Bạn sẽ dễ bị cháy nắng nếu như làn da phải tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời. Nguy cơ cháy nắng sẽ càng tăng cao nếu bạn đi tắm nắng, tắm biển hay có những hoạt động thể lực ngoài trời nhưng lại không có biện pháp bảo vệ làn da.
Có một số biện pháp khắc phục tình trạng làn da bị cháy nắng:
- Tắm nước lạnh nhưng không phải là nước đá. Không thêm muối hay bất cứ loại tinh dầu nào vào trong nước.
- Không dùng tay hay dao cạo để cạo đi lớp da bị cháy nắng.
- Dùng khăn mặt ẩm hay khăn mềm để lau khô da sau tắm.
- Sử dụng kem chống nắng có chứa tinh chất lô hội làm mát

Nếu đi biển, bạn cần chọn loại kem chống nắng không thấm nước.
- Có thể hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ về loại kem làm mát hay trị sưng tấy da.
- Không ra nắng vào thời điểm da đang bị cháy nắng.
- Nếu bạn bị mệt mỏi hay buồn nôn thì nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Sau khoảng 4 - 7 ngày, tình trạng làn da cháy nắng sẽ được cải thiện, lớp da cháy nắng sẽ bị bong đi và tái tạo lớp da mới. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thường xuyên để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến da nhanh lão hóa, hình thành các nếp nhăn, thậm chí là tiềm ẩn nguy cơ ung thư da.
Phòng hơn chữa, vậy nên để phòng tránh cháy nắng, bạn đừng quên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF trên mức 30. Nếu đi biển, bạn cần chọn loại kem chống nắng không thấm nước. Ngoài ra, cần đội mũ rộng vành, đeo kính râm và mang thêm ô, dù khi đi biển.
Theo Đất Việt