Download miễn phí Tiểu luận Lí luận Mac-Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng lí luận đó để xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Hệ thống kết cấu hạ tầng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội chưa đủ để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế trong nước và chưa đủ khả năng để mở rộng giao lưu với thị trường quốc tế. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta đã được hình thành và phát triển kéo theo sự thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng thị trường nước ta còn là thị trường phát triển ở trình độ thấp, tính chất còn hoang sơ, quy mô còn nhỏ. Chúng ta mới chỉ có thị trường hàng hoá nói chung và về cơ bản nước ta vẫn chưa có thị trường sức lao động hay chỉ có thị trường này ở hình thức thuê mướn sức lao động còn thô sơ. Trong khu vực kinh tế nhà nước vẫn còn sử dụng lao động theo biên chế, thị trường vốn và thị trường tiền tệ còn kém phát triển, vẫn còn sử dụng lãi xuất tỷ giá và quan hệ tài chính do nhà nước quy định mà chưa có lãi xuất tỷ giá và tác dụng thực sự theo cơ chế thị trường, thị trường tư liệu sản xuất hầu như chưa hình thành một cách tự do.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-tieu_luan_li_luan_maclenin_ve_kinh_te_thi_truong.nnQ0B6Z8wO.swf /tai-lieu/tieu-luan-li-luan-mac-lenin-ve-kinh-te-thi-truong-va-su-van-dung-li-luan-do-de-xay-dung-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-75270/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
-Trong kinh tế thị trường thì quy luật giá trị là một quy luật rất quan trọng nó có tác dụng điều tiết nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện ở chỗ: giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị thị trường của hàng hoá nghĩa là việc hình thành giá cả thị trường phải dựa trên cơ sở giá trị thị trường. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường sẽ nhỏ hơn giá trị thị trường. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường sẽ lớn hơn giá trị thị trường. Nếu cung bằng cầu thì giá cả thị trường sẽ bằng giá trị thị trường. Và thông qua sự biến động của giá cả thị trường, quy luật giá trị có tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Điều tiết hàng hoá được hiểu theo nghĩa là điều tiết tư liệu sản xuất và sức lao động vào từng ngành kinh tế. Khi một loại hàng hoá nào đó có cung nhỏ hơn cầu thì giá cả lớn hơn giá trị nên người sản xuất có nhiều lợi nhuận. Vì vậy, nhiều tư liệu sản xuất và lao động được tập trung vào ngành dó để sản xuất. Ngược lại, khi một hàng hoá nào đó có cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị nên một bộ phận sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất hàng hoá đó sẽ chuyển sang sản xuất hàng hoá khác. Nhưvậy các khu vực sản xuất sẽ giữ được một tỷ lệ nhất định trong sản xuất.
Thông qua sự biến động của giá cả thị trường, quy luật giá trị cũng điều tiết lưu thông hàng hoá tức là chi phối luồng vận động của hàng hoá. Hàng hoá bao giờ cũng vận động từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao.
-Trong những giai đoạn khác nhau của sản xuất và lưư thông hàng hoá, sự hoạt động của quy luật giá trị cũng có những biểu hiện khác nhau :
+ Trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa tự do cạnh tranh thì giácả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất ( Giá cả sản xuất = chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân ), do quy luật giá trị thì tổng giá cả bằng tổng giá trị.
+Trong giai doạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, giá cả xoay quanh giá cả độc quyền (Giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + lợi nhuận độc quyền ), song vẫn không thoát khỏi sự hoạt động của quy luật giá trị vì tổng giá cả độc quyền vẫn bằng tổng giá cả hàng hoá.
3/. Những ưu thế và khuyết tật của cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường có những ưu điển sau:
Một là cơ chế thị trường có thính năng động, mềm dẻo và thích nghi nhanh chóng. Nó kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế khiến các chủ thể kinh đáp ứng nhucầu của thị trườnh một cách nhanh nhất.
Hai là trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá rất phong phú và đa dạng. Do vậy nó tạo diều kiện cho việc thoả mãn nhu cầu ngày càng nhiều của cácthành viên trong xã hội.
Ba là cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường buộc những người sản xuất phải nâng cao năng xuất lao động, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, áp dụng những cách quản lý mới nhằm hạ hao phí lao dộng cá biệt của mình xuống tới mức thấp nhất có thể để hạ giá thành sản phẩm. Điều này đã thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển và nâng cao trìng độ xã hội hoá sản xuất.
- Cơ chế thị trường có những nhược điểm sau :
Một là do mục đích chạy theo lợi nhuận, các doanh nghiệp tàn phá và gây ô nhiễm môi trường sống của con người mà hậu quả của nó khiến cho cả xã hội phải gánh chịu.
Hai là do sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự phân hoá giàu nghèo, tác động xấu đến đạo đức và tình người. Nó dẫn đến đối kháng về lợi ích kinh tế và dẫn tới đấu tranh giai cấp.
Ba là cơ chế thị trường sẽ tạo ra khủng khoảng kinh tế có tính chu kỳ. Người ta nhận thấy rằng một nền kinh tế hiện đại đang đứng trước một vấn đề nan giải của kinh tế vĩ mô không một nước nào trong một thời gian dài lại có được tỷ lệ lạm phát thấp, tỷ lệ thất nghiệp thấp và công ăn việc làm đầy đủ.
- Cơ chế thị trường có tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá, chiphốisự vận động của kinh tế thị trường nhưng cũng có một loạt những nhược điểm như khủng khoảng kinh tế chu kỳ, tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát cao ... Do vậy, Nhà nước phải tiến hành can thiệp vào nền kinh tế thị trường nhằm hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường, tiến hành ổn định nền kinh tế, phát triển và nâng cao hiệu quả của cơ chế thị trường, nhằm giải quyết các vấn đề công bằng xã hội và thực thi các chính sách xã hội. Nhà nước thực những diều này bằng cách sử dụng các công cụ diều tiết vĩ mô như luật pháp, các chính sách thuế, kế hoạch hoá, tài chính tín dụng và các công cụ khác.
4/. Lí luận của Lê- nin về kinh tế thị trường.
Trong thời kỳ nội chiến năm 1918 - 1920, Lê- nin đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến. Nội dung của chính sách này là trưng thu lương thực thừa của nông dân, xoábỏ quan hệ hàng hoá tiền tệ, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và nhà nước... Chính sách này đã đóng góp vai trò quan trọng trong thắng lợi của nhà nước Xô Viết.
Tuy nhiên khi hoà bình được lập lại, chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp. Nó không còn phát huy tác dụng mà trái lại chính sách này trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của sản xuất, việc xoá bỏ quan hệ hàng hoá tiền tệ đã làm mất chức năng động của nền kinh tế, tạo ra nhiều hậu quả nặng nề. Khủng khoảng kinh tế diễn ra sâu sắc. Trong bối cảnh đó, Lê- nin đã đưa ra đường lối phát triển kinh tế mới : " không tìm cách ngăn cấm hay bao vây bước phát triển của Chủ nghĩa tư bản mà tìm cách hướng nó vào con đường Chủ nghĩa tư bản nhà nước. Về phương diện kinh tế, đó là điều có thể thực hiện được bởi vì ở chỗ nào có những yếu tố tự do thương mại và Chủ nghĩa tư bản nói chung thì ở đó có thể có Chủ nghĩa tư bản nhà nước, dưới hình thức này hay dưới hình thức khác, trong chừng mực này hay trong chừng mực nọ. "8 Bàn về thuế lương thực, Lênin trang
Vận dụng đường lối này vào thực tiễn, Lê- nin đã đề ra chính sách Kinh tế mới nhằm tiếp tục kế hoạch xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới.
Nội dung và biện pháp chủ yếu của chính sách này bao gồm :
- Thay thế chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương thực. Theo chính sách này thì người nông dân chỉ nộp thuế lương thực với một mức nhất định trong nhiều năm. Số lương thực thừa còn lại của người nông dân được trao đổi mua bán tự do trên thị trường.
- Cho thương nhân mua hay thuê lại những xí nghiệp nhỏ mà trước đây đã bị quốc hưu hoá để tự do kinh doanh; củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước, chuyển chúng sang chế độ hạch toán kinh doanh. Đồng thời Lê- nin còn chủ trương phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với các nước tư bản phương Tây để tranh thủ vốn, kỹ thuật để phát triển kinh tế nước Nga
- Tổ chức lại thị trường và thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng...