, phân định tài sản cho người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của một hay nhiều người thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do. Đặc biệt Pháp lệnh thừa kế còn quy định cụ thể hơn về nội dung di chúc [Điều 13], hiệu lực di chúc [Điều 23], hình thức di chúc [Điều 14, 15, 16, 17, 18], về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc [Điều 20]. Sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc [Điều 22], các điều kiện có hiệu lực di chúc.
Về thừa kế theo pháp luật: Pháp lệnh thừa kế đã mở rộng phạm vi những người thuộc quyền thừa kế theo pháp luật và được xếp theo thứ tự 3 hàng thừa kế.
Hàng thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Hàng thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người chết.
Hàng thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
Điểm mới của Pháp lệnh thừa kế 1990 so với Thông tư 81 được thể hiện ở nhiều quy định, đặc biệt là quy định về thời hiệu khởi kiện ở Điều 36: "Trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hay bác bỏ quyền thừa kế của người khác. Trong thời hạn ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại". Ngoài ra Pháp lệnh thừa kế còn quy định về quyền thừa kế của một người đang là con nuôi của người khác, được thừa kế theo pháp luật của bố mẹ nuôi và cả bố mẹ đẻ và anh, chị, em ruột của mình. Trong lúc đó Thông tư 81 lại không quy định quyền này.
Cũng như Thông tư 81, Pháp lệnh thừa kế cũng quy định về thừa kế thế vị. Đó là trường hợp một người được thừa kế thay vị trí của cha mẹ mình. Thông tư 81 chỉ quy định một trường hợp thừa kế thế vị là: "trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hay mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống". Còn Điều 26 Pháp lệnh thừa kế quy định thêm "nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hay mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống".
Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng có thể khẳng định rằng, Pháp lệnh thừa kế 1990 được ban hành đã phản ánh mức độ phát triển công tác lập pháp ở nước ta. Kể từ khi hình thành cho đến khi pháp lệnh thừa kế được ban hành, lần đầu tiên một văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật tương đối tổng hợp, toàn diện, thống nhất điều chỉnh quan hệ thừa kế, góp phần giải quyết một cách có hiệu quả những tranh chấp về thừa kế.
Tóm lại, nghiên cứu PLVTK trong giai đoạn...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ Ở VIỆT NAM 6
1.1. Khái niệm đặc điểm và nguyên tắc pháp luật về thừa kế ở Việt Nam 6
1.2. Vai trò và tiêu chí hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam 17
1.3. Pháp luật về thừa kế một số nước trên thế giới và kinh nghiệm có thể vận dụng 26
Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ Ở VIỆT NAM 39
2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về thừa kế ở Việt Nam 39
2.2. Thực trạng pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay 59
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ Ở VIỆT NAM 80
3.1. Yêu cầu khách quan và những quan điểm hoàn thiện pháp luật về thừa kế 80
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay 91
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
trong cùng một thời điểm hay không thể xác định được ai chết trước thì không ai được thừa kế của ai, di sản của người nào chia cho người thừa kế của người đó. Mặt khác, nếu các con dâu, rể, con cháu sống chung trong gia đình, người nào có đóng góp đáng kể trong việc duy trì và phát triển khối tài sản chung thì khi bố mẹ, ông bà chết trước được tính chia một phần tương xứng với công sức đã đóng góp với danh nghĩa là người có quyền lợi chung. Có thể nói rằng Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 là văn bản pháp lý đầu tiên quy định khá chi tiết về thừa kế từ sau cách mạng tháng 8 đến trước khi có PLVTK 1990. Thông tư 81 là văn bản thừa kế được áp dụng thống nhất cho cả nước, đóng vai trò là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Thông tư đã kế thừa và tiếp tục phát huy những quy định có nội dung tiến bộ, thể hiện bản chất và ý nghĩa của PLVTK của nhà nước XHCN, xoá bỏ những tàn tích của chế độ thừa kế xã hội phong kiến Việt Nam, những biểu hiện của tư tưởng gia trưởng, trọng nam, khinh nữ.
Tuy có một vị trí quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển, PLVTK ở nước ta, nhưng Thông tư 81 còn có những hạn chế nhất định, chưa ngang tầm với quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Chẳng hạn, việc quy định người thừa kế chỉ có hai hàng là thu hẹp diện những người thừa kế, chưa thật sự bảo đảm quyền được hưởng thừa kế, của những người thân, người để lại di sản thừa kế, vấn đề thừa kế thế vị cũng còn sơ lược; quy định về người không được thừa kế chưa đầy đủ, rõ ràng (Chỉ có hai trường hợp không được thừa kế, đó là người đã giết người để lại thừa kế, hay người thừa kế cùng hàng với mình để chiếm toàn bộ di sản, hay làm tăng thêm kỷ phần cho bản thân). Còn các trường hợp khác như hành vi lừa dối, cưỡng bức hay đe doạ người để lại di sản trong việc lập di chúc để giành lợi cho bản thân, vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng... thì Thông tư không quy định. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một văn bản pháp luật chuẩn mực hơn, có nội dung đầy đủ và hoàn chỉnh hơn để điều chỉnh các quan hệ thừa kế.
Vào những năm cuối thập kỷ 80, thế kỷ XX, Nhà nước ta phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách pháp luật nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế và cho phép nhiều hình thức sở hữu khác nhau tồn tại, trong đó hình thức sở hữu cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân được thừa nhận [76, tr.91].
Hơn nữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã được ban hành để tiếp tục xây dựng, củng cố gia đình XHCN, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình được củng cố, xoá bỏ hủ tục, lạc hậu một cách triệt để nhất. Quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân được tôn trọng thực hiện và được bảo đảm bằng pháp luật. Để đáp ứng với sự biến đổi, phát triển không ngừng của xã hội, cũng như khắc phục những nội dung còn thiếu và chưa phù hợp với đời sống thực tế trong Thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế trước đó, ngày 30/8/1990 Hội đồng nhà nước CHXHCNVN đã thông qua pháp lệnh thừa kế, có hiệu lực từ ngày 10/9/1990.
Pháp lệnh thừa kế gồm 38 điều, chia làm 6 chương, trong đó đã xác định được những nguyên tắc cơ bản về thừa kế, về quyền bình đẳng thừa kế của công dân, thừa kế theo di chúc, diện và hàng thừa kế, thời hiệu, yêu cầu chia di sản thừa kế...
Về thừa kế theo di chúc: Quy định tại chương II từ Điều 10 đến Điều 23 của Pháp lệnh thừa kế 1990. Theo pháp lệnh công dân có quyền lập di chúc để chuyển quyền sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản của mình cho một người hay nhiều người trong hay ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, phân định tài sản cho người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của một hay nhiều người thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do. Đặc biệt Pháp lệnh thừa kế còn quy định cụ thể hơn về nội dung di chúc [Điều 13], hiệu lực di chúc [Điều 23], hình thức di chúc [Điều 14, 15, 16, 17, 18], về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc [Điều 20]. Sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc [Điều 22], các điều kiện có hiệu lực di chúc.
Về thừa kế theo pháp luật: Pháp lệnh thừa kế đã mở rộng phạm vi những người thuộc quyền thừa kế theo pháp luật và được xếp theo thứ tự 3 hàng thừa kế.
Hàng thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Hàng thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người chết.
Hàng thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
Điểm mới của Pháp lệnh thừa kế 1990 so với Thông tư 81 được thể hiện ở nhiều quy định, đặc biệt là quy định về thời hiệu khởi kiện ở Điều 36: "Trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hay bác bỏ quyền thừa kế của người khác. Trong thời hạn ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại". Ngoài ra Pháp lệnh thừa kế còn quy định về quyền thừa kế của một người đang là con nuôi của người khác, được thừa kế theo pháp luật của bố mẹ nuôi và cả bố mẹ đẻ và anh, chị, em ruột của mình. Trong lúc đó Thông tư 81 lại không quy định quyền này.
Cũng như Thông tư 81, Pháp lệnh thừa kế cũng quy định về thừa kế thế vị. Đó là trường hợp một người được thừa kế thay vị trí của cha mẹ mình. Thông tư 81 chỉ quy định một trường hợp thừa kế thế vị là: "trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hay mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống". Còn Điều 26 Pháp lệnh thừa kế quy định thêm "nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hay mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống".
Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng có thể khẳng định rằng, Pháp lệnh thừa kế 1990 được ban hành đã phản ánh mức độ phát triển công tác lập pháp ở nước ta. Kể từ khi hình thành cho đến khi pháp lệnh thừa kế được ban hành, lần đầu tiên một văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật tương đối tổng hợp, toàn diện, thống nhất điều chỉnh quan hệ thừa kế, góp phần giải quyết một cách có hiệu quả những tranh chấp về thừa kế.
Tóm lại, nghiên cứu PLVTK trong giai đoạn...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: hoàn thiện pháp luật về diện thừa kếpdf, thực trạng thừa kế tại việt nam hiện nay, thực trạng vềaps dụng pháp luật thừa kế ở việt nam hiện nay, Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế, thực trạng áp dụng luật về thừa kế của con nuôi, thực trạng thừa kế theo pháp luật ở việt nam, thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc thực trạng và giải pháp, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DI CHÚC, hoàn thiện luật về thừa kế, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam