Link tải miễn phí Luận văn: Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định : Luận văn ThS. Khu vực học : 60 31 60
Nhà xuất bản: Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển
Ngày: 2012
Chủ đề: Việt Nam học
Không gian văn hóa
Nam Định
Miêu tả: 138 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Việt Nam học -- Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu các đặc trưng văn hóa làng là nghiên cứu những sáng tạo văn hóa của cha ông, trong quá trình thích nghi, biến đổi với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Những đặc trưng của không gian văn hóa của các làng ở xã Vĩnh Hào được tạo nên bởi những con người nông dân biết thích nghi và biến đổi với môi trường tự nhiên của một vùng “tứ thủy hồi trào” thể hiện trong các ngành nghề sản xuất, trong các công trình kiến trúc, trong đời sống tâm linh…Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành các làng xã Vĩnh Hào vùng chiêm trũng ở châu thổ Nam sông Hồng (qua trường hợp 5 làng ở xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Chỉ ra những đặc trưng văn hóa chung và riêng ở 5 làng xã Vĩnh Hào về văn hóa sản xuất, văn hóa vật thể và văn hóa tinh thần trong tương quan với các làng xã xung quanh
Mục lục……………………………………………………………………...............1 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt………………………………………....…….3 Danh mục bảng…………………………………………………………….………..4 Danh mục biểu đồ ……………………………………………………………….….5 Danh mục bản đồ…………………………………………………………………....6 LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………...…….7 1.Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………..7 2. Đôi nét về nguồn tư liệu liên quan………………………………………………..9 3. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………...........10 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài………………………………...….13 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 14 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 14 7. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 15 8. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 15 CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................... 17 1.1. Khái niệm về văn hóa và các khái niệm có liên quan .................................. 17 1.1.1. Các khái niệm về văn hóa ............................................................................ 17 1.1.2. Khái niệm văn hóa dân gian ......................................................................... 22 1.1.3. Khái niệm văn hóa làng và di sản văn hóa .................................................... 24 1.1.4. Đại cương về không gian văn hóa ................................................................ 24 1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các làng xã Vĩnh Hào ..................... 22 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 22 1.2.1.1 .Vị trí địa lý ……………………………………………..............................22 1.2.1.2. Địa hình………………………………………………………..…………..23 1.2.1.3. Khí hậu……………………………………………………….….………...23 1.2.1.4. Thủy văn………………………………………..……...………….............24 1.2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên……………………………………………..…......24 1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội…………………………………………………….28 1.3. Lịch sử hình thành các làng xã Vĩnh Hào ...................................... ……….31 1.4. Ý nghĩa tên Nôm các làng ở Vĩnh Hào……………………………………...38 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................ 42 CHƢƠNG 2 : NHỮNG ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA SẢN XUẤT CỦA CƢ DÂN XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH ......... 44 2.1. Nghề nông trồng lúa nƣớc – nghề chính của nhân dân Vĩnh Hào .............. 44 2.2. Xã Vĩnh Hào có nhiều ngành nghề phụ ....................................................... 47 2.2.1. Các nghề thủ công ........................................................................................ 47 2.2.1.1. Nghề đan gàu sòng, gầu dây, nong nia của làng Hồ Sen………………….48 2.2.1.2. Nghề đan cót ở làng Si…………………………………...………………..48 2.2.1.3. Nghề làm gối mây ở làng Tiên Hào………………………………….........49 2.2.1.4. Nghề thợ mộc………………………………………………...……………51 2.2.1.5. Nghề đan thuyền nan………………………………………………………52 2.2.1.6. Nghề làm gạch ngói và nghề thợ xây……………………...………………52 2.2.2. Nghề dạy học và nghề làm thuố……………………………………………..54 2.2.2.1. Nghề dạy học…………………………………..………………………….54 2.2.2.2. Nghề làm thuốc……………………………………………………………54 2.2.3. Nghề buôn bán ............................................................................................. 55 2.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính của địa phƣơng ................. 58 2.3.1. Nông nghiệp ................................................................................................ 58 2.3.1.1. Ngành trồng trọt…………………………………………………………...58 2.3.1.2. Ngành chăn nuôi…………………………………………………………..62 2.3.1.3. Nuôi trồng thủy sản………………………………………………………..63 2.3.2. Các nghề thủ công cổ truyền ........................................................................ 65 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................ 69 CHƢƠNG 3: NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TÔN GIÁO TÍN NGƢỠNG CỦA CƢ DÂN XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH .................................................................................................................... 71 3.1. Các công trình kiến trúc tôn giáo làng Si (Vĩnh Lại) ................................. 71 3.1.1. Đình làng Si ................................................................................................. 71 3.1.2. Đền Thánh Hai ............................................................................................. 73 3.1.3. Đền đức Thánh Cả ....................................................................................... 74 3.2. Các công trình kiến trúc tôn giáo làng Hồ Sen ............................................ 74 3.3. Các công trình kiến trúc làng Cựu Hào ....................................................... 76 3.4. Các công trình kiến trúc làng Tiên Hào ....................................................... 80 3.5. Các công trình kiến trúc làng Đại Lại .......................................................... 82 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 84 CHƢƠNG 4 : NHỮNG ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH ........................................... 86 4.1. Vùng đất có nhiều ngƣời đi học .................................................................... 86 4.2. Các tín ngƣỡng dân gian ............................................................................... 93 4.2.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ......................................................................... 94 4.2.1.1. Thờ cúng tổ tiên trong phạm vi gia đình…………………………………..95 4.2.1.2. Thờ cúng tổ tiên trong phạm vi dòng họ…………………………………..95 4.2.1.3. Thờ cúng tổ tiên ở các làng………………………………………………..97 4.2.2. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ....................................................................... 99 4.2.3. Tín ngưỡng thờ những người có công khai phá lập làng và tổ sư các nghề . 100 4.2.4. Đạo Nho .................................................................................................... 102 4.2.5. Tín ngưỡng mang màu sắc Đạo giáo .......................................................... 103 4.2.6. Tín ngưỡng Phật giáo ................................................................................. 104 4.2.7. Tín ngưỡng Thiên chúa giáo dòng Tên (Jesuste)…………………………..106 4.3. Lễ tiết trong một năm ................................................................................. 109 4.3.1. Lễ tiết trong phạm vi gia đình .................................................................... 109 4.3.2. Lễ tiết chung làng xã .................................................................................. 110 4.3.3. Lễ tiết riêng ở một số làng .......................................................................... 119 4.4. Nghi lễ vòng đời ngƣời ................................................................................ 121 4.4.1. Từ sơ sinh đến trước tuổi trưởng thành ...................................................... 121 4.4.2 Tuổi trường thành: ...................................................................................... 122 4.4.3 Tuổi trung niên và tuổi già .......................................................................... 126 4.4.4. Khép kín vòng đời ..................................................................................... 127 Tiểu kết chƣơng 4 .............................................................................................. 128 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 125
Hồ Sen là một làng Việt cổ, còn lưu giữ đậm nét bóng dáng thân quen của làng quê đất Việt: cây đa, giếng nước, đình làng hòa quyện vào nhau. Làng trước có ngôi đình hàng xã năm gian to rộng nhưng đã bị phá. Đầu làng phía đông có ngôi phủ thờ nhị vị Thánh Bà, thường được gọi là Vua Ả, Vua Dì. Ở Cồn Mưỡu phía Nam làng có miếu thờ Đặng Đình Hầu. Ông là phò mã nhà Mạc, được phong Lương Kiệt Bá, làm quan nhà Mạc tới 30 năm, đến đời Sùng Khang (Mạc Mậu Hợp 1566 – 1578) vì khảng khái can ngăn vua tránh nạn binh đao kéo dài, không hợp ý vua, ông từ quan về làng. Khi nhà Lê Trung Hưng đánh bại nhà Mạc, triều đình mời ông về Kinh trọng dụng. Ông đã tự tử để giữ trọn thanh danh với nhà Mạc. Cả họ Đặng và gia thần của ông cũng chết theo. Vua Lê đánh giá là trung nghĩa, nên cấp quan tài, cho chôn cất tại làng, lập miếu thờ. Khi ông còn làm quan, một lòng yêu thương dân chúng, thường lấy tiền nhà lo thuế cho dân. Khi mất, dân thương tiếc cũng thành kính lập đền thờ. Đền làng Hồ Sen ở phía Tây làng, nhìn về hướng Nam, tương truyền làm trên đất cũ dinh sở của tướng quân Cao Mang, một vị tướng đời Lý quê làng Tông Tranh, huyện Đường Hào (tỉnh Hưng Yên). Cao Mang sinh năm 1052. Khi 19 tuổi, ông vào Kinh thi tài, được vua Lý khen ngợi, cử làm Đô thiên giám sát. Ông đi kinh lý các miền, về đến làng Hồ Liễn, thấy đây là một mảnh đất đẹp bèn lập dinh sở, dạy dân cày cấy làm ăn, đưa người ở quê lên dạy nghề đan nong, đan gầu cho dân làng Hồ. Khi ông mất, dân làng lập đền thờ ngay trên dinh sở. Đền có bốn cung trùng thiềm, tọa lạc trên khu đất rộng có cây cổ thụ, có hồ nước lớn và sân vật võ, sân làm lễ khi làng vào đám. Cung đệ nhất có hương án lớn đặt ngai và thần vị, có mục bằng đồng và hia đồng. Hoành khóe còn có dấu vết nghệ thuật đời Lê. Cánh cửa chính cung được chạm bong đời Lê nhưng đã bị thay thế. Cung đệ nhất thờ tướng quân Cao Mang, Cung đệ nhị là một cung hẹp đặt dọc với cung đệ nhất thờ nhị vị Thánh bà Vua Ả, Vua Dì. Bộ cánh cửa cung đệ nhị chạm lộng nghệ thuật đời Lê, hai cánh cửa chạm rồng to rồng nhỏ uốn khúc đối xứng, vờn trong mây hỏa đao có phượng bay lượn và sóc đùa giỡn. Cung đệ tam ba gian rộng, được tôn tạo năm Kỷ Mão đời Gia Long (1819). Cung đặt hương án thờ và một kiệu bành đời Lê đặt trên cỗ ngai có bát hương cỡ lớn thờ thần Cao Mang. Hai gian bên có bốn bệ thờ Tứ tộc gia tiên khai sáng ra làng Hồ Sen là Đặng, Vũ, Phạm, Nguyễn. Đồ thờ tự cung
này rất nhiều, đặc biệt có một quán tẩy chạm trổ nghệ thuật thời Lê. Đền còn lại nhiều sắc phong, sớm nhất là Dương Hòa tam niên (1637), Phúc Thái, Cảnh Trị thế kỷ XVII. Đền còn có đôi câu đối cũng ghi nhận từ đời Dương Hòa đã được triều đình ban sắc nhiều lần. Xuân mạnh kỳ thần, bàn hưởng linh thanh chung cổ tại Dương Hòa dĩ hậu, côn hoàn bảo điển lũy triều vinh (Tháng giêng tế thần, vang vọng tiếng linh thiêng xưa nay lừng lẫy Từ đời Dương Hòa, rạng danh trong sử sách các triều tôn vinh) Tiền đình năm gian hai chái rộng rãi, có sáu hàng cột to chắc, trùng thiềm với cung đệ tam, nối tiếp giữa hai cung có máng nước bằng đá dài suốt ba gian với bốn trụ đá vuông chống giữ. Máng được chạm hoa văn triện dắt kéo dài, ghi niên hiệu Thành Thái thứ năm (1893). Tiền đình được dựng vào năm Minh Mạng Mậu Tý (1828), có nhiều hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng đầy ý nghĩa, thể hiện sự kính ngưỡng của dân làng, trong đó có câu: Vạn cổ phúc tinh huy công tại hạ nhân dân thượng lại Thiên thu thần thánh diệu linh ư thượng đẳng quốc do tư (Muôn thuở là phúc tinh, đem lợi cho dân, người người trông cậy Ngàn năm là thần thánh, linh thiêng tại miếu, đất nước phụng thờ) Cạnh đình còn có tấm bia Sùng Văn, nói về việc lập hội tư văn có tính chất quần chúng để giúp dân làng tế lễ trong những dịp hội hè. Đền và chùa làng Hồ Sen đã được Nhà nước cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2000. 3.3. Các công trình kiến trúc làng Cựu Hào Làng Cựu Hào có nhiều đình đền cổ kính. Đình làng Cựu là đình hàng xã trước ở xóm giữa có năm gian rộng, là nơi hội họp của hàng xã. Hàng năm làng vào đám có đám hát để sinh hoạt hát chèo, vui chơi văn nghệ, thi võ vật, gần đó có miếu thờ thần. Nay toàn bộ khu vực này không còn gì nữa. Ở Trại Sặt có miếu thổ thần Cồn Tượng, có bức hoành phi “Long cương Tượng” và đôi câu đối đều nói lên cảnh bốn dòng sông hợp triều như bao bọc lấy gò con Voi, tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Đền Cựu Hào có ba cung, thời kháng chiến chống Pháp đã bị ném bom, nay sửa sang và thu hẹp lại (cung đệ nhị). Cung đệ nhất (chính cung) có hai gian dọc, có đặt ngai thờ Lôi Công và Tam vị Sơn Đại tướng. Trên hương án đời Lê có đặt hộp sắc, còn lưu giữ nhiều sắc phong đời Tự Đức năm thứ 6 (1853) cho Lôi Công chi thần được phong là Hách liệt Thanh linh nghiêm dực thuần chính chi thần (thần sấm). Sắc phong đời Thành Thái năm thứ 3 (1891) cho công chúa Mỹ Hoa. Sắc phong, thần vị đều là phong cho Lôi Công đại vương tức Thần sấm. Câu đối trong đền cũng nói lên điều đó: Nhất thanh khởi điện thiên uy chấn Tứ thủy giao lưu địa khí linh (Một tiếng vang rền trời chấn động Bốn dòng nước cuộn đất linh thiêng) Nhưng trong đền lại có thần phả của tướng quân Đinh Lôi giúp Lý Bí đánh lại quân đô hộ phong kiến phương Bắc (sao chép lại của đền thờ Đinh Lôi tại xã Nguyễn Chung huyện Thanh Liêm – Hà Nam). Tương truyền khi Đinh Lôi đánh quân Chiêm Thành quấy rối biên giới phía Nam nước Vạn Xuân đời Lý Nam Đế, có đem quân qua vùng Cựu Hào, nên sau này làng lập đền thờ ông. Vì thế, trong đền cũng có câu đối: Đinh thị đổng nhung Tiền Lý sử Tướng môn thao lược Hậu Lương chinh (Họ Đinh tướng soái đời Tiền Lý Thao lược cầm quân diệt giặc Lương) Cung đệ nhất còn một bát hương gốm đời Lê. Trên bệ thờ còn đặt hai phổng gỗ sơn son thiếp vàng chầu hai bên. Cung đệ nhị trùng thiềm với cung đệ nhất. Trước 5 gian, nay thu hẹp lại thành 3 gian ngạch cửa bằng đá, cột trụ vuông 3 tầng. Bộ cánh cửa gian giữa là 4 cánh cửa khung, dưới là bức bàn, trên chạm lộng cảnh rồng uốn lượn giữa mây hỏa đao. Kết hợp hoa dây, hay rồng tranh châu, hay rồng mẹ rồng con vờn nhau, hay nghê sóc vờn nhau. Cửa khung sơn đỏ còn mảng chạm lộng sơn vàng rực rỡ. Đây là mảng chạm lộng đời Lê tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVIII. Cung đặt hương án thờ gian giữa, hai bên đều có cửa hẹp sơn đỏ để vào chính cung. Cung có niên hiệu trùng tu năm Đinh Sửu đời Tự Đức (1877). Cung đệ tam là tiền đường gồm năm gian rộng nhưng hơi thấp. Gian giữa trên có bức hoành ghi chữ “Hữu thần khắc tường” (Có thần khắc có hình ảnh). Hai bên cột gian giữa có câu đối: Ngũ phong thập vũ giai cao trạch Bắc thái Nam hòa hữu tụng thanh (Năm gió mười mưa đều nhuần thấm Bắc yên Nam ổn, rộn mừng ca). Gian giữa đặt hương án mặt tiền theo nghệ thuật đời Lê thế kỷ XVIII, nhiều khung nhỏ có chạm khắc rồng uốn lượn đối xứng trong mây hỏa đao. Hai bên cột là bệ chấp kích dựng trên hai giá, mang dấu ấn nghệ thuật chạm trổ đời Lê thế kỷ XVIII, rõ nhất là ở hai tường đao. Hai gian bên còn treo hai bức hoành phi có ghi “Tứ thủy chung linh” (bốn dòng nước thiêng liêng), “Hách hách quyết thanh” (tiếng tăm vang dội). Đôi câu đối cũng nói lên ý nghĩa sâu sa của việc thờ phụng các vị thần nông nghiệp. Quần sơn Bắc, tứ thủy Nam, duy thần thị trạch Phong ba tiền, vũ sư hậu, tại thiên chi linh (Dãy núi phía Bắc, bốn sông phía Nam đều do thần cai quản Gió thổi mặt tiền, mưa tuôn mặt hậu, cũng bởi trời linh thiêng) Trước tiền đường là sân gạch rộng có tường hoa bao bọc, cột đồng trụ có đôi câu đối ca ngợi quê hương Cựu Hào như sau: Thanh danh văn vật thiên niên cựu Lễ nhạc y quan nhất giáp hào (Làng Cựu ngàn năm rạng rỡ nền văn vật Thôn Hào giáp nhất rộn ràng tiếng nhạc ca) Xóm Cồn Dâu xưa gọi là Tang Đề, do đào sông Đấu, nên tách thành đôi, một phần về Gia Trạng, còn lại vẫn thuộc Cựu Hào. Xưa có đình lớn năm gian, chia cho Gia Trang một nửa, còn ba gian vẫn dựng tại Cồn Dâu. Đình làm theo kiểu kiến trúc đời Nguyễn năm Canh Tý (1840), các hoành khóe, kẽ, bẩy, đều chạm khắc hoa điểu, trúc mai, trúc hóa long, triện dắt. Đình còn bảo tồn cỗ kiệu bành (đòn
khiêng kiệu theo kiểu nghệ thuật đời Lê, bành kiểu đời Nguyễn). Một hương án cỡ lớn, một cỗ ngai đời Lê, nghệ thuật điêu khắc tinh vi, sơn son thiếp vàng lộng lẫy và một bộ quân cờ. Đền Cồn Dâu ở phía Tây Nam làng, cung đệ nhất vốn xưa là miếu cũ kiểu tiền đao hậu đốc từ thời Lê, nay đã sửa chữa. Có hai gian dọc, gian trong đặt khám thờ trên bệ cao, có vị thần chạm khắc đẹp như cửa đền Cựu Hào. “Tam vị Vương Quan Lương uy linh hiển dụ cập Sơn đại tướng Lôi Công cửa nhà hiển ứng quảng đốc tế thế an dân hộ quốc Đại Vương từ hạ” (Ba vị quan: Quan lang, Sơn đại tướng và Lôi Công cửa nhà). Gian ngoài đặt ngai và bát hương, hòm sắc và đồ tự khí đầy đủ, hai bên cột treo câu đối khung cổ kính có niên đại Kỷ Hợi (1899): Trung thiên độc lập tam thần miếu Linh địa tương truyền lục tú sơn (Giữa trời đột khởi miếu thờ ba vị thánh Đất thiêng trải dài mười dặm sáu gò cao) Cửa cung đệ nhất là một mảng chạm lộng đẹp từ trên nóc xuống các xà kèo cột, bộ cánh cửa giữa hai cánh và hai cửa bên cũng đều chạm lộng tất cả hài hòa thành một ổ rồng chín con cùng nhau uốn lượn trong mây hỏa đao, cùng với nhiều nghê, sóc, phượng đùa giỡn. Đây là mảng chạm quy mô lớn nhất mang màu sắc nghệ thuật điêu khắc đời Lê thế kỷ XVII còn được bảo tồn nguyên vẹn trên đất Nam Định. Tiền đao này được trùng tu chuyển thành một cung nhỏ có đặt ngai thờ. Có đôi câu đối đặt trên bệ, nội dung là: Tứ thủy hợp triều song miếu vũ Nhị thôn đồng ngưỡng nhất thần công. (Bốn sông chảy cùng uốn về hai miếu Hai thôn thờ phụng chung một vị thần) Cung đệ nhất được trùng thiềm với cung đệ nhị ở gian rộng giữa có máng nước. Cung đệ nhị có ba gian mới được sửa lại. Gian giữa cung này có treo hai bức hoành phi cổ: “Vạn cổ anh linh”, và “Hách hách quyết thanh” (muôn đời linh thiêng và tiếng tăm vang dội”, và đôi câu đối: Nhất mạch danh hương văn phái viễn Thiên thu thần miếu bút tiêm cao Khi dẹp loạn được mười hai sứ quân, vua Đinh lên ngôi (Đinh Tiên Hoàng), nhớ lại mộng xưa, sắc chỉ cho dân trang Vĩnh Phúc phụng thờ, bốn mùa hương hoa, muôn đời cùng hung thịnh với nước. Lại phong làm Đương Cảnh thành hoàng cho Bạch Đẳng Nhà Nuôi và Lôi Công là đại vương tôn thần, cho phép dân trang Vĩnh Phúc phụng thờ. Lại nói, từ đó về sau trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê khai sang đất nước, hai ngài thường có sự giúp nước cứu dân, cầu xin đều linh ứng, đã được nhiều triều vua phong mỹ tự để ngàn vạn năm hưởng lộc, cùng trời đất tồn tại dài lâu. Vâng mệnh khai ghi lại các lễ ngày sinh, ngày hóa và các tên húy cần kiêng kỵ. Cấm nói hai tên húy: Đẳng và Lôi. Cấm không được dùng khi hành lễ các sắc phục màu trắng và màu tím. Ngày sinh: Thần Bạch công: mồng 10 tháng 2, thần Lôi công: mồng 2 tháng Chạp. Ngày hóa: cả hai ngài mồng 10 tháng 8. Ngày khánh hạ: mồng 6 tháng giêng và mồng 10 tháng 11. Ngày lành tháng 10 Hồng Phúc năm thứ nhất (1572) Hàn Lâm viện Đông các Đại học sĩ thần Nguyễn Bính biên soạn. Ngày lành tháng 10 mùa Đông Hoàng triều Vĩnh Hựu năm thứ 3 (1737), Quản giám bách thần Tri điện Hùng lĩnh thiếu khanh thần Nguyễn Hiền sao theo bản chính. 2. Ngọc phả tướng quân Đinh Lôi thời Lý Nam Đế Nguyên bản chữ Hán ở đền làng Nguyễn Chung, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam – Lưu tại đền làng Cựu Hào, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Nước Việt ta xưa, khởi phục sơn hà, chia ngang theo sao Dực với Bắc quốc, lấy hướng thẳng theo sao Đẩu mà hoạch định. Từ triều Hùng lập nước, thánh tổ dựng nên, rừng xanh sông sâu bao bọc, chốn Phong Châu xây dựng thành đô, trùng tu cung điện ở Nghĩa Lĩnh vững vàng, trải qua 18 đời vua với hơn 2 ngàn năm thịnh trị, đời đời cha truyền con nối đều xưng là Hùng Vương. Đời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18) sinh được 2 con trai đều sớm lên cõi Tiên Bồng, không người kế tự, bèn nhường ngôi cho Thục An Dương Vương. Vua Thục lên ngôi được 50 năm thì Triệu Đà đem quân xâm lược, diệt nhà Thục. Triệu đà lấy được nước, lên
mây đen hình chó dữ phạm vào mặt trời, khiến cho trời đất bỗng tối sầm. Hai ông hiểu rằng đất nước đang có biến lớn, bèn vội trở về triều tâu báo. Vừa được ba ngày, bỗng thấy biên cương có thư cấp báo triều Hán đã sai Mã Viện, Lưu Long đem ba vạn quân sang xâm lược, thanh thế rất lớn. Trưng Vương vội cử các tướng đem quân chặn địch, lấy Bạch Đẳng, Cao Lôi làm tướng tiên phong, Bạch Đẳng, Cao Lôi vâng mệnh trở về trang Vĩnh Phúc, kén chọn mỗi họ một số người cường tráng làm gia thần thủ túc. Đoạn trở lại cùng Trưng Vương và nam nữ tướng lĩnh kéo quân lên Lạng Sơn giao chiến cùng quân Mã Viện, Lưu Long không phân thắng bại. Trưng Vương lui về giữ Cấm Khê (thuộc Vĩnh Phúc) ngày nay làm kế lâu dài. Than ôi! Thần khí tuy rất lớn, nhưng mệnh trời đã định, không thể lấy trí lực mà thay đổi được. Mã Viện, Lưu Long đem binh tướng vây hãm mấy tháng ròng, quân sĩ Bà Trưng chết mười phần chỉ còn một hai. Vua tui Trưng Vương và Bạch Đẳng, Lôi công còn độ mươi người, tự biết không thể thoát vây, bèn ngẩng mặt lên trời mà than rằng: Ra quân chưa thắng, đành đã chết Lịch sử anh hùng, lệ đẫm khăn Nói rồi, quay lưng đánh một trận, đều bị hãm hại mà hy sinh. Đó là vào ngày mồng 10 tháng 8. Trời đất bỗng âm u, gió mưa vần vũ. Ô hô! Cơ đồ Bà Trưng giống như một giấc mộng xuân mà thôi! Sau khi hai ngài tử trận, các gia thần còn lại trở về trang Vĩnh Phúc, báo cho dân làng. Dân làng lập đền thờ phụng hai ngài, cầu xin được như ý, mong muốn được vừa lòng mọi việc đều nghiệm, thấy linh ứng. Từ đó, dân lại càng phụng thờ trang nghiêm hơn. Trải qua các đời Tiền Lý, Hậu Lý, Ngô Vương dựng nước, Nam Bắc phân tranh, mười hai sứ quân cát cứ nhiều phương, may mà nước Việt ta có Vua Đinh cùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc có chí nổi lên dẹp loạn. Một đêm, nghỉ lại ở trang Vĩnh Phúc, ngay trong miếu hai ngài, vua Đinh mộng thấy hai ngài mặc áo giáp sắt, tay cầm long đao đến trước mặt bái yết. Vua Đinh hỏi họ tên. Một vị nói là Bạch Đẳng con nuôi Bà Trưng, một vị nói là Lôi Công, nay được biết nhà Đinh khởi vận, chúng tui nguyện hợp lực âm phù để bình định bọn giặc mười hai Sứ quân.Vua Đinh tỉnh giấc biết rằng đây là sự hiển ứng anh linh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
tải đủ 3 phần rồi giải nén
Nhà xuất bản: Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển
Ngày: 2012
Chủ đề: Việt Nam học
Không gian văn hóa
Nam Định
Miêu tả: 138 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Việt Nam học -- Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu các đặc trưng văn hóa làng là nghiên cứu những sáng tạo văn hóa của cha ông, trong quá trình thích nghi, biến đổi với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Những đặc trưng của không gian văn hóa của các làng ở xã Vĩnh Hào được tạo nên bởi những con người nông dân biết thích nghi và biến đổi với môi trường tự nhiên của một vùng “tứ thủy hồi trào” thể hiện trong các ngành nghề sản xuất, trong các công trình kiến trúc, trong đời sống tâm linh…Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành các làng xã Vĩnh Hào vùng chiêm trũng ở châu thổ Nam sông Hồng (qua trường hợp 5 làng ở xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Chỉ ra những đặc trưng văn hóa chung và riêng ở 5 làng xã Vĩnh Hào về văn hóa sản xuất, văn hóa vật thể và văn hóa tinh thần trong tương quan với các làng xã xung quanh
Mục lục……………………………………………………………………...............1 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt………………………………………....…….3 Danh mục bảng…………………………………………………………….………..4 Danh mục biểu đồ ……………………………………………………………….….5 Danh mục bản đồ…………………………………………………………………....6 LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………...…….7 1.Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………..7 2. Đôi nét về nguồn tư liệu liên quan………………………………………………..9 3. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………...........10 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài………………………………...….13 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 14 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 14 7. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 15 8. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 15 CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................... 17 1.1. Khái niệm về văn hóa và các khái niệm có liên quan .................................. 17 1.1.1. Các khái niệm về văn hóa ............................................................................ 17 1.1.2. Khái niệm văn hóa dân gian ......................................................................... 22 1.1.3. Khái niệm văn hóa làng và di sản văn hóa .................................................... 24 1.1.4. Đại cương về không gian văn hóa ................................................................ 24 1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các làng xã Vĩnh Hào ..................... 22 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 22 1.2.1.1 .Vị trí địa lý ……………………………………………..............................22 1.2.1.2. Địa hình………………………………………………………..…………..23 1.2.1.3. Khí hậu……………………………………………………….….………...23 1.2.1.4. Thủy văn………………………………………..……...………….............24 1.2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên……………………………………………..…......24 1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội…………………………………………………….28 1.3. Lịch sử hình thành các làng xã Vĩnh Hào ...................................... ……….31 1.4. Ý nghĩa tên Nôm các làng ở Vĩnh Hào……………………………………...38 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................ 42 CHƢƠNG 2 : NHỮNG ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA SẢN XUẤT CỦA CƢ DÂN XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH ......... 44 2.1. Nghề nông trồng lúa nƣớc – nghề chính của nhân dân Vĩnh Hào .............. 44 2.2. Xã Vĩnh Hào có nhiều ngành nghề phụ ....................................................... 47 2.2.1. Các nghề thủ công ........................................................................................ 47 2.2.1.1. Nghề đan gàu sòng, gầu dây, nong nia của làng Hồ Sen………………….48 2.2.1.2. Nghề đan cót ở làng Si…………………………………...………………..48 2.2.1.3. Nghề làm gối mây ở làng Tiên Hào………………………………….........49 2.2.1.4. Nghề thợ mộc………………………………………………...……………51 2.2.1.5. Nghề đan thuyền nan………………………………………………………52 2.2.1.6. Nghề làm gạch ngói và nghề thợ xây……………………...………………52 2.2.2. Nghề dạy học và nghề làm thuố……………………………………………..54 2.2.2.1. Nghề dạy học…………………………………..………………………….54 2.2.2.2. Nghề làm thuốc……………………………………………………………54 2.2.3. Nghề buôn bán ............................................................................................. 55 2.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính của địa phƣơng ................. 58 2.3.1. Nông nghiệp ................................................................................................ 58 2.3.1.1. Ngành trồng trọt…………………………………………………………...58 2.3.1.2. Ngành chăn nuôi…………………………………………………………..62 2.3.1.3. Nuôi trồng thủy sản………………………………………………………..63 2.3.2. Các nghề thủ công cổ truyền ........................................................................ 65 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................ 69 CHƢƠNG 3: NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TÔN GIÁO TÍN NGƢỠNG CỦA CƢ DÂN XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH .................................................................................................................... 71 3.1. Các công trình kiến trúc tôn giáo làng Si (Vĩnh Lại) ................................. 71 3.1.1. Đình làng Si ................................................................................................. 71 3.1.2. Đền Thánh Hai ............................................................................................. 73 3.1.3. Đền đức Thánh Cả ....................................................................................... 74 3.2. Các công trình kiến trúc tôn giáo làng Hồ Sen ............................................ 74 3.3. Các công trình kiến trúc làng Cựu Hào ....................................................... 76 3.4. Các công trình kiến trúc làng Tiên Hào ....................................................... 80 3.5. Các công trình kiến trúc làng Đại Lại .......................................................... 82 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 84 CHƢƠNG 4 : NHỮNG ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH ........................................... 86 4.1. Vùng đất có nhiều ngƣời đi học .................................................................... 86 4.2. Các tín ngƣỡng dân gian ............................................................................... 93 4.2.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ......................................................................... 94 4.2.1.1. Thờ cúng tổ tiên trong phạm vi gia đình…………………………………..95 4.2.1.2. Thờ cúng tổ tiên trong phạm vi dòng họ…………………………………..95 4.2.1.3. Thờ cúng tổ tiên ở các làng………………………………………………..97 4.2.2. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ....................................................................... 99 4.2.3. Tín ngưỡng thờ những người có công khai phá lập làng và tổ sư các nghề . 100 4.2.4. Đạo Nho .................................................................................................... 102 4.2.5. Tín ngưỡng mang màu sắc Đạo giáo .......................................................... 103 4.2.6. Tín ngưỡng Phật giáo ................................................................................. 104 4.2.7. Tín ngưỡng Thiên chúa giáo dòng Tên (Jesuste)…………………………..106 4.3. Lễ tiết trong một năm ................................................................................. 109 4.3.1. Lễ tiết trong phạm vi gia đình .................................................................... 109 4.3.2. Lễ tiết chung làng xã .................................................................................. 110 4.3.3. Lễ tiết riêng ở một số làng .......................................................................... 119 4.4. Nghi lễ vòng đời ngƣời ................................................................................ 121 4.4.1. Từ sơ sinh đến trước tuổi trưởng thành ...................................................... 121 4.4.2 Tuổi trường thành: ...................................................................................... 122 4.4.3 Tuổi trung niên và tuổi già .......................................................................... 126 4.4.4. Khép kín vòng đời ..................................................................................... 127 Tiểu kết chƣơng 4 .............................................................................................. 128 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 125
Hồ Sen là một làng Việt cổ, còn lưu giữ đậm nét bóng dáng thân quen của làng quê đất Việt: cây đa, giếng nước, đình làng hòa quyện vào nhau. Làng trước có ngôi đình hàng xã năm gian to rộng nhưng đã bị phá. Đầu làng phía đông có ngôi phủ thờ nhị vị Thánh Bà, thường được gọi là Vua Ả, Vua Dì. Ở Cồn Mưỡu phía Nam làng có miếu thờ Đặng Đình Hầu. Ông là phò mã nhà Mạc, được phong Lương Kiệt Bá, làm quan nhà Mạc tới 30 năm, đến đời Sùng Khang (Mạc Mậu Hợp 1566 – 1578) vì khảng khái can ngăn vua tránh nạn binh đao kéo dài, không hợp ý vua, ông từ quan về làng. Khi nhà Lê Trung Hưng đánh bại nhà Mạc, triều đình mời ông về Kinh trọng dụng. Ông đã tự tử để giữ trọn thanh danh với nhà Mạc. Cả họ Đặng và gia thần của ông cũng chết theo. Vua Lê đánh giá là trung nghĩa, nên cấp quan tài, cho chôn cất tại làng, lập miếu thờ. Khi ông còn làm quan, một lòng yêu thương dân chúng, thường lấy tiền nhà lo thuế cho dân. Khi mất, dân thương tiếc cũng thành kính lập đền thờ. Đền làng Hồ Sen ở phía Tây làng, nhìn về hướng Nam, tương truyền làm trên đất cũ dinh sở của tướng quân Cao Mang, một vị tướng đời Lý quê làng Tông Tranh, huyện Đường Hào (tỉnh Hưng Yên). Cao Mang sinh năm 1052. Khi 19 tuổi, ông vào Kinh thi tài, được vua Lý khen ngợi, cử làm Đô thiên giám sát. Ông đi kinh lý các miền, về đến làng Hồ Liễn, thấy đây là một mảnh đất đẹp bèn lập dinh sở, dạy dân cày cấy làm ăn, đưa người ở quê lên dạy nghề đan nong, đan gầu cho dân làng Hồ. Khi ông mất, dân làng lập đền thờ ngay trên dinh sở. Đền có bốn cung trùng thiềm, tọa lạc trên khu đất rộng có cây cổ thụ, có hồ nước lớn và sân vật võ, sân làm lễ khi làng vào đám. Cung đệ nhất có hương án lớn đặt ngai và thần vị, có mục bằng đồng và hia đồng. Hoành khóe còn có dấu vết nghệ thuật đời Lê. Cánh cửa chính cung được chạm bong đời Lê nhưng đã bị thay thế. Cung đệ nhất thờ tướng quân Cao Mang, Cung đệ nhị là một cung hẹp đặt dọc với cung đệ nhất thờ nhị vị Thánh bà Vua Ả, Vua Dì. Bộ cánh cửa cung đệ nhị chạm lộng nghệ thuật đời Lê, hai cánh cửa chạm rồng to rồng nhỏ uốn khúc đối xứng, vờn trong mây hỏa đao có phượng bay lượn và sóc đùa giỡn. Cung đệ tam ba gian rộng, được tôn tạo năm Kỷ Mão đời Gia Long (1819). Cung đặt hương án thờ và một kiệu bành đời Lê đặt trên cỗ ngai có bát hương cỡ lớn thờ thần Cao Mang. Hai gian bên có bốn bệ thờ Tứ tộc gia tiên khai sáng ra làng Hồ Sen là Đặng, Vũ, Phạm, Nguyễn. Đồ thờ tự cung
này rất nhiều, đặc biệt có một quán tẩy chạm trổ nghệ thuật thời Lê. Đền còn lại nhiều sắc phong, sớm nhất là Dương Hòa tam niên (1637), Phúc Thái, Cảnh Trị thế kỷ XVII. Đền còn có đôi câu đối cũng ghi nhận từ đời Dương Hòa đã được triều đình ban sắc nhiều lần. Xuân mạnh kỳ thần, bàn hưởng linh thanh chung cổ tại Dương Hòa dĩ hậu, côn hoàn bảo điển lũy triều vinh (Tháng giêng tế thần, vang vọng tiếng linh thiêng xưa nay lừng lẫy Từ đời Dương Hòa, rạng danh trong sử sách các triều tôn vinh) Tiền đình năm gian hai chái rộng rãi, có sáu hàng cột to chắc, trùng thiềm với cung đệ tam, nối tiếp giữa hai cung có máng nước bằng đá dài suốt ba gian với bốn trụ đá vuông chống giữ. Máng được chạm hoa văn triện dắt kéo dài, ghi niên hiệu Thành Thái thứ năm (1893). Tiền đình được dựng vào năm Minh Mạng Mậu Tý (1828), có nhiều hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng đầy ý nghĩa, thể hiện sự kính ngưỡng của dân làng, trong đó có câu: Vạn cổ phúc tinh huy công tại hạ nhân dân thượng lại Thiên thu thần thánh diệu linh ư thượng đẳng quốc do tư (Muôn thuở là phúc tinh, đem lợi cho dân, người người trông cậy Ngàn năm là thần thánh, linh thiêng tại miếu, đất nước phụng thờ) Cạnh đình còn có tấm bia Sùng Văn, nói về việc lập hội tư văn có tính chất quần chúng để giúp dân làng tế lễ trong những dịp hội hè. Đền và chùa làng Hồ Sen đã được Nhà nước cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2000. 3.3. Các công trình kiến trúc làng Cựu Hào Làng Cựu Hào có nhiều đình đền cổ kính. Đình làng Cựu là đình hàng xã trước ở xóm giữa có năm gian rộng, là nơi hội họp của hàng xã. Hàng năm làng vào đám có đám hát để sinh hoạt hát chèo, vui chơi văn nghệ, thi võ vật, gần đó có miếu thờ thần. Nay toàn bộ khu vực này không còn gì nữa. Ở Trại Sặt có miếu thổ thần Cồn Tượng, có bức hoành phi “Long cương Tượng” và đôi câu đối đều nói lên cảnh bốn dòng sông hợp triều như bao bọc lấy gò con Voi, tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Đền Cựu Hào có ba cung, thời kháng chiến chống Pháp đã bị ném bom, nay sửa sang và thu hẹp lại (cung đệ nhị). Cung đệ nhất (chính cung) có hai gian dọc, có đặt ngai thờ Lôi Công và Tam vị Sơn Đại tướng. Trên hương án đời Lê có đặt hộp sắc, còn lưu giữ nhiều sắc phong đời Tự Đức năm thứ 6 (1853) cho Lôi Công chi thần được phong là Hách liệt Thanh linh nghiêm dực thuần chính chi thần (thần sấm). Sắc phong đời Thành Thái năm thứ 3 (1891) cho công chúa Mỹ Hoa. Sắc phong, thần vị đều là phong cho Lôi Công đại vương tức Thần sấm. Câu đối trong đền cũng nói lên điều đó: Nhất thanh khởi điện thiên uy chấn Tứ thủy giao lưu địa khí linh (Một tiếng vang rền trời chấn động Bốn dòng nước cuộn đất linh thiêng) Nhưng trong đền lại có thần phả của tướng quân Đinh Lôi giúp Lý Bí đánh lại quân đô hộ phong kiến phương Bắc (sao chép lại của đền thờ Đinh Lôi tại xã Nguyễn Chung huyện Thanh Liêm – Hà Nam). Tương truyền khi Đinh Lôi đánh quân Chiêm Thành quấy rối biên giới phía Nam nước Vạn Xuân đời Lý Nam Đế, có đem quân qua vùng Cựu Hào, nên sau này làng lập đền thờ ông. Vì thế, trong đền cũng có câu đối: Đinh thị đổng nhung Tiền Lý sử Tướng môn thao lược Hậu Lương chinh (Họ Đinh tướng soái đời Tiền Lý Thao lược cầm quân diệt giặc Lương) Cung đệ nhất còn một bát hương gốm đời Lê. Trên bệ thờ còn đặt hai phổng gỗ sơn son thiếp vàng chầu hai bên. Cung đệ nhị trùng thiềm với cung đệ nhất. Trước 5 gian, nay thu hẹp lại thành 3 gian ngạch cửa bằng đá, cột trụ vuông 3 tầng. Bộ cánh cửa gian giữa là 4 cánh cửa khung, dưới là bức bàn, trên chạm lộng cảnh rồng uốn lượn giữa mây hỏa đao. Kết hợp hoa dây, hay rồng tranh châu, hay rồng mẹ rồng con vờn nhau, hay nghê sóc vờn nhau. Cửa khung sơn đỏ còn mảng chạm lộng sơn vàng rực rỡ. Đây là mảng chạm lộng đời Lê tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVIII. Cung đặt hương án thờ gian giữa, hai bên đều có cửa hẹp sơn đỏ để vào chính cung. Cung có niên hiệu trùng tu năm Đinh Sửu đời Tự Đức (1877). Cung đệ tam là tiền đường gồm năm gian rộng nhưng hơi thấp. Gian giữa trên có bức hoành ghi chữ “Hữu thần khắc tường” (Có thần khắc có hình ảnh). Hai bên cột gian giữa có câu đối: Ngũ phong thập vũ giai cao trạch Bắc thái Nam hòa hữu tụng thanh (Năm gió mười mưa đều nhuần thấm Bắc yên Nam ổn, rộn mừng ca). Gian giữa đặt hương án mặt tiền theo nghệ thuật đời Lê thế kỷ XVIII, nhiều khung nhỏ có chạm khắc rồng uốn lượn đối xứng trong mây hỏa đao. Hai bên cột là bệ chấp kích dựng trên hai giá, mang dấu ấn nghệ thuật chạm trổ đời Lê thế kỷ XVIII, rõ nhất là ở hai tường đao. Hai gian bên còn treo hai bức hoành phi có ghi “Tứ thủy chung linh” (bốn dòng nước thiêng liêng), “Hách hách quyết thanh” (tiếng tăm vang dội). Đôi câu đối cũng nói lên ý nghĩa sâu sa của việc thờ phụng các vị thần nông nghiệp. Quần sơn Bắc, tứ thủy Nam, duy thần thị trạch Phong ba tiền, vũ sư hậu, tại thiên chi linh (Dãy núi phía Bắc, bốn sông phía Nam đều do thần cai quản Gió thổi mặt tiền, mưa tuôn mặt hậu, cũng bởi trời linh thiêng) Trước tiền đường là sân gạch rộng có tường hoa bao bọc, cột đồng trụ có đôi câu đối ca ngợi quê hương Cựu Hào như sau: Thanh danh văn vật thiên niên cựu Lễ nhạc y quan nhất giáp hào (Làng Cựu ngàn năm rạng rỡ nền văn vật Thôn Hào giáp nhất rộn ràng tiếng nhạc ca) Xóm Cồn Dâu xưa gọi là Tang Đề, do đào sông Đấu, nên tách thành đôi, một phần về Gia Trạng, còn lại vẫn thuộc Cựu Hào. Xưa có đình lớn năm gian, chia cho Gia Trang một nửa, còn ba gian vẫn dựng tại Cồn Dâu. Đình làm theo kiểu kiến trúc đời Nguyễn năm Canh Tý (1840), các hoành khóe, kẽ, bẩy, đều chạm khắc hoa điểu, trúc mai, trúc hóa long, triện dắt. Đình còn bảo tồn cỗ kiệu bành (đòn
