yoyocicidaudau_nhung
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU
Với những cải cách từ năm 1990 cho phép sở hữu tư nhân và tư nhân hoạt động, kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, chủ yếu thông qua thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đảng và Nhà nước ta đã có các chính sách để khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân rộng rãi trong những lĩnh vực pháp luật không cấm và tạo môi trường thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước như Luật Doanh nghiệp năm 1990, Nghị định 221/HBĐT ngày 23/7/1991, Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX…. Vì vậy mà kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần ổn định chính trị xã hội của đất nước.Cùng với các thành phần kinh tế khác sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng lao động, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục... Tuy đã có những cải thiện nhưng trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như ít có khả năng tiếp cận với tín dụng và quyền sử dụng đất, trong việc tham gia và tiếp cận với thông tin và dịch vụ, ngoài ra còn chưa có sân chơi bình đẳng cho các loại hình kinh tế.
Chính vì vậy mà chúng ta cần xem xét lại thực trạng của kinh tế tư nhân, cùng đề ra một số giải pháp để tạo điều kiện phát triển khu vực kinh tế tư nhân nói riêng và góp phần tăng trưởng nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế ở Việt Nam nói chung.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN.
1. Khái niệm:
Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng lao động làm thêm.
Khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta bao gồm: kinh tế tư nhân trong nông nghiệp, trong công nghiệp, dịch vụ ở thành thị và nông thôn với hình thức cá thể tiểu chủ và tư bản tư nhân, hoạt động theo các loại hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Được đặt trong tổng thể phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
2. Sự hình thành và tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân:
Trước đây cả nền kinh tế chỉ có hai thành phần kinh tế duy nhất là kinh tế duy nhất là kinh tế tập thể là hợp tác xã và kinh tế Nhà nước là các doanh nghiệp Nhà nước. Đến thời kỳ đổi mới, kinh tế tập thể đã bộc lộ những yếu kém của thời kỳ “hợp tác là nhà, xã viên là chủ” nhưng trên thực tế thì không ai là chủ, nhiều hợp tác xã đã phải giải thể và để lại những tồn đọng về công nợ xã viên và nghĩa vụ với Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước cũng có nhiều đơn vị nằm trong tình trạng tương tự, sản xuất kinh doanh thì lãi giả, lỗ thật, nhiều đơn vị tồn tại bằng việc cho thuê mặt bằng nhà xưởng để hưởng địa tô chênh lệch. Những yếu kém đó đã làm triệt tiêu sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên sân nhà. Để chấn chỉnh và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp quốc doanh, Nhà nước đang thực hiện chủ trương cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, số doanh nghiệp Nhà nước giảm dần chỉ còn lại những ngành nghề chủ đạo như: khai thác dầu khí, khai thác tài nguyên khoáng sản… những khu vực khó khăn mà các thành phần kinh tế tư nhân không đủ năng lực quản lý, không đủ vốn… Kinh tế tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế lịch sử phát triển của các nước CNTB hay XHCN trên thế giới đã chứng minh. Trong công cuộc đổi mới kinh tế vừa qua ở Việt Nam trong khi chủ trương xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa đã coi trọng sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhânvà điều đó mang lại thành công ngoạn mục.
3. Vai trò của kinh tế tư nhân:
a. Đầu tư phát triển:
Trong những năm đổi mới, vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân đã không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Năm 2004, vốn đầu tư các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể đang trở thành nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Số vốn huy động được qua đăng ký thành lập mới và mở rộng quy mô kinh doanh tiếp tục tăng.
b. Về đóng góp trong tổng sản phẩm trong nước:
Kinh tế tư nhân có tốc độ phát triển nhanh hơn các thảnh phần kinh tế khác. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của cả nước trong giai đoạn 1995-2000 là 6,9%, của khu vực tư nhân là 7,2%. Sau khi có Luật doanh nghiệp ra đời, kinnh tế tư nhân đạt tốc độ tăng trưởng GDP 8,6% năm 2000 (cả nước đạt 6,8%), các năm 2001 và 2002 đạt gần như ở tốc độ tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước, 13,2% năm 2001 so với cả nước 6,9% và 13,8% năm 2002 so với cả nước là 7%. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tăng trưởng GDP tăng từ 36,6% năm 2000 lên 41,7% năm 2003 và khoảng 42%năm 2004. Năm 2004, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 49% GDP cả nước, chiếm khoảng 27% trong các ngành công nghiệp chế biến.
c. Tạo việc làm:
Năm 2004, số lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã gần bằng tổng số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh góp phần giải quyết khoảng 1,6 – 2 triệu làm việc, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 96% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh) đã thu hút 49% việc làm phi nông việc ở nông thôn, khoảng 25 –26% lực lượng lao động cả nước.
d. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước:
Khu vực kinh tế tư nhân đang thu hút một khối lượng vốn ngày càng lớn của toàn xã hội, góp phần nâng cao nội lực, đẩy mạnh sự phát triển của sức sản xuất và có những đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Năm 1996 khu vực kinh tế tư nhân đóng góp cho ngân sách nhà nước 5242 tỷ đồng, năm 2000 là 5900 tỷ đồng và năm 2001 là 6370 tỷ đồng. Ngoài việc đóng góptrực tiếp vào ngân sách nhà nước, các thành phần kinh tế tư nhân, thông qua các tổ chức Hiệp hội, các tổ chức từ thiện đã đóng góp vào các công trình văn hoá, trường học, đường giao thông, nhà tình nghĩa…
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM.
1. Số doanh nghiệp ra đời và hình thành từ khi có chính sách mới:
Từ 1991-1999 có 45000 doanh nghiệp đăng ký. Đặc biệt từ 1/1/2000 đến 9/2003 đã có 72601 doanh nghiệp đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đến tháng 9/2003 có khoảng 120000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng 3,75 lần so với trung bình của thời kỳ 1991-1999. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 4 năm (2000-2003) ước cao gấp 2 lần so với 9 năm trước đây (1991-1999). Ngoài các loại hình đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, trong 2 năm 2000-2001 còn có 300000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo Nghị định 66, đến nay số hộ kinh doanh cá thể trên cả nước có đến hàng triệu hộ cùng với 2971 làng nghề trong cả nước.
Theo ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư trong 5 năm 2001-2005 có 151004 doanh nghiệp của tư nhân đăng ký kinh doanh đưa tổng số doanh nghiệp ở nước ta cuối 2005 lên khoảng 20 vạn.
KẾT LUẬN:
Hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trên cả nước. Kinh tế tư nhân bao gồm những bộ phận kinh doanh gia dình, cá thể tiểu chủ và các doanh nghiệp của tư nhân ngày càng chứng tỏ là bộ phận cấu thànhquan trọng của nền kinh tế cả nước.
Đảng lãnh đạo đề ra những chủ trương, chính sách lớn, Nhà nước bằng công cụ pháp luật định hướng và điều tiết các mối quan hệ và giai cấp – xã hội. Thông qua chính sách và pháp luật, Đảng và Nhà nước đã hướng kinh tế tư nhân phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hơn thập kỷ qua, kinh tế tư nhân ở nước ta đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế (đến nay chiếm 38,5% GDP), huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội , chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đạt được kết quả trên là nhờ có đường lối đổi mới của Đảng: khung pháp lý không ngừng hoàn thiện, môi trường kinh doanh ngày càng thộng thoáng, thuận tiện và bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế.
Tuy nhiên kinh tế tư nhân nước ta còn nhiều hạn chế , yếu kém: phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, tập trung nhiều vào những ngành nghề đòi hỏi ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh, chưa đủ sức đầu tư lâu dài; tính hợp tác, liên kết còn thấp; chưa thực hiện tốt chính sách đối với người lao động; một bộ phận doanh nghiệp vi phạm pháp luật như trốn lậu thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép…
Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém là: quan điểm của Đảng về đảng viên làm kinh tế tư nhân nhiều năm chưa được làm rõ. Một số cơ chế chính sách của nhà nước chưa phù hợp với đặc điểm kinh tế tư nhân, đại bộ phận có quy mô nhỏ và vừa; quản lý có phần buông lỏng và có những sơ hở, hạn chế việc thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng. Kinh tế tư nhân nước ta mới phát triển nên nhìn chung khả năng tích tụ, huy động vốn xã hội còn nhiều hạn chế, tính riêng lẻ, cá nhân của mỗi doanh nghiệp còn phổ biến, còn cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép nhau.
Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khóa IX đã đề ra các giải pháp cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn đến năm 2010. Đó là công tác quy hoạch, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; các chính sách về đất đai, tài chính , tín dụng; lao động việc làm, lao động việc làm, thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện được điều này, ngoài sự hỗ trợ từ phía Đảng và Nhà nước về ban hành các chủ trương chính sách phù hợp đến sự phát triển của kinh tế tư nhân, đến sự thông thoáng, minh bạch của các cơ quan công quyền, còn phải kể đến sự nổ lực vươn lên của bản thân mỗi doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân.
Ngoài ra để phát huy vai trò truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, ngày 20 tháng 9 năm 2004 thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định số 990/QĐ- TTg về việc hàng năm lấy ngày 13 tháng 10 là “ngày doanh nhân Việt Nam”.
Các doanh nghiệp cần tin tưởng vào đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, sự điều hành có hiệu quả của Chính phủ và cơ quan chính quyền các cấp nhất định sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đưa nước ta ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
MỤCLỤC: trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN. 2
1. Khái niệm: 2
2. Sự hình thành và tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân: 2
3. Vai trò của kinh tế tư nhân: 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM. 4
1. Số doanh nghiệp ra đời và hình thành từ khi có chính sách mới: 4
2. Về vốn đầu tư: 5
3. Về khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu: 6
4. Giải quyết việc làm: 7
5. Hạn chế: 7
6. Nguyên nhân: 9
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN:
1. Chuyển đổi chức năng của Nhà nước: 10
2. Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế: 10
3. Nâng cao chất lượng công tác cho quy hoạch: 12
4. Hỗ trợ phát triển: 13
5. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn: 13
6. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: 14
7. Phát triển liên doanh, liên kết: 15
8. Hiệp hội doanh nghiệp: 16
9. Đẩy mạnh cải cách hành chính: 17
10. Nâng cao ý chí phấn đấu của doanh nghiệp: 18
KẾT LUẬN: 19
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI NÓI ĐẦU
Với những cải cách từ năm 1990 cho phép sở hữu tư nhân và tư nhân hoạt động, kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, chủ yếu thông qua thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đảng và Nhà nước ta đã có các chính sách để khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân rộng rãi trong những lĩnh vực pháp luật không cấm và tạo môi trường thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước như Luật Doanh nghiệp năm 1990, Nghị định 221/HBĐT ngày 23/7/1991, Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX…. Vì vậy mà kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần ổn định chính trị xã hội của đất nước.Cùng với các thành phần kinh tế khác sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng lao động, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục... Tuy đã có những cải thiện nhưng trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như ít có khả năng tiếp cận với tín dụng và quyền sử dụng đất, trong việc tham gia và tiếp cận với thông tin và dịch vụ, ngoài ra còn chưa có sân chơi bình đẳng cho các loại hình kinh tế.
Chính vì vậy mà chúng ta cần xem xét lại thực trạng của kinh tế tư nhân, cùng đề ra một số giải pháp để tạo điều kiện phát triển khu vực kinh tế tư nhân nói riêng và góp phần tăng trưởng nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế ở Việt Nam nói chung.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN.
1. Khái niệm:
Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng lao động làm thêm.
Khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta bao gồm: kinh tế tư nhân trong nông nghiệp, trong công nghiệp, dịch vụ ở thành thị và nông thôn với hình thức cá thể tiểu chủ và tư bản tư nhân, hoạt động theo các loại hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Được đặt trong tổng thể phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
2. Sự hình thành và tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân:
Trước đây cả nền kinh tế chỉ có hai thành phần kinh tế duy nhất là kinh tế duy nhất là kinh tế tập thể là hợp tác xã và kinh tế Nhà nước là các doanh nghiệp Nhà nước. Đến thời kỳ đổi mới, kinh tế tập thể đã bộc lộ những yếu kém của thời kỳ “hợp tác là nhà, xã viên là chủ” nhưng trên thực tế thì không ai là chủ, nhiều hợp tác xã đã phải giải thể và để lại những tồn đọng về công nợ xã viên và nghĩa vụ với Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước cũng có nhiều đơn vị nằm trong tình trạng tương tự, sản xuất kinh doanh thì lãi giả, lỗ thật, nhiều đơn vị tồn tại bằng việc cho thuê mặt bằng nhà xưởng để hưởng địa tô chênh lệch. Những yếu kém đó đã làm triệt tiêu sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên sân nhà. Để chấn chỉnh và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp quốc doanh, Nhà nước đang thực hiện chủ trương cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, số doanh nghiệp Nhà nước giảm dần chỉ còn lại những ngành nghề chủ đạo như: khai thác dầu khí, khai thác tài nguyên khoáng sản… những khu vực khó khăn mà các thành phần kinh tế tư nhân không đủ năng lực quản lý, không đủ vốn… Kinh tế tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế lịch sử phát triển của các nước CNTB hay XHCN trên thế giới đã chứng minh. Trong công cuộc đổi mới kinh tế vừa qua ở Việt Nam trong khi chủ trương xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa đã coi trọng sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhânvà điều đó mang lại thành công ngoạn mục.
3. Vai trò của kinh tế tư nhân:
a. Đầu tư phát triển:
Trong những năm đổi mới, vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân đã không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Năm 2004, vốn đầu tư các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể đang trở thành nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Số vốn huy động được qua đăng ký thành lập mới và mở rộng quy mô kinh doanh tiếp tục tăng.
b. Về đóng góp trong tổng sản phẩm trong nước:
Kinh tế tư nhân có tốc độ phát triển nhanh hơn các thảnh phần kinh tế khác. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của cả nước trong giai đoạn 1995-2000 là 6,9%, của khu vực tư nhân là 7,2%. Sau khi có Luật doanh nghiệp ra đời, kinnh tế tư nhân đạt tốc độ tăng trưởng GDP 8,6% năm 2000 (cả nước đạt 6,8%), các năm 2001 và 2002 đạt gần như ở tốc độ tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước, 13,2% năm 2001 so với cả nước 6,9% và 13,8% năm 2002 so với cả nước là 7%. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tăng trưởng GDP tăng từ 36,6% năm 2000 lên 41,7% năm 2003 và khoảng 42%năm 2004. Năm 2004, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 49% GDP cả nước, chiếm khoảng 27% trong các ngành công nghiệp chế biến.
c. Tạo việc làm:
Năm 2004, số lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã gần bằng tổng số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh góp phần giải quyết khoảng 1,6 – 2 triệu làm việc, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 96% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh) đã thu hút 49% việc làm phi nông việc ở nông thôn, khoảng 25 –26% lực lượng lao động cả nước.
d. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước:
Khu vực kinh tế tư nhân đang thu hút một khối lượng vốn ngày càng lớn của toàn xã hội, góp phần nâng cao nội lực, đẩy mạnh sự phát triển của sức sản xuất và có những đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Năm 1996 khu vực kinh tế tư nhân đóng góp cho ngân sách nhà nước 5242 tỷ đồng, năm 2000 là 5900 tỷ đồng và năm 2001 là 6370 tỷ đồng. Ngoài việc đóng góptrực tiếp vào ngân sách nhà nước, các thành phần kinh tế tư nhân, thông qua các tổ chức Hiệp hội, các tổ chức từ thiện đã đóng góp vào các công trình văn hoá, trường học, đường giao thông, nhà tình nghĩa…
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM.
1. Số doanh nghiệp ra đời và hình thành từ khi có chính sách mới:
Từ 1991-1999 có 45000 doanh nghiệp đăng ký. Đặc biệt từ 1/1/2000 đến 9/2003 đã có 72601 doanh nghiệp đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đến tháng 9/2003 có khoảng 120000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng 3,75 lần so với trung bình của thời kỳ 1991-1999. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 4 năm (2000-2003) ước cao gấp 2 lần so với 9 năm trước đây (1991-1999). Ngoài các loại hình đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, trong 2 năm 2000-2001 còn có 300000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo Nghị định 66, đến nay số hộ kinh doanh cá thể trên cả nước có đến hàng triệu hộ cùng với 2971 làng nghề trong cả nước.
Theo ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư trong 5 năm 2001-2005 có 151004 doanh nghiệp của tư nhân đăng ký kinh doanh đưa tổng số doanh nghiệp ở nước ta cuối 2005 lên khoảng 20 vạn.
KẾT LUẬN:
Hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trên cả nước. Kinh tế tư nhân bao gồm những bộ phận kinh doanh gia dình, cá thể tiểu chủ và các doanh nghiệp của tư nhân ngày càng chứng tỏ là bộ phận cấu thànhquan trọng của nền kinh tế cả nước.
Đảng lãnh đạo đề ra những chủ trương, chính sách lớn, Nhà nước bằng công cụ pháp luật định hướng và điều tiết các mối quan hệ và giai cấp – xã hội. Thông qua chính sách và pháp luật, Đảng và Nhà nước đã hướng kinh tế tư nhân phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hơn thập kỷ qua, kinh tế tư nhân ở nước ta đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế (đến nay chiếm 38,5% GDP), huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội , chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đạt được kết quả trên là nhờ có đường lối đổi mới của Đảng: khung pháp lý không ngừng hoàn thiện, môi trường kinh doanh ngày càng thộng thoáng, thuận tiện và bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế.
Tuy nhiên kinh tế tư nhân nước ta còn nhiều hạn chế , yếu kém: phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, tập trung nhiều vào những ngành nghề đòi hỏi ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh, chưa đủ sức đầu tư lâu dài; tính hợp tác, liên kết còn thấp; chưa thực hiện tốt chính sách đối với người lao động; một bộ phận doanh nghiệp vi phạm pháp luật như trốn lậu thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép…
Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém là: quan điểm của Đảng về đảng viên làm kinh tế tư nhân nhiều năm chưa được làm rõ. Một số cơ chế chính sách của nhà nước chưa phù hợp với đặc điểm kinh tế tư nhân, đại bộ phận có quy mô nhỏ và vừa; quản lý có phần buông lỏng và có những sơ hở, hạn chế việc thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng. Kinh tế tư nhân nước ta mới phát triển nên nhìn chung khả năng tích tụ, huy động vốn xã hội còn nhiều hạn chế, tính riêng lẻ, cá nhân của mỗi doanh nghiệp còn phổ biến, còn cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép nhau.
Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khóa IX đã đề ra các giải pháp cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn đến năm 2010. Đó là công tác quy hoạch, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; các chính sách về đất đai, tài chính , tín dụng; lao động việc làm, lao động việc làm, thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện được điều này, ngoài sự hỗ trợ từ phía Đảng và Nhà nước về ban hành các chủ trương chính sách phù hợp đến sự phát triển của kinh tế tư nhân, đến sự thông thoáng, minh bạch của các cơ quan công quyền, còn phải kể đến sự nổ lực vươn lên của bản thân mỗi doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân.
Ngoài ra để phát huy vai trò truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, ngày 20 tháng 9 năm 2004 thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định số 990/QĐ- TTg về việc hàng năm lấy ngày 13 tháng 10 là “ngày doanh nhân Việt Nam”.
Các doanh nghiệp cần tin tưởng vào đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, sự điều hành có hiệu quả của Chính phủ và cơ quan chính quyền các cấp nhất định sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đưa nước ta ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
MỤCLỤC: trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN. 2
1. Khái niệm: 2
2. Sự hình thành và tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân: 2
3. Vai trò của kinh tế tư nhân: 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM. 4
1. Số doanh nghiệp ra đời và hình thành từ khi có chính sách mới: 4
2. Về vốn đầu tư: 5
3. Về khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu: 6
4. Giải quyết việc làm: 7
5. Hạn chế: 7
6. Nguyên nhân: 9
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN:
1. Chuyển đổi chức năng của Nhà nước: 10
2. Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế: 10
3. Nâng cao chất lượng công tác cho quy hoạch: 12
4. Hỗ trợ phát triển: 13
5. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn: 13
6. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: 14
7. Phát triển liên doanh, liên kết: 15
8. Hiệp hội doanh nghiệp: 16
9. Đẩy mạnh cải cách hành chính: 17
10. Nâng cao ý chí phấn đấu của doanh nghiệp: 18
KẾT LUẬN: 19
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: thực trạng của đầu tư tư nhân, thực trạng doanh nghiệp tư nhân ở việt nam hiện nay, tiểu luận lịch sử đảng kinh tế tư nhân, Thực trang và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam, phát triển kinh tế tư nhân ở việt nam hiện nay thực trạng vs giải pháp, Phát triển thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp., Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, thực trang và giải pháp., tiểu luận phát triển kinh tế tư nhân ở việt nam thực trạng và giải pháp, Tiểu luận Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, thực trang và giải pháp
Last edited by a moderator: