Girl_Lonely
New Member
Download miễn phí Luận văn Kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Châu tỉnh Sơn La
MỤC LỤCTrang
MỞ ĐẦU
Chương 1: KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở MIỀN NÚI TÂY BẮC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY6
1.1.Kinh tế hộ nông dân trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội miền núi Tây Bắc
6
1.2.Quá trình đổi mới và những vấn đề đặt ra trong sự phát triển kinh tế hộ nông dân miền núi Tây Bắc10
Chương 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN HUYỆN YÊN CHÂU22
2.1.Sự hình thành và phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Yên Châu từ năm 1996 đến nay
23
2.2.Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Yên Châu29
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA67
3.1.Phương hướng phát triển kinh tế hộ nông dân.67
3.2.Những giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Yên Châu trong giai đoạn hiện nay
91
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO115
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-13-luan_van_kinh_te_ho_nong_dan_tren_dia_ban_huyen_ye.vjb3VViXnc.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-63885/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ng vùng phát triển chậm. Do đó, điểm xuất phát để phát triển đi lên thấp, kinh tế hộ nông dân vận động trong điều kiện đó đang gặp nhiều khó khăn: Trong lúc các hộ nông dân đang có sự thay đổi khá nhanh ở các vùng đồng bằng, trung du ngay cả trong tỉnh Sơn La là 2 huyện giáp gianh là Mai Sơn và Mộc Châu đã hình thành nhiều mô hình kinh tế hộ nông dân đem lại hiệu quả kinh tế cao và đã được nhân rộng, song phần lớn là lối làm ăn cũ, mang nặng tính tự cung, tự cấp, dập khuôn, máy móc, nặng về kinh nghiệm, chậm đổi mới tư duy trong sản xuất kinh doanh… gây trì trệ trong đổi mới sản xuất kinh doanh, không dám đầu tư vào sản xuất, nhất là trong việc vay vốn ưu đãi của Nhà nước để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ, nhóm hộ nông dân. Vì vậy, các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng mạnh dạn đầu tư, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ và tiến đến liên doanh, liên kết giữa các hộ, giữa hộ với các doanh nghiệp là rất cần thiết để bứt phá lối làm ăn "ăn chắc, mặc bền" của người nông dân.Trong giai đoạn hiện nay, với những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân miền núi, với những lợi thế so sánh về đất đai, khí hậu,… cùng với sự khắt khe của quy luật khách quan của kinh tế thị trường và người tiêu dùng không có sự ưu ái, ưu tiên, chiếu cố cho hàng hoá miền núi do sản phẩm hàng hoá của các hộ nông dân sản xuất ra phải chịu chi phí đầu vào lớn (phân bón, thuốc trừ sâu, giống…) Việc chăm sóc do lao động thủ công, trong quá trình chăm sóc cũng như thu hoạch chủ yếu dùng sức cơ bắp lao động của người nông dân, cùng với việc bảo quản sau thu hoạch không tốt, dẫn đến sản phẩm nông sản hàng hoá của các hộ nông dân có giá thành cao, không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm của các vùng hay các huyện khác, đã làm cho lợi nhuận thấp, chi phí lại cao, có khi sản phẩm hàng hoá của nhiều hộ nông dân bán ra không đủ chi phí vốn đầu tư.
Một vấn đề tồn tại trong phát triển kinh tế hộ nông dân nữa, là việc người dân sản xuất kinh doanh mang tính tự phát theo phong trào dẫn đến tình trạng sản xuất thừa, cung vượt cầu. Hàng hoá nông sản của nông dân một là bị tư thương ép giá, hai là hàng không bán được, xảy ra tình trạng ứ đọng sản phẩm nông sản; sản phẩm không tiêu thụ được bị mối mọt, thối rữa, phải bỏ đi. Do hàng nông sản không bán được, người nông dân thua lỗ vốn, không có tiền trả Ngân hàng, họ phải đi vay nặng lãi, bán quyền sử dụng đất… cuối cùng đẩy các hộ nông dân vào cảnh làm thuê, cuốc mướn, bi đát hơn nữa là bị phá sản. Ngoài ra, với địa hình miền núi, vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp cao, thời gian thu hồi vốn chậm và lâu, đôi khi gặp rủi ro nên các nhà đầu tư trong và ngoài nước thường ngại đầu tư vào các huyện và các tỉnh miền núi. Từ thực tế về điều kiện tự nhiên, xã hội và quá trình sản xuất kinh doanh của hộ nông dân trong huyện như vậy, đặt ra một số vấn đề cần giải quyết, đó là:
+ Vấn đề đất đai: Đối với các hộ gia đình nông dân vùng Tây Bắc nói chung, huyện Yên Châu nói riêng, có ưu thế về diện tích đất rừng, đất chưa sử dụng và độ phì nhiêu của đất. Với diện tích đất lâm nghiệp 44.026 ha, chiếm 39,6% diện tích đất đai toàn huyện. Trong đó có 16.139 ha là khoanh nuôi bảo vệ theo Luật, số còn lại là rừng tự nhiên; rừng trồng là 7844 ha, số đất còn lại là đất có khả năng làm nông lâm nghiệp. Rừng và đất rừng trong huyện có quá trình diễn thế thứ sinh, bị ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu và cách canh tác nương rẫy. Tuy nhiên, do đất đai còn khá màu mỡ nên tình hình tái sinh phục hồi rừng vẫn còn có thể theo đúng quy luật diễn thế tự nhiên của rừng, song số rừng có thể tái sinh cũng chỉ đạt từ 50 - 55%, số diện tích còn lại bị khai thác bạc màu, cạn kiệt. Việc phục hồi tái sinh diễn ra chậm qua giai đoạn lau, cỏ, sậy… mới có khả năng phục hồi được. Do vậy, với diện tích đất rừng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển vốn rừng, việc giao đất, giao rừng là hoàn toàn đúng và phù hợp để khuyến khích các hộ nông dân tham gia làm nghề rừng theo mô hình đồi rừng, trang trại rừng với mô hình nông - lâm kết hợp.
Với diện tích đất đai ở mức bình quân: Một hộ nông dân ở huyện Yên Châu có từ 8.000 m2 đến 3 ha. Năng suất bình quân gieo trồng của các hộ nông dân còn rất thấp so với cả nước, chỉ đạt từ 55 - 60% mức năng suất các vùng đồi rừng trong cả nước, nhất là vùng đồng bào các dân tộc Mông, Sinh Mun. Do tiếp nhận những tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ rất chậm chạp và bảo thủ mang tính thụ động, ỷ lại, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, năng suất không đạt 50% so với các vùng trong cả nước trên cùng một diện tích. Do điều kiện canh tác nên sự phát triển kinh tế hộ nông dân không bền vững, thậm chí còn có những hộ còn ngại tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào phát triển sản xuất nông nghiệp, họ quay lại theo con đường kinh tế hộ khép kín, chỉ nghĩ đến thu nhập và đời sống hiện tại trước mắt, gây nên tình trạng khi đến kỳ giáp hạt, nhiều hộ rơi vào thiếu đói, thiếu ăn, phải đi vay nặng lãi để tiếp tục sản xuất, thậm có có hộ còn bán quyền sử dụng đất, đi làm thuê trên chính mảnh đất của mình. Chính vì nếp nghĩ xưa cũ ấy đã tạo thành một vòng đói - cùng kiệt luẩn quẩn do chính họ tạo ra.
+ Về lao động: Hộ gia đình nông dân được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, do đó được tự chủ về tổ chức lao động. Trong các công việc của nhà nông, các hộ nông dân dựa vào lực lượng nhân công trong gia đình là chính. Với tổng số hộ nông dân là 13.755 hộ với 62505 nhân khẩu (theo số liệu năm 2008) trung bình khoảng 4,5 nhân khẩu/1hộ, nhưng thực tế ở vùng cao biên giới có những hộ có tới 7 - 8 nhân khẩu/1 hộ. Trong những năm gần đây, cơ cấu lao động ở nông thôn đã có những thay đổi sang những lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ có tăng nhưng lao động nông nghiệp vẫn chiến tỉ lệ cao (khoảng 81,5%.).
Vấn đề đáng lo ngại là chất lượng nguồn lao động nông thôn trong huyện còn rất thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, có chăng các hộ nông dân chỉ được tập huấn học tập qua các chương trình dự án khuyến nông,... của huyện và của tỉnh trong thời gian ngắn, mà chủ yếu là về định hướng chuyển đổi vật nuôi, cây trồng và giới thiệu đưa giống mới vào sản xuất... cho nên việc tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất, kinh doanh còn thấp, thụ động, ỷ lại. Tình trạng nhiều hộ nông dân thậm chí còn ngại tiếp thu, họ không mặn mà với giống và phương pháp canh tác mới. Với chất lượng nguồn nhân lực lao động thấp đang là vấn đề khó khăn và còn khó khăn gấp nhiều lần khi mỗi lao động hiện nay phải nuôi bình quân từ 2- 3,5 người (số lao động 27, 950/62505 nhân khẩu). Vì vậy, thu nhập bình quân mỗi nhân khẩu còn thấp, những hộ gia