khiêng kiệu theo kiểu nghệ thuật đời Lê, bành kiểu đời Nguyễn). Một hương án cỡ lớn, một cỗ ngai đời Lê, nghệ thuật điêu khắc tinh vi, sơn son thiếp vàng lộng lẫy và một bộ quân cờ. Đền Cồn Dâu ở phía Tây Nam làng, cung đệ nhất vốn xưa là miếu cũ kiểu tiền đao hậu đốc từ thời Lê, nay đã sửa chữa. Có hai gian dọc, gian trong đặt khám thờ trên bệ cao, có vị thần chạm khắc đẹp như cửa đền Cựu Hào. “Tam vị Vương Quan Lương uy linh hiển dụ cập Sơn đại tướng Lôi Công cửa nhà hiển ứng quảng đốc tế thế an dân hộ quốc Đại Vương từ hạ” (Ba vị quan: Quan lang, Sơn đại tướng và Lôi Công cửa nhà). Gian ngoài đặt ngai và bát hương, hòm sắc và đồ tự khí đầy đủ, hai bên cột treo câu đối khung cổ kính có niên đại Kỷ Hợi (1899): Trung thiên độc lập tam thần miếu Linh địa tương truyền lục tú sơn (Giữa trời đột khởi miếu thờ ba vị thánh Đất thiêng trải dài mười dặm sáu gò cao) Cửa cung đệ nhất là một mảng chạm lộng đẹp từ trên nóc xuống các xà kèo cột, bộ cánh cửa giữa hai cánh và hai cửa bên cũng đều chạm lộng tất cả hài hòa thành một ổ rồng chín con cùng nhau uốn lượn trong mây hỏa đao, cùng với nhiều nghê, sóc, phượng đùa giỡn. Đây là mảng chạm quy mô lớn nhất mang màu sắc nghệ thuật điêu khắc đời Lê thế kỷ XVII còn được bảo tồn nguyên vẹn trên đất Nam Định. Tiền đao này được trùng tu chuyển thành một cung nhỏ có đặt ngai thờ. Có đôi câu đối đặt trên bệ, nội dung là: Tứ thủy hợp triều song miếu vũ Nhị thôn đồng ngưỡng nhất thần công. (Bốn sông chảy cùng uốn về hai miếu Hai thôn thờ phụng chung một vị thần) Cung đệ nhất được trùng thiềm với cung đệ nhị ở gian rộng giữa có máng nước. Cung đệ nhị có ba gian mới được sửa lại. Gian giữa cung này có treo hai bức hoành phi cổ: “Vạn cổ anh linh”, và “Hách hách quyết thanh” (muôn đời linh thiêng và tiếng tăm vang dội”, và đôi câu đối: Nhất mạch danh hương văn phái viễn Thiên thu thần miếu bút tiêm cao Khi dẹp loạn được mười hai sứ quân, vua Đinh lên ngôi (Đinh Tiên Hoàng), nhớ lại mộng xưa, sắc chỉ cho dân trang Vĩnh Phúc phụng thờ, bốn mùa hương hoa, muôn đời cùng hung thịnh với nước. Lại phong làm Đương Cảnh thành hoàng cho Bạch Đẳng Nhà Nuôi và Lôi Công là đại vương tôn thần, cho phép dân trang Vĩnh Phúc phụng thờ. Lại nói, từ đó về sau trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê khai sang đất nước, hai ngài thường có sự giúp nước cứu dân, cầu xin đều linh ứng, đã được nhiều triều vua phong mỹ tự để ngàn vạn năm hưởng lộc, cùng trời đất tồn tại dài lâu. Vâng mệnh khai ghi lại các lễ ngày sinh, ngày hóa và các tên húy cần kiêng kỵ. Cấm nói hai tên húy: Đẳng và Lôi. Cấm không được dùng khi hành lễ các sắc phục màu trắng và màu tím. Ngày sinh: Thần Bạch công: mồng 10 tháng 2, thần Lôi công: mồng 2 tháng Chạp. Ngày hóa: cả hai ngài mồng 10 tháng 8. Ngày khánh hạ: mồng 6 tháng giêng và mồng 10 tháng 11. Ngày lành tháng 10 Hồng Phúc năm thứ nhất (1572) Hàn Lâm viện Đông các Đại học sĩ thần Nguyễn Bính biên soạn. Ngày lành tháng 10 mùa Đông Hoàng triều Vĩnh Hựu năm thứ 3 (1737), Quản giám bách thần Tri điện Hùng lĩnh thiếu khanh thần Nguyễn Hiền sao theo bản chính. 2. Ngọc phả tướng quân Đinh Lôi thời Lý Nam Đế Nguyên bản chữ Hán ở đền làng Nguyễn Chung, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam – Lưu tại đền làng Cựu Hào, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Nước Việt ta xưa, khởi phục sơn hà, chia ngang theo sao Dực với Bắc quốc, lấy hướng thẳng theo sao Đẩu mà hoạch định. Từ triều Hùng lập nước, thánh tổ dựng nên, rừng xanh sông sâu bao bọc, chốn Phong Châu xây dựng thành đô, trùng tu cung điện ở Nghĩa Lĩnh vững vàng, trải qua 18 đời vua với hơn 2 ngàn năm thịnh trị, đời đời cha truyền con nối đều xưng là Hùng Vương. Đời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18) sinh được 2 con trai đều sớm lên cõi Tiên Bồng, không người kế tự, bèn nhường ngôi cho Thục An Dương Vương. Vua Thục lên ngôi được 50 năm thì Triệu Đà đem quân xâm lược, diệt nhà Thục. Triệu đà lấy được nước, lên
mây đen hình chó dữ phạm vào mặt trời, khiến cho trời đất bỗng tối sầm. Hai ông hiểu rằng đất nước đang có biến lớn, bèn vội trở về triều tâu báo. Vừa được ba ngày, bỗng thấy biên cương có thư cấp báo triều Hán đã sai Mã Viện, Lưu Long đem ba vạn quân sang xâm lược, thanh thế rất lớn. Trưng Vương vội cử các tướng đem quân chặn địch, lấy Bạch Đẳng, Cao Lôi làm tướng tiên phong, Bạch Đẳng, Cao Lôi vâng mệnh trở về trang Vĩnh Phúc, kén chọn mỗi họ một số người cường tráng làm gia thần thủ túc. Đoạn trở lại cùng Trưng Vương và nam nữ tướng lĩnh kéo quân lên Lạng Sơn giao chiến cùng quân Mã Viện, Lưu Long không phân thắng bại. Trưng Vương lui về giữ Cấm Khê (thuộc Vĩnh Phúc) ngày nay làm kế lâu dài. Than ôi! Thần khí tuy rất lớn, nhưng mệnh trời đã định, không thể lấy trí lực mà thay đổi được. Mã Viện, Lưu Long đem binh tướng vây hãm mấy tháng ròng, quân sĩ Bà Trưng chết mười phần chỉ còn một hai. Vua tui Trưng Vương và Bạch Đẳng, Lôi công còn độ mươi người, tự biết không thể thoát vây, bèn ngẩng mặt lên trời mà than rằng: Ra quân chưa thắng, đành đã chết Lịch sử anh hùng, lệ đẫm khăn Nói rồi, quay lưng đánh một trận, đều bị hãm hại mà hy sinh. Đó là vào ngày mồng 10 tháng 8. Trời đất bỗng âm u, gió mưa vần vũ. Ô hô! Cơ đồ Bà Trưng giống như một giấc mộng xuân mà thôi! Sau khi hai ngài tử trận, các gia thần còn lại trở về trang Vĩnh Phúc, báo cho dân làng. Dân làng lập đền thờ phụng hai ngài, cầu xin được như ý, mong muốn được vừa lòng mọi việc đều nghiệm, thấy linh ứng. Từ đó, dân lại càng phụng thờ trang nghiêm hơn. Trải qua các đời Tiền Lý, Hậu Lý, Ngô Vương dựng nước, Nam Bắc phân tranh, mười hai sứ quân cát cứ nhiều phương, may mà nước Việt ta có Vua Đinh cùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc có chí nổi lên dẹp loạn. Một đêm, nghỉ lại ở trang Vĩnh Phúc, ngay trong miếu hai ngài, vua Đinh mộng thấy hai ngài mặc áo giáp sắt, tay cầm long đao đến trước mặt bái yết. Vua Đinh hỏi họ tên. Một vị nói là Bạch Đẳng con nuôi Bà Trưng, một vị nói là Lôi Công, nay được biết nhà Đinh khởi vận, chúng tui nguyện hợp lực âm phù để bình định bọn giặc mười hai Sứ quân.Vua Đinh tỉnh giấc biết rằng đây là sự hiển ứng anh linh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
You must be registered for see links
You must be registered for see links
tải đủ 3 phần rồi giải nén
Last edited by a moderator: