Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phong trào “Thơ mới” đánh dấu bước thay đổi đột phá của thi ca Việt Nam hiện đại. Phong trào này tạo nên dấu ấn ở chỗ không đi theo thi pháp truyền thống mà tìm kiếm những hình thức vận – luận – học mới. Cách thay đổi ấy thích nghi với xu hướng phát triển của tâm lý con người, của xã hội, chính điều ấy đã làm cho thơ mới mở ra những chân trời khác lôi cuốn thế hệ trẻ. Bài thơ Tình già của Phan Khôi công bố 1932, được coi là công trình đầu tiên của công cuộc cách mạng văn học ấy và từ đó về sau đã có nhiều thi sĩ làm giàu thêm cho mảnh đất thi ca màu mỡ này. Hàn Mặc Tử chính thức gia nhập phong trào “Thơ mới” năm 1936 với tập thơ Gái quê, ông được xem là nhà thơ lạ nhất trong phong trào “Thơ mới” (1932-1945), người “cai trị Trường thơ Loạn của các nhà thơ Bình Định”.
Trong bài viết “Hàn Mặc Tử, anh là ai?” (Văn Nghệ Bình Định.- 1998.- Số 18 (Xuân Mậu Thìn) nhà thơ Chế Lan Viên đã phân tích rất hay về Hàn Mặc Tử khiến người đọc phải đặt ra câu hỏi: Không biết sự tồn tại của ông là huyền thoại hay hiện thực? Ông là thiên tài hay là kẻ mê hay điên loạn?. Nhưng dù Hàn Mặc Tử là người như thế nào, có một điều không thể phủ nhận: ông đã để lại một dấu ấn không phai mờ trong lịch sử văn chương Việt Nam thế kỉ XX.
Trên hành trình tinh thần của Hàn Mặc Tử, thơ ca chính là sự cứu rỗi của linh hồn để anh hòa với thiên nhiên, tìm đến cõi vĩnh hằng của thể xác. Thế giới thi ca của Hàn Mặc Tử luôn ám ảnh bởi các yếu tố trăng, hồn, máu. Đó là những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, xuyên suốt trong cảm hứng thi ca của Hàn Mặc Tử, chính những điều ấy đã tạo ra một giọng thơ đặc biệt và không chia sẻ âm hưởng với bất kì ai. Một nét đặc biệt làm nên sự đa dạng trong thi hứng của Hàn Mặc Tử là nguồn thơ về đạo, về tôn giáo. Tính nhạc trong thơ cũng là một phần hết sức quan trọng trong việc tác thành giá trị và nghệ thuật của thơ ông, ông là thi sĩ có cái nghệ thuật âm nhạc tài tình nhất.
Hàn Mặc Tử không chỉ nổi tiếng về thi ca mà còn khiến người đọc nhớ đến về những người phụ nữ đi ngang qua cuộc đời ông, đặc biệt là những mối tình tuyệt vọng của thi nhân. Có lẽ không nhà thơ nào kể cả Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu… lại có nhiều bóng dáng khuynh thi, bóng dáng người tình trong thơ như Hàn Mặc Tử. Những Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình, Ngọc Sương,… vừa gần gũi, vừa xa xôi, vừa tràn đầy khao khát mộng tưởng, vừa cay đắng tuyệt vọng khôn cùng, chính vì thế mà tình yêu tuyệt vọng trở thành cảm quan nghệ thuật đặc sắc trong thơ Hàn Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử là như vậy, có lẽ đó là con người dị thường nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Cả cuộc đời mình ông đã tạo nên như một huyền thoại và trải qua nó với tất cả sức mạnh của trái tim, của niềm đam mê sáng tạo. Từ khi xuất hiện cho đến nay, trải qua bao thử thách của thời gian, thơ Hàn Mặc Tử vẫn mới, vẫn hấp dẫn công chúng. Ngôn ngữ thơ do Hàn Mặc Tử đào luyện có vẻ đặc sắc, vì sự lựa chọn tài tình các từ ngữ hòa điệu và thú vị. Hình ảnh thơ mộc mạc, ngôn ngữ trau chuốt nên để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Trong lớp từ ngữ tạo nên thanh điệu thơ thì từ láy cũng là công cụ đắc lực, được nhà thơ sử dụng vào trong sáng tác của mình. Nó góp phần làm nên nét độc đáo, nét mới cho thơ ông. Di sản thi ca của ông đã nhập vào kho tàng văn chương nước nhà, trở thành những giá trị vĩnh cửu, xuyên qua mọi thời gian, xuyên qua mọi thế kỉ.
Từ láy là một lớp từ đặc biệt trong ngôn ngữ dân tộc. Nó được cấu tạo bởi cách hòa phối ngữ âm độc đáo và mang tính biểu cảm cao. Ở thơ Hàn Mặc Tử, chúng ta có thể tìm thấy một số lượng từ láy thường dùng hết sức mộc mạc, độc đáo. Đi vào nghiên cứu đề tài này, người viết không chỉ thấy được sự đa dạng, phong phú của ngôn từ tiếng Việt mà còn thấy được sự tài tình khéo léo của Hàn Mặc Tử trong việc sử dụng từ láy vào sáng tác, tạo nên những bài thơ rung động lòng người, có giá trị lâu bền. Chính vì thế mà người viết đã chọn đề tài “Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu từ láy vốn là một đề tài quen thuộc, từ lâu đã được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Các công trình được các nhà nghiên cứu với nhiều hướng khác nhau, nhưng về cơ bản những đặc điểm cũng như cách phân loại về từ láy đều được các nhà nghiên cứu phân tích khá kĩ. Tuy nhiên tùy mức độ nghiên cứu khái quát hay tổng hợp, thì không phải công trình nào cũng giống nhau. Một số tác giả tiêu biểu có thể kể đến như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành, Diệp Quang Ban…
Trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, Đỗ Hữu Châu đã đi sâu vào phân tích mặt ngữ nghĩa của từ láy. Theo ông “ Láy là những từ được cấu tạo theo cách láy, đó là cách lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết, với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao; thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thanh thấp; thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng –của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [3;34]
Tác giả cho rằng: ý nghĩa của các từ láy hình thành từ ý nghĩa của hình vị cơ sở. Tuy ông đã phân tích khá kĩ về các nhóm từ láy, nhưng nhóm từ láy phỏng thanh và từ láy âm cách điệu chưa được bàn tới nhiều.
Còn Hoàng Văn Hành trong cuốn “Từ láy trong tiếng Việt” đã đi vào phân tích khá sâu về mặt hình thức ngữ âm lẫn mặt ý nghĩa của từ láy. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu lên tác dụng, giá trị sử dụng của từ láy khi đưa nó vào văn cảnh bằng việc chỉ ra giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm và màu sắc phong cách của từ láy. Ông cho rằng từ láy được sử dụng trong rất nhiều phong cách khác nhau, nhưng quan trọng hơn ông đã nhấn mạnh vai trò của từ láy đối với phong cách văn chương. Ông cho rằng: “Sở trường của từ láy là làm chất liệu để xây dựng văn bản nghệ thuật làm phương tiện cho tư duy nghệ thuật. Sở dĩ như thế là vì từ láy là từ giàu giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm. Mà văn bản nghệ thuật rất cần những phương tiện ngôn ngữ như thế để xây dựng hình tượng. Cho nên, các nhà văn, nhà thơ rất chú ý sử dụng từ láy. Và lịch sử văn học Việt Nam đã từng quen biết những nhà thơ, nhà văn có tài trong việc sử dụng ngôn ngữ, trong đó có từ láy, như: Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Nguyễn Tuân…” [8;142]
Hoàng Văn Hành đã tiến hành tổng kết những thành quả nghiên cứu về từ láy tiếng việt từ trước đến nay. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra những mặt tồn tại và những mặt có thể kế thừa, phát huy và bổ sung, tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề còn chưa được giải đáp chung quanh hiện từ láy trong tiếng Việt. Các đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của từ láy đều được tác giả trình bày một cách có hệ thống. Về mặt ý nghĩa, tác giả đã quan tâm phân tích khá kĩ cơ chế hình thành và giá trị biểu đạt của ba nhóm từ láy là: nhóm từ láy phỏng thanh, nhóm từ láy sắc thái hóa và nhóm từ láy âm cách điệu.
Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” cũng phân tích ý nghĩa của từ láy. Đó là ý nghĩa của một số từ láy xét ở góc độ từ loại như: danh từ, động từ, tính từ. Đây là những công trình tiêu biểu nghiên cứu về từ láy.
Mặc dù có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình về thơ Hàn Mặc Tử, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình quy mô nào đi sâu nghiên cứu làm nổi bật thành tựu đạt được cũng như cái tài của Hàn Mặc Tử, trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt nói chung và từ láy nói riêng.
Trần Thanh Mại, một nhà phê bình nổi tiếng đương thời, đã bỏ công vào tận trại phong không sợ vi trùng Hansen tìm đọc di cảo của nhà thơ để hoàn thành công trình “Hàn Mặc Tử - Thân Thế và Thi Văn”. Ông chủ yếu đi sâu phân tích từng cử chỉ tính tình của nhà thi sĩ, từng giai đoạn trong đời người, nhằm đi tới cắt nghĩa thi phẩm của nhà thơ. Tác giả trên lập trường khách quan đã nghiên cứu những đặc điểm quê hương, những giai thoại tình yêu, những bóng dáng khuynh thi đi qua cuộc đời thi sĩ, những giây phút mơ màng trên bờ biển Quy Nhơn dằng dặc nhớ thương, tâm trạng bệnh hoạn quái đản, những đêm trăng lạnh lùng, rùng rợn, huyền ảo… Nhằm tìm chứng cớ giải thích tài năng và thi phẩm của nhà thơ và đi đến khẳng định: “Hàn Mặc Tử là người đầu tiên trong thế kỉ XX mở ra một cuộc cải cách lớn cho văn chương Việt Nam và thành công một cách vinh quang rực rỡ”. Thiên tài của Hàn là “cao hơn tất cả các thi hào trên thế giới” và tương lai sau này sẽ có vinh dự xây cho nhà thơ “nhũng chiếc thánh giá vĩ đại, những lăng tẩm nguy nga nữa” [6;659]
Việc cắt nghĩa một thi nghiệp, một văn nghiệp, một tác phẩm bằng điều kiện hình thành của nó là hoàn cảnh địa lí xã hội, thời đại lịch sử, dòng họ thân thế, tư chất cuộc đời của người nghệ sĩ dù có thể chưa hoàn toàn thuyết phục được công chúng, nhưng ít ra cũng đã khai mở ra một quan niệm phê bình mới đánh dấu sự chuyển biến ý thức của lí luận nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam. Ông là người có công lớn giới thiệu Hàn Mặc Tử một cách khá quy mô, chi tiết trên thi đàn thơ mới khi người ta chưa biết nhiều về thi sĩ.
Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh và Hoài Chân đã thực hiện một cuộc hành trình qua “Ngần ấy” thi phẩm của Hàn Mặc Tử và thừa nhận “tui đã mệt lả”. Hai nhà nghiên cứu này đã khéo léo đưa dư luận về Hàn Mặc Tử và coi đây là hiện tượng không bình thường của thơ mới, khả năng cảm thụ của “Thi nhân Việt Nam” rất tinh tế nhạy bén khi đi vào cõi thơ Hàn Mặc Tử một cách tuần tự từ thể thơ Đường luật đến Gái quê, Đau thương (Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và Hồn điên), Xuân như ý, Thượng thanh khí… mỗi thi phẩm, mỗi chặng đường sáng tác của nhà thơ đã được phẩm bình kết tinh thành những ấn tượng cảm giác sâu sắc độc đáo. Thậm chí nhà phê bình không cần nhắc đến yếu tố thời đại, chỉ để ý xây dựng cho mình một siêu văn bản ấn tượng chủ quan trên văn bản của thi sĩ. Kiểu phê bình chủ quan sẽ phong phú về ấn tượng cảm giác nhưng khó cắt nghĩa một cách khoa học về tác phẩm, vì thế tác giả thi nhân Việt Nam có lúc cảm giác bất lực: “Một tác phẩm như thế ta không thể nói hay, hay dở. Nó đã ra ngoài vòng nhân gian, nhân gian không có quyền phê phán”, bởi vậy kết thúc phần viết về Hàn Mặc Tử mạch văn đột nhiên chuyển sang địa hạt cái tâm của nhà phê bình: “một người đau khổ nhường ấy, lúc sống ta hờ hững bỏ quên bây giờ mất rồi ta xúm lại, kẻ khen người chê. Chê hay khen tui thấy có cái gì bất nhân” [6;660]. Tuy nhiên vẫn phải thừa nhận là Hoài Thanh - Hoài Chân đã bộc lộ tài năng xuất chúng trong việc cảm thụ cái thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử. Hai ông đã giành được kết quả bước đầu đáng kể trong quá trình chiếm lĩnh những giá trị thơ Hàn Mặc Tử, bằng sự phát giác ra một số cái “thần” của thi sĩ một cách sắc sảo, tinh tế.
Trong cuốn “Nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc Phan đã nhận xét hai kiểu phê bình của Thi Nhân Việt Nam và Hàn Mặc Tử -Thân Thế và Thi Văn, để tìm con đường tiếp cận riêng về Hàn Mặc Tử. Ông phê bình Trần Thanh Mại và cho rằng “Quyển Hàn Mặc Tử” là quyển truyện kí, là vì Vũ Ngọc Phan đứng về trường phái phê bình thủ cựu chủ quan cổ điển (nghĩa là nhà phê bình phải lấy cái khen chê hướng dẫn người đọc tìm hiểu tác phẩm). Trong khi đó, Trần Thanh Mại lại lấy cuộc đời cắt nghĩa cho người đọc hiểu rõ cuộc đời, để hiểu rõ tác phẩm. Hoài Thanh –Hoài Chân, Vũ Ngọc Phan cũng kết luận “Thi nhân Việt Nam” không mang tên một cuốn sách phê bình cũng phải, vì tác giả của nó chủ yếu là nói cái hay “thỉnh thoảng có nói cái dở cũng là cốt nói cái hay mà thôi”. Phần viết về Hàn Mặc Tử, Vũ Ngọc Phan lần lượt điểm qua sáng tác của thi sĩ từ những bài thơ Đường luật phảng phất cái giọng thời thế của Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan rồi đột nhiên thay đổi hẳn cả ý lẫn lời. Theo Vũ Ngọc Phan “Thơ Hàn Mặc Tử đổi mới là do con người của Hàn thay đổi vì bệnh hoạn dẫn đến kì dị khó hiểu. Tiếp nối ý của Thi Nhân Việt Nam về vấn đề Thiên Chúa giáo trong thơ Tử, ông khẳng định thi sĩ là “Người Việt Nam ca ngợi Thánh nữ Đồng trinh Maria và Chúa Giêsu bằng thơ trước nhất” và “đã ca ngợi đạo Gia tô một giọng rất chân thành chẳng khác nào một thi sĩ Âu Tây”. Kết thúc về Hàn Mặc Tử, ông đưa ra quan điểm như một dấu chấm lửng: “Nhân loại chả tạo nên những cái hay và cái dở là gì?[6 ;662].
Nhìn chung, tất cả những kết quả phê bình văn học trước 1945 nói chung và ba công trình của Trần Thanh Mại, Hoài Thanh – Hoài Chân, Vũ Ngọc Phan nói riêng, đã cố gắng giới thiệu, tìm cách cắt nghĩa thơ - người thơ Hàn Mặc Tử bằng những con đường nghiên cứu hay ấn tượng chủ quan, khách quan hay là sự dung hòa của cả hai con đường. Họ đều thừa nhận Hàn Mặc Tử là một hiện tượng độc đáo, một tài năng kỳ dị bất thường trong phong trào thơ mới 1932 -1945. Những ý kiến trên cũng là tiền đề quan trọng giúp người viết có cơ sở để triển khai một cách sâu rộng, cụ thể hơn khi nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích yêu cầu của đề tài
Từ láy là lớp từ đặc biệt và phổ biến trong ngôn ngữ dân tộc. Nó được sử dụng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau. Đặc biệt sử dụng trong phong cách khẩu ngữ và trong phong cách ngôn ngữ văn chương. Tuy có nhiều cách lý giải khác nhau về từ láy, nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất coi từ láy là từ được cấu tạo theo cách láy, lấy nguyên tắc hòa phối ngữ âm làm cơ sở. Từ láy đã góp phần làm cho vốn ngôn từ tiếng Việt trở nên phong phú chính bởi cách láy hết sức đặc biệt, từ một từ gốc mang ý nghĩa xác định nó có thể biến tấu thành những từ gợi tả âm thanh, hình ảnh, sắc thái biểu cảm hết sức đặc biệt. Cho nên, trong hầu hết các tác phẩm văn học nghệ thuật các nhà văn, nhà thơ đã đánh giá được tầm quan trọng của từ láy, biến nó thành một công cụ đắc lực để tạo nên nét độc đáo trong cách sáng tác của mình. Chính vì thế, việc Hàn Mặc Tử sử dụng khá nhiều từ láy trong các tác phẩm thơ của ông cũng là điều dễ hiểu.
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, vai trò của từ láy là rất quan trọng. Nó không những gợi tả âm thanh hình ảnh, sắc thái biểu cảm mà còn giúp ta thấy được sự đa dạng và phong phú của tiếng Việt. Hơn nữa, ta cũng có thể hiểu rõ hơn về nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hàn Mặc Tử.
Nghiên cứu đề tài này, người viết hướng đến yêu cầu là phải thống kê số lượng từ láy trong thơ Hàn mặc Tử. Qua đó phân tích làm sáng rõ dụng ý của Hàn Mặc Tử, thông qua việc sử dụng các kiểu láy. Từ đó ta có thể thấy được nét độc đáo, nét mới trong thơ Hàn Mặc Tử. Điều này có tác dụng thiết thực, giúp ta nhận ra tài năng sử dụng ngôn từ điêu luyện của ông.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, người viết chỉ quan tâm đến vấn đề sử dụng từ láy trong thơ của Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, khối lượng tác phẩm thơ của Hàn Mặc Tử khá đồ sộ. Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, người viết không thể hết tất cả các tập thơ mà chỉ dừng lại ở 5 tập thơ tiêu biểu. Năm tập thơ đó là: “Lệ Thanh Thi Tập, Gái quê, Thơ điên (Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và Hồn điên), Xuân Như Ý, Thượng Thanh Khí…” Bởi vì, trong những tập thơ này chứa bao nhiêu niềm thương yêu, ước mơ và khát vọng của Hàn Mặc Tử.
Do thời gian nghiên cứu có hạn mà số lượng các tác phẩm thơ Hàn Mặc Tử khá nhiều, nên người viết chỉ tập trung vào một số bài thơ tiêu biểu nhất nằm trong năm tập thơ trên. Trong đó có những từ láy được tác giả sử dụng mang lại hiệu quả cao về mặt nội dung cũng như nghệ thuật để khảo sát.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, trước hết người viết sẽ sưu tầm các tài liệu nghiên cứu về từ láy trong tiếng Việt, các bài phê bình về thơ Hàn Mặc Tử. Qua các tài liệu về từ láy, giúp cho người viết nắm những kiến thức quan trọng về từ láy, tạo cơ sở để đi vào tìm hiểu từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử. Trên cơ sở đó, người viết sẽ tiến hành thống kê, phân loại từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử, tiếp theo là phân tích giá trị sử dụng của chúng trong thơ Hàn Mặc Tử.
Trong quá trình phân tích, người viết sẽ so sánh và đối chiếu để làm nổi bật giá trị của nó. Sau đó sẽ đánh giá, tổng hợp lại những đặc sắc trong việc sử dụng từ láy của Hàn Mặc Tử. Các phương pháp được người viết sử dụng là:
 Phương pháp thống kê.
 Phương pháp phân loại.
 Phương pháp so sánh.
 Phương pháp phân tích.
 Phương pháp tổng hợp.


Chương 1 LÍ THUYẾT CHUNG VỀ TỪ LÁY
1.1 . KHÁI NIỆM VỀ TỪ LÁY
Láy là một cách cấu tạo từ quan trọng trong tiếng Việt, đã sản sinh ra một khối lượng từ khá lớn. Đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước lẫn ngoài nước về từ láy trong tiếng Việt. Những đặc trưng của từ láy, về cơ trình cấu tao, về đặc trưng ngữ nghĩa, về giá trị biểu trưng, giá trị gợi tả âm thanh, hình ảnh, giá trị biểu cảm… đều đã đề cập đến. Những công trình về từ láy mà các tác giả nghiên cứu đã mang lại hiệu dụng sâu sắc, cần thiết, toàn diện và sâu sắc. Song, xung quanh hiện tượng láy trong tiếng Việt còn tồn tại những vấn đề chưa được sự thống nhất của các nhà nghiên cứu. Có thể thấy hai cách nhìn khác nhau về từ láy.
1.1.1. Quan niệm coi láy là ghép
Theo Nguyễn Thiện Giáp: “ Có thể coi láy là một hiện tượng ghép đặc biệt, một đơn vị được ghép với chính nó để tạo ra một đơn vị mới ”[7;88]
Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: “Từ láy là loại từ ghép. Trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt Nam hiện nay, các thành tố trực tiếp kết hợp lại với nhau theo quan hệ ngữ âm được thể hiện ra là các thành tố phải có sự tương ứng với nhau về hai mặt. Mặt yếu tố siêu đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm giữa và âm cuối )”[2;109]
Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu”
(Uống trăng)
Bài thơ này được Hàn Mặc Tử sáng tác trong cơn say, với những nhận thức đảo điên, buồn chán thiếu sức sống. Khổ thơ đầu diễn tả tâm trạng của một người với những nhận thức mông lung, hão huyền trước cảnh vật xung quanh. Nhân vật trữ tình say nhưng lại khao khát tình yêu, người mà nhân vật trữ tình muốn nói tới đó là “chị hằng”. Nhưng chị hằng được miêu tả với cặp mắt mờ ảo trong cơn say “bóng hằng trong chén ngả nghiêng” với những hành động gợi tình, trong sự mong muốn về khát vọng tình yêu của một người say làm thơ “lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình”.
Những nhận thức của người say về cảnh vật xung quanh luôn có sự chuyển động chao đảo không ngừng. Trong hoàn cảnh không được tỉnh táo, nhưng trong tiềm thức vẫn tiềm tàng một khát vọng tình yêu. Đó là một niềm mong ước luôn canh cánh trong lòng của nhân vật trữ tình ngay cả trong cơn say. Từ láy “rung rinh” được sử dụng rất hay đã diễn tả một cách tài tình của cái nhìn về hiện thực xung quanh, từ đó làm cơ sở để bộc lộ một khát vọng tình yêu cháy bỏng.
Có ai trong chúng ta kể bệnh tình của mình bằng thơ? Khi Hàn Mặc Tử viết: “tui muốn vớt ai ra ngoài sóng điện, để nhìn xem sắc mặt với làn da”. Ta hãy mường tượng đến “sắc mặt” và “làn da” của người mang bệnh như bệnh của Hàn Mặc Tử thì mới hiểu hết tâm hồn anh, nỗi đau khổ của anh khi “nhìn”, “thấy” sắc mặt và làn da của mình…ngày một khác đi, thì cái đau khổ nhất của anh là:
“Máu đã khô rồi, thơ cũng khô
Tình ta chết yểu tự bao giờ”
Cho nên anh không chịu để cho “Thơ khô” và còn nhắn lời cho bạn thơ tâm đắc nhất của anh: thi sĩ Chế Lan Viên “ta không muốn người thôi ca hát, vì luôn đem sóng hận réo cung hằng” và Hàn Mặc Tử cười:
“Lá đổ rào rào
Trăng vàng xôn xao
Chuỗi cười ha hả
Trên cánh đồng cao”
(Chuỗi cười)
Khổ thơ đầu của bài thơ “chuỗi cười” diễn tả sự tươi vui của cảnh vật và con người, những hình ảnh được tác giả sử dụng là “chiếc lá”, “trăng vàng”, “chuỗi cười” gắn với những từ chỉ tính chất ở cường độ lớn “rào rào”, “xôn xao”,“ha hả”. Những từ láy này được tác giả sử dụng góp phần làm tăng thêm cái không khí vui tươi, “lá đổ rào rào” diễn tả những chiếc lá rơi với cường độ mạnh và rơi rất đều, kéo theo trăng vàng “xôn xao” và chuỗi cười “ha hả” càng làm cho không khí vui tươi, nhộn nhịp khi có tiếng cười. Đặc biệt là tâm lí vui tươi của con người thể hiện qua “chuỗi cười ha hả”. Ba từ láy “rào rào”, “xôn xao”, “ha hả” có tác dụng đẩy câu thơ lên một niềm vui hân hoan, nhộn nhịp của cảnh vật và con người. Sự xuất hiện liên tiếp của ba từ láy, đã diễn tả một niềm vui dồn dập, bồi hồi không có điểm kết trên một không gian rộng rãi cánh đồng cao.
Nếu như ở bài thơ “Chuỗi cười” nói lên niềm vui hân hoan, nhộn nhịp không có kết thúc, thì đến bài thơ “Buồn ở đây” đã diễn tả nỗi buồn triền miên, miên man, da diết, day dẳng:
“ Rao rao gió thổi phương xa lại
Buồn đâu say ngấm áo xuân lai
Lay lay lời hát ô buồn lạ
Em buồn trong mộng có đêm nay”
(Buồn ở đây)
Đây là khổ thơ thể hiện nỗi buồn với sự lặp lại ba lần từ buồn. Nỗi buồn đó một phần chịu ảnh hưởng từ yếu tố “rao rao gió thổi phương xa lại” và đây là nỗi buồn da diết, triền miên “buồn đâu say ngấm áo xuân lai, lay lay lời hát ô buồn lạ”. Vì câu thơ buồn cho nên những hình ảnh âm thanh hoạt động của sự vật, đối tượng được miêu tả với một sắc thái buồn. Từ láy “rao rao”, “lay lay” được tác giả sử dụng trong hai câu thơ đã làm cho nỗi buồn ở đây trở nên da diết, triền miên, day dẳng. Nhìn chung toàn khổ thơ mang một tâm trạng buồn, buồn từ cơn gió, lời hát, giấc mộng. Nỗi buồn đó lại còn da diết, miên man ngấm vào trong cả “áo xuân lai”. Và nỗi buồn đó lại kéo dài đến:
“Bông hoa nào hàm dưỡng ý thương vay
Một trời sao vang vang lên đau khổ”
(Tình hoa)
Mở đầu bài thơ là hai câu thơ thể hiện lên sự dau khổ, sự đau khổ đó được tác giả sử dụng bằng những hình ảnh mà thông thường tiêu biểu cho sự tươi sáng, hùng vĩ “một trời sao” sự tươi đẹp đầy nhựa sống “bông hoa”. Nhưng lại được tác giả sử dụng với mục đích khác hẳn, với những biểu tượng quen thuộc của nó. “Bông hoa” thì “hàm dưỡng ý thương vay”, còn “một trời sao” thì lại “vang vang lên đau khổ”. Từ láy “vang vang” được tác giả sử dụng như để chỉ âm thanh của những tiếng rên khóc, từ những vì sao trong sự đau khổ nghẹn ngào, nó góp phần làm tăng tính chất cường độ của nỗi đau, mở đầu cho một chuỗi buồn da diết ở phía sau.

PHẦN KẾT LUẬN

Hàn Mặc Tử là một trong những nhân vật bí ẩn và kì lạ nhất của thế kỉ đã qua này. Có lẽ không có một nhà thơ nào trong phong trào “Thơ mới” và thi ca Việt Nam nói chung lại mang trong mình một nỗi đau thương quằn quại về thân xác cũng như tinh thần bị dồn ép, tàn phá khốc liệt về mọi phương diện của cuộc sống, vì một trong “tứ chứng nan”- bệnh hủi như Hàn Mặc Tử. Dù đồng cảm hay chia sẻ đến bao nhiêu với số phận cay nghiệt của Hàn Mặc Tử, như có một sự bù trừ của tạo hóa, sự bất hạnh về tinh thần, nỗi đau thân xác, cộng với bản năng sáng tạo đã chắp cánh cho thiên tài và thi ca Hàn Mặc Tử, đưa thi sĩ vào địa vị cao của văn chương, nghệ thuật hiện đại.
Trong tư duy nghệ thuật của mình, Hàn Mặc Tử đã có ý thức đi tìm cái lạ và nung nấu thi hứng sáng tạo ở một cường độ cao “tui đã sống mãnh liệt và đầy đủ- sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. tui đã phát triển cả cảm giác của tình yêu. tui đã vui buồn hờn giận đến gần đứt cuộc sống”. Trong bản chất sáng tạo thơ ca của mình, Hàn Mặc Tử dường như bao giờ cũng muốn khai thác đến tận cùng chất liệu cái “Tôi”, cái hành trang của mình. Trong cơ cấu nghệ thuật của thơ mình, Hàn Mặc Tử đã từ trạng thái đau thương bên trong chuyển hóa thành trạng thái sáng tạo thi ca.
Về nghệ thuật sử dụng từ láy, Hàn Mặc Tử đã kế thừa và phát huy những thành tựu nổi bật của các nhà thơ trước như: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu,… Bên cạnh đó nhà thơ cũng không ngừng sáng tạo những nét mới trong nghệ thuật sử dụng từ láy để làm nên phong cách riêng cho mình, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Hình thức sử dụng từ láy của Hàn Mặc Tử hết sức phong phú. Về cấu tạo ngữ âm có đầy đủ các kiểu láy đôi như: kiểu láy hoàn toàn, láy âm, láy vần. Về mặt ngữ nghĩa, có sự xuất hiện của các dạng từ láy mô phỏng âm thanh, nhóm từ láy sắc thái hóa và nhóm từ láy âm cách điệu. Tuy nhiên, tương quan giữa các kiểu láy, nhóm láy không đồng đều. Kiểu láy âm là kiểu chiếm tỉ lệ lớn nhất do đặc trưng ngữ âm và nó có ưu thế trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nhóm từ láy mô phỏng âm thanh được nhà thơ sử dụng tương đối ít. Mặc dù vậy, nó vẫn có giá trị rất đáng trân trọng.
Bên cạnh đó, sự phong phú trong cách sử dụng từ láy của Hàn Mặc Tử còn được thể hiện ở mặt từ loại của từ láy và vị trí của từ láy trong câu thơ. Về từ loại, chúng có cả danh từ, tính từ, động từ, phụ từ mà trong đó tính từ luôn đứng đầu về mặt số lượng, rất phù hợp với đặc trưng vốn có của từ láy. Về vị trí của từ láy trong câu thơ, chúng xuất hiện đầy đủ ở cả ba vị trí khác nhau: đầu câu, giữa câu và cuối câu. Có khi một câu thơ có đến hai từ láy nằm hai vị trí khác nhau. Hơn thế nữa, sự phong phú và đa dạng của từ láy trong thơ của Hàn Mặc Tử còn được thể hiện trong từng dạng láy, mỗi từ láy cụ thể. Trong nghệ thuật sử dụng từ láy, ông không chỉ đi vào miêu tả trạng thái tâm lí, tình cảm, ngoại hình của con người mà còn miêu tả âm thanh, cảnh vật của thiên nhiên. Trong một nhóm láy tác giả huy động rất nhiều từ khác nhau để nói lên mức độ phù hợp với từng chủ đề mà tác giả miêu tả.
Trong việc sử dụng từ láy, Hàn Mặc Tử rất chú trọng đến hiệu quả của sự hòa phối ngữ âm của từ. Vì vậy, trong nhiều câu thơ, từ láy đã góp phần tạo nên tính nhạc, đặc biệt là âm điệu êm ái. Sử dụng từ láy một cách phổ biến, thơ Hàn Mặc Tử không chỉ có giá trị gợi tả về mặt nội dung và nghệ thuật mà còn tạo ra một phong vị rất đậm đà màu sắc dân tộc. Nhưng điều quan trọng hơn hết, trong thơ Hàn Mặc Tử, từ láy tiếng Việt đã được bộc lộ hết khả năng gợi cảm, gợi tả và góp phần làm cho từ láy tiếng Việt ngày càng phong phú và phát triển.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

ngaymoi80

New Member
Re: [Free] Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử

ket-noi.com vui lòng cho mình xin link file Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử. Thank ket-noi.com nhiều
 

pingping

New Member
Re: [Free] Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử

Link tải free cho các bạn:
Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử
Code:
http://download.doko.vn/thesis/224907/eeaa7406b4c9dc9abba34705558f3cfa/doko.vn-224907-Tu-lay-trong-tho-Han-Mac-Tu.doc
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Khóa luận Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử

Quyển này thì chịu bạn ạ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top