phuongvi1124

New Member
Cứu dữ liệu hiệu quả từ dễ đến khó - Full

Nếu đã phục hồi dữ liệu chuyên nghiệp và đủ đồ nghề thì chuyện ổ cứng died (kể cả hư board, là cục sắt) vẫn phục hồi được nhưng sự nguyên vẹn thì không biết được thế nào



Dữ liệu còn trên ổ cứng, nhưng ổ cứng không đọc được vẫn phục hồi được sao bác? Mình lấy dữ liệu ra bằng thiết bị đặc biệt à?

Đây là công việc của các trung tâm phục hồi dư liệu chuyên nghiệp, được trang bị mấy móc hiện đại. Và cái giá phải trả để phục hồi dữ liệu chẳng rẻ tí nào.
 
Cứu dữ liệu hiệu quả từ dễ đến khó - Full

Mình có một và thắc mắc về phục hồi dữ liệu.

Việc xóa dữ liệu theo cách của windows là đánh dấu vào file đã xóa- có nghĩa là file được đánh dấu là không dùng nữa, khi chép dữ liệu vào ổ cứng, windows sẽ cho phép chép đè lên dữ liệu cũ. Phía trên có câu hỏi "Bạn đã ghi đè lên dữ liệu cũ chưa ?". Vậy làm thế nào biết mình đã ghi đè lên chưa, windows có quản lý việc đó mà. Nếu đã ghi đè lên rồi thì có khôi phục lại được không, nếu được thì sẽ lấy dữ liệu từ đâu?

Nguyên tắc chính của windows khi ghi dữ liệu là sẽ được ghi liên tục theo chiều di chuyển của đầu đọc và chiều quay của ổ đĩa, ưu tiên cho vùng trống, bỏ qua vùng có dữ liệu nhưng đã bị xóa (đánh dấu). Khi vùng trống đã hết windows sẽ ghi đè lên vùng đánh dấu, vẫn theo thứ tự trên. Mình đã nhiều lần kiểm chứng được điều này với chương trình Defragler. Như vậy khi chúng ta xóa dữ liệu thì cho dù có chép dữ liệu lại thì chưa hẳn là dữ liệu bị ghi đè. Dữ liệu dễ bị ghi đè khi ổ đĩa dung lượng trống còn ít, dữ liệu mới ghi lại nhiều, dung lượng lớn. Mỗi định dạng ổ đĩa lại có cách quản lí ghi xóa riêng. Tỉ lệ phục hồi trên ổ NTFS so với FAT, FAT32 luôn cao hơn nhiều.

Chúng ta dùng từ "ghi đè" theo cách hiểu là đã chép dữ liệu mới vào ổ cần phục hồi chứ không phải hiểu ghi đè theo nghĩa đúng như mình đã phân tích ở trên.

Ghi đè vẫn phục hồi được dữ liệu, nhưng chắc chắn đó không phải là công việc của chúng ta mà là của các chuyên gia, dữ liệu lấy ra được xong phải tốt mới gọi là phục hồi dữ liệu chứ! Chính vì vậy nên các chương trình bảo vệ dữ liệu chống phục hồi có tùy chọn ghi đè 1, 2, 5, 10 thậm chí 35 lần nhằm chống lấy lại chỗ dữ liệu bị xóa.
 

Mathieu

New Member
Cứu dữ liệu hiệu quả từ dễ đến khó - Full

Không biết anh tav4 có thể giới thiệu qua với mọi người một số phần mềm hữu dụng trong việc cứu dữ liệu của từng trường hợp không?
 

Ashkii

New Member
Cứu dữ liệu hiệu quả từ dễ đến khó - Full

Sau một thời gian sử dụng và thử nghiệm nhiều chương trình, tui đánh giá Active@ File Recovery rất cao về khả năng khôi phục dữ liệu trên ổ cứng và các thiết bị nhớ khác như USB. Phần mềm này giao diện trực quan dể sử dụng, khôi phục dữ liệu rất mạnh. Nói chung thì trên thiết bị nào cũng vậy, khi dữ liệu vừa bị mất hay xóa mà chưa bị ghi đè lên thì cơ hội khôi phục rất cao. tui đã thử nghiệm khôi phục vài chục file nhạc bị xóa ngay trên ổ C (windows) và kết quả là thành công 100%. Ngoài ra trong gói Active@ này còn có Active@ Partition Recovery dùng để phục hồi phân vùng bị mất trên ở cứng rất ngon, hay chữa lỗi USB bị mất dung lượng mà Windows không thể format được.
 

quevo

New Member
Cứu dữ liệu hiệu quả từ dễ đến khó - Full

Cái này có thực sự xuất sắc - Minitool or EaseUS không nhỉ ??? m dùng cái MiniTool thấy rất hay mà hiệu quả nữa !!!
 

follow_only_u

New Member
Cứu dữ liệu hiệu quả từ dễ đến khó - Full

Cái này có thực sự xuất sắc - Minitool or EaseUS không nhỉ ??? m dùng cái MiniTool thấy rất hay mà hiệu quả nữa !!! Chơi luôn Stellar Phoenix, chọn Search Lost Volume là xong
 

tctuvan

New Member
Re: Hướng dẫn cứu dữ liệu ổ cứng từ A-Z (file bị lỗi, bị xóa, bị format nhầm, ghost nhầm...)

Thank bài viết rất hữu ích
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top