Chozai

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về bài giảng có ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ : Luận văn ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Chương trình đào tạo thí điểm)
Nhà xuất bản: Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Ngày: 2013
Chủ đề: Giáo dục đại học
Tâm lý giáo dục
Công nghệ thông tin
Phương pháp giảng dạy
Miêu tả: Xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với bài giảng có ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT). Xây dựng mô hình thang đo về các nhân tố tác động đền sự hài lòng đối với bài giảng có ứng dụng CNTT. Trình bày tầm quan trọng của từng nhân tố đối với sự hài lòng của sinh viên.
Luận văn ThS. Đo lường và Đánh giá trong giáo dục -- Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 6
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1.Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 7
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................... 9
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................................................... 9
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................... 9
5.Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 10
6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 12
Chương 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...... 13
1.1.Tổng quan:............................................................................................... 13
1.1.1.Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................. 13
1.1.2.Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 15
1.2. Cơ sở lí thuyết nghiên cứu..................................................................... 18
1.2.1. Bài giảng có ứng dụng CNTT – Loại hình dịch vụ giáo dục........... 19
1.2.1.1. Khái niệm về bài giảng có ứng dụng CNTT.................................. 19
1.2.1.2.Bài giảng có ứng dụng CNTT – một loại hình dịch vụ.................. 23
1.2.1.3. Chất lượng của dịch vụ bài giảng có ứng dụng CNTT................. 28
1.2.2. Lí thuyết về sự hài lòng....................................................................... 33
1.2.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài........................................................... 34
Chương 2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................ 38
2.1. Địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 38
2.2. Thiết kế nghiên cứu................................................................................ 402
2.3. Thiết kế công cụ đo lường ..................................................................... 41
2.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................................................................... 44
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 47
3.1 Phân tích và đánh giá thang đo.............................................................. 47
3.1.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................... 47
3.1.2. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha .................................................... 54
3.1.3. Mô hình thang đo điều chỉnh ............................................................. 57
3.2 Thống kê mô tả kết quả khảo sát........................................................... 59
3.2.1. Nhân tố nội dung bài giảng có ứng dụng CNTT.............................. 59
3.2.2. Nhân tố phương pháp dạy học bài giảng có ứng dụng CNTT....... 60
3.2.3. Nhân tố kĩ thuật thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT.................. 61
3.2.4. Nhân tố hình thức thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT............... 62
3.2.5. Nhân tố sự hài lòng của sinh viên ...................................................... 63
3.3. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu............................... 64
3.3.1. Phân tích hệ số tương quan Pearson ................................................. 64
3.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội........................................................ 65
3.3.2.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội........... 65
3.3.2.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................... 66
3.3.2.3. Dò tìm các vi phạm giả định của mô hình ..................................... 66
3.3.3 Kiểm định nhóm giả thuyết về quan hệ của các thành phần của bài
giảng có ứng dụng CNTT đến sự hài lòng của SV ..................................... 72
3.3.4 Kiểm định sự phù hợp mô hình nghiên cứu..................................... 73
3.3.5. Kiểm định nhóm giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất
lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo đặc điểm cá nhân .................... 74
3.3.6. Kiểm định nhóm giả thuyết về sự khác biệt ở sự hài lòng của SV
theo đặc điểm cá nhân................................................................................... 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88
PHỤ LỤC....................................................................................................... 96
Phụ lục 1. Gợi ý phỏng vấn sâu dành cho giảng viên ................................ 96
Phụ lục 2. Nội dung quan sát giờ giảng của GV......................................... 97
Phụ lục 3. Thang đo dự thảo chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT.. 99
Phụ lục 4. Bảng câu hỏi thu thập thông tin sinh viên.............................. 102
Phụ lục 5. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................. 107
Phụ lục 6. Kết quả phân tích nhân tố Khám phá (EFA) lần 1 ............... 110
Phụ lục 7. Kết quả phân tích nhân tố Khám phá (EFA) lần 2 ............... 114
Phụ lục 8. Kết quả phân tích nhân tố ”Sự hài lòng của sinh viên” ........ 117
Phụ lục 9. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo ............................. 118
Phụ lục 10. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ............................. 122
Phụ lục 11. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test đánh giá chất
lượng bài giảng theo giới tính .................................................................... 125
Phụ lục 12. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test đánh giá chất
lượng bài giảng theo khóa học ................................................................... 127
Phụ lục 13. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test đánh giá chất
lượng bài giảng theo ngành học ................................................................. 128
Phụ lục 14. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test về sự hài lòng
sinh viên theo giới tính................................................................................ 129
Phụ lục 15. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test về sự hài lòng
sinh viên theo khóa học............................................................................... 130
Phụ lục 16. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test về sự hài lòng
sinh viên theo ngành học............................................................................. 1314
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐT Bài giảng điện tử
BVTV Bảo vệ thực vật
CNTT Công nghệ thông tin
DVTY Dịch vụ thú y
ĐH Đại học
NXB Nhà xuất bản
SV Sinh viên
GV Giảng viên
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UD Ứng dụng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình Trang
Hình 1.1 Mô hình chất lượng dịch vụ Parasuraman et al 25
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với bài
giảng có ứng dụng CNTT
35
Hình 2.1 Qui trình nghiên cứu 40
Hình 3.1 Mô hình hiệu chỉnh nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên
đối với bài giảngcó ứng dụng CNTT
57
Hình 3.2 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 68
Hình 3.3 Đồ thị phân tán phần dư và giá trị đoán của mô hình hồi
quy tuyến tính
69
Hình 3.4 Biểu đồ tần số Q-Q plot khảo sát phân phối phần dư 70
Hình 3.5 Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết 736
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Cấu trúc bảng hỏi và thang đo 44
Bảng 2.2 Số lượng mẫu khảo sát trên môn học 45
Bảng 3.1 Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát 49
Bảng 3.2 Bảng tóm tắt nhân tố tương ứng với các biến quan sát sau khi
phân tích nhân tố
51
Bảng 3.3 Bảng phân tích nhân tố sự hài lòng sinh viên 53
Bảng 3.4 Bảng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha 54
Bảng 3.5. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng 59
Bảng 3.6 Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố nội dung bài giảng 59
Bảng 3.7 Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố phương pháp dạy học 60
Bảng 3.8 Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố kĩ thuật thiết kế bài
giảng có ứng dụng CNTT
62
Bảng 3.9 Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố hình thức thiết kế bài
giảng có ứng dụng CNTT
63
Bảng 3.10 Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố sự hài lòng của SV 63
Bảng 3.11 Ma trận tương quan Pearson giữa các biến 65
Bảng 3.12 Mô hình tóm tắt phân tích hồi quy bội 66
Bảng 3.13 Phân tích phương sai ANOVA 66
Bảng 3.14 Hệ số hồi quy đa biến 66
Bảng 3.15 Kết quả hồi quy đa biến 70
Bảng 3.16 Phương trình hồi quy bội 71
Bảng 3.17 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết H1, H2, H3, H4 72
Bảng 3.18 Bảng tổng kết kết quả kiểm định giả thuyết H5, H6, H7 79
Bảng 3.19 Bảng tổng kết kết quả kiểm định giả thuyết H8, H9, H10 81
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Thứ nhất, thế kỷ 21 có sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng
công nghệ, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin
(Communication technology). Rất nhiều lĩnh vực trong xã hội được “tin học
hóa”. Trong giáo dục, công nghệ thông tin đã được đưa vào ứng dụng trong
cả công tác quản lí, giảng dạy và học tập. Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả
của việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn
giáo dục trong và ngoài nước những năm qua, đã cho thấy việc ứng dụng
CNTT trong giảng dạy và học tập là xu thế tất yếu của giáo dục.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học đã trở
thành chủ trương lớn của toàn ngành giáo dục. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào
tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp,
cách dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một
xã hội học tập”[2]; Chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT ban hành ngày 30/9/2008
nhấn mạnh: “Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương
pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục, góp phần nhằm
nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có nghĩa quyết
định sự phát triển CNTT của đất nước” [3]. Toàn ngành giáo dục đã từng
bước ứng dụng CNTT vào công tác điều hành quản lí giáo dục, công tác dạy
học ở từng cấp học. Trong đó, dạy học có ứng dụng CNTT được sử dụng rộng
rãi.
Không nằm ngoài xu thế đó, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, tập huấn sử dụng CNTT cho toàn thể cán
bộ công chức, viên chức Nhà trường. Hầu hết giáo viên, giảng viên (sau đây8
viết tắt là GV) đã ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học. Tuy nhiên, thực tế
đã có những giờ dạy học, GV còn lạm dụng CNTT, sử dụng không đúng lúc,
đúng chỗ, không phối hợp với các phương tiện khác, làm cho giờ dạy học thụ
động, ít có kiến tạo tri thức, học sinh học "như xem phim", trong khi CNTT
chỉ là phương tiện dạy học. Ngược lại cũng có GV còn coi nhẹ việc sử dụng
CNTT vào dạy học, hay sử dụng nó chỉ để "thay bảng đen" không phát huy
được khả năng của phương tiện dạy học này. Cho nên việc ứng dụng CNTT
vào giảng dạy là cần thiết nhưng việc ứng dụng này mang lại hiệu quả như thế
nào?; Mức độ hài lòng của sinh viên về việc ứng dụng đó ra sao đang là vấn
đề ?
Thứ hai, vấn đề lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng
dạy của giảng viên ở Việt Nam còn khá mới mẻ cả về lí luận lẫn thực tiễn.
Kết luận tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học ngày 05 tháng
01 năm 2008, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn
Thiện Nhân đã nhấn mạnh: “Về giảng viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và
đang tiếp tục ban hành quy chế giảng viên và chuẩn giảng viên cho từng vị trí
công tác. Tất cả giảng viên đại học đều phải có năng lực giảng dạy, nghiên
cứu và phải được đánh giá qua sinh viên và đồng nghiệp về trình độ chuyên
môn, kĩ năng sư phạm, năng lực quản lí giáo dục…[54]. Bắt đầu từ năm 2008,
thực hiện công văn số 1276/BGD-ĐT/NG ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng
Giáo dục Đào tạo về việc “Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ sinh
viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên” [4] thì việc phản hồi của sinh
viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên mới thực hiện ở một số trường
đại học và cao đẳng trong cả nước. Mặc dù có những khó khăn ban đầu nhưng
việc lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của GV là một xu thế tất
yếu và là một việc làm bắt buộc đối với một cơ sở đào tạo nhằm đảm bảo và
nâng cao chất lượng giáo dục.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
Đứng trước thực tế đó, tác giả chọn và thực hiện đề tài “Khảo sát mức
độ hài lòng của sinh viên về bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động dạy học tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ”.
Ý nghĩa lý luận của đề tài nghiên cứu
Những kết quả nghiên cứu này có thể minh họa thêm cho các lí thuyết
về sự hài lòng của khách hàng – người học vào các hoạt động thuộc lĩnh vực
giáo dục nói chung và giáo dục đại học cao đẳng nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài kiểm chứng và làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của sinh viên đối với bài giảng có ứng dụng CNTT, góp phần nâng cao
hiệu quả công tác giảng dạy, một thành tố quan trọng nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này sẽ tập trung vào các mục tiêu sau đây:
-Xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với
bài giảng có ứng dụng CNTT.
-Xây dựng mô hình thang đo về các nhân tố tác động đền sự hài lòng
đối với bài giảng có ứng dụng CNTT.
- Xác định tầm quan trọng của từng nhân tố đối với sự hài lòng của sinh
viên.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố của bài giảng có ứng dụng CNTT
trong hoạt động dạy học đem đến sự hài lòng cho sinh viên.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học năm 2 và 3, bậc học cao
đẳng hai ngành Bảo vệ thực vật và dịch vụ thú y đang đào tạo tại nhà trường.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu10
- Những nhân tố nào của bài giảng có ứng dụng CNTT hoạt động dạy
học của giảng viên đem đến sự hài lòng cho sinh viên?
- Sinh viên hài lòng như thế nào đối với những nhân tố của bài giảng có
ứng dụng CNTT hoạt động dạy học của giảng viên?
Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết về quan hệ của các thành phần của bài giảng có ứng
dụng CNTT đến sự hài lòng của sinh viên
H1: Những thành phần của bài giảng có ứng dụng CNTT trong hoạt
động dạy học của giảng viên có mối tương quan thuận với sự hài lòng của
sinh viên.
- Giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất lượng bài giảng có
ứng dụng CNTT theo đặc điểm cá nhân của sinh viên:
H2: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng
CNTT theo Giới tính.
H3: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng
CNTT theo Khóa học.
H4: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng
CNTT theo Ngành học.
- Giả thuyết về sự khác biệt ở sự hài lòng của sinh viên theo đặc điểm
cá nhân của sinh viên:
H5: Có sự khác biệt về sự hài lòng của SV theo Giới tính.
H6: Có sự khác biệt về sự hài lòng của SV theo Khóa học.
H7: Có sự khác biệt về sự hài lòng của SV theo Ngành học.
5.Phương pháp nghiên cứu
Dạng thiết kế nghiên cứu
Hình 3.5 Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết
Qua hình 3.5 cho ta thấy được tầm quan trọng của các nhân tố phụ thuộc
vào giá trị của hệ số hồi qui đã chuẩn hóa. Nhân tố nào có giá trị hồi quy
chuẩn hóa càng lớn thì càng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng càng nhiều. Có
thể nhận thấy Sự hài lòng của SV đối với bài giảng có ứng dụng CNTT
chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thành phần Phương pháp dạy học (Beta =
0,468); thứ hai là thành phần Nội dung bài giảng (Beta = 0,275); thứ ba là
thành phần Kĩ thuật thiết kế bài giảng (Beta = 0,069) và thấp nhất là thành
phần hình thức thiết kế bài giảng (Beta = 0,063).
3.3.5. Kiểm định nhóm giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất
lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo đặc điểm cá nhân
Do các giả thuyết đưa ra thực hiện trên hai nhóm nghiên cứu nên đề tài
sử dụng kiểm định Independent –Samples T-test để tìm ra sự khác biệt về kết
quả đánh giá giữa các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về đặc điểm cá
nhân.
Trong phân tích này, giả thuyết HO đặt ra là không có sự khác biệt về
kết quả đánh giá giữa các nhóm đối tượng.
-Nếu mức ý nghĩa Sig. trong kiểm định Levene < 0,05 (với mức ý
nghĩa 95%) thì phương sai giữa hai nhóm đối tượng khác nhau, ta sẽ sử dụng
kết quả kiểm định t ở phần Equal variances not assumed.
-Ngược lại nếu mức ý nghĩa Sig. trong kiểm định Levene>= 0,05 thì
phương sai giữa hai nhóm đối tượng không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả
kiểm định t ở phần Equal variances assumed.
Có hai trường hợp xảy ra :
-Nếu mức ý nghĩa Sig. trong kiểm định <0,05 thì ta kết luận có sự khác
biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa hai nhóm.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi75
- Nếu mức ý nghĩa Sig. trong kiểm định >=0,05 thì ta kết luận không
có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa hai nhóm.[26]
 Kiểm định giả thuyết H2: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài
giảng có ứng dụng CNTT theo Giới tính.
Kiểm định Independent Samples Test về sự khác biệt đánh giá chất
lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo giới tính (phụ lục 11) cho thấy, giá
trị Sig. trong kiểm định Levene của các thành phần lần lượt ( 0,704 ; 0,627 ;
0,315 ; 0,807) đều > 0,05, chấp nhận giả thuyết H0 không có sự khác nhau về
phương sai của 2 tổng thể, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal
variances assumed.
Giá trị Sig. trong kiểm định t phần Equal variances assumed lần lượt
(0,194 ; 0,125 ; 0,924 ; 0,252) đều > 0,05, chấp nhận giả thuyết H0 và kết luận
sự đánh giá của SV là không khác nhau giữa hai nhóm nam và nữ.
Giả thuyết H2: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảng có
ứng dụng CNTT theo giới tính bị bác bỏ.
 Kiểm định giả thuyết H3: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài
giảng có ứng dụng CNTT theo khóa học.
Kiểm định Independent Samples Test về sự khác biệt đánh giá chất
lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo khóa học (phụ lục 12) ta có :
Giá trị Sig. trong kiểm định Levene của Nội dung bài giảng là 0,001
nhỏ hơn 0,05. Bác bỏ giả thuyết H0, có sự khác nhau về phương sai của 2
tổng thể, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances not
assumed.
Giá trị Sig. trong kiểm định t phần Equal variances not assumed của
Nội dung bài giảng là 0,003 nhỏ hơn 0,05, bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận76
sự đánh giá của SV là khác nhau giữa hai nhóm đối tượng năm thứ II và III.
Nhìn vào bảng trung bình mẫu ở bảng Group Statistics cho ta thấy giá trị
trung bình (mean) mức độ đồng ý của SV đối với Nội dung bài giảng ở năm II
là 3,6 ; Năm III là 3,8. Sinh viên học năm thứ III đánh giá cao hơn SV năm
thứ hai có ý nghĩa.
Giá trị Sig. trong kiểm định Levene của Phương pháp dạy học là 0,001
nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05. Bác bỏ giả thuyết H0, có sự khác nhau về phương
sai của 2 tổng thể, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances
not assumed.
Giá trị Sig. trong kiểm định t phần Equal variances not assumed của
phương pháp dạy học là 0,00 nhỏ hơn 0,05. Bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận
sự đánh giá của SV là khác nhau giữa hai nhóm đối tượng năm thứ II và III.
Nhìn vào bảng trung bình mẫu ở bảng Group Statistics cho ta thấy giá trị
trung bình (mean) mức độ đồng ý của SV đối với Phương pháp dạy học ở
năm II là 3,6 ; Năm III là 3,8. Sinh viên học năm thứ III đánh giá cao hơn SV
năm thứ hai có ý nghĩa.
 Giá trị Sig. trong kiểm định Levene của Kĩ thuật thiết kế bài giảng là
0,162 > 0,05, chấp nhận giả thuyết H0, không có sự khác nhau về phương sai
của 2 tổng thể, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances
assumed. Giá trị Sig. trong kiểm định t phần Equal variances assumed là
0,000 < 0,05, bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận sự đánh giá của SV là khác
nhau giữa hai nhóm đối tượng năm thứ II và III. Nhìn vào bảng trung bình
mẫu ở bảng Group Statistics cho thấy mức độ đồng ý của SV đối với kĩ thuật
thiết kế bài giảng ở năm II là 3,2 ; Năm III là 3,5. Sinh viên học năm thứ III
đánh giá cao hơn SV năm thứ hai một cách có ý nghĩa.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Zuno

New Member
tui xin được tham khảo đề tài để phục vụ việc làm luận văn của Tôi, Xin cảm ơn!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát hệ vi sinh vật và đánh giá mức độ an toàn vi sinh trong bia Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá khi IPO tại Việt Nam Tài chính, Chứng khoán 0
S Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên đối với bài giảng của giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau. ThS. Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Khảo sát quy trình chế biến, định mức sản xuất sản phẩm mực (Logigo formosana) đông lạnh và hệ thống xử lý nước thải tại Công ty TNHH Thủy sản Nigico Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát quy trình công nghệ chế biến cá tra fillet dodong IQF tính định mức và các phương pháp kiểm tra chất lượng nguyên liệu Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát Mức độ hài lòng của nhân viên đối với Công ty Luận văn Kinh tế 0
T Khảo sát quy trình chế biến - tính định mức sản phẩm mực tuộc (Octopus dollfusi) đông lạnh IQF và chương trình quản lý chất lượng HACCP tại Công ty Huy Long Nông Lâm Thủy sản 0
T Khảo sát quy trình chế biến và tính định mức tiêu hao nguyên liệu cho sản phẩm bạch tuộc cắt luộc đông block được thực hiện tại công ty TNHH MTV Hùng Phúc Nông Lâm Thủy sản 0
T Khảo sát quy trình chế biến, định mức sản xuất sản phẩm Bạch tuộc (Octopus spp) cắt khúc đông Block và hệ thống quản lý chất lượng HACCP tại Công ty Cổ phần Nông Lâm Thủy sản 1
T Khảo sát quy trình sản xuất và tính định mức lao động trong công ty CP xuất nhập khẩu thủy hải sản minh phú Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top