khanh_daicavip

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Hà nội mới có tổng diện hơn 3.344 km2, dân số hơn 6,2 triệu người, với 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, nằm trong top 17 thành phố lớn nhất thế giới. Hà Nội là một thành phố cổ đã được hình thành và phát triển gần 1.000 năm với truyền thống văn hóa lâu đời, quy tụ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hà Nội đã là sự lựa chọn của nhiều du khách khi đến Việt Nam, trong đó phải kể đến khách du lịch Hàn Quốc.
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc, quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực ngày càng được củng cố và phát triển, Hàn Quốc đã vươn lên thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam. Vài năm gần đây, ở Việt Nam đã xuất hiện “làn sóng Hàn Quốc”, còn ở Hàn Quốc cái tên “Việt Nam” được nhắc đến ngày càng nhiều với những sự tương đồng về văn hóa, sự thân thiện và gần gũi của người dân. Đó là những tín hiệu tốt lành cho việc thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới, là tiền đề quan trọng cho hoạt động phát triển du lịch.
Khách du lịch Hàn Quốc trong những năm gần đây lựa chọn Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng như là điểm đến hấp dẫn trong khu vực. Tuy nhiên hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc còn chưa tương xứng với vị thế của du lịch Hà Nội, số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường này còn ít, thiếu nhiều hướng dẫn viên tiếng Hàn Quốc,… Vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Hàn Quốc trên địa bàn Hà Nội là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với cách tiếp cận như trên tui quyết định chọn đề tài: “Hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch học.
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc, đánh giá điều kiện thu hút khách và đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc trong thời gian tới cho du lịch Hà Nội dưới hai góc độ là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch.
Căn cứ vào mục tiêu đặt ra, luận văn tiến hành giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Tổng quan về thị trường khách du lịch Hàn Quốc, tìm hiểu nét đặc trưng và các sở thích tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc.
- Mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc, cơ sở cho hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc.
- Tình hình khách du lịch Hàn Quốc đến Hà Nội.
- Điều kiện thu hút khách du lịch Hàn Quốc của Hà Nội.
- Đánh giá chung về hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội.
- Quan điểm và mục tiêu phát triển của du lịch Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn giới hạn nghiên cứu hoạt động thu hút khách du lịch trên địa bàn Hà Nội, các số liệu phục vụ nghiên cứu tập hợp trong 5 năm từ năm 2003 đến 2007.
Về mặt nội dung: đề tài có xu hướng trở nên rất rộng, vì hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các hoạt động khai thác cụ thể tại các doanh nghiệp du lịch với nhiều loại hình dịch vụ du lịch phong phú, đa dạng. Do vậy, đề tài đã giới hạn phạm vi nghiên cứu hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, và dưới góc độ doanh nghiệp đề tài tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có tổ chức hoạt động khai thác khách du lịch Hàn Quốc.
Về mặt không gian: nghiên cứu trường hợp điển hình cho hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc trên địa bàn Hà Nội.
Về mặt thời gian: nghiên cứu tiến hành chủ yếu trong 5 năm từ 2003 đến 2007 và đầu năm 2008. Các nghiên cứu được tiến hành thường xuyên, đảm bảo tính cập nhật và khách quan của số liệu và tư liệu thu thập.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ sách báo, tạp chí, báo cáo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, từ các thông tin do các doanh nghiệp khách sạn - du lịch trên địa bàn cung cấp...; Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, lấy ý kiến chuyên gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu ...
- Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phương pháp quy nạp,... từ đó tổng hợp thành những vấn đề cốt lõi nhất, chung nhất, rút ra bài học kinh nghiệm về hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường Hà Nội.
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả đã tiếp cận, kế thừa và hệ thống các kết quả đó cho đề tài nghiên cứu của mình như:
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch Hà Nội” do GS. TS. Nguyễn Văn Đính và nhóm nghiên cứu thực hiện (6/2000), Hà Nội;
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến năm 2010” do TS. Bùi Xuân Nhàn và nhóm nghiên cứu thực hiện năm 2003;
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản của Hà Nội” do PGS. TS Trần Thị Minh Hòa và nhóm nghiên cứu thực hiện năm 2007;
- Đề tài khoa học cấp ngành: “Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam” do bà Nguyễn Quỳnh Nga và nhóm nghiên cứu thực hiện năm 2001;
- Luận án tiến sĩ của Phạm Hồng Chương: “Một số giải pháp nhằm khai thác, mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội”, 2001.
- Kết quả cuộc điều tra chi tiêu khách du lịch được Tổng cục Thống kê tiến hành theo Quyết định số: 1083/QĐ-TCTK ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Cuộc điều tra này tiến hành trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố trọng điểm về du lịch với đối tượng điều tra là khách du lịch quốc tế và Việt Nam đang nghỉ ở các cơ sở lưu trú du lịch tại các tỉnh, thành phố này.
Và một số luận văn thạc sĩ khác nghiên cứu về nguồn khách Nhật Bản, hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam vào thị trường Pháp,…
Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường Hà Nội. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển thị trường khách này trong thời gian tới có ý nghĩa rất thiết thực cho ngành du lịch Hà Nội nói chung, các doanh nghiệp du lịch nói riêng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn cung cấp bức tranh tổng quát về thị trường khách du lịch Hàn Quốc, về đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc, đánh giá mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực để làm cơ sở cho hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc; phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc của Hà Nội; từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút thị trường khách du lịch Hàn Quốc đến Hà Nội.
- Bộ Ngoại giao, bộ Công an và tổng cục Du lịch mới thống nhất được giải pháp. Trước tiên, tổng cục Du lịch đã phối hợp với hai trường đại học tại Hà Nội và TP.HCM mở lớp đào tạo kiến thức lịch sử - văn hóa - xã hội - pháp luật cho hơn 250 người Hàn Quốc đang sống tại Việt Nam, hiểu biết tiếng Việt hay thành thạo tiếng Anh. Học viên phải cam kết làm việc cho doanh nghiệp lữ hành Việt Nam và nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Sau khi tuyển chọn lại, tổng cục Du lịch đề nghị bộ Lao động, thương binh và xã hội tạo thuận lợi cho khoảng 250 học viên vào làm tiếp thị, điều hành tour, khai thác thị trường, phiên dịch... trong doanh nghiệp Việt Nam nhưng không được hành nghề hướng dẫn viên. Khách do nhân viên người Hàn Quốc khai thác phải ký hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành Việt Nam và đi theo tour do doanh nghiệp này thực hiện.
Đồng thời, đang tiến hành tổng kiểm tra, kiên quyết xử lý tất cả những cá nhân, văn phòng đại diện, công ty Hàn Quốc đang tổ chức tour “chui”. Sau đó, chúng tui tổ chức một đợt xúc tiến du lịch tại Hàn Quốc kết hợp họp báo thông báo chính sách mới đối với thị trường này, công bố danh sách doanh nghiệp lữ hành được phép đón khách Hàn Quốc và những người Hàn Quốc được Việt Nam cho phép làm việc trong lĩnh vực du lịch...
* Biện pháp kiểm soát thế nào để chắc chắn 250 học viên Hàn Quốc không hành nghề hướng dẫn viên? Người Hàn Quốc lâu nay đưa khách sang Việt Nam vẫn quen “làm tất - ăn cả” nên cũng khó khiến họ tự nguyện giao lại khách cho doanh nghiệp Việt Nam?
- Tổng cục Du lịch quy định chỉ khi họ cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam mới cho vào làm việc trong doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. Và chính các doanh nghiệp tiếp nhận phải chịu trách nhiệm quản lý. Qua gặp gỡ trực tiếp, tui thấy hơn 250 học viên đều chân thành muốn hoạt động du lịch hợp pháp tại Việt Nam về lâu dài. Nếu không, chắc chắn họ sẽ bị đào thải.
Tổng cục cũng luôn nhắc nhở doanh nghiệp phải giải quyết thoả đáng quyền lợi cho nhân viên Hàn Quốc thì họ mới yên tâm “chiến đấu” cùng chúng ta.
* Nguyên nhân sâu xa khiến phía Hàn Quốc lũng đoạn được thị trường bắt nguồn từ tình trạng Viêt Nam thiếu trầm trọng hướng dẫn viên tiếng Hàn. Nếu chỉ dừng lại ở các giải pháp trên, làm sao giải quyết tận gốc vấn đề?
- Vụ Lữ hành dự định sau một thời gian thí điểm đối với thị trường Hàn Quốc, nếu đạt kết quả tốt sẽ kiến nghị trình Quốc hội sửa đổi luật Du lịch, cho phép người nước ngoài được hành nghề hướng dẫn viên.
Tại sao chúng ta không thể tin tưởng một số người nước ngoài am hiểu lịch sử - văn hoá Việt Nam không kém người trong nước, cam kết tôn trọng luật pháp, đã được cơ quan chức năng đào tạo và sát hạch? tui tin rằng, nếu Quốc hội cho phép, các cơ quan chức năng đủ khả năng ban hành kèm theo các biện pháp quản lý, chế tài, tiêu chuẩn hành nghề hướng dẫn viên đối với một số lượng nhất định người nước ngoài.
* Trên thế giới đã có nước nào cho người nước ngoài làm hướng dẫn viên?
- Singapore đã chính thức cho phép người nước ngoài làm hướng dẫn viên. Malaysia, Campuchia không cụ thể hoá bằng văn bản pháp quy nhưng vẫn để công dân một số nước công khai hành nghề hướng dẫn viên. Chúng tui đã “chất vấn” cơ quan quản lý du lịch các nước này xem căn cứ quy định nào để cho phép như vậy thì họ trả lời, do quá thiếu hướng dẫn viên các ngôn ngữ khi khách vào đông.
* Để Hàn Quốc lũng đoạn được thị trường còn do nhiều doanh nghiệp lữ hành chủ động cho họ “núp bóng” để được trả 0,5 - 1 USD/khách. Tổng cục có giải pháp gì ngăn chặn triệt để tình trạng “bán cái” này?

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
D hoạt động thu thập chứng cứ trong bộ luật tố tụng dân sự tại tòa án nhân dân huyện lấp vò – tỉnh đồng tháp Luận văn Luật 0
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính các hoạt động có thu ở các đơn vị dự toán thuộc quân khu i Luận văn Kinh tế 0
D thiết kế tháp chưng cất hệ Etanol - Nước hoạt động liên tục với nâng suất nhập liệu : 1500 kg/h có nồng độ 15% mol etanol ,thu được sản phẩm đỉnh có nồng độ 85% Luận văn Sư phạm 0
A thu hút khách hàng đối với hoạt động cho vay tại ngân hàng Phương Đông Bến Thành Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn TP Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc dưới tác động của Chương trình thu hoạch sớm Khoa học Tự nhiên 0
A Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu hút khách du lịch tại Công ty TNHH dịch vụ Mêkông Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